Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 23+24 (Bản hay)

I Mục tiêu:

A/ TĐ:

-Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng cách phát âm: kỉnh kỉnh, uống trà, quảng cáo, biểu diễn.

Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ .

- Rèn kĩ năng đọc hiểu:

Hiểu nghĩa các từ được chú giải: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến thán phục, đại tài.

Nội dung chuyện: Khen ngợi chị em Xô phi là những em bé ngoan sẳn sàng giúp đỡ những người khác. Chú Lý là những tài ba, nhân hậu rất yêu quý trẻ em.

B/ Kể chuyện:

- Rèn kĩ năng nói: dựa vào trí nhớ và tranh minh họa

-Rèn kĩ năng nghe:

II. Kĩ năng sống được giáo dục trong bài học:

-Thể hiện sự cảm thông

-Tự nhận thức bản thân

-Tư duy sáng tạo bình luận nhận xét

III. Chuẩn bị:

GV: Tranh minh họa.

HS: SGK

 

doc 60 trang cucpham 21/07/2022 3400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 23+24 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 23+24 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 23+24 (Bản hay)
Tuần 23 
Ngày soạn: 13/02/2012
Ngày giảng: Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012
 Tập đọc – kể chuyện
 Tiết67+68: Nhà ảo thuật 
I Mục tiêu:
A/ TĐ:
-Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng cách phát âm: kỉnh kỉnh, uống trà, quảng cáo, biểu diễn.
Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ..
- Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa các từ được chú giải: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến thán phục, đại tài.
Nội dung chuyện: Khen ngợi chị em Xô phi là những em bé ngoan sẳn sàng giúp đỡ những người khác. Chú Lý là những tài ba, nhân hậu rất yêu quý trẻ em.
B/ Kể chuyện:
- Rèn kĩ năng nói: dựa vào trí nhớ và tranh minh họa
-Rèn kĩ năng nghe:
II. Kĩ năng sống được giáo dục trong bài học:
-Thể hiện sự cảm thông
-Tự nhận thức bản thân 
-Tư duy sáng tạo bình luận nhận xét
III. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: SGK
IV. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Khởi động: hát
2/ KTBC
Hai học sinh đọc bài: Chiếc máy bơm và trả lời câu hỏi: Ac.si mét đã nghỉ ra cách gì để làm cho nước chảy ngược lên, giúp nông dân đỡ vất vả.
3/ Bài mới:
a. GT: Trong tuần 23, 24 các em sẽ gắn liền với chủ điểm. Nghệ thuật những hoạt động nghệ thuật các bộ môn nghệ thuật . Truyện đọc đầu tuần sẽ cho các em làm quen với một nhà ảo thuật tài ba.
 Luyện đọc.
*Giáo viên đọc toàn bài
-Gợi ý cách đọc:
-Giọng đọc bình thản
(Đoạn 1,2,3) đọc nhịp nhanh hơn, ngạc nhiên bất ngờ.
*Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu
*Luyện đọc đoạn
-Gọi hs đọc nối tiếp đoạn
-Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ được giải nghĩa SGK.
-Cho học sinh đặt câu với các từ: tình cờ, Thán phục.
*Đọc thầm trong nhóm
-Các nhóm đọc thầm
*Thi đọc
-Gọi các nhóm thi đọc
3,Tìm hiểu bài.
-Học sinh đọc thầm đoạn 1
? ở nhiều nơi trong thành phố người ta làm gì
-Vì sao chị em Xô phi không đi xem ảo thuật?
?Đoạn 1 ý nói gì 
TK:Tuy rất mê xem ảo thuật nhưng Xô -phi và Mác không đi xem vì các em biết hoàn cảnh nhà mình đang rất khó khăn .Chị em Xô phi đã làm việc tốt
-Học sinh đọc thầm đoạn 2
-Hai chi em Xô phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?
?Vì sao hai chị em Xô-phi lại không chờ chú Lý dẫn vào rạp 
?ý đoạn 2 nói gì 
TK:Tình cờ gặp nhà ảo thuật ở ga hai chị em đã giúp nhà ảo thuật chuyển đồ đạc đến rạp xiếc mà không hề tinh toán gì cả .Chuyện gì xảy ra 
-Một học sinh đọc thành tiếng đoạn 3,4. Cả lớp đọc thầm lại, trả lời.
? Chú Lí là người như thế nào ?
-Vì sao Chú Lý tìm đến nhà Xô phi và Mac?
-Theo em, chi em Xô phi đã được xem áo thuật chưa?
? Câu chuyên cho biết hai chị em Xô-phi là người như thế nào ?
 4,Luyện đọc lại.
-Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng cách phát âm.
-3 học sinh tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn truyện
 Kể chuyện
1/ Giáo viên nêu nhiệm vụ:
 Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh họa 4 đoạn câu chuyện. Nhà ảo thuật, kể lại câu chuyện theo lời của Xô phi (hoặc Mác).
