Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 5

I Mục tiêu:

A/Tập đọc:

1/Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: Cây mía, thủ lĩnh, lỗ hổng,.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ

- Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết đọc phù hợp với giọng các nhân vật trong chuyện

2/ rèn kĩ năng đọc- hiểu:

- Hiểu nghĩa và biết cách dùng từ mới trong bài: Nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, nghiêm trọng,.

- Hiểu cốt chuyện và điều câu chuyện muốn nói: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm

B/ Kể chuyện:

1, Rèn kĩ năng nói:

- Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp với từng nhân

- Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai; nhận xét, đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn

II.Giáo dục kĩ năng sống trong bài học:

- Tự nhận thức: Xác định giá trị cá nhân .

- Ra quyết định .

- Đảm nhận trách nhiệm .

III. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh bài học sgk phóng to

- Bảng phụ dùng để HD đọc

- Đạo cụ để HS dựng câu chuyện theo vai: khăn cho bà mẹ, khăn choàng đen cho thần đêm tối. Một lưỡi hái (bằng bìa cứng) cho thầm chết

 

doc 29 trang cucpham 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 5

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 5
 Tuần 5 
 Ngày soạn : 14/9/2012 
Ngày giảng: Thứ hai ngày tháng 9 năm 2012
Tập đọc – kể chuỵện
 Người lính dũng cảm
I Mục tiêu:
A/Tập đọc:
1/Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: Cây mía, thủ lĩnh, lỗ hổng,...
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ
- Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết đọc phù hợp với giọng các nhân vật trong chuyện
2/ rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa và biết cách dùng từ mới trong bài: Nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, nghiêm trọng,...
- Hiểu cốt chuyện và điều câu chuyện muốn nói: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm
B/ Kể chuyện:
1, Rèn kĩ năng nói:
- Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp với từng nhân 
- Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai; nhận xét, đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn
II.Giáo dục kĩ năng sống trong bài học:
- Tự nhận thức: Xác định giá trị cá nhân .
- Ra quyết định .
- Đảm nhận trách nhiệm .
III. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh bài học sgk phóng to
- Bảng phụ dùng để HD đọc
- Đạo cụ để HS dựng câu chuyện theo vai: khăn cho bà mẹ, khăn choàng đen cho thần đêm tối. Một lưỡi hái (bằng bìa cứng) cho thầm chết
IV. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tập đọc: (1,5 Tiết)
1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
- Gọi HS đọc bài “ Ông ngoại” và TLCH
? Tình cảm giữa ông và cháu trong bài như thế nào?
- Nhận xét, cho điểm
2. Dạy bài mới:(60’) Tiết 1:
a, Giới thiệu:(1’)
- GV giới thiệu chủ điểm tới trường. Những bài học này nói về HS và nhà trường. Truyện mở đầu cho chủ điểm này là bài “ Người lính dũng cảm”.
Em hãy đọc chuyện và cùng tìm hiểu xem: Người như thế nào là người dũng cảm?
- GV ghi bài lên bảng
2, Luyện đọc:
a) Đọc bài mẫu:
- GV đọc toàn bài một lần, giọng hơi nhanh với giọng các nhân vật:
+ Giọng chú lính: Lúc đầu rụt rè, đến cuối chuyện dứt khoát, kiên định
+ Giọng viên tướng: Dứt khoát, rõ ràng, tự tin
