Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 22

I Mục tiêu:

 A. Tập đọc:

 + KT: HS đọc đúng toàn bài, đọc to, rõ ràng, trôi chảy toàn bài.

 + KN: Biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, giữa các cụm từ, đọc đúng các phụ âm l/n; biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp.

 - Hiểu được nghĩa 1 số từ ngữ trong SGK và hiểu nội dung câu chuyện.

 + TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, phát huy óc sáng tạo.

 B- Kể chuyện:

 + KT: Kể đúng lại nội dung câu chuyện bằng cách phân vai.

 + KN: Biết phối hợp cùng các bạn để phân vai, dựng lại câu chuyện; biết nghe và nhận xét bạn kể.

 + TĐ: Giáo dục HS biết tự tin, ham học hỏi bạn bè xung quanh.

II. Đồ dùng dạy - học:

+ GV: Tranh minh họa

+Bảng phụ viết sẳn

+ HS: SGK

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 33 trang cucpham 21/07/2022 2640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 22

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 22
Tuần 22
Ngày soạn: 05/02/2012
Ngày giảng: Thứ hai ngày 06 tháng 2 năm 2012
Tập đọc – kể chuỵện
Tiết:64+65:Nhà bác học và bà cụ
I Mục tiêu:
 A. Tập đọc: 
 + KT: HS đọc đúng toàn bài, đọc to, rõ ràng, trôi chảy toàn bài.
 + KN: Biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, giữa các cụm từ, đọc đúng các phụ âm l/n; biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp.
 - Hiểu được nghĩa 1 số từ ngữ trong SGK và hiểu nội dung câu chuyện.
 + TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, phát huy óc sáng tạo.
 B- Kể chuyện:
 + KT: Kể đúng lại nội dung câu chuyện bằng cách phân vai.
 + KN: Biết phối hợp cùng các bạn để phân vai, dựng lại câu chuyện; biết nghe và nhận xét bạn kể.
 + TĐ: Giáo dục HS biết tự tin, ham học hỏi bạn bè xung quanh.
II. Đồ dùng dạy - học:
+ GV: Tranh minh họa
+Bảng phụ viết sẳn
+ HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tập đọc
A. Kiểm tra bài cũ. 
- Bài : Bàn tay cô giáo .
? Em hãy tả lại bức tranh xé dán của cô giáo ?
? Em hiểu hai dòng thơ cuối bài nói lên điều gì ?
- Nhận xét ,chấm điểm.
B/ Bài mới 
1. Giới thiệu bài.
GVgiới thiệu bài đọc và ghi đầu bài.
2. Luyện đọc.
a. đọc diễn cảm toàn bài
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- viết Ê- đi - xơn
* Đọc từng đoạn trước lớp
- HD HS đọc đúng các câu cảm, câu hỏi, đọc phân biệt lời Ê - đi - xơn và bà cụ
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Đọc đồng thanh
3.Tìm hiểu bài.
 ? Hãy nói những điều em biết về Ê- đi – xơn?
 ? Câu chuyện giữa Ê- đi –xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào ?
 ? Đoạn 1 cho biết điều gì?
? Bà cụ mong muốn điều gì ?
?Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo ?
? Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê- đi –xơn ý nghĩ gì ?
?Nêu ý đoạn 2 và 3 ?
? Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện ?
? Đoạn 4 cho biết điều gì ?
? Theo em khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?
4. Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu đoạn 3, hướng dẫn HS dọc đúng lời nhân vật.
 + Giọng Ê- đi-xơn gieo vui khi sáng kiến loé lên.
 + Giọng bà cụ phấn chấn.
 + Giọng người dẫn chuyện khâm phục.
Nhấn giọng một số từ : loé lên, reo lên, nảy ra,vô cùng ngạc nhiên, bình thường, đầu tiên,làm nhan
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ.