2/ Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Học sinh quan sát tranh, nhận ra nội dung câu chuyện trong từng tranh:
Tranh 1 : Hai chị em Xô phi và Mác xem quảng cáo.
Tranh 2: Chị em Xô phi giúp nhà ảo thuật mang đồ đạc vào nhà hát.
\Tranh 3: Nhà ảo thuật tìm đến tận nhà cảm ơn 2 chị em.
\\Tranh 4: Những chuyện xảy ra khi mọi người uống trà 
-Chú ý khi kể dùng từ xưng hô: Tôi hoặc em.
Một học sinh khá, giỏi nhập vai Xô phi.
Kể mẫu một đoạn của truyện theo tranh.
Bốn học sinh tiếp nói nhau thi nhau kể từng đoạn.
-Câu chuyện theo lời Xô phi hoặc Mác.
-Một học sinh kể toàn bộ câu chuyện theo lời của Xô phi hoặc Mác.
4/ Củng cố:
- Giáo viên hỏi: Các em học được ở Xô phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào?
-Giáo viên nhận xét tiết học
-Học sinh kể toàn bộ câu chuyện cho người thân nghe
5/ Hoạt động nối tiếp:
? Các em học được ở Xô-phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào ?
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về tập kể lại câu chuyện.
- 2 HS đọc bài
- Đọc từng đoạn trước lớp.
VD:
Hôm qua, em tình cờ gặp lại cô giáo dạy em hồi lớp 1.
-Tất cả các em đều thán phục bạn Ly.
-Đọc từng đọan trong nhóm.
* Nhưng/ chị em Xô-phi đã về ngay / vì nhớ lời mẹ dặn / không dược làm phiền người khác.//
-Cả lớp đọc ĐT bài văn
- Dán quảng cáo về buổi biểu diễn của một nhà ảo thuật TQ nổi tiếng
-Vì bố của các bạn đang nằm viện mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố .Các bạn không dám xin tiền mẹ mua vé
1,chị em Xô-phi không xem ảo thuật 
-Tình cờ gặp chú Lý ở ga hai chị em đã giúp chú mang đồ đạc lĩnh kỉnh đến rạp xiếc 
-Hai chị em đã nhớ lời mẹ mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chho chú trả ơn
2,Hai chị em Xô-phi giúp nhà ảo thuật
-Chú muốn cảm ơn 2 bạn nhỏ rất ngoan, đã giúp đở chú.
-Chị em Xô phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà.
Chuyện khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người rất tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.
-HS đọc nối tiếp nhau.
-HS lắng nghe
-HS quan sát tranh và nêu nội dung của từng tranh
-2HS khá nhập vai kể mẫu
-4 HS kể nối tiếp nhau kể từng đoạn
- Yêu thương cha mẹ, ngoan ngoãn giúp đở mọi người
- Ngoan ngoãn , sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Rút kinh nghiệm 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ---------------------------------------o0o----------------------------------------------
Toán
 Tiết 111:Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số(Tiết2)
I.Mục tiêu: 
Giúp học sinh 
- Biết thực hiện phép nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số ( có nhớ 2 lần không liền nhau).
- áp dụng phép nhân có bốn chữ số với số có 1 chữ số để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng học tập:
- Bảng phụ, phấn màu
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng tìm x :
x : 3 = 1205 ; x : 5 = 1456
- Gv nhận xét ghi điểm
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Bài học hôm nay sẽ tiếp tục giúp các em biết cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có 1 chữ số .
b. Hướng dẫn thực hiện phép tính : 
 - GV viết phép nhân.
- HS đọc phép nhân , nêu tên gọi thành phần phép nhân.
? Đây là phép nhân số có mấy chữ số?
? Để thực hiện được ta phải làm gì ?
- 1 HS nêu cách đặt tính.
? Thực hiện tính từ đâu ?
- 1 HS nêu cách tính.
- Nhận xét .
- Một số HS nhắc lại cách tính
? Đây là phép nhân có nhớ hay không nhớ ?
? Nhớ ở hàng nào?
? Khi thực hiện phép nhân có nhớ ở hàng đơn vị và hàng trăm ta phải làm gì?
- Một số HS nhắc lại .
? Khi thực hiện phép nhân số có bốn chứ số với số có một chữ số có nhớ ta cần chú ý điều gì?
Lưu ý:
+ Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn 10 thì phần nhớ được cộng vào kết quả của hàng tiếp theo.
+ Nhân rồi mới cộng với phần nhớ ở hàng liền trước.( nếu có )
c. Thực hành : 
*Bài 1(T115):
- Yêu cầu học sinh tự làm bài .
- Yêu cầu 2 học sinh nhắc lại cách nhân của phép tính mình vừa thực hiện.