+Giọng thầy giáo: Nghiêm khắc, buồn bã, dịu dàng
b) Hướng dẫn: HS luyện đọc và giải
nghĩa từ:
* Hướng dẫn đọc từng câu và phát âm từ khó
- GV yêu cầu HS dừng lại khi phát âm sai
- GV đưa từ khó lên bảng
* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 của bài
- GV theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng
- HS đọc thầm đoạn tiếp
- Giải nghĩa từ khó:
+ Cho HS quan sát một đoạn nứa tép
+ Vẽ hàng rào ô quả trám
+ Em hiểu nghiêm trọng là như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối lần 2
* Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
- GV chia nhóm 4, đọc nhóm
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- GV gọi HS đọc bài
3.Tìm hiểu bài ( tiết 2)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
? Các bạn nhỏ trong bài chơi trò gì? ở đâu?
? ý đoạn 1 nói gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
? Viên tướng ra lệnh gì khi không tiêu diệt được máy bay địch?
? Khi đó chú lính nhỏ đã làm gì?
? Vì sao chú làm như vậy?
? Việc leo rào của các bạn đã gây ra hậu quả gì?
? Đoạn 2 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3
? Thầy giáo mong chờ điều gì ở HS trong lớp?
? Khi bị thầy nhắc nhở chú lính nhỏ dũng cảm như thế nào?
? Vì sao chú lính run lên khi thầy giáo hỏi?
? Nêu ý chính của ý 3
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4
? Chú lính nhỏ đã nói điều gì với viên tướng khi ra khỏi lớp?
? Chú làm gì khi viên tướng ra lệnh “ Về thôi!”?
? Lúc đó, thái độ của viên tướng và mấy người lính như thế nào?
? Ai là người dũng cảm trong chuyện này? Vì sao?
? Em học được bài học gì từ chú lính nhỏ trong bài?
- GV chốt lại ý nghĩa bài, ghi bảng
4. Luyện đọc lại:
- Gọi 4 hs đọc lại bài
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu HS luyện đọc lại bài theo các vai
- Nhận xét và tuyên dương nhóm đọc
Kể chuyện:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Thực hành kể chuyện
- Gọi 4 HS kể nối tiếp trước lớp, mỗi HS kể một đoạn
- Nếu HS lúng túng, GV đặt câu hỏi gợi ý
- Tổ chức cho 2 nhóm thi kể
- Nhận xét, cho điểm
5. Củng cố, dặn dò:
- Em đã bao giờ dũng cảm nhận lỗi chưa? Khi đó em mắc lỗi gì? Em nhận lỗi với ai?
-> HS phát biểu
- Tổng kết giờ học, dặn dò về nhà kể lại chuyện cho ngừơi thân nghe.
2 HS đọc tiếp nối bài và TLCH của bài
-> Tình cảm giữa ông và cháu sâu nặng, ông hết lòng yêu thương cháu, cháu biết ơn ông
- HS quan sát tranh chủ điểm và tranh minh hoạ bài đọc SGK
- Theo dõi GV đọc mẫu
- Mỗi HS đọc tiếp nối từ đầu đến hết bài 1 câu, đọc 2 vòng
- HS đọc cá nhân, đồng thanh: Cây nứa, lỗ hổng,...
- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng
- HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp, - chú ý nghỉ giọng ở các dấu chấm, ngắt ở dấu phẩy và khi đọc lời nhân vật:
Vượt rào,/ bắt sống lấy nó! // Chỉ những thằng hèn mới chui- Về thôi!( Giọng tướng ra lệnh dứt khoát, rõ ràng)
- Chui vào à? – Ra vườn đi!( Giọng ngập ngừng, rụt rè)
- Nhưng như vậy là hèn!( Giọng quả quyết, khẳng định)
- Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào/ và luống hoa)( Giọng khẩn thiết, bao dung)
- HS quan sát thanh nứa tép
- HS quan sát hình minh hoạ để hiểu từ
- Thầy giáo hỏi bằng giọng nghiêm khắc
- 4 HS đọc tiếp nối nhau cả bài, lớp theo dõi SGK
- HS tổ chức đọc nhóm 4
 - 2 nhóm thi đọc tiếp nối
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK
-> Chơi trò đánh trận giả trong vườn trường
- HS đọc thầm
-> Viên tướng ra lệnh trèo qua hàng rào để bắt sống nó
1.Các bạn nhỏ chơi trò chơi đánh trận giả
-> Chú quyết định không leo qua hàng rào mà chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào
-> Vì chú sợ làm hỏng hàng rào của trường
-> Hàng rào bị đổ, tướng sĩ ngã đè lên
2. Hậu quả của các bạn nhỏ khi leo qua rào
- HS đọc thầm đoạn 3
-> Thầy mong HS của mình dũng cảm nhận lỗi
-> Run lên vì sợ
-> HS phát biểu: Vì chú quá hối hận;
Vì chú đang rất sợ; Vì chú chưa quyết định nhận lỗi hay không nhận lỗi,....
3.Sự mong chờ của thầy giáo với hs
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi SGK
-> Chú lính khẽ nói: “Ra vườn đi”.
-> Chú nói: “ Nhưng như vậy là hèn”, rồi quả quyết bước về phía vườn trường
-> Mọi người sững lại nhìn chú rồi đội lính bước theo chú như một người chỉ huy dũng cảm
-> Chú lính chui qua hàng rào là người dũng cảm vì đã biết nhận lỗi và sửa lỗi
-> Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi
- HS nhắc lại nội dung ý nghĩa
- 4 hs đọc 
- Luyện đọc trong nhóm
- Thi đọc bài theo vai
Bài tốt
 HS đọc yêu cầu: Dựa vào tranh kể lại chuyện
- HS kể
- 2 nhóm thi kể, HS theo dõi
- Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc
. Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số
(có nhớ)
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ )
-Ap dụng phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan
 - Củng cố về giải toán có lời văn và tìm số bị chia chưa biết.
II. Đồ dùng dạy - học:
-Phấn màu, bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định tổ chức 
B. Kiểm tra bài cũ
: Tính 
 33 x 3
 34 x 2 
C. Bài mới 
a .HĐ1: Giới thiệu phép nhân 26 x 3
- Yêu cầu hs đặt tính theo cột dọc
 - Yêu cầu hs suy nghĩ và làm bài
- Tương tự : 54 x 6 = ?
b .HĐ2 : Thực hành
Bài 1: Tính
- Gọi hs lên bảng làm bài
- Hs dưới lớp làm bài vào bảng con
- GV nhận xét
Bài 2: Giải toán:
 - Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ?
? Vậy muốn biết cả hai tấm vải dài bao nhiêu mét ta làm như thế nào?
- Chấm chữa bài.
Bài 3 : Tìm x
- Nêu cách tìm số bị chia?
D- Các hoạt động nối tiếp:
1.Củng cố: 
- Ôn bảng nhân 2, 3, 4, 5, 6.
2 .Dặn dò : Ôn lại bài
Hát
- 2HS lên bảng
- Lớp làm bảng con
- 1HS lên bảng đặt tính rồi tính
- Cả lớp làm bảng con
- Nêu lại cách nhân ( 2HS )
- Làm bài vào phiéu HT
- 4HS lên bảng chữa bài
- Làm bài vào vở - đổi vở KT
Bài giải
Hai tấm vải dài là:
35 x 2 = 70 (m)
 Đáp số: 70 mét.
- 2HS lên bảng chữa bài
a) x : 6 = 12 b) x : 4 = 23
 x = 12 x 6 x = 23 x 4
 x = 72 x = 92
. Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức
Tiết 5:Tự làm lấy việc của mình(t1)
I. Mục tiêu:.
- Thế nào là tự làm lấy việc của mình.
- Ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Tuỳ theo độ tuổi trẻ em có quyền quyết định và thực hiện công việc của mình.
- Học sinh tự làm lấycông việc của mình trong học tập, lao động , sinh hoạt ở trường và ở nhà.
- Hs có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
II.Giáo dục kĩ năng sống trong bài học:
-Kĩ năng tư duy phê phán .
-Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình.
-Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân.
III.Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập đạo đức.
- Tranh minh hoạ tình huống hoạt động 1.
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:
