Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18

Hoạt động của GV

A/ Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc bài “ Anh Đom Đóm” và TLCH nội dung

- Nhận xét, ghi điểm

B/ Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Giới thiệu nội dung ôn tập tuần 18

- Nêu mục đích yêu cầu của tiết học

- Ghi bài lên bảng

2. Kiểm tra đọc( 1/3 số HS trong lớp)

- GV bỏ thăm tên các bài tập đọc đã chuẩn bị sẵn, yêu cầu từng HS lên bốc thăm đọc bài và TLCH

- GV đặt câu hỏi về đoạn HS vừa đọc

- GV cho điẻm, với những HS chưa đạt yêu cầu cho các em về luyện đọc lại

3. Bài tập 2:

a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- GV đọc mẫu một lần đoạn văn “ Rừng cây trong nắng”

- Giải nghĩa từ

- Yêu cầu HS nói nghĩa

? Đoạn văn tả cảnh gì?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn, nêu những từ khó, dễ lẫn

b) GV đọc cho HS viết

c) Chấm, chữa bài:

GV chữa 7 bài, nhận xét từng bài

Tập đọc ;Quê hương

Cho học sinh đọc cá nhân , đồng thanh trả lời câu hỏi SGK

 C/ Củng cố dặn dò:

- GV nhận xét tiết học

- Thu vở chấm, yêu cầu về nhà tiếp tục luyện

 

