Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 11+12

I Mục tiêu:

A Tập đọc:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

-Đọc đúng các từ ngữ: Ê-ti-ô-pi-a, đường sá, thiêng liêng, lời nói,.

- Biết đọc chuyện với giọng kể có cảm xúc, phân biệt lời dẫn

chuyện, lời nhân vật( Hai vị khách, viên quan).

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ mới: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục,.

- Đọc thầm tương đối nhanh, nắm bắt được cốt chuyện, phong tục đặc biệt của người Ê-ti-ô-pi-a

- Hiểu ý nghĩa của chuyện: Đất đai tổ quốc là thứ thiêng liêng cao quí nhất

B/ kể chuyện:

1. Rèn kĩ năng nói:

- Biết sắp xếp lại các tranh minh hoạ trong SGK theo đúng thứ tự câu chuyện. Dựa vào tranh kể lại được trôi chảy, mạch lạc câu chuyện “ Đất quí đất yêu

2. Rèn kĩ năng nghe

II.Kĩ năng sống được giáo dục ở trong bài học:

-Xác định giá trị .

-Giao tiếp , lắng nghe tích cực.

III Nội dung thích hợp về bảo vệ môi trường.

- Cần có tình cảm yêu quý , trân trọng đối với tầng tức đất của quê hương.

IV. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh họa bài học

V. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 63 trang cucpham 21/07/2022 4000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 11+12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 11+12