B. KIỂM TRA 
- Em cảm thấy như thế nào khi thực hiện đúng lời hứa với người khác?
- Gv đánh giá.
 C. BÀI MỚI:
1. Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
- Gv nêu tình huốnh cho hs tìm cách giải quyết: Gặp bài toán khó Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được, thấy vậy An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép. Nếu là Đại em sẽ làm gì khi đó?
 - Gv kl: Trong cuộc sống ai cũng có công việc của mình và mỗi người ai cũng phải tự làm lấy việc của mình.
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Bài tập 2:
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi
- Gvkl: như bên
+ Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
+ Tự làm lấy việc cuả mình giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.
3. Hoạt động 3: Xử lí tình huống
- Gv nêu tình huống:
- Khi Việt đang cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi " Hái hoa dân chủ  ...  nói tóm tắt lại hoạt động của cơ quan này
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau
- 2 HS trả lời:
+ Nguyên nhân: Do viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài hoặc viêm khớp cấp không được chữa trị kịp thời
+ Cách đề phòng: Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân
- 2 HS cùng thảo luận và chỉ cho nhau biết
- 2, 3 HS lên bảng chỉ và kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu: +Thận
 + Hai ống dẫn nước tiểu
 + Bóng đái, ống đái
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS quan sát hình và trả lời các bạn trong hình 2 trang 23, SGK
- Lớp chia thành nhóm 4
- Nhận yêu cầu của GV
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm tập đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi có liên quan đến chức năng của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. VD: 
- Nước tiểu được tạo thành ở đâu?
- Trong nước tiểu có chất gì?
- Nước tiểu đước đưa xuống bóng đái bằng đường nào?.....
- HS ở mỗi nhóm xung phong đứng lên đặt câu hỏi và chỉ định nhóm khác trả lời. Ai trả lời đúng sẽ được đặt câu hỏi tiếp và tiếp tục chỉ định bạn khác....
- Bổ sung, nhận xét 
- Chức năng của thận: 
+ Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại trong máu tạo thành nước tiểu
+ ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu từ thận xuống bóng đái
+ Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu
+ ống đái có chức năng dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài
 Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : 18/9/2012 
Ngày giảng: Thứ sáu ngày tháng 9 năm 2012
Toán
Tìm một trong các phần bằng nhau của một số
I. Mục tiêu:
- Biết cách tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.ứng dụng giải bài toán có lời văn.
- Rèn KN tính và giải toán
- GD HS chăm học toán.
B- Đồ dùng dạy học : 
GV : 12 cái kẹo - Bảng phụ.
HS : SGK
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bảng nhân 6?
- Nhận xét, cho điểm
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
a) HĐ 1: HD tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số:
- Nêu bài toán ( Như SGK)
- Chị có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
- Muốn lấy được 1/3 của 12 cái kẹo ta làm như thế nào?
- 12 cái kẹo, chia thành 3 phần băng nhau. Mỗi phần đó là 1/? số kẹo.
- Muốn biết 1/3 số kẹo bằng bao nhiêu cái kẹo ta có thể giải bài toán dựa theo t2 sau:
 ?
12 cái kẹo