doc 46 trang cucpham 21/07/2022 3400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18
Tuần 18 
Ngày soạn : 18/12/2011 
Ngày giảng: Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011 
Tiếng việt
Ôn tập cuối học kỳ I (Tiết 1)
I/ Mục đích, yêu cầu:
1. Kiểm tra lấy điểm đọc:
- Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS thi đọc thông các bài tập đọc đã học từ đầu năm( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ/ phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ)
- Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi nội dung bài đọc
2. Rèn kĩ năng viết chính tả: qua bài chính tả nghe- viết “ Rừng cây trong nắng”.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên bài đọc trong SGK tập viết 3 tập 1
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài “ Anh Đom Đóm” và TLCH nội dung
- Nhận xét, ghi điểm
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu nội dung ôn tập tuần 18
- Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
- Ghi bài lên bảng
2. Kiểm tra đọc( 1/3 số HS trong lớp)
- GV bỏ thăm tên các bài tập đọc đã chuẩn bị sẵn, yêu cầu từng HS lên bốc thăm đọc bài và TLCH
- GV đặt câu hỏi về đoạn HS vừa đọc
- GV cho điẻm, với những HS chưa đạt yêu cầu cho các em về luyện đọc lại
3. Bài tập 2:
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc mẫu một lần đoạn văn “ Rừng cây trong nắng”
- Giải nghĩa từ
- Yêu cầu HS nói nghĩa
? Đoạn văn tả cảnh gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn, nêu những từ khó, dễ lẫn
b) GV đọc cho HS viết
c) Chấm, chữa bài:
GV chữa 7 bài, nhận xét từng bài
Tập đọc ;Quê hương 
Cho học sinh đọc cá nhân , đồng thanh trả lời câu hỏi SGK 
 C/ Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Thu vở chấm, yêu cầu về nhà tiếp tục luyện
- 3 HS đọc bài và TLCH nội dung bài
- Nghe giới thiệu
- 10 HS 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc( sau khi bốc thăm xem lại bài từ 1 đến 2 phút)
- HS đọc đoạn hoặc cả bài thơ theo chỉ định trong phiếu
- HS trả lời
- HS theo dõi, 2 HS đọc lại
+ Suy nghĩ: Có dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn kính
+ Tráng lệ: Đẹp lộng lẫy
-> Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng. Có nắng vàn óng, rừng cây uy nghi, tráng lệ, mùi hương lá tràm- 3 HS đọc bài và TLCH nội dung bài
Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------o0o--------------------------------------------
Tiếng việt
Ôn tập cuối học kỳ (Tiết 2 )
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc( như yêu cầu của tiết 1)
- Ôn luyện về so sánh( tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn)
- Hiểu nghĩa của từ, mở rộng vốn từ
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên bài đọc trong SGK tập viết 3 tập 1
- Bảng lớp chép sẵn 2 câu văn của bài tập 2 và 3
III/ Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS 
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu tiết học
- GV ghi bài lên bảng
2. Kiểm tra đọc: 1/ 4 lớp( 7 em) 
- GV cho HS bộc thăm bài
- Cho HS đọc và TLCH nội dung
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS giải nghĩa từ
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV gách dưới những từ ngữ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong từng câu văn viết trên bảng lớp, chốt lại lời giải đúng
4. Bài tập 3:
- Yêu cầu HS đọc bài
- GV chốt lại lời giải đúng
Tập đọc bài : chõ bánh khúc của dì tôi
Học sinh đọc cá nhân , đồng thanh 
Trả lời câu hỏi SGK.
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những em học tốt
- Dặn dò về nhà luyện đọc nhiều hơn
- HS theo dõi
- HS bốc thăm bài
- Chuẩn bị 1 đến 2 phút
- HS đọc và TLCH nội dung
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK
+ Nến: Vật để thắp sáng, làm bằng mỡ, hay sáp, ở giữa có bấc, có nơi còn gọi là sáp hay đèn cầy
+ Dù: Vật như chiếc ô dùng để che nắng, che mưa cho khách trên bãi biển
- HS làm bài cá nhân vào vở sau đó nêu bài giải
a) Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời
Như
những cây nến khổng lồ
b) Đước mọc san sát, thẳng đuột
Như
 hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi biển
 - Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến
+ Từ biển trong câu “ Từ trong biển lá xanh rờn” không phải là biển cá vàng nước mặn mà nghĩa là tập hợp rất nhiều sự vật. Lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng lớn khiến ta tưởng như đang đứng trước một biển lá
Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------o0o--------------------------------------------
Toán
Chu vi hình chữ nhật
A- Mục tiêu
- Xây dựng và ghi nhớ qui tắc tính chu vi hình chữ nhật. Vận dụng qui tắc để giải các bài toán có liên quan.
- Rèn KN tính và giải toán về chu vi HCN.
- GD HS chăm học để liên hệ thực tế.
B- Đồ dùng
-GV : Thước và phấn màu
-HS : SGK
C - Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Nêu đặc điểm của hình vuông?
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài mới:
2.2. Hướng dẫn xây dựng công thức tính chu vi hình chữ nhật
a) ôn tập về chu vi các hình 
- GV vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là 6 cm, 7 cm, 8 cm, 9 cm và yêu cầu HS tính chu vi của hình này.
- Vậy muốn tính chu vi của một hình ta làm như thế nào?
b) Tính chu vi hình chữ nhật
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 4 cm, chiều rộng là 3 cm.
- Yêu cầu HS tính chu vi của hình chữ nhật ABCD.
- Yêu cầu HS tính tổng của 1 cạnh chiều dài và 1 cạnh chiều rộng (vớ dụ: cạnh AB và cạnh BC).
- Hỏi: 14 cm gấp mấy lần 7 cm?
- Vậy chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp mấy lần tổng của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài?
- Vậy khi muốn tính chu vi của hình chữ nhật ABCD ta có thể lấy chiều dài cộng với chiều rộng, sau đã nhân với 2. Ta viết là (4 + 3) x 2 = 14.
- HS cả lớp đọc qui tắc tính chu vi hình chữ nhật.
* Lưu ý: các số đo phải cùng đơn vị đo.
? Muốn tính chu vi HCN em làm ntn
c) HĐ 3: Luyện tập
*Bài 1/T87
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS tự làm bài.
- Yờu cầu HS nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Chữa bài và cho điểm HS.
*Bài 2/ T87
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn: chu vi mảnh đất chính là chu vi hình chữ nhật có chiều dài 35m, chiều rộng 20m.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
*Bài 3/ T87
- Hướng dẫn HS tính chu vi của hai hình chữ nhật, sau đú so sánh hai chu vi với nhau và chọn câu trả lời đúng.
4/ Củng cố:
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm ntn?
* Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
-2- 3 HS nêu
- Nhận xét
-Tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác đó.
 Chu vi hình tứ giác MNPQ là
 6 + 7+ 8 + 9 = 30(dm)
 Đáp số :30 dm
- Quan sát hình vẽ.
- Chu vi của hình chữ nhật ABCD là:
4 cm + 3 cm + 4 cm + 3 cm = 14 cm
- Tổng của một cạnh chiều dài với 1 cạnh chiều rộng là: 4 cm + 3 cm = 7 cm.
- 14 cm gấp 2 lần 7 cm.
- Chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần tổng của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài.
- HS tính lại chu vi hình chữ nhật ABCD theo công thức.
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
4cm + 3cm + 4cm + 3cm = 14cm.
 Đáp số :14cm
 - 4cm + 3cm = 7cm.
 - 14cm gấp 2 lần 7cm
Hoặc ( 4 +3 ) x 2 = 14 cm
- HS đọc qui tắc:
-Muốn tính chu vi HCN ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân với 2.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) Chu vi hình chữ nhật là:
(10 + 5) x 2 = 30 (cm)
b) Chu vi hình chữ nhật là:
(27 + 13) x 2 = 80 (cm).
- Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 35m, chiều rộng 20m. Tính chu vi mảnh đất đú.
- Mảnh đất hình chữ nhật.
- Chiều dài 35m, chiều rộng 20m.
- Chu vi của mảnh đất.
 Bài giải
 Chu vi của mảnh đất đó là:
 ( 35 + 20) x 2 = 110 (m)
 Đáp số: 110m.
- Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
(63 + 31) x 2 = 188 (m)
- Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