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 11+12
Tuần 11 
Ngày soạn : 30/10/2011 
Ngày giảng: Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
Tập đọc – kể chuỵện
	 Tiết 31-32: Đất quý, đất yêu
Truyện dân gian Ê-ti-ô-pi-a
I Mục tiêu:
A Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
-Đọc đúng các từ ngữ: Ê-ti-ô-pi-a, đường sá, thiêng liêng, lời nói,...
- Biết đọc chuyện với giọng kể có cảm xúc, phân biệt lời dẫn 
chuyện, lời nhân vật( Hai vị khách, viên quan).
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ mới: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục,...
- Đọc thầm tương đối nhanh, nắm bắt được cốt chuyện, phong tục đặc biệt của người Ê-ti-ô-pi-a
- Hiểu ý nghĩa của chuyện: Đất đai tổ quốc là thứ thiêng liêng cao quí nhất
B/ kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết sắp xếp lại các tranh minh hoạ trong SGK theo đúng thứ tự câu chuyện. Dựa vào tranh kể lại được trôi chảy, mạch lạc câu chuyện “ Đất quí đất yêu
2. Rèn kĩ năng nghe
II.Kĩ năng sống được giáo dục ở trong bài học:
-Xác định giá trị .
-Giao tiếp , lắng nghe tích cực.
III Nội dung thích hợp về bảo vệ môi trường.
- Cần có tình cảm yêu quý , trân trọng đối với tầng tức đất của quê hương.
IV. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa bài học
V. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài: “Thư gửi bà và TLCH:
? Đức kể với bà những gì?
- GV nhận xét cho điểm
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu tiết học
- Ghi bài lên bảng
2. Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài:
- Yêu cầu HS quan sát tranh
b) Hướng dẫn HS đọc từng câu, đoạn và giải nghĩa từ
* Đọc câu:
- GV đưa tiếng khó, dễ lẫn lên bảng
* Đọc đoạn:
- Bài này chia mấy đoạn?
- GV chia đoạn 2 thành 2 phần:
- Hướng dẫn HS giải nghĩa các từ
- Hướng dẫn HS đọc câu khó
* Đọc đoạn trong nhóm:
- GV chia nhóm 4
-Cho HS đọc đồng thanh
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc bài và TLCH:
? Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào?
? Đoạn 1 kể chuyện gì?
- Gọi HS đọc đoạn 2
? Khi khách xuống tàu có điều gì bất ngờ xảy ra?
- Gọi HS đọc phần cuối đoạn 2
? Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ?
? Đoạn 2 nói lên điều gì?
- Gọi HS đọc tiếp nối 3 đoạn
? Phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a như thế nào?
? Câu chuyện muốn nói lên điều gì?
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm đoạn 2
- GV nhận xét 
 Kể chuyện
1. GV giao nhiệm vụ:
- Gọi HS nêu yêu cầu
2. Hướng dẫn kể lại câu chuyện theo tranh
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS ghi kết quả vào giấy
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS kể chuyện
3. Củng cố dặn dò:
- GV yêu cầu HS đặt tên cho câu chuyện
- Nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể câu chuyện
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân
- Chuẩn bị bài tập đọc sau: “ Thư gửi bà”
- 2 HS đọc bài và TLCH nội dung
-> Lên lớp 3, 8 điểm 10,...
- HS nghe
- HS nhắc lại tên bài
- HS theo dõi
- HS quan sát: Bên bờ biển, 2 vị khách ở Châu Âu( áo dài) vẻ ngạc nhiên nhìn người Ê-ti-ô-pi-a cạo đất ở đế giày của mình
- HS đọc tiếp nối câu lần 1
- HS đọc thầm: Ê-ti-ô-pi-a, đường sá, thiêng liêng, lời nói,...
- HS đọc cá nhân đồng thanh 
- HS đọc tiếp nối câu lần 2
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài
- HS chia 3 đoạn
- HS đọc đoạn 2 thành 2 phần như sau:
+ Phần 1: Từ lúc 2 người....... làm như vậy
+ Phần 2: Còn lại
- HS giải nghĩa từ: chú giải SGK
+ Ê-ti-ô-pi-a: Một nước ở phía Đông Bắc Châu Phi
+ Cung điện: Nơi ở của vua
+ Khâm phục: Đánh giá cao và rất kính trọng
+ Khách du lịch: Người đi chơi, đi xem phong cảnh ở phương xa
+ Sản vật: Vật được làm ra hoặc khai thác thu nhặt được từ thiên nhiên
- Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách/ rồi mới để họ xuống tàu trở về nước.//
Tại sao các ông phải làm như vậy?( Cao giọng)
Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha,/là mẹ,/là anh em ruột thịt của chúng tôi.//
- 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài( to, rõ ràng)
- HS tự đọc nhóm, phân vai đọc bài:
+ 1 SH đọc lời viên quan( nhẹ nhàng, tình cảm)
+ Thi đọc phân vai các nhóm
- 4 nhóm HS nối tiếp nhau đọc đồng thanh 4 đoạn của bài
- 1 HS giỏi đọc toàn bài, lớp đọc thầm
- 1 HS đọc đoạn 1,lớp theo dõi
-> Vua mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quí _ Tỏ ý trân trọng mến khách
1. Lòng mến khách của người dân Ê-ti-ô-pi-a 
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
-> Viên quan bảo họ dừng lại, giày cởi ra để cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu trở về nước
- HS đọc thầm cuối đoạn 2
-> Vì ngừơi Ê-ti-ô-pi-a coi đất của quê hương họ là thứ thiêng liêng, cao quí nhất
2. Sự chân trọng đất của người dân Ê-ti-ô-pi-a 
- HS đọc tiếp nối và TLCH:
-> Người Ê-ti-ô-pi-a yêu quí và trân trọng mảnh đất quê hương...
- Đất đai tổ quốc là thứ thiêng liêng cao quí nhất
- HS thi đọc đoạn 2, phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật
+ Lời vị khách: Ngạc nhiên, tò mò
+ Lời viên quan: Cảm động
1 HS đọc cả bài
- HS nêu: Quan sát tranh, sắp xếp cho đúng thứ tự. Sau đó dựa vào tranh kể lại toàn bộ câu chuyện
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS quan sát tranh minh hoạ, sắp xếp theo đúng trình tự câu chuyện
- HS nêu kết quả, lớp nhận xét 
- 1 HS lên bảng sắp xếp lại vị trí tranh theo nội dung: 3-1-4-2
- HS nêu từng nội dung tranh
- Từng cặp HS dựa vào tranh để kể
- 4 HS nối tiếp nhau thi kể theo 4 tranh
- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện thao tranh
- HS đặt tên. VD:
+ Mảnh đất thiêng liêng
+ Một phong tục lạ lùng
+ Tấm lòng yêu quí đất đai
Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------o0o----------------------------------------------
Toán
Tiết 51:Giải bài toán bằng hai phép tính ( tiếp)
I. Mục tiêu: 
- HS biết giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính. Củng cố gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần, thêm bớt một số đơn vị.
- Rèn KN giải toán cho HS. 
- GD HS chăm học toán.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV : Thước cm- Thước mét.
HS : SGK
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Tổ chức:
2/ Bài mới:
a) HĐ 1: HD giải bài toán.
- Nêu bài toán như SGK. HD vẽ sơ đồ.
- Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được bao nhiêu xe đạp?
- Số xe đạp bán ngày chủ nhật ntn so với ngày thứ bảy?
- Bài toán yêu cầu tính gì?
- Muốn biết số xe đạp bán được trong cả hai ngày ta cần biết gì?
- Đã biết số xe ngày nào? 
- Số xe ngày nào chưa biết?
- GV yêu cầu HS giải bài toán
b) HĐ 2: Luyện tập:
* Bài 1:( T51)
- Đọc đề? Vẽ sơ đồ như SGK
- Bài toán yêu cầu gì?
- Muốn tính quãng đường từ nhà đến bưu điện ta làm ntn?
- Quãng đường từ chợ huyện đến Bưu điệnTỉnh đã biết chưa?- Chấm , chữa bài.
- Gọi hs lên bảng làm bài
-GV nhận xét
*Bài 2: ( T51)
HD tương tự bài 1
Gọi hs đọc yêu cầu
-Gọi hs lên bảng làm
-Em có nhận xét gì về bài toán này với bài toán 1
-Gv nhận xét
* Bài 3: ( T51)
- Treo bảng phụ- Đọc đề?
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm ntn?
+ Lưu ý HS phân biệt khái niệm Gấp và Thêm.
3/ Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học
- Về nhà làm bài tập trong VBT
- Hát
 Tóm tắt
- HS đọc
- 6 xe đạp Thứ 7: 
- gấp đôi Chủ nhật 
- Tính số xe bán cả hai ngày.
- Biết số xe mỗi ngày
- Đã biết số xe ngày thứ bảy
- Chưa biết số xe ngày chủ nhật.
Bài giải
 Số xe ngày chủ nhật là:
6 x 2 = 12( xe đạp)
Số xe bán được cả hai ngày là:
 6 + 12 = 18( xe đạp)
Đáp số: 18 xe đạp
- Ta tính tổng quãng đường từ nhà đến chợ và từ chợ đến bưu điện
- Chưa biết, ta cần tính trước. HS làm vở
Bài giải
Quãng đường từ Chợ đến Bưu điện tỉnh là:
5 x 3 = 15( km)
Quãng đường từ Nhà đến Bưu điện tỉnh là:
5 + 15 = 20( km)
Đáp số: 20 km
- 1 hs lên bảng làm bài
Tóm tắt
 1/3
Bài giải
Số lít mật ong lấy ra là
24:3 = 8(l)
Số lít mật ong còn lại là
24 – 8 = 16( l)
Đáp số: 16 lít
- HS làm phiếu HT
- Kết quả : số cần điền là:
15; 18 42; 36
12; 10 8; 14
Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------o0o----------------------------------------------
Đạo đức
	Tiết 11:	Thực hành kỹ năng giữa kì I
I.Mục tiêu:.
- Ôn tập và thực hành các kĩ năng đã học như Kính yêu Bác Hồ, Giữ lời hứa, Tự làm lấy việc của mình, Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ anh chị em, Chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Hs biết ứng xử và nhận xét những hành vi đúng với các chuẩn mực đạo đức đã học.
II. Đồ dùng dạy học
-Phiếu bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:
B. ÔN TẬP THỰC HÀNH:
* Bài 1: 
- Hãy nêu những hiểu biết của mình về Bác Hồ kính yêu?
- Để bày tỏ lòng kính yêu Bác Hồ chúng ta phải làm gì?
* Bài 2: Xử lí tình huống
Em mượn quyển truyện của bạn và hứa là mai trả bạn , nhưng em bé của em làm rách quyển truyện đó, em sẽ làm gì?
* Bài 3: Bày tỏ ý kiến
- Gv phát phiếu bài tập cho hs , yêu cầu đánh dấu + vào ý kiến em cho là đúng.
- Thu chấm 1 số phiếu, gọi 1 số hs đọc chữa bài.
- Gv chốt lại lời giải đúng.
* Bài 4:
 Vì sao phải quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ anh chị em?
* Bài 5: 
Em phải làm gì khi bạn gặp truyện vui, buồn?
C. Củng cố dặn dò:
- Thực hành các chuẩn mực đạo đức đã học.
- Hát
- Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta. Bác hết lòng yêu thương nhân loại nhất là các em thiếu nhi...
- Kính yêu Bác và làm đúng 5 điều Bác dạy.
- Em sẽ gặp bạn nói rõ sự việc cho bạn biếtvà xin lỗi bạn. Nếu quyển truyện rách ít em sẽ dán lại. Nếu quyển truyện rách nhiều em sẽ nói với bạn mua quyển mới trả bạn.
- Hs nhận phiếu và làm bài:
+ Tự làm lấy việc của mình là quyền của trẻ em.
+ Tự làm lấy việc của trường của lớp phù hợp với khả năng không để người khác nhắc nhở.
Chỉ làm những công việc được giao.
Việc nào dễ ... y con thỏ?
- Có 42 con thỏ.
- Còn lại 42 – 10 = 32.
- Nhốt đều vào 8 chuồng.
- Mỗi chuồng có 32 : 8 = 4 con thỏ.
Bài giải
Số con thỏ còn lại sau khi bán 10 con thỏ là:
42 – 10 = 32 (con thỏ)
Số thỏ có trong mỗi chuồng là:
32 : 8 = 4 (con thỏ)
Đáp số: 4 con thỏ.
- Tìm 1/8 số ô vuông có trong mỗi hình sau.
- Hình a) có tất cả 16 ô vuông.
- Một phần tám số ô vuông trong hình 
a) là: 16 : 8 = 2 (ô vuông).
Bài giải
b) 1/8 số ô vuông của hình b là:
24 : 8 = 3( ô vuông)
Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chính tả ( nghe viết )
Tiết24:Cảnh đẹp non sông
I. Mục tiêu
 - Nhớ viết chính xác 4 câu ca dao cuối trong bài thơ Cảnh đẹp non sông
 - Tìm và viết đúng các tiếng có chứa âm đầu tr/ch hoặc vần at/ac
 - Viết đẹp và viết đúng các câu ca dao
II.Đồ dùng dạy - học:
- Viết sẵn nội dung bài 2 lên bảng
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs lên bảng tìm từ có tiếng bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần at/ac
- Gv ghi điểm 
 3 BÀI MỚI 
a. Giới thiệu bài , ghi tên bài lên bảng 
b. HD viết chính tả 
 * Trao đổi nội dung
 - Gv đọc 4 câu ca dao 1 lượt 
 - Hỏi: Các câu ca dao đều nói lên diều gì?
* HD cách trình bày 
 - Bài có những tên riêng nào?
 - 3 câu ca dao đều viết theo thể thơ nào? Trình bày như thế nào cho đẹp?
 _ Câu ca dao cuối trình bày như thế nào 
 - Giữa 2 câu ca dao ta phải viết như thế nào?
* HD viết từ khó 
 - yc hs nêu các từ khó khi viết dễ lẫn