 - Muốn biết chị cho em 1/3 của 12 cái kẹo ta làm ntn?
- Nếu chị cho em 1/2 số kẹo thì em được mấy cái kẹo.
- Nếu chị cho em 1/4 số kẹo thì em được mấy cái kẹo.
- Vậy muốn tìm một phần mấy của một số ta làm ntn?
b) HĐ 2: Thực hành:
* Bài 1: Treo bảng phụ
- Đọc đề?
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2:
- Gọi h/s đọc đề bài.
- Cửa hàng có tất cả bao nhiêu mét vải?
- Đã bán được bao nhiêu phần số vải đó?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết cửa hàng đó bán được bao nhiêu mét vải ta làm ntn?
- Y/c h/s làm bài.
- G/v theo dõi h/s làm bài, kèm h/s yếu.
- Chữa bài, cho điểm h/s.
3/ Củng cố:- Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm ntn?
* Dặn dò: Ôn lại bài.
-3 HS đọc
- H/s đọc lại đề toán
- Chị có tất cả 12 cái kẹo..
- Ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, sau đó lấy đi 1 phần.
- H/s nêu nhận xét: 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau mỗi phần đó là 1/3 số kẹo.
- H/s quan sát.
- Ta lấy 12 cái kẹo chia đều cho 3 phần thì sẽ tìm được số kẹo của 1 phần chính là 1/3 của 12 cái kẹo.
- 1 h/s lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Bài giải.
Chị cho em số kẹo là.
12 : 3 = 4 (cái kẹo)
Đáp số: 4 cái kẹo.
- Nếu chị cho em 1/2 số kẹo thì em nhận được số kẹo là 12 : 2 = 6 (cái kẹo).
- Nếu chị cho em 1/4 số kẹo thì em nhận được là 12 : 4 = 3 (cái kẹo).
- Muốn tìmm 1 phần mấy của 1 số ta lấy số đó chia cho số phần.
- Vài h/s nhắc lại kl.
- Đọc đề
- Nhẩm miệng- Nêu KQ
1/2 của 8 kg là 4kg
1/5 của 35 m là 7m
1/4 của 24l là 6l
 1/6 của 54 phút là 9 phút
- 2 h/s đọc.
- Cửa hàng có 40 một vải.
- Đó bán được 1/5 số vải đó.
- Số mét vải mà cửa hàng đó bán được.
- Ta tìm 1/5 của 40 mét vải.
- 1 h/s lên bảng t2, 1 h/s giải, lớp làm vào vở.
Tóm tắt.
?
40 m
Bài giải.
Số mét vải cửa hàng đó bán được là.
40 : 5 = 8 (cm)
Đáp số: 8 cm.
Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chính tả ( tập chép )
Tiết 2: Mùa thu của em
I. Mục tiêu
Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Chép lại chính xác bài thơ mùa thu của em
- Từ bài chép, củng cố cách trình bày bài thơ thể 4 chữ: Chữ đầu các dòng thơ viết hoa. Tất cả các chữ đầu dòng thơ viết cách lề vở 2 ô li
- Ôn luyện vần khó - vần oan. Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần, âm dễ lẫn: l/n hoặc en/eng
II.Đồ dùng dạy - học:
- G: Chép sẵn lên bảng lớp bài thơ Mùa thu của em
- H: Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gv đọc 1 số từ:
- Gv nhận xét đánh giá
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài 
2. HD hs tập chép
a. HD chuẩn bị
- Gv đọc bài thơ trên bảng
- HD nhận xét: 
- Bài thơ viết theo thể thơ nào?
- Tên bài viết ở vị trí nào?
- Những chữ nào trong bài đươc viết hoa?
- Các chữ đầu câu cần viết như thế nào?
- Gv kẻ gạch chân các từ khó trong bài thơ.
- Gv nhận xét.
b. Hs chép bài vào vở
- Kt uốn nắn hs viết
c. Chấm chữa bài.
- Chấm 5-7 bài, nhận xét.
2. HD làm BT
a. Bài tập 2: Tìm tiếng có vần oam thích hợp vào ô trống.
b.Bài 3a:
- Thảo luận nhóm 2
- Gv và cả lớp nhận xét
4. Củng cố dặn dò :
 - Nhận xét tiết học.
- 3 hs lên bảng viết , lớp viết b/c : hoa lựu , lũ bướm , lơ đãng đỏ nắng
- 2 hs đọc thuộc lòng 28 chữ cái đã học
- Hs nhận xét
-
Hs nhắc lại đầu bài.
- 2 hs đọc lại
- Thơ 4 chữ
- Viết giữa trang vở
- Các chữ đầu dòng thơ, tên riêng - Chị Hằng
- Viết lùi vào 2 ô so với lề vở