(54 + 40) x 2 = 188 (m)
Vậy chu vi hình chữ nhật ABCD bằng chu vi hình chữ nhật MNPQ.
-Vậy khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng là phần C
 Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------o0o--------------------------------------------
Đạo đức
Thực hành kĩ năng cuối học kì I
 I.Mục tiêu:
- Giúp hs ôn tập củng cố lại các chuẩn mực đạo đức đã học ở kì I
- Hs hiểu vì sao phải thực hiện đầy đủ các chuẩn đạo đức đó 
II. Đồ dùng học tập: 
- Phiếu học tập 
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức 
 2. KTBC
 3. Ôn tập 
- Vì sao phải tích cực tham gia việc lớp việc trường ?
- Thế nào là tham gia việc trường việc lớp?
- Hãy nêu cách xử lí tình huống sau: Cả lớp đang làm vệ sinh vườn trường thì Hà nói nhỏ với Xuân là bỏ đi chơi. Nếu em là Xuân em sẽ làm gì?
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi
- Gv chốt lại: 
Khuyên nên khuyên Hà cùng làm vệ sinh với cả lớp để hoàn thành công việc sau đó mới đi chơi.
- Thế nào là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- Vì sao phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- Vì sao phải biết ơn thương binh liệt sĩ?
- Em cần làm những việc gì để tỏ lòng biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ?
- Gv giao phiếu bài tập yêu cầu hs làm bài: Đánh dấu + vào ô trống em cho là đúng.
- Gv thu chấm một số bài, nhận xét.
4. Củng cố dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài.
- Hát
- Tham gia việc lớp việc trường là nhiệm vụ của mỗi hs.
- Tích cực tham gia việc trường, việc lớp là tự giác làm thật tốt việc của trường của lớp phù hợp với khả năng.
- Hs thảo luận, đại diện các nhóm phát biểu ý kiến, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Giúp đỡ quan tâm đến hàng xóm láng giềng là làm nhữn ... ăn BT 2, đọc lại những bài TĐ có y/c HTL để CB cho tiết học sau
- HS bốc thăm bài, chuẩn bị bài đọc 1-> 2 phút
- Đọc bài và TL CH nội dung
- 1 HS đọc y/c, 1 HS chú giải trong sgk
 + Cây bình bát
 + Cây bần
- Lớp đọc thầm bài, lớp nhận xét
 Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạm nứt. Trên cái đất phập phều và gió lắm giông như thế, cây đứng lẻ khô mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất
Rút kinh nghiệm..
..
..
Âm nhạc
Giáo viên bộ môn lên lớp
---------------------------------------o0o----------------------------------------------
Tập viết
Ôn tập cuối học kỳ I (Tiết 5)
I/ Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng 17 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng
- Luyện viết đơn( gửi thư viện trường xin cấp thẻ đọc sách)
II/ Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị 17 phiếu, mỗi phiếu ghi 1 bài tập đọc học thuộc lòng từ đầu năm
- Vở bài tập tiếng việt 3- tập 1
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng
2. Kiểm tra tập đọc: 10 HS
- Gọi HS lên bốc thăm bài
- Gọi HS đọc bài, đưa ra câu hỏi nội dung
- Nhận xét ghi điểm
3. Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- GVHD: So với mẫu đơn, lá đơn này thể hiện nội dung xin cấp lại thẻ đọc sách đã mất
- Gọi HS làm miệng
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập
- Gọi 1 số HS đọc đơn
- GV chấm 1 số đơn, nhận xét
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS ghi nhớ mẫu đơn, về nhà ôn luyện các bài tập đọc học thuộc lòng. Chuẩn bị giấy mời để làm bài tập viết thư trong tiết tới
- Nghe giới thiệu
- Từng HS lên bốc thăm, chọn bài học thuộc lòng. Xem lại bài khoảng 1 đến 2 phút
- HS đọc thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ, đoạn văn theo phiếu đã bốc và TLCH nội dung đoạn thơ đó
- 2 HS đọc yêu cầu của bài, lớp theo dõi
- Mở SGK đọc mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách( trang 11)
- 2 HS làm miệng
+ Tên đơn đổi lại: Đơn xin cấp lại thẻ đọc sách
+ Mục nội dung: Em làm đơn này xin đề nghị thư viện cấp cho em thẻ đổi lại:..... đề nghị thư viện cấp lại cho em thẻ đọc sách năm 2004 vì em đã chót làm mất...
