Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 1+2+3

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS cần:

- Nhận biết được một tập hợp và các phần tử của nó, tập hợp các số tự nhiên (N) và tập hợp các số tự nhiên khác 0 (N*).

- Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.

- Sử dụng được các cách mô tả, cách viết một tập hợp.

2. Nănglực

-Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được kết quả thảo luận của nhóm, biết chia sẻ giúp đỡ bạn thực hiện nhiệm vụ học tập, biết tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình.

- Năng lực mô hình hóa toán học: Từ các ví dụ thực tế mô tả về tập hợp học sinh thấy được sự tương tự đối với tập hợp số tự nhiên.

- Năng lực giao tiếp toán học: HS nghe hiểu, đọc hiểu, viết đúng kí hiệu về tập hợp.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: Đồ dùng hay hình ảnh , phiếu học tập 1,2,3,phấn màu.

2. HS: SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học.

 

doc 162 trang cucpham 26/07/2022 6120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 1+2+3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 1+2+3

Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 1+2+3
Ngày soạn: .../... /...
Ngày dạy: .../.../... 
CHƯƠNG I. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
 Tiết 1 §1.TẬP HỢP
I. MỤCTIÊU
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS cần:
- Nhận biết được một tập hợp và các phần tử của nó, tập hợp các số tự nhiên (N) và tập hợp các số tự nhiên khác 0 (N*).
- Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.
- Sử dụng được các cách mô tả, cách viết một tập hợp.
2. Nănglực
-Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được kết quả thảo luận của nhóm, biết chia sẻ giúp đỡ bạn thực hiện nhiệm vụ học tập, biết tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình.
- Năng lực mô hình hóa toán học: Từ các ví dụ thực tế mô tả về tập hợp học sinh thấy được sự tương tự đối với tập hợp số tự nhiên. 
- Năng lực giao tiếp toán học: HS nghe hiểu, đọc hiểu, viết đúng kí hiệu về tập hợp.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GV: Đồ dùng hay hình ảnh , phiếu học tập 1,2,3,phấn màu...
2. HS: SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Hoạt động 1:Mở đầu (3 phút)
a)Mục tiêu: HS thấy được khái niệm tập hợp rất gần với đời sống hằng ngày.
b) Nội dung: Quan sát các hình ảnh thực tế trên màn hình máy chiếu,sách.. Lấy các ví dụ về tập hợp trong thực tế.
- Giới thiệu cách đọc: 
+ Tập hợp các bông hoa hồng trong lọ hoa.
+ Tập hợp gồm 3 con cá vàng trong bình
+ Tập hợp các cầu thủ bóng đá.
c) Sản phẩm: Ví dụ:..
d) Tổ chức thực hiện:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chiếu hình ảnh trên màn hình giới thiệu nội dung về tập hợp các đồ vật quen thuộc trong cuộc sống.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về tập hợp trong thực tế.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới
VD: 
-Tập hợp các học sinh của lớp 6A
- Tập hợp những quyển sách ở trên bàn,...
-Tập hợp các số tự nhiên
-Tập hợp các chữ cái trong từ TOÁN HỌC
.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút)
1. Tập hợp, phần tử của tập hợp
a) Mục tiêu: Nhận biết được một tập hợp và các phần tử của nó, sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.
b) Nội dung: Học sinh thực hiện theo các chỉ dẫn của GV: Giao trong phiếu 1 và Luyện tập
c) Sản phẩm: - Phiếu học tập 1 ; Luyện tập 1: 
d) Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Học sinh quan sát hình 1.3 SGK, nghe GV giới thiệu:
+ Tập hợp M và các phần tử của M.
+ Tập hợp B và các phần tử của B.
+ Phần tử thuộc, không thuộc tập hợp.
+ Cách sử dụng kí hiệu .	6
- Học sinh thực hiện :Phiếu học tập số 1
- Làm bài tập: Luyện tập 1. Gọi B là tập hợp các bạn tổ trưởng trong lớp em. Em hãy chỉ ra một bạn thuộc tập B và một bạn không thuộc tập B.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.
GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.
1. Tập hợp, phần tử của tập hợp
x là phần tử của tập A kí hiệu là xA;
y không là phần tử của tập A kí hiệu là yA ; 
-Kí hiệu tập hợp bằng chữ cái in hoa như \A,B,C,...
 A={ ; ; } (với các số)
 A={ ; ; } ( với các chữ,từ,dấu...)
- Phiếu học tập số 1:
a) Điền kí hiệu vào ô thích hợp: 4A; 7A ; 5A; 6 A
b) Tập hợp A có 3 phần tử. Các phần tử nằm trong A gồm các số: 2; 4; 5.
 A không chứa các phần tử số: 6; 7.
c) Người ta đặt tên tập hợp bằng chữ cái in hoa.
- Luyện tập 1: 
