Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
A/ Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh địa phương dễ phát âm sai: hạ lệnh, vùng nọ, lo sợ.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, phẩy, giữa các cụm từ
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Đọc thầm nhanh hơn lớp 2
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải ở trong bài
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé
B/ Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng câu chuyện
- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt: Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn
II.Các kĩ năng sông thực hiên trong bài học:
-Tư duy sáng tạo
-Ra quyết định
- Giải quyết vấn đề
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1
Tuần 1 Thứ hai ngày 15 tháng 8 năm 2011 Tập đọc - kể chuỵện Tiết 1: Cậu bé thông minh I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU A/ Tập đọc: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh địa phương dễ phát âm sai: hạ lệnh, vùng nọ, lo sợ... - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, phẩy, giữa các cụm từ - Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: - Đọc thầm nhanh hơn lớp 2 - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải ở trong bài - Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé B/ Kể chuyện: 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng câu chuyện - Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt: Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung 2. Rèn kĩ năng nghe: - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn II.Các kĩ năng sông thực hiên trong bài học: -Tư duy sáng tạo -Ra quyết định - Giải quyết vấn đề III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK . - Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *Tập đọc: (1,5 Tiết) 1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút) - GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS - Nhận xét - GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK- Tập I - HS đọc 8 chủ điểm đó lên(CN) - GV giải thích từng chủ điểm. VD: + Măng non: Thiếu nhi + Mái ấm: Gia đình + Tới trường: Nhà trường + Cộng đồng: Xã hội... 2. Dạy bài mới:(40) Tiết 1: a, Giới thiệu:(1’)HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm măng non, tranh minh hoạ truyện mở đầu chủ điểm: “Cậu bé thông minh”. Sau đó, GV giới thiệu đây là câu chuyện về sự thông minh, tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ. b/Luyện đọc - GV đọc diễn cảm - HD đọc + Giọng người dẫn chuyện chậm rãi ở phần mở đầu. Thể hiện sự lo lắng của trước y/c oái oăm của nhà vua, khoan thai, thoải mái sau mỗi lần cậu bé qua được thử thách... Giọng cậu bé: lễ phép, bĩnh tĩnh... Giọng nhà vua oai nghiêm, có lúc vờ bực tức quát... * Đọc từng câu: - Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Bài có 22 câu. Ai đọc câu đầu sẽ đọc đầu bài - GV nhận xét - GV đưa tiếng khó lên bảng - Gọi HS đọc cá nhân - GV nhận xét * Đọc đoạn: Lớp bạn nào đọc câu cũng tốt. Bây giờ ta đọc tiếp theo đoạn. Bài này gồm mấy đoạn? - Gọi HS đọc đoạn 1 - GT: kinh đô-> 1 HS chú giải - GV ghi từ lên bảng - GV đưa câu: Ngày xưa, có ông vua lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ/ nộp một con...