2. Hướng dẫn dựng lại câu chuyện theo vai.
- Gv nhắc HS : Nói lời nhân vật mình nhập vaitheo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
- Chia nhóm 3 HS
- GVnhận xét.
C. Củng cố – dặn dò.
? Qua câu chuyện này em hiểu điều gì ?
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về tập kể lại câu chuyện.
- 2HS lên bảng đọc thuộc.
- HS quan sát tranh.
- theo dõi SGK.
- Nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- 2, 3 HS đọc, cả lớp đồng thanh
- 4 HS nối nhau đọc 4 đoạn trong bài
- HS đọc theo nhóm đôi
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 3 HS tiếp nối nhau đọc các đoạn 2, 3, 4.
- HS đọc đoạn 1.
- Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ (1847-1931). Ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả . Ông phải đi bán báo để kiếm sống và tự mày mò học tập. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi, ông đã trở thành một nhà bác học vĩ đại, góp phần thay đổi bộ mặt thế giới. 
 - Câu chuyện xảy ra vào lúc Ê- đi – xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ cũng là một trong những người đó 
1, Một bà cụ đến xem nhà bác học Ê- đi – xơn sáng chế ra đèn điện
- HS đọc đoạn 2 và 3..
- Bà mong ông Ê- đi – xơn làm dược một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm.
- Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy bà cụ sẽ bị ốm.
- Chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng điện.
2 , mong muốn của bà cụ gợi cho Ê- đi – xơn nảy ra ý định làm một chiếc xe chạy bằng dòng điện .
- HS đọc đoạn 4.
- Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con ngườivà lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa.
3,Ê-đi-xơn chế tạo thành công chiếc xe chạy bằng dòng điện. 
- Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống của con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.
- 3 HS thi đọc đoạn 3.
- Nhận xét , bình chọn bạn đọc hay
- 3 HS đọc toàn truyện theo 3 vai.
Phân vai , dựng lại câu chuyện.
- HS đọc yêu cầu.
- Tập dựng trong nhóm 2 phút .
- 3, 4 nhóm thi dựng lại câu chuyện .
- Nhận xét , bình chọn nhóm dựng hay, hấp dẫn, sinh động nhất.
- Ê-đi- xơn là nhà bác học vĩ đại . Sáng chế của ông cũng như nhiều nhà khoa học góp phần cải tạo thế giới, đem lại những điều tốt đẹp cho con người..
. Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------o0o----------------------------------------------
Toán
	Tiết106:	Luyện tập
I.Mục tiêu
 - Củng cố về tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng.
- Rèn KN xem lịch
- GD HS chăm học để vận dụng vào thực tế
II. Đồ dùng dạy - học:
GV : Tờ lịch năm 2005 và lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004.
HS : SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Một năm có mấy tháng? đó là những tháng nào?
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Luyện tập:
* Bài 1:
- Treo tờ lịch tháng 1, 2, 3 của năm 2004.
a)- Ngày 3 tháng 2 là ngày thứ mấy?
- Ngày 8 tháng 3 là ngày thứ mấy?
- Ngày đầu tiên của tháng Ba là ngày thứ mấy?
- Ngày cuối cùng của tháng một là ngày thứ mấy?
b) Thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày nào?
- Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày nào?
- Tháng Hai có mấy thứ bảy?
c)Tháng hai năm 2004có bao nhiêu ngày?
* Bài 2: Xem tờ lịch năm 2005 rồi cho biết 
- HS đọc yêu cầu 