- HS làm vào vở bài tập
- 1 số HS đọc đơn 
Thứ năm ngày 17 tháng 12 năm 2009
Thể dục
Giáo viên bộ môn lên lớp
---------------------------------------o0o----------------------------------------------
Yêu cầu HS đọc lại bài “ Thư gửi bà”
- Yêu cầu HS viết thư
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém viết bài
- GV châm một số bài, nêu nhận xét chung
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Nhắc nhở những HS chưa viết xong về nhà hoàn thành thư
- Tiếp tục ô
- HS mở SGK trang 81, đọc lại bài “ Thư gửi bà” để nhớ hình thức một bức thư
- HS viết thư vào trong vở bài tập
Rút kinh nghiệm..
..
Tự nhiên xã hội
Vệ sinh môi trường
I/ Mục tiêu:
- Sau bài học HS biết:
+ Tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người
+ Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống
II/ Đồ dùng dạy học:
- Hình minh hoạ trong SGK phóng to
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
- Gia đình em gồm mấy thế hệ?
- Nêu một số hoạt động thông tin liên lạc?
- GV đánh giá, nhận xét 
2. Bài mới:
a) Sự ô nhiễm và tác hại của rác thải
- Yêu cầu SH thảo luận nhóm
- Chia nhóm, yêu cầu quan sát hình 1, 2 trang 68 SGK và TLCH:
+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác?
+ Rác có hại như thế nào?
+ Những sinh vật nào thường sống ở đống rác? Chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người?
- KL: Trong các loại rác thải có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, rán, muỗi,.... thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh
b) Việc làm đúng sai
- Yêu cầu HS quan sát nhóm đôi. Các hình trang 69 và các tranh ảnh sưu tầm được và trả lời: Việc nào đúng, việc nào sai?
- Gọi 1 số nhóm trình bày
- Hoạt động lớp:
+ Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
+ Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em?
c) Tập sáng tác theo bài hát có sẵn
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu nội dung cần ghi nhớ, HS nêu trong Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- Hát
- 2 HS nêu
- Truyền thanh, truyền hình, điện thoại, điện báo,....
- HS lập nhóm 4
- Nhận yêu cầu; quan sát tranh và TLCH
- HS nêu: Hôi, thối, khó chịu,...
- Rác nếu vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh
- Xác chết động vật vứt bừa bãi sẽ bị thối rữa sinh nhiều mầm bệnh và còn là nơi để một số sinh vật sinh sản và truyền bệnh như: ruồi, muỗi, chuột,....
- Nghe, ghi nhớ
HS thảo luận nhóm đôi
- Quan sát tranh SGK và tranh ảnh để sưu tầm để trả lời câu hỏi
- Các nhóm đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. VD:
+ Tranh 5 bạn nhỏ đang vứt rác vào thùng rác đúng nơi quy định- Việc làm đúng
- Cần vứt rác đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi, thường xuyên quét dọn vệ sinh,....
- HS nêu cách xử lý rác:
+ Chôn: Con vật chết,....
+ Đốt: Giấy, cỏ khô,.....
+ ủ: Rau, cây xanh,....
+ Tái chế: Nhựa, đồ hộp,.....
- HS sáng tác và hát trước lớp
Rút kinh nghiệm..
..
Thủ công
Cắt dán chữ vui vẻ( Tiết 2)
I. Mục tiêu:
Học sinh biết vận dụng kỹ năng kẻ, cắt dán chữ đã học ở các bài trước để cắt, dán chữ vui vẽ.
Kẻ, cắt, dán được chữ vui vẽ đúng qui trình kỹ thuật 
Học sinh yêu thích sản phẩm cắt, dán ch
II. Đồ dùng dạy - học:
Mẫu chữ vui vẽ 
Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ vuivẽ
Giấy màu thủ công, thước, chì, kéo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới
HĐ1: Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị, cách kẻ, cắt dán chữ vui vẻ của học sinh
- Giáo viên giới thiệu phần thực hành và treo tranh qui định.
Gv: hỏi HS nêu lại cách thực hiện kẻ, cắt, dán chữ vui vẻ đúng qui trình.
- Nêu thao tác cắt giấy, kẻ chữ
Bước 1: kẻ các chữ như thế nào để cắt được dễ dàng ?
- Nêu lại cách cắt (gấp) chữ Việc kẻ và cắt chữ E có gì khác các chữ V, U.?
Giáo viên: đối với việc cắt dấu hỏi các em chú ý điều gì
-Cũng cố lại cách dán chữ vui vẻ
Bước 2: Em hãy nhắc lại các thao tác dán chữ vui vẻ