đẻ trứng, nếu không có/ thì cả làng phải chịu tội. - GV đính lên bảng ? Nêu cách đọc, cách ngắt nghỉ? - Gọi HS đọc đoạn 2 - Đưa từ “om sòm” gọi HS nêu chú giải- ghi từ lên bảng + Đọan 2 có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào? ? Lời của mỗi nhân vật thể hiện như thế nào? - Gọi HS đọc đoạn 3 - HS nêu: Trọng thưởng: Tặng cho phần thưởng lớn - GV viết từ vào tìm hiểu bài - HS đọc lại đoạn 3 - Gọi 3 HS đọc lại đoạn nối tiếp - Bạn thứ nhất đọc đoạn 1-3 + Bạn thứ hai đọc đoạn 2 và đổi lại * Đọc đoạn theo cặp (nhóm 2) * Đọc đồng thanh đoạn, bài - 3 tổ đọc đồng thanh, mỗi tổ 1 đoạn - Nhận xét - Lớp đồng thanh cả bài - Gọi 1 HS khá đọc cả bài c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài ( tiết 2) - Chúng ta đã đi đọc bài rồi bây giờ ta tìm hiểu cái hay của bài + Bài có mấy nhân vật? Bây giờ chúng ta tìm hiểu đoạn 1 - Lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: ? Nhà vua có mong muốn gì? ? Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? ? Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua? => Tiểu kết- chuyển ý: Nhà vua đã đề ra yêu cầu thật không thể xảy ra. Vậy dân làng có ai giải quyết được lệnh vua không. Cô mời lớp đọc thầm đoạn 2. Trước khi đọc thầm cả lớp chú ý để trả lời câu hỏi 3 GV gọi HS trả lời câu hỏi ? Cậu bé đã làm ntn để vua thấy lệnh của ngài là vô lý? =>Tiểu kết- chuyển ý: Nhà vua đã tìm được cậu bé thông minh nhưng nhà vua đã tin cậu bé ngay chưa? Đó là nội dung của câu hỏi 4. Mời 1 em đọc câu hỏi 4 và đọc thầm đoạn 3 để trả lời câu hỏi 4 ? Để muốn thử tài cậu bé một lần nữa nhà vua đã làm gì? ? Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? Vì sao cậu bé lại yêu cầu như vậy? ? Cậu bé trong bài là người như thế nào? ? Câu chuyện này nói lên điều gì? -> GV y/c hs thảo luận nhóm - GVnhận xét, chốt lại ghi bảng d/ Luyện đọc lại (5’) - GVđọc mẫu lại đoạn 2 - GV tổ chức đọc truyện theo vai - GV nhận xét e/Kể chuyện (20’) - GVgiao nhiệm vụ: Dựa tranh các em quan sát và bài tập kể lại từng đoạn của câu chuyện - GV hướng dẫn kể từng đoạn theo tranh - Nếu HS lúng túng, GVđặt câu hỏi gợi ý cho từng tranh Tranh 1:? Quân lính đang làm gì? ? Thái độ của dân làng? Tranh 2: ? Trước mặt vua cậu bé đang làm gì? ? Thái độ của nhà vua? Tranh 3:? Cậu bé y/c sứ giả điều gì? ? Thái độ nhà vua thay đổi ra sao? - GVnhận xét, khen ngợi những HS biết sáng tạo 3. Củng cố, dặn dò:(Tập đọc, kể chuyện) + Trong câu chuyện này, em thích nhất nhân vật nào? Vì sao? + GV khen ngợi, động viên những ưu điểm - Về nhà kể lại chuyện cho người khác nghe - Chuẩn bị bài: “Hai bàn tay em” Mở sách, mục lục SGK, 1 HS đọc tên 8 chủ điểm. - HS theo dõi - HS theo dõi - HS đọc tiếp nối từng câu - HS đọc thầm: hạ lệnh, làng, vùng nọ, lo sợ, làm lạ... - HS đọc cá nhân - Nhận xét - Đọc nối tiếp mỗi HS 2 câu - 3 HS nối tiếp 3 đoạn của bài - 3 đoạn- 3 HS đọc nối tiếp (2 lần) - 2 HS đọc đoạn 1 - HS đọc chú giải từ kinh đô: nơi vua và triều đình đóng - 1 HS nhắc lại - HS đọc thầm +Giọng chậm rãi - HS đọc câu GV đưa lên bảng. - Nhận xét - HS đọc đoạn 2 (2 em) - HS nêu chú giải: om sòm: ầm ĩ, gây náo động - Hai nhân vật: vua và cậu bé + Vua: oai nghiêm, bực tức + Cậu bé: lễ phép, bình tĩnh, tự tin - Đọc lại lời nhân vật - HS đọc đoạn 3 - GV đưa từ: Trọng thưởng - 1 HS nêu