B = {An; Nga; Mai; Hùng} An B; Hà B ;
2.Mô tả một tập hợp
a) Mục tiêu: HS biết và sử dụng được hai cách mô tả (viết) một tập hợp.
b) Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện để hình thành kiến thức về cách viết tập hợp.
c) Sản phẩm: - Hai cách mô tả của tập hợp
Cách 1. Liệt kê các phần tử của tập hợp/Cách 2. Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp - Phiếu học tập số 2
d) Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV vẽ hình 1.4 giới thiệu, giảng giải cho HS về hai cách mô tả (viết) tập hợp.
- GV giới thiệu về tập hợp số tự nhiên N và N*.
- Học sinh thực hiện phiếu học tập số 2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.
GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.
2.Mô tả một tập hợp
Cách 1. Liệt kê các phần tử của tập hợp, tức là viết các phần tử của tập hợp trong dấu ngoặc {} theo thứ tự tuỳ ý nhưng mỗi phần tử chỉ được viết một lần.
Ví dụ, với tập P gồm các số 0: 1: 2; 3: 4; 5 ở Hình 1.4, ta viết:
P={0; 1;2; 3; 4; 5}.
Hình 1.4. Tập hợp p
Cách 2. Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp 
Ví dụ, với tập P(xem H.1.4) ta cũng có thể viết:
P = {n|n là số tự nhiên nhỏ hơn 6}.
- Tập hợp số tự nhiên N, N*
+ Gọi N là tập hợp gồm các số tự nhiên 0; 1; 2; 3;...
 Ta viết: N = {0; 1; 2; 3;...}.
Ta viết nN có nghĩa n là một số tự nhiên. Chẳng hạn, tập P các số tự nhiên nhỏ hơn 6 có thể viết là:P = {n| n N, n < 6} hoặc P = {n N |n<6}.
+ Ta còn dùng kí hiệu N* để chỉ tập hợp các số tự nhiên khác 0, nghĩa là
N* = {1; 2; 3;...}.
- Phiếu học tập số 2
1 - Ban Nam viết sai, vì phần tử N và A lặp lại 2 lần.
Sửa lại: L= {N; H; A; T; R; G}.	
2 - Viết tập hợp K các số tự nhiên nhỏ hơn 7 (theo hai cách)
K ={0; 1;2; 3; 4; 5; 6}.
K = {n N | n< 7}.
 Hoạt động 3: Luyện tập(10 phút)
a) Mục tiêu:Củng cố hai cách mô tả tập hợp.Củng cố cách hiểu các kí hiệu ; 
b) Nội dung: - HS thực hiện: Luyện tập 2; Phiếu học tập số 3: (Luyện tập 3)
c) Sản phẩm:- Luyện tập 2,3
d) Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Luyện tập 2: 
Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của chúng:
A = {x N | x < 5} B = {x N*| x< 5}
Phiếu học tập số 3: Luyện tập 3
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS,củng cố.
Luyện tập 2
A = {0; 1; 2; 3; 4}
B = {1; 2; 3; 4}
 - Luyện tập 3
a) 5
M;
9
M
 b) M = {7; 8; 9}; 
 M = {x N | 6 <x <10}
 Hoạt động 4: Vận dụng(5 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về tập hợp
b) Nội dung: Học sinh hoàn thành 2 bài tập sau: 1.1và 1.2.
c) Sản phẩm: Trình bày bảng;vở
d) Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Học sinh hoàn thành hai bài tập sau: 
Cho hai tập hợp:
 A = {a;b; c; x; y} và
 B ={b; d; y; t; u, v}.
Dùng kí hiệu “” hoặc “” để trả lời câu hỏi: Mỗi phần tử a, b, x, u thuộc tập hợp nào và không thuộc tập hợp nào?
1.2. Cho tập hợp
U = {x N | x chia hết cho 3}.
Trong các số 3; 5; 6; 0; 7, số nào thuộc và số nào không thuộc tập U?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, HDVN
1.1 a A; b A; b B; x A; u B; 
a B;xB; uA;
1.2. Các số thuộc tập U là: 3; 6; 0
Các số không thuộc tập U là: 
5; 7	
* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)
- Ôn tập lại kiến thức về tập hợp và cách mô tả tập hợp.
	- Làm các bài tập 1.3; 1.4; 1.5/sgk – 7,8
 - Đọc phần có thể em chưa biết
- Tìm hiểu trước bài 2. Cách ghi số tự nhiên
	IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
 V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm	) 
 Phiếu học tập số 1: (Slide)
	a) Điền kí hiệu vào chỗ trống thích hợp:	 6
4 2
5
4 .... A; 7.... A ; 5.... A; 6 ....A7
b) Tập hợp A có ....... phần tử A
	Các phần tử nằm trong A gồm các số:.......................
 A không chứa các phần tử ...............................................
c) Người ta đặt tên tập hợp bằng ............................................
Phiếu học tập số 2: (Slide)
1 - Khi mô tả tập hợp L các chữ cái trong từ NHA TRANG bằng cách liệt kê các phần tử, bạn Nam viêt:L = {N; H; A; T; R; A; N; G}.	
Theo em, bạn Nam viết đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
...
2 - Viết tập hợp K các số tự nhiên nhỏ hơn 7 (theo hai cách)
Phiếu học tập số 3(Slide):Luyện tập 3
Gọi M là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 6 vả nhỏ hơn 10.
a) Điền kí hiệuhoặc vào ô trống: 
5
M;
9
M
b) Mô tả tập hợp M bằng hai cách.
Ngày soạn: .../... /...
Ngày dạy: .../.../... 
Tiết 2 §2.CÁCH GHI SỐ TỰ NHIÊN
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được mối quan hệ giữa các