HĐ2: Học sinh thực hành kẻ cắt dán chữ Vui Vẻ đúng qui trình kỹ thuật.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán Vui Vẻ.
- Giáo viên quan sát uốn nắn, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng, làm chậm.
- Nhắc học sinh dán các chữ cho cân đối, đều phẳng đẹp
- Dán chữ cái trước, dấu hỏi dán sau trên đầu chữ E
- Trưng bày đánh giá sản phẩm
- Giáo viên chọn sản phẩm đẹp: A+ 
- Hoàn thành: A
- Chưa hoàn thành:B
 IV.Nhận xét, dặn dò:
Tuyên dương sự chuẩn bị bài, đầy đủ dụng cụ môn học của học sinh. Tinh thần học tập tốt, thực hành đúng kỹ năng kẻ, cắt dán chữ.
Em nào chưa xong về nhà tập làm lại nhiều lần cho thành thạo
Về nhà ôn lại các bài đã học trong chương 2 “ cắt dán chữ cái đơn giản” và giờ sau mang đầy đủ dụng cụ môn học để làm bài kiểm tra .
 -Học sinh để dụng cụ lên bàn cho giáo viên kiểm tra
- Học sinh nhắc lại đùng qui trình các thao tác kỹ thuật kẻ, cắt dán chữ vui vẻ.
-kẻ hình chữ nhật dài 5 ô, rộng 3 ô đánh dấu mẫu chữ V, U, rồi kẻ các dấu thành chữ V, U, gấp đôi theo chiều dọc rồi cắt theo đường kẻ nửa chữ U và chữ V.
-Hình chữ nhật để cắt chữ E dài 5 ô vuông rộng 2 ô rưỡi ta cũng đánh dấu hình chữ E theo chiều ngang (vì nữa trên và nữa dưới chữ E giống nhau) rồi cắt theo đường kẻ nữa chữ E
--Kẻ dấu hỏi trong một ô vuông rồi cắt theo đường kẻ (lật mặt trái) để cắt ta được dấu hỏi- -Em kẻ một đường chuẩn sắp xếp các chữ trên đường chuẩn cho cân đối với các chữ cái trong chữ vui và chữ vẻ cách nhau 1ô giữa chữ vui và chữ vẻ cách nhau 2ô.
- Bôi hồ vào mặt sau của chữ rồi dán vào vị trí đã sắp xếp từ trước
- Học sinh thực hành cá nhân kẻ, cắt, dán chữ đúng các thao tác theo qui trình kỹ thuật.
- Học sinh trưng bày sản phẩm tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn
Rút kinh nghiệm..
..
Thứ sáu ngày 18tháng 12 năm 2009
Toán
Kiểm tra học kì 1
Đề phòng giáo dục ra 
Chính tả :
Kiểm tra cuối học kỳ 1
Thực hiện theo đề của phòng giáo dục ra.
-------------------------------------------
Tập làm văn
Kiểm tra cuối học kỳ 1
Thực hiện theo đề của phòng giáo dục ra.
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 18
 I/ Mục tiêu:
- HS thấy được những ưu khuyết điểm trong tuần qua. Biết khắc phục ưu điểm, phát huy ưu điểm.
- Tổng kết điểm thi đua.
- Nêu gương tốt trong tuần.
- Thực hiện tốt kế hoạch tuần tới.
II/ Các hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1:
Tổ trưởng nhận xét
Lớp trưởng nhận xét
- GV đánh giá các hoạt động trong tuần:
1/ Đạo đức:
Tuần vừa qua các em vẫn duy trì nề nếp của trường quy định. Các em ngoan ngoãn, vâng lời cô. Biết nhặt được của rơi đưa cô giáo trả lại cho người mất: .................Biết nhắc nhở bạn phải nghe lời cô:.........................................
Tồn tại: Vẫn còn 1 vài em chưa ngoan: ..............................còn đọc truyện trong giờ học.
2/ Học tập: Tuần qua nhiều em có ý thức vươn lên trong học tập, chữ viết tiến bộ: Ngọc ,Hương
Nhiều em dành được điểm 9, 10, chữ viết đẹp, trình bày bài sạch sẽ:.................................
Tồn tại: Hiện tượng quyên đồ dùng học tập vẫn còn:,.........................................................
3/ Các hoạt động khác: Các em thực hiện rất tốt việc mặc đồng phục. Duy trì tốt việc xếp hàng ra vào lớp, tập thể dục giữa giờ, sinh hoạt 10 phút đầu giờ. Vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ.
Tồn tại: Khi ra về nhiều em còn đi hàng 3.
* Hoạt động 2: Tổng kết điểm thi đua:
Tổ trưởng các tổ chấm điểm thi đua báo cáo với GV.
GV tổng kết biểu dương những tổ đạt điểm cao.
* Hoạt động 3: Nêu gương tốt trong tuần.
Đại diện các tổ nêu những gương tốt của tổ mình.
Cả lớp bình chọn tuyên dương những bạn tốt vào buổi chào cờ sáng thứ 2.
* Hoạt động 4: GV nêu kế hoạch tuần tới:
Tiếp tục duy trì thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường.
Khắc phục những tồn tại trong tuần qua. Phát huy những ưu điểm đã làm được.
Thực hiện tốt kế hoạch của trường đề ra.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_18.doc