chú giải - 1HS đọc - 3 HS đọc - Nhóm đọc đoạn nối tiếp. - HS đồng thanh theo đoạn, cả bài - 1 HS khá đọc toàn bài - Vua, người dẫn chuyện, cậu bé - Mong muốn của nhà vua là tim người tài - Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp 1 con gà trống biết đẻ trứng - Vì gà trống không đẻ trứng được - HS đọc thầm đoạn 2 - 1 HS đọc câu hỏi 3:Cậu bé đã làm ntn để vua thấy lệnh của ngài là vô lý - HS trả lời: Cậu nói câu chuyện khiến vua cho là vô lý bố đẻ em bé từ đó làm cho vua phải thừa nhận: Lệnh ngài cũng vô lý - 1 HS đọc câu hỏi 4 - HS đọc thầm đoạn 3 -Lệnh cho người mang một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu làm ba mâm cỗ. - Cậu yêu cầu sứ giả về tâu với vua rèn chiếc kim thành con dao thật sắc để sẻ thịt chim. Y/c 1 việc mà vua không thể làm nổi để không thực hiện lệnh vua - HS thảo luận nhóm (nhóm 4) +Thông minh - Đại diện nhóm trả lời: Câu chuyện ca ngợi tài trí của cậu bé - Nhận xét - 1 HS đọc đoạn 2 cho cả lớp nghe Nhận xét - HS thảo luận nhóm cử đại diện của nhóm mình - Các nhóm đọc - Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay - HS đọc lại nhiệm vụ - HS quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn và nhẩm kể chuyện - 3 HS nối tiếp quan sát tranh và kể lại 3 đoạn -> Lính đang đọc lệnh vua. Mỗi làng phải nộp... -> Lo sợ - Khóc ầm ĩ và bảo: Bố câu mới đẻ em bé, bắt cậu đi xin sữa cho em. Cậu xin không được nên bị bố đuổi đi -> Nhà vua giận giữ quát vì cho cậu bé là láo, dám đùa với vua ->Về tâu với vua rèn chiếc kim thành con dao thật sắc để mổ thịt chim làm cỗ -> Vua biết đã tìm được người tài nên trọng thưởng cho cậu bé, gửi cậu vào trường học để cậu bé rèn luyện - HS kể theo đoạn Nhận xét: Nội dung, diễn đạt, cách thể hiện -> HS phát biểu: em thích nhân vật cậu bé thông minh làm cho nhà vua phải thán phục... Rút kinh nghiệm. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Toán Tiết 1 :Đọc viết so sánh số có ba chữ số I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Giúp HS ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số - Rèn kĩ năng đọc, viết các số có ba chữ số II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - vở bài tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định tổ chức ( kiểm tra sĩ số ) B. Kiểm tra bài cũ C. Bài mới 1.Đọc, viết các số có ba chữ số * Bài 1( trang 3) - GV treo bảng phụ - 1 HS đọc yêu cầu BT - GV phát phiếu BT - Gọi hs trình bày bài của mình * Bài 2( trang 3) dành cho hs trung bình - GV treo bảng phụ - 1 HS đọc yêu cầu BT - Phần a các số được viết theo thứ tự nào ? Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 310 đến 319 xếp theo thứ tự tăng dần. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trớc nó cộng thêm 1. - Phần b các số được viết theo thứ tự nào ? Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần từ 400 đến 391. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trớc nó trừ đi 1. 