- GVnêu câu hỏi , HS trả lời.
.
- Nhận xét.
* Bài 3:
- Kể tên những tháng có 30 ngày? 
- Kể tên những tháng có 31 ngày?
* Bài 4: 
- Phát phiếu HT
- Chia 6 nhóm thảo luận
- Gọi đại diện nhóm trình bàyKQ
4/ Củng cố:
- Ngày 15 tháng 5 vào thứ tư. Vậy ngày 22 tháng 5 là ngày thứ mấy?
- Hát
- 2,3 HS nêu
a/ Ngày 3 tháng 2 là thứ ba. Ngày 8 tháng 3là thứ hai.
Ngày đầu tiên của tháng 3 là thứ hai.
Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ bảy.
b/ thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày 5.
 Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày 28.
 Tháng 2 có 4 ngày thứ bảy . Đó là các ngày 7, 14, 21,28.
c/ Tháng 2 năm 2004 có 29 ngày.
- Bốn ngày thứ bảy. Đó là các ngày 7, 14, 21, 28.
- Có 29 ngày
a/ Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ tư.
 Ngày Quốc khánh 2 tháng 9 là thứ sáu.
 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là chủ nhật .
 Ngày cuối cùng của năm 2005 là thứ bảy .
 Sinh nhật em là ngày 3 tháng 1 là thứ hai
b/ Thứ hai đầu tiên của năm 2005 là ngày 3. Thứ hai cuối cùng của năm 2005 là ngày 26.
 Các ngày chủ nhật trong tháng 10 là ngày 2,9,16,23,30
- HS thực hành theo cặp
+ HS 1: Kể những tháng có 30 ngày
( Tháng 4, 6, 9, 11)
+ HS 2: Kể những tháng có 31 ngày
( tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12)
- Hoạt động nhóm
- Nhận phiếu thảo luận
- Cử đại diện nhóm nêu KQ: Khoanh tròn vào phương án C. Thứ Tư.
- Ngày 22 tháng 5 vào thứ tư, vì từ ngày 15 đến ngày 22 cách nhau 7 ngày( 1 tuần lễ). Thứ tư tuần trước là ngày 15 thì thứ tư tuần này là ngày 22.
Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------o0o----------------------------------------------
Đạo đức 
Tiết22: Giao tiếp với khách nước ngoài ( t2)
I.Mục tiêu:.
 1. Học sinh hiểu:
 - Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài.
 - Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài.
 - Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc ( ngôn ngữ, trang phục..)
 2. Hs biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ, với khách nước ngoài.
 3. Hs có thái độ tôn trọngkhi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
II.Kĩ năng sống được giáo dục trong bài học:
-Kĩ năng thể hiện sự tự tin , tự trọng khi tiếp xúc với khác nước ngoài.
III. Đồ dùng dạy học
 - Vở bài tập đạo đức.
 - Các bài thơ , bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi VN và thiếu nhi Quốc tế.
 - Các tư liệu về hđ giao lưu giữa thiếu nhi VN với thiếu nhi quốc tế.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
- Khi gặp khách nước ngoài chúng ta cần như ntn?
3. Bài mới.
a. Hoạt động 1: liên hệ thực tế.
- Yc từng cặp hs trao đổi với nhau
- Em hãy kể về 1 hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết (qua chứng kiến, ti vi, đài báo)
- Em có nhận xét gì về những hành vi đó?
- GVKL: cư xử lịch sự với khách nước ngoài là 1 việc làm tốt chung ta nên làm.
b. Hoạt động 2: đánh giá vi 
- Gv chia nhóm và y/c các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng xử với người nước ngoài trong các trường hợp
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs thảo luận.
- GVKL:
+ Tình huống a: Bạn Vi không khách nước ngoài hỏi chuyện nhìn vẻ thắng vào mặt họ không cúi - 
+ Tình huống b: Nếu khách nước không nên bám theo, làm cho 
- Tình huống c: Giúp đỡ khách 