*Bài 2 : (T115):
- Yêu cầu học sinh tự đặt tính và tính .
- Chữa bài, ghi điểm
*Bài 3: (T115):
-HS đọc bài toán 
? Bài toán cho biết gì ,hỏi gì ?
- 1 HS lên tóm tắt.
? Muốn biết xây 4 bức tường hết bao nhiêu viên gạch ta làm thế nào?
- 1 HS lên bảng giải bài 
- Nhận xét 
? Nêu câu lời giải khác ?
*Bài 4: (T115):
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài 
- Muốn tính chu vi của hình vuông ta làm như thế nào ?
Yêu cầu học sinh tự làm bài .
- Chữa bài, ghi điểm
4. Củng cố, dặn dò :
?Muốn nhân số có 4 chữ số cho số có một chữ số em làm ntn 
- Về nhà luyện tập thêm, chuẩn bị bài sau.
- Hát 
- 2 học sinh lên bảng làm bài .
x : 3 = 1205 x : 5 = 1456 
 x = 1205 x 3 x = 1456 x 5
 x = 3615 x = 7280 
 - Học sinh nhận xét .
- Học sinh đọc : 1427 nhân 3
- 2 học sinh lên bảng đặt tính và tính, dưới lớp làm vào vở .
- Nhận xét bài làm của bạn
* 3 nhân 7 bằng 21 , viết 2 nhớ 1.
* 3 nhân 2 bằng 6 thêm 2 bằng 8 viết 8.
* 3 nhân 4 bằng bằng 12, viết 2 nhớ 1.
* 3 nhân 1 bằng 3 thêm 1 bằng 4 nhớ 4.
Vậy 1427 x 3 = 4281
- Đây là phép nhân có nhớ, có nhớ 2 lần không liền nhau. ( Nhớ ở hàng đơn vị và hàng trăm.)
 - Ta phải cộng thêm phần nhớ vào kết quả ở hàng chục và hàng nghìn. 
- Đặt tính theo cột dọc , thực hiện tính từ phải sang trái . Phải cộng thêm phần nhớ vào kết quả của hàng kế tiếp.
- 4 hs lên bảng làm bài
 2318 1092 1317 1409
 x 2 x 3 x 4 x 5
 4636 3276 5268 7045
- 4 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở 
- Học sinh nhận xét .
- Học sinh nêu.
 1107 2319 1106 1218
 x 6 x 4 x 7 x 5
 6642 9276 7742 6090
- 1 học sinh đọc, học sinh theo dõi.
- 1 học sinh lên bảng tóm tắt, 1 học sinh giải, lớp làm vào vở .
Tóm tắt .
1 xe : 1425 kg gạo
3 xe :...........kg gạo?
Bài giải :
3 xe chở được số kg gạo là :
1425 x 3 = 4275 ( kg)
 Đáp số : 4275 kg.
- Học sinh nhận xét .
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi .
- Ta lấy cạnh của hình nhân với 4
- 1học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở .
Bài giải :
Chu vi khu đất hình vuông là :
1508 x 4 = 6032 ( m)
Đáp số : 6032 m
- Học sinh nhận xét .
Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------o0o----------------------------------------------
Đạo đức
Tiết 23: Tôn trọng đám tang (Tiết 1)
I.Mục tiêu
1.HS hiểu
- Đám tang là lễ chôn cất người chết, là 1 sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
2. Hs biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
3. Hs có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gđ có người vừa mất
II.Kĩ năng sống được giáo dục trong bài học:
-Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của n ... h kĩ thuật và sơ đồ đan nong đôi.
 - HS: Các nan đan đã cắt ở tiết 1. 
C.Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài
-Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
2.2 Khai thác:
* Hoạt động 3: Thực hành đan nong đôi .
- Yêu cầu một số em nhắc lại qui trình đan nong đôi đã học ở tiết trước.
- GV nhận xét và hệ thống lại các bước.
+ Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
+ Bước 2: Đan nong đôi.
+ Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Tổ chức cho HS thực hành đan nong đôi.
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh để các em hoàn thành được sản phẩm.
- Tổ chức cho học sinh trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm .
- Chọn vài sản phẩm đẹp nhất lưu giữ và tuyên dương học sinh trước lớp .
- Đánh giá sản phẩm của học sinh .
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình đan nong mốt .
- Chuẩn bị cho tiết sau: giấy TC, kéo, thước.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài .
- Nêu các bước trình tự đan nong đôi.
- Thực hành đan nong đôi bằng giấy bìa: 
+ Nhấc 2 nan, đè 2 nan. Nan ngang trước và nan ngang sau liền kề lệch nhau 1 nan dọc. 
+ Dán bao xung quanh tấm bìa .
- Trưng bày sản phẩm của mình trước lớp.
- Cả lớp nhận xét đánh giá sản phẩm của các bạn.
Rĩt kinh nghiƯm:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011
 Toán:
Thực hành xem đồng hồ