 - Gv đọc cho hs viết 1 số từ
* Viết chính tả 
 - Gv yêu cầu hs gấp vở để nhớ lại viết 
 * Soát lỗi 
 - Gv đọc chậm dừng lại phân tích từ khó
 *Chấm 5-7 bài
c. Luyện tập
 Bài 2 .(T61)
 - Gọi hs đọc yc
 - Phát giấy bút cho các nhóm 
 - Gọi 2 nhóm dán bài lên bảng nhóm # nhận xét bổ xung
4. Củng cố dặn dò
 - Về nhà xem lại bài tập và luyện viết
 - Nhận xét tiết học
- 3 hs lên bảng, hs dưới lớp làm vào nháp. VD:Trên, trườn, trong ngoài chao lượn ...
- Hs nhận xét 
- Hs lắng nghe, nhắc lại đầu bài 
- 1 hs đọc lại
 - Các câu ca dao đều ca ngợi cảnh đẹp non sông dất nước ta
- Nghệ, Hải Vân, Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười
- Viết theo thể thơ lục bát. Dòng 6 chữ lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ lùi vào 1 ô li 
- Câu ca dao cuối mỗi dòng có 7 chữ viết lùi vào 1 ô
- Cách ra 1 dòng
- 2 hs lên bảng viết, dưới lớp viết nháp: quanh quanh, non xanh, nghìn trùng, lóng lánh, sừng sững
- Hs nhận xét
- 1 hs đọc thuộc các câu ca dao cần viết 
- Hs ngồi ngay ngắn tự nhớ lại viết bài
- Hs lắng nghe , soát lỗi
- 5-7 hs nộp bài 
- 1 hs đọc , lớp đọc thầm
- Các nhóm nhận đồ dùng và làm bài trong nhóm
a, Cây chuối , chữa bệnh trông 
b, Vác , khát , thác 
 Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------o0o----------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết12: Nói, viết về cảnh đẹp đất nước
I. Mục tiêu:
- Dựa vào ảnh hoặc tranh về một cảnh đẹp đất nước, nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó.
- Viết những điều đã nói thành đoạn văn ngắn. Chú ý viết thành câu, dùng từ đúng.
II. Kĩ năng sống được giáo dục trong bài học:
-Tư duy sáng tạo 
- Tìm kiếm và sử lí thông tin 
III Nội dung tích hợp về bảo vệ môi trường . 
- Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trường trên đất nước ta.
IV. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị tranh ảnh về một số cảnh đẹp đất nước hoặc các cảnh đẹp của địa phương, gần gũi với học sinh.
V. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng, 1 học sinh kể lại chuyện vui "Tôi có đọc đâu", một học sinh nói về quê hương em ở.
- Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
a./ Giới thiệu bài:
- Trong giờ tập làm văn này, các em biết qua tranh ảnh và viết những điều
b./ Hướng dẫn kể:
- Kiểm tra các bức tranh ảnh của học sinh.
- Nhắc học không chuẩn bị được ảnh có thể nói về ảnh chụp bãi biển Phan Thiết (trang 102 SGK).
- Treo bảng phụ có viết các gợi ý và yêu cầu cả lớp quan sát bức tranh chụp ảnh Phan Thiết.
- Gọi 1 học sinh khá nói mẫu về bãi biển Phan Thiết theo các câu hỏi gợi ý.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh của mình và giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em biết về cảnh đẹp đó.
- Giáo viên nhận xét sửa chữa lỗi chưa thành câu, cách dùng từ.
- Tuyên dương những học sinh nói tốt.
c./ Viết đoạn văn:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu 2 SGK.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi một số học sinh đọc bài làm của mình.
- Nhận xét chữa lỗi cho từng học sinh.
- Cho điểm bài làm khá.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- Hát
- 2 học sinh lên bảng, lớp theo dõi nhận xét bài của bạn.
- Sẽ kể về một cảnh đẹp đất nước mà em kể thành một đoạn văn ngắn.
- Trình bầy tranh ảnh đã chuẩn bị.
- Học sinh quan sát hình.
- Học sinh có thể nói: Đây là bãi biển Phan Thiết, một cảnh đẹp nổi tiếng ở nước ta. Đến Phan Thiết, bạn sẽ gặp một không gian xanh rộng lớn, mênh mông. Biển xanh, trời xanh, núi xanh, rừng dừa xanh. Nổi bật lên giữa điệp trùng xanh ấy là bãi biển với dải cát vàng nhạt, tròn như giọt nước. Thật là một cảnh đẹp hiếm thấy.