là tỏ lòng mến khách
c. Hoạt động 3: Xử lý tình huống và đóng vai.
- Gv chia thành các nhóm y/c thảo luận và cách ứng xử cần thiết trong tình huống.
- GVKK: 
a, Cần chào đón khách nniềm nở
b. Cần nhắc nhở các bạn không nên tò mò và chỉ trỏ như vậy. Đó là việc làm không đẹp.
- Kết luận chung: Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất nước con người VN.
4 Dặn dò: học bài và CB bài sau.
Hát
- Chào hỏi, cười nói thân thiện chỉ đường nếu học nhờ giúp đỡ.
- Từng cặp hs trao đổi với nhau.
- Một số hs trình bày trước lớp. Các hs khác bổ sung.
- Hs lắng nghe.
- Hs thảo nhóm, nhận xét cách ứng xử với người nước ngoài trong 3 trường hợp:
a. BạnVi lúng túng, xấu hổ, không tả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyệ ... n.
- G/v đọc cho h/s viết từng cụm từ, chậm (3lần).
* Soát lỗi.
- G/v đọc lại bài, dừng lại phân tích tiếng khó cho h/s soát lỗi.
* Chấm bài 7-10 bài.
- Nhận xét chữ viết của h/s.
c./ Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 2:
a./ Gọi h/s đọc yêu cầu:
- Cho h/s làm việc theo đôi
b./ Cách làm tương tự:
* Bài 3a:
- Gọi 1 h/s đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút dạ cho các nhóm.
- Yêu cầu 3 nhóm treo bài lên bảng và đọc lại các từ vừa tìm được.
- Yêu cầu h/s đọc và viết lại các từ vừa tìm được vào vở.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của h/s.
- Dặn h/s ghi nhớ những từ vừa tìm được, h/s nào viết sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng
- Hát.
- 2 h/s lên bảng viết, lớp viết vở nháp.
+ Chăm chỉ, cha truyền, chẻ lạt, trẻ trung.
- H/s nhận xét.
- Theo dõi g/v đọc, 1 h/s đọc lại.
- Ông là người hiểu biết rất rộng. Ông thành thạo 26 ngôn ngữ, tham gia nhiều hội nghiên cứu. Ông để lại cho chúng ta 100 bộ sách.
- Đoạn văn có 4 câu.
- Những chữ đầu câu; Ông, Nhà, Người và tên riêng Trương Vĩnh Ký.
- Trương Vĩnh Ký, nghiên cứu, giá trị.
- 1 h/s đọc cho 2 h/s viết trên bảng lớp, lớp viết vào vở nháp.
- 1 h/s đọc, lớp theo dõi.
- H/s nghe - viết lại đoạn văn.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi chữa bài.
- 1 hs/ đọc yêu cầu trong SGK.
+ H/s 1; Máy thu thanh thường dùng để nghe tin tức.
+ H/s 2; Ra - đi - ô.
+ H/s 1; Người chuyên nghiên cứu bào chế thuốc chữa bệnh.
+ H/s 2; Dược sĩ.
+ H/s 1; Đơn vị thời gian nhỏ hơn đơn vị phút.
+ H/s 2; Giây.
- Thước kẻ - thi trượt - dược sĩ.
- 1 h/s đọc yêu cầu SGK.
- H/s tự làm bài trong nhóm.
- 3 nhóm đọc, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Tiếng bắt đầu bằng r; reo hò, rung cây, rang cơm, rán cá, ra lệnh...
- Tiếng bắt đầu bằng d; dạy học, dỗ dành, dạo chơi, dang tay, sử dụng...
- Tiếng bắt đầu bằng gi; gieo hạt, giao việc, giáo dục, gióng giả... 
 Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------o0o----------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết22: Nói, viết về người lao động trí óc
I.Mục tiêu:
 - Dựa vào gợi ý kể lại một cách đơn giản những điều em biết về một người lao động trí óc.
 - Viết lại được những điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu, diễn đạt thành câu.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ý của bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 h/s lên bảng yêu cầu.
+ H/s 1 nhìn và nói về người trí thức trong một bức tranh của bài tập 1 tiết 21.
+ H/s 2 kể lại câu chuyện nâng niu từng hạt giống.