- Hs tập viết vào giấy nháp: nghìn, gợi. lá sen, rước đèn, lật trang vở.
- Hs nhận xét.
- Hs ngồi ngay ngắn nhìn SGK chép bài vào vở
- Hs đọc thầm lại bài, tự soát lỗi, chữa lỗi.
- 1 hs đọc y/c của bài
- Cả lớp làm bài vào vở
- 1 hs lên bảng chữa bài
- Cả lớp và Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng:
a, Sóng vỗ oàm oạp
b, Mèo ngoạp miếng thịt
c, Đừng nhai nhồm nhoàm
- 1 hs đoc y/c
- Các nhóm thảo luận, đại diện 2 nhóm lên bảng trinh bày kết quả
- Giữ chặt trong lòng bàn tay : nắm
- Rất nhiều: lắm
- Loại gạo thường dùng để thổi xôi làm bánh: gạo nếp
 Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn
Kể về gia đình (t2)
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói: Kể đợc một cách đơn giản về gia đình với một ngời bạn mới quen.
2. Rèn kỹ năng viết: Biết viết một đoạn văn kể về gia đình .
II.Đồ dùng dạy - học:
- Bài văn mẫu .
- Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 2 hs đọc lại đơn xin vào đội thiếu niên tiền phong HCM.
 - Nhận xét.
B. DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn hs làm bài:
a, Bài tập 1: ( làm miệng )
 - Gv giúp hs nắm vững thêm: kể về gia đình mình cho ngời bạn mới ( mới đến lớp, mới quen) chỉ cần nói 5- 7 câu giới thiệu về gia đình của em.
VD: gia đình em có những ai, tính tình nh thế nào, làm công việc gì?
 - Hoạt động nhóm đôi:
b, Bài tập 2:
 - Gv nêu yêu cầu của bài.
-Yêu cầu hs viết những lời em kể thành đoạn văn từ 5-7 câu .
 - Gv và cả lớp nhận xét bài của bạn.
 - Gv chấm điểm vài bài và nêu nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
 - Gv nhận xét tiết học của lớp . 
- 1 hs đọc yêu cầu của bài.
 - Hs kể về gia đình theo bàn, nhóm nhỏ.
 - Đại diện mỗi nhóm thi kể:
VD: nhà tớ chỉ có 4 ngời : bố mẹ tớ, tớ và cu thắng 5 tuổi. Bố mẹ tớ hiền lắm. bố tớ làm ruộng, bố chẳng lúc nào ngơi tay. Mẹ tớ cũng làm ruộng, những lúc nhàn rỗi mẹ khâu và vá quần áo. gia đình tớ lúc nào cũng vui vẻ.
 - Cả lớp và gv nhận xét, bình chọn những ngời kể tốt nhất: kể đúng yêu cầu của bài, lu loát chân thật.
 - 1 hs viết bài vào vở bài tập .
- Gọi hs đọc bài của mình trước lớp .
Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 5.
I. Mục đích - yêu cầu:
- Nắm được ưu nhược điểm trong tuần
- Đề ra phương hướng cho tuần sau
II. Lên lớp:
 Tổ trưởng các tổ nhận xét
 Lớp trưởng nhận xét
GV nhận xét chung
1. Nề nếp
Lớp đi học đầy đủ, có kiểm tra 15 phút đầu giờ
2. Học tập
-Trong lớp các em hăng hái xây dựng bài. có chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa chuẩn bị bài tốt.Lan,kiên .
3. Vệ sinh:
-Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh lớp học chưa sạch ,còn một số học sinh lười lao động giáo viên còn phải thúc dục mới làm .
4. Đạo đức:
Nhìn chung các em ngoan, vâng lời người lớn, đoàn kết với bạn bè
5. HĐGG
Tham gia đầy đủ nhưng chưa nghiêm túc,tự giác .
II. Phương hướng tuần sau:
 - Phát huy về nề nếp, vệ sinh, học tậpcủa tuần trước .
 - Khắc phục về hoạt động tập thể.Không còn hiện tượng quên sách ,vở đồ dùng ở nhà.
-Tham ra tốt moị hoạt động phong trào của trường của lớp.
---------------------------------------o0o---------------------------------------------
An toàn giao thông
Bài3: Biển báo hiệu giao thông đườn bộ
Đã có bài soạn trong sách giáo viên
---------------------------------------o0o---------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_5.doc