- Làm việc theo cặp, sau đó một số học sinh lên trước lớp cho cả lớp quan sát tranh ảnh của mình và giới thiệu với cả lớp. Về cảnh đẹp đó. Học sinh cả lớp theo dõi và bổ xung những vẻ đẹp mà mình cảm nhận được qua tranh, ảnh của bạn.
- 2 học sinh đọc.
- Học sinh làm bài vào vở. Viết phải thành câu.
- 3 học sinh đọc, cả lớp theo dõi nhận xét bài viết của bạn.
. Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------o0o----------------------------------------------
Thể dục
Tiết 24:Động tác nhảy của BTDPTC 
I.Mục tiêu:
 -Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của BTDPTC. Học động tác nhảy.Chơi trò chơi “Ném trúng đích”. 
- . Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác,Hs biết cách chơi và biết tham gia chơi 1 cách tương đối chủ động. 
- Giáo dục lòng đam mê tập thể dục, tính chính xác cao thông qua trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện
- Giáo viên : Còi , kẻ sân tập.
 - học sinh : Trang phục gọn gàng.
III. Hoạt động dạy học 
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. Phần mở đầu
* Giáo viên nhận lớp.
- Phổ biến nội dung bài học
Chạy nhẹ nhàng ,xoay các khớp ( 4-5 phút )
*Kiểm tra bài cũ : 6 động tác ( 3 phút )
B. Phần cơ bản
-Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài TDPTC Học động tác nhảy.Chơi trò chơi “Ném trúng đích”. ( 1 phút )
 -Chia tổ ôn luyện. GV đi đến từng tổ quan sát, nhắc nhở kết hợp sửa chữa động tác sai cho HS. Tổ trưởng điều khiển. 
 * Học động tác nhảy
Lần 1: GV vừa làm mẫu vừa giải thích và hô nhịp chậm, đồng thời cho HS tập bắt chước theo. Sau đó GV nhận xét rồi cho tập tiếp lần 2. Lần 3 GV vừa hô nhịp vừa làm mẫu những nhịp cần nhấn mạnh. Lần 4 – 5 GV chỉ hô nhịp, không làm mẫu. Nhịp hô với tốc độ hơi nhanh. 
* Chơi trò chơi “Ném trúng đích”. 
Hs biết cách chơi và biết tham gia chơi 1 cách tương đối chủ động. 
C. Phần kết thúc.
 - Thả lỏng.
- Giáo viên cùng HS hệ thống lại bài .
- Biểu dương HS học tốt , giao bài về nhà .
 6 phút
18- 22 phút
3-4 phút
 GV
 o o o o o o o o 
 o o o o o o o o 
 o o o o o o o o 
 o o o o o o o o 
o o o o o o o o
o o
o o
o o
o o
o o
o o o o o o o o
x x x x x x x x 
x x x x x x x x
x x x x x x x x
Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 12.
I / mục tiêu
- Tổng kết, đánh giá các mặt hoạt động để các em thấy đợc ưu, nhược điểm của bản thân , từ đó có hướng phấn đấu, sửa chữa
-Rút kinh nghiệm công tác tuần qua và đề ra công tác tuần tới (tuần 6)
II/ Nội dung sinh hoạt
 -Tổ trưởng nhận xét
-Lớp trưởng nhận xét
-GV chủ nhiệm nhận xét
1/ Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động trong tuần.
- Đạo đức: duy trì nề nếp: chào hỏi mọi ngời; nề nếp ra, vào lớp, ý thức tu dưỡng đạo đức của bản thân.
- Học tập: học bài và làm bài đầy đủ, ghi chép bài đúng quy định, ý thức xây dựng bài trong các tiết học.
- Một số bạn học bài và làm bài đầy đủ , trong lớp có ý thức xây dựng bài: như bạn Hà, Ngọc , Vũ Huyền , Trang, Thượng .
- Một số bạn còn lười học như: Bạn Đạt , Bằng , Kiên, Hiếu , Vũ Vượng . 
 - Các hoạt động Sao nhi đồng: duy trì và thực hiện tốt các mặt hoạt động theo đúng quy định của Đội đề ra.
2/ Rút kinh nghiệm chung trong tuần
- Nhắc nhở HS rút kinh nghiệm những nhược điểm mắc phải trong tuần và duy trì tốt các mặt hoạt động:Đạo đức, học tập và các hoạt động của đội
- Y/c HS thực hiện tốt với ý thức tự giác, nghiêm túc các hoạt động trên.
III. Phương hướng tuàn tới:
-Thi dua học tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
- Tập một số tiết mục văn nghê , làm báo ảnh , thi viết chữ đẹp , chấm vở sạch chữ đẹp để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 
 GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhân:Tổ trưởng, lớp phó, lớp trưởng giám sát các thành viên trong lớp thực hiện tốt các mặt hoạt động trong tuần 13.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_1112.doc