- G/v nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
a./ Giới thiệu bài:
- Giờ tập làm văn này các em sẽ dựa vào các câu hỏi gợi ý để nói và viết về một người lao động trí óc mà em biết.
b./ Hướng dẫn làm bài tập:
- Gọi 1 h/s đọc yêu cầu.
- Các em hãy suy nghĩ và giải thích về người mà mình định kể: Người đó là ai? Làm nghề gì? Để cho thuận tiện khi kể về một nfười lao động trí óc, em nên chọn kể về một người em biết, ở gần em hoặc những người mà em đã được tìm hiểu qua sách báo hoặc em có thể kể những người lao động trí óc đã được học qua bài tập đọc, chính tả,...
- G/v khuyến khích h/s đã giải thích được và nhiều nghề nghiệp khác nhau của trí thức.
- Nêu tiếp: Dù kể về người trí thức nào, bác sĩ hay giáo viên, hay kỹ sư,... thì chúng ta cũng cần có một trình tự kể mạch lạc để người nghe hiểu được. Các em hãy thảo luận. Với bạn bên cạnh để xây dựng trình tự kể nhé. 
- G/v giúp h/s bổ xung thêm nội dung cụ thể của từng phần và yêu cầu vài em nói mẫu trước lớp. VD:
+ Giới thiệu tên và nghề nghiệp của người đó có quan hệ như thế nào với em (hoặc nhờ đau mà em biết được về người đó)?
+ Công việc hàng ngày của người đó như thế nào? Người đó thường đi làm vào lúc mấy giờ? Về vào lúc nào? Công việc cụ thể là gì? Người đó làm việc như thế nào? Có tích cực, nghiêm túc, cần mẫn không? Công việc của người đó có kết quả và mang lại lợi ích gì cho chúng ta?
+ Tình cảm của em đối với người đó như thế nào?
- Yêu cầu 2 h/s ngồi cạnh dựa vào gợi ý nói cho nhau nghe.
- gọi 5-7 h/s nói trước lớp, g/v nhận xét, chỉnh sửa bài cho h/s.
* Bài 2:
- Gọi h/s đọc y/c của bài.
- Yêu cầu h/s tự viết bài của mình vào vở.
- Nhắc h/s khi viết phải diễn đạt thành câu cuối câu ghi dấu chấm.
- Gọi 3-5 h/s đọc bài trước lớp.
- Nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực làm bài, chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 2 h/s lên bảng thực hiện.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 h/s đọc, lớp theo dõi SGK.
- H/s tiếp nối nhau kể trước lớp, mỗi h/s nêu tên một người mà mình định kể và nghề của người đó.VD:
+ Em kể về bố, bố em làm bác sĩ.
+ Em kể về bác hàng xóm nhà em, bác ấy làm biên tập viên đài truyền hình.
+ Em kể về mẹ, mẹ em làm giáo viên.
+ Em kể về ông nội em, ông nội em là kĩ sư.
- H/s thảo luận và nêu ý kiến, h/s có thể nêu ngay gợi ý của SGK.
+ Người đó là ai? Làm nghề gì?
+ Người đó hàng ngày làm những việc gì?
+ Người đó làm việc như thế nào?
=> H/s nói mẫu:
+ Em muốn kể với mọi người về bác hàng xóm tốt bụng của gia đình em. Bác tên là Nam và là một bác sĩ quân y đã về hưu./ Bố em là một thầy giáo. Bố làm việc ở trường cấp III của huyện.
+ Mặc dù đã về hưu nhưng bác Nam vẫn luôn bận rộn. Bác đang làm công tác chăm sóc sức khoẻ cho cả xóm em và những người dân xóm bên nữa. Giờ giấc làm việc của bác thì chẳng cố định đâu. Cứ gia đình nào có người ốm thì bác đến khám bệnh kê đơn thuốc và chăm sóc đến lúc người ốm khỏi thì thôi... / Ngày bố đi làm từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Mẹ bảo, vì trường thiếu giáo viên toán nên bố phải đi dạy nhiều, bố lại là chủ nhiệm lớp nữa.../...
- Cả xóm em ai cũng quý mến bác Nam/ Gia đình em rất yêu quý và kính trọng bố, bố là tấm gương sáng cho các con noi theo/...
- H/s làm việc nhóm đôi: Nói cho nhau nghe.