 A/ Mục tiêu:
 - Tiếp tục củng cố về biểu tượng thời gian. HS biết xem đồng hồ (chính xác đến từng phút).
 B/ Đồ dùng dạy - học: 
 - Một đồng hồ thật và một đồng hồ bằng nhựa.
 C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
- Gọi 2HS lên bảng, yêu cầu viết các số: bốn, sáu, tám, mười chín, mười một, hai mươi mốt bằng chữ số La Mã.
- Nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Dạy bài mới:
* Hướng dẫ cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút):
- Cho HS quan sát mặt đồng hồ và giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ.
- Yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất - SGK và hỏi:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ hai, xác định kim giờ, kim phút và TLCH: 
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
 - Tương tự như vậy với tranh vẽ đồng hồ thứ 3. 
- GV quay trên mặt đồng hồ nhựa, cho HS đọc gờ theo 2 cách. 
* Luyện tập:
 Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Mời một em làm mẫu câu A.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi học sinh nêu bài tập 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời ba học sinh lên bảng chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào VBT.
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
c) Củng cố - ặn dò:
- GV quay giờ trên mô hình đồng hồ và gọi HS đọc.
- Về nhà tập xem đồng hồ.
- Hai em lên bảng viết các số La Mã.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu.
- Cả lớp quan sát mặt đồng hồ và theo dõi GV giới thiệu.
- Lần lượt nhìn vào từng tranh vè đồng hồ rồi trả lời:
+ Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút. 
+ 6 giờ 13 phút.
+ 6 giờ 56 phút hay 7 giờ kém 4 phút.
- Cả lớp quan sát xác định vị trí của từng kim và trả lời về số giờ.
- 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- 1HS làm mẫu câu A - đồng hồ chỉ 2 giờ 10 phút.
- Cả lớp làm bài.
- 5 em nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung:
 A. 2giờ 10 phút B. 5 giờ 16 phút
 C. 11giờ 21 phút D. 9 giờ 39 phút 
 E. 10 giờ 39 phút G. 16 giờ kém 3 phút.
- Một em đọc đề bài 2 (Đặt thêm kim phút để đồng hồ chỉ 9 giờ 7 phút ; 12 giờ 34 phút; 4 giờ kém 13 phút) 
- Cả lớp làm trên hình vẽ đồng hồ.
- Ba em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
- Đổi vở để KT.
- Một em đọc yêu cầu bài tập ( Nối theo mẫu)
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- 2 em đọc số giờ do GV quay.
Rĩt kinh nghiƯm:----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thể dục
Giáo viên bộ môn lên lớp 
--------------------------------------------0o0---------------------------------------------
Chính tả:
Tiếng đàn
 A/ Mục tiêu: 
 - Rèn kỉ năng viết chính tả: nghe viết lại chính xác một đoạn trong bài“ Tiếng đàn “. Làm đúng bài tập tìm và viết đúng các từ có âm đầu x/s hoặc mang thanh hỏi / ngã. 
 - Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở.
 B/ Chuẩn bị : 
 - 3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2.
 C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ : san sẻ, soi đuốc, xới dất, xông lên.
- Nhận xét đánh giá chung. 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn chính tả 1 lần.
- Yêu cầu hai em đọc lại bài cả lớp đọc thầm.
+ Nội dung đoạn này nói lên điều gì ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? 
- Yêu cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con.
* Đọc cho học sinh viết bài vào vở.
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
 Bài 2 : 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2b.
- Yêu cầu cả lớp dựa theo mẫu và làm bài cá nhân. 
- Giáo viên dán 3 tờ giấy lớn lên bảng.
- Mời 3 nhóm lên thi tiếp sức. 
- Giáo viên nhận xét chốt ý chính.
- Mời một số em đọc kết quả đúng.
d) Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai.
- 2 em lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con. 
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc.
- 2 học sinh đọc lại bài. 
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài. 
+ Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn.
+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu câu, tên riêng của người.
- Cả lớp luyện viết từ khó vào bảng con: mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh...
 - Cả lớp nghe và viết bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Hai em đọc lại yêu cầu bài tập 2b
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- 3 nhóm lên bảng thi làm bài đúng và nhanh. 
- Lớp nhận xét và bình chọn nhóm làm nhanh và làm đúng nhất.
- 2 học sinh đọc lại kết quả:
+ Âm s: sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng sóng sánh, song song, sòng sọc 
+ Âm x : xanh xao, xinh xắn, xoàng xỉnh, xấp xỉ, xấu xa, xộc xệch, xúc xắc,
- Ba em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
Rĩt kinh nghiƯm:- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn:
Nghe - kể: Người bán quạt may mắn
 A/ Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng nói: Kể được câu chuyện Người bán quạt may mắn một cách trôi chảy và tự nhiên.
 B/ Chuẩn bị : 
 - Tranh minh họa trong SGK.
 - Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý câu chuyện.
 C/Hoạt động dạy – học:
:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3HS đọc bài làm tuần trước "Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật em đã được xem".
- Nhận xét chấm điểm.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn nghe - kể chuyện :
Bài tập 1 : 
- Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập và gợi ý.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc các câu hỏi gợi ý đã viết sẵn trên bảng.
- GV kể chuyện lần 1:
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
+ Ông Vương Chi Hi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
- Giáo viên kể chuyện lần 2, lần 3.
- Yêu cầu HS tập kể.
+ HS tập kể theo nhóm 3.
+ Mời đại diện 2 nhóm thi kể lại câu chuyện trước lớp.
+ Mời đại diện các nhóm lên thi kể. 
- Nhận xét, tuyên dương .
+ Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi? 
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện trên? 
 c) Củng cố -dặn dò:
- Về nhà luyện kể lại câu chuyện. 
- 3 em đọc bài làm của mình.
- Lớp theo dõi.
- 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập và gợi ý.
- Lớp quan sát tranh trao minh họa. 
- Lắng nghe giáo viên kể chuyện.
+ Bà gặp ông Vương Hi Chi và phàn nàn quạt bán ể ấm nên chiều hôm nay cả nhà không có cơm ăn.
+ Ông đề thơ vào các chiếc quạt vì ông tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp bà lão bán hết quạt.
 + Vì chữ ông đẹp nổi tiếng nên mọi người đua nhau mua quạt.
- Lắng nghe nhớ nội dung câu chuyện để kể lại.
- HS tập kể chuyện theo nhóm.
- Các nhóm cử đại diện lên bảng thi kể.
- Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất.
+ Là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ những người nghèo khổ.
+ Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ - có tên gọi là nhà thư pháp.
.
Rút kinh nghiệm:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt tuần 24
 I. Mục tiêu.
 - Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của bản thân cũng như tập thể lớp trong tuần vừa qua .
 - Biết những việc cần làm trong tuần tới.
 II. Chuẩn bị.
 Sổ theo dõi của lớp .
 III. Lên lớp.
 1, Lớp trưởng nhận xét trong tuần 
 2, GV nhận xét .
 - Nhìn chung các em đi học đầy đủ . HS nghỉ học đều có giấy xin phép..	
 - Nề nếp ổn định .
 - Việc chuẩn bị bài đầy dủ , một số HS có ý thức tốt trong giờ học , các em về nhà chuẩn bị bài cũ tốt như : Thuỳ, Thắng. Một số em hăng hái phát biểu bài như:: Đạt, Hoàng, Dương, . Một số em còn nói chuyện riêng trong lớp như : Sỉ, Tùng, Dương, Linh.
 - Một số bạn có nhiều tiến bộ trong học tập như: Hạnh, Trang. 
 - Vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ.
 3. Phương hướng tuần sau.
 - Phát huy những ưu điểm tuần trước, khắc phục những hạn chế.
 - Tham gia thi học sinh giỏi cấp trường.
 - Vệ sinh lớp sạch sẽ.
 - Mặc quần áo đủ ấm khi đến lớp.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_2324_ban_hay.doc