2. So sánh các số có ba chữ số * Bài 3( trang 3) - Yêu cầu HS mở SGK, đọc yêu cầu BT Gọi HS nhận xét ? Tại sao con lại điền 303 < 330? - Vì sao 199 < 200 - Gọi HS nhận xét HS Vì sao 30 + 100 < 131 - Gọi HS nhận xét - GV chốt lại. Vì 30 + 100 = 130 mà hàng trăm đều bằng 1, hàng trục đều bằng 3, hàng đơn vị 0 bé hơn 1 nên 30 + 100 < 131 * Bài 4( trang 3) Dành cho hs khá - Đọc yêu cầu BT - Yêu cầu cả lớp tự làm bài của mình. - Gọi 1 số HS đứng lên trả lời Trả lời ? Số lớn nhất trong dãy số là số nào? ? Vì sao nói số 735 là số lớn nhất trong dãy số trên? ?Số nào là số bé nhất trong các số trên? ? Vì sao 142 là số bé nhất? - Yêu cầu HS trao đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - GV nhận xét. * Bài 5( trang 3) Dành cho hs khá và giỏi - Đọc yêu cầu bài tập - Gọi HS nhận xét bài lên bảng. ? Vì sao số 162 con lại viết đầu tiên? ? Số 830 con lại viết cuối cùng vì sao? - GV nhận xét 3. Củng cố , dặn dò Qua bài học ngày hôm nay các em được ôn tập, củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số - GV nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài sau . - HS hát - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS + Viết ( theo mẫu ) - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm phiếu Đọc số Viế ... mình - HS trả lời - QS H3, 4, 5 theo cặp - HS thảo luận - Đại diện nhóm lên trình bày Rút kinh nghiệm. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Thứ sáu ngày 20 tháng 8 năm 2010 Toán Tiết 5: Luyện tập I. MỤC TIÊU: - Giúp HS củng cố cách tính cộng. trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm ) - Rèn kĩ năng tính toán cho HS II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Đặt tính rồi tính 256 + 70 333 + 47 - Nhận xét, ghi điểm. B. BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng làm bài tập: * Bài 1 trang 6 - Đọc yêu cầu BT - GV lưu ý HS phép tính 85 + 72 ( tổng hai số có hai chữ số là số có ba chữ số ) * Bài 2 trang 6 - Đọc yêu cầu BT - GV nhận xét * Bài 3 trang 6 - GV treo bảng phụ viết tóm tắt bài toán - Muốn tìm cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu làm phép tính gì ? * Bài 4 trang 6 - Đọc yêu cầu bài tập - GV theo dõi nhận xét * Bài 5 trang 6( trò chơi) - Đọc yêu cầu BT IV Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Khen những em có ý thức học tốt 2 em chữa bài trên bảng lớp. - Nhận xét. + Tính - HS tự tính kết quả mỗi phép tính 367 487 85 108 + + + + 120 302 72 75 487 789 157 183 Đổi chéo vở để chữa từng bài + Đặt tính rồi tính - HS tự làm như bài 1 + + + + + HS đọc tóm tắt bài toán - HS nêu thành bài toán - Tính cộng - HS tự giải bài toán vào vở Bài giải Cả hai thùng có số lít dầu là : 125 + 135 = 260 ( l dầu ) Đáp số : 260 l dầu + Tính nhẩm HS tính nhẩm rồi điền kết quả vào mỗi phép tính 310 + 40 = 350 400 + 50 = 450 150 + 250 = 400 305 + 45 = 350 450 – 150 = 300 515 – 15 = 500 + Vẽ hình theo mẫu - HS vẽ theo mẫu hình ảnh con mèo - HS tô mầu con mèo Rút kinh nghiệm. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. . Tập làm văn Nói về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ CHí Minh- Điền vào giấy tờ in sẵn. I. MỤC TIÊU: 1. Rèn kĩ năng nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 2. Rèn kĩ năng viết: Biết điền đúng nội dung vào đơn xin cấp thể đọc sách. II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách ( phô tô phát cho hs ) - Vở bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. MỞ ĐẦU: Tập làm văn lớp 3 tiếp tục giúp các con rèn luyện các kĩ năng nói năng, nói, nghe, viết,để phục vụ cho việc học tập và giao tiếp. B. DẠY BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: Tiếp theo bài tập đọc hôm trước - bài Đơn xin vào Đội, trong tiết tập làm văn hôm nay, các con sẽ nói những điều con đã biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Sau đó, các em sẽ tập điền đúng nội dung vào mẫu in sẵn- Đơn xin cấp thẻ đọc sách. 2. Hướng dẫn bài tập: a. Bài tập 1: - Gv: Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng(5-9) tuổi sinh hoạt trong các sao nhi đồng lẫn thiếu niên(9-14) tuổi sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong. - Đội thành lập ngày nào ở đâu? - Những đội viên đầu tiên của đội là ai? - Đội được mang tên Bác Hồ khi nào? - Nói những điều em biết về huy hiệu Đội, khăn quàng, bài hát, các phong trào của Đội. b. Bài tập 2: - Gv nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm các phần: + Quốc hiệu và tiêu ngữ (cộng hoà...Độc lập ...) + Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn + Tên đơn + Địa chỉ gửi đơn + Họ, tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, trường của người viết đơn + Nguyện vọng và lời hứa + Tên và chữ ký của người viết đơn - Gv đi kiểm tra uốn nắn hs viết đúng vào chỗ chấm của mỗi dòng trong đơn - Gv tuyên dương 1 số bài làm đúng, trình bày đẹp cho cả lớp cùng xem. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, nhấn mạnh điều mới biết: ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn. - Y/c hs nhớ mẫu đơn, thực hành điền chính xác vào mẫu đơn in sẵn để xin cấp thẻ đọc sách khi tới các thư viện. - Một hs đọc y/c của bài- lớp đọc thầm. - hs trao đổi nhóm để trả lời các CH. - Đội được thành lập ngày 15/ 5/ 1941 tại Pác Bó, Cao bằng. Tên gọi lúc đầu là Đội nhi đồng cứu quốc. - Lúc đầu đội chỉ có 5 đội viên với người đội trưởng anh hùng là Nông Văn Dền ( bí danh Kim Đồng ). Bốn đội viên khác là: Nông văn chàn( bí danh Cao Sơn ), Lý văn Tịnh( bí danh Thanh Minh) Lý Thị Mì ( bí danh Thuỷ Tiên ), Lý thị Xậu ( bí danh Thanh Thuỷ ) - Về những lần đổi tên của đội: Tên gọi lúc đầu là " Đội nhi đồng cứu quốc ( 15/5/1941), đội thiếu nhi tháng tám ( 15/5/1951), đội thiếu niên tiền phong ( 2/1956 ), đội thiếu niên tiền phong HCM ( 30/1/ 1970) - Huy hiệu đội: vẽ một búp măng màu xanh khoẻ mạnh trên nền cờ tổ quốc. - Bài hát của đội là "đội ca" do nhạc sĩ phong nhã sáng tác. khăn quàng màu đỏ. - Các phong trào là : công tác Trần quốc Toản( phát động năm 1947). kế hoạch nhỏ( 1960 ), thiết nhi làm nghìn việc tốt( 1981 ) - Đại diện nhóm thi nói về t/c đội. - Cả lớp và gv nhận xét bổ sung bình chọn người am hiểu nhất, diễn đạt tự nhiên. - 1 hs đọc y/c của bài, lớp đọc thầm. - Hs làm bài vào vở bài tập. - Vài hs đọc bài viết. - Cả lớp và gv nhận xét. Rút kinh nghiệm. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tập viết Ôn chữ hoa A . I. Mục tiêu: -Củng cố cách viết chữ hoa A ( viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định ) thông qua bài tập ứng dụng: - Viết tên riêng Vừa A Dính bằng chữ cỡ nhỏ - Viết đúng câu ứng dụng Anh em như thể chân tay / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần bằng chữ cỡ nhỏ. II.Đồ dùng dạy - học: - Mẫu chữ viết hoa A - Tên riêng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li - Hs: Vở tập viết, bảng con phấn III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. MỞ ĐẦU: Nội dung tập viết ở lớp 3 là tiếp tục rèn cách viết các chữ viết hoa ( khác với lớp 2 không viết rời từng chữ hoa mà viết từ và câu có chứa chữ hoa ấy ) B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài : trực tiếp 2. Hướng dẫn viết trên bảng con a. Luyện viết chữ hoa. - Trong bài tập viết hôm nay có những chữ hoa nào? - Đưa chữ mẫu viết hoa A, V, D, R lên bảng - Gv viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nêu cách viết. - Yêu cầu hs viết các chữ hoa A, V, D vào bảng con. - Nhận xét chỉnh sửa cho hs. b. Hướng dẫn viết từ ứng dụng. - Đưa từ ứng dụng lên bảng - Giới thiệu Vừa A Dính - Trong từ ứng dụng các chữ có độ cao như thế nào? - Khoảng cách giữa các chữ ntn? - Khi viết các nét nối liền với nhau bằng một nét hất. - Yêu cầu hs viết vào bảng con. - Nhận xét, chỉnh sửa cho hs. c.Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Đưa câu ứng dụng lên bảng - Câu ứng dụng khuyên ta điều gì? - Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? - Khoảng cách giữa các chữ ntn? - Yêu cầu hs vi -Yêu cầu hs viết chữ Anh, Rách vào bảng con - Nhận xét, chỉnh sửa cho hs. 3. Hướng dẫn viết vào vở. - Gv đi kiểm tra uốn nắn hs viết. - Thu chấm 5-7 bài, nhận xét. 4. Củng cố dặn dò: - Học thuộc câu ứng dụng, viết tiếp phần bài ở nhà cho đẹp. - Nhận xét tiết học. - Có các chữ hoa A, V, D, R - Hs quan sát. - 1, 2 hs nhắc lại cách viết - 2 hs lên bảng viết, lớp viết bảng con ............................................. ............................................. ............................................. - Hs nhận xét - 1 hs đọc từ ứng dụng. - Hs lắng nghe - Chữ V, A, D, h cao 2 li rưỡi. Các chữ còn lại cao 1 li - Khoảng cách giữa các chữ bằng con chữ o - 1 hs lên bảng viết, lớp viết bảng con .A........................................... .V....................................... ..D......................................... - Hs nhận xét - 1 hs đọc câu ứng dụng - Anh em gắn bó thân thiết với nhau như chân với tay, lúc nào cũng phải yêu thương đùm bọc nhau - Chữ A, h, y, R, l, b viết 2 li rưỡi. Chữ d, đ cao 2 li. Chữ t cao 1 li rưỡi. Các chữ còn lại cao 1 li - Bằng con một con chữ o - 1 hs lên bảng viết, lớp viết bảng con ...Vừ A...Dính.......................................... ...Anh..em.như thể.chân.................... ..Rách.lành.đùm.bọc.dỡ.hay.đỡ.đần...... - Hs nhận xét - Hs ngồi đúng tư thế viết bài - Một số hs nộp bài Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Sinh hoạt Nhận xét tuần 1. I. Mục đích - yêu cầu: - Nắm được ưu nhược điểm trong tuần - Đề ra phương hướng cho tuần sau II. Lên lớp: Tổ trưởng các tổ nhận xét Lớp trưởng nhận xét GV nhận xét chung 1. Nề nếp Lớp đi học đầy đủ, có kiểm tra 15 phút đầu giờ 2. Học tập -Trong lớp các em hăng hái xây dựng bài. có chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa chuẩn bị bài tốt. 3. Vệ sinh: -Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh lớp học sạch sẽ 4. Đạo đức: Nhìn chung các em ngoan, vâng lời người lớn, đoàn kết với bạn bè 5. HĐGG Tham gia đầy đủ nhưng chưa nghiêm túc II. Phương hướng tuần sau: Phát huy về nề nếp, vệ sinh, học tập - Khắc phục về hoạt động tập thể Thi đua đôi bạn cùng tiến. điểm 10 Có ý thức giữ vệ sinh trường, lớp. VS cá nhân.
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_1.doc