- 5-7 h/s nói trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét.
- 1 h/s đọc yêu cầu, lớp theo dõi SGK.
- H/s viết bài vào vở.
- H/s đọc bài viết, lớp theo dõi nhận xét.
Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------o0o----------------------------------------------
Thể dục
Tiết44: Nhảy dây – Trò chơi: Lò cò tiếp sức
I/ Mục tiêu
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”. 
	- Thực hiện động tác ở mức tương đối đúng. Biết được cách chơi và chơi ở mức tương đối chủ động.
	- Trật tự, kỷ luật, tích cực tập luyện. 
II. Địa điểm, phương tiện
- Giáo viên : Chuẩn bị 1 còi. Dây nhảy. 
- Học sinh : Trang phục gọn gàng. 
III. Hoạt động dạy học
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. Phần mở đầu
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- GV yêu cầu khởi động.
B.Phần cơ bản
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. * Cách tiến hành :
+ HS đứng tại chổ tập so dây, trao dây, quay dây và tập chụm 2 chân bật nhảy nhẹ nhàng.
+ Tập luyện theo tổ. GV thường xuyên hướng dẫn, sửa chữa động tác sai cho HS. Phân công từng đôi thay nhau người tập, người đếm số lần. Kết thúc nội dung xem tổ nào, bạn nào nhảy nhiều lần nhất 
Em nào có số lần nhảy nhiều nhất được biểu dương. GV hướng dẫn thêm để các em có thể tự tập ở nhà được.
- Nhận xét : GV nhận xét.
-* Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
* Cách tiến hành :
- GV nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi, sau đó cho thi đua theo tổ. Tổ nào thực hiện nhanh nhất, ít lần phạm quy, tổ đó thắng.
- Nhận xét : GV nhận xét.	
C. Phần kết thúc	
- Thả lỏng. 
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài. 
ương học sinh học tốt, giao bài về nhà.
- Biểu dương học sinh học tốt, giao bài về nhà
6- phút
23-25phút
4phut
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------o0o----------------------------------------------
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 22.
I / Mục tiêu
- Tổng kết, đánh giá các mặt hoạt động để các em thấy đợc ưu, nhược điểm của bản thân , từ đó có hướng phấn đấu, sửa chữa
-Rút kinh nghiệm công tác tuần qua và đề ra công tác tuần tới 
II/ Nội dung sinh hoạt
 -Tổ trưởng nhận xét
-Lớp trưởng nhận xét
-GV chủ nhiệm nhận xét
1/ Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động trong tuần.
- Đạo đức: duy trì nề nếp: chào hỏi mọi ngườii; nề nếp ra sau tết đúng quy định, có ý thức tu 
dưỡng đạo đức của bản thân.
- Học tập: học bài và làm bài đầy đủ, ghi chép bài đúng quy định, ý thức xây dựng bài trong các tiết học.
 - Các hoạt động Sao nhi đồng: duy trì và thực hiện tốt các mặt hoạt động theo đúng quy định của Đội đề ra.
*Tuyên dương :Hằng ,Lan,Hà ,T Vượng ,Vhuyền,Trang.có ý thức xây dựng bài .
*Phê bình :Kiên lười học ,nghỉ học vô lí do.
 2/ Rút kinh nghiệm chung trong tuần- Đề ra công tác tuần tới
- Nhắc nhở HS rút kinh nghiệm những nhược điểm mắc phải trong tuần và duy trì tốt các mặt hoạt động:Đạo đức, học tập và các hoạt động của đội
- Y/c HS thực hiện tốt với ý thức tự giác, nghiêm túc.
- GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhân:Tổ trưởng, lớp phó, lớp trưởng giám sát các thành viên -_trong lớp thực hiện tốt các mặt hoạt động trong tuần -
-Tham gia lao độn trồng cây ở trường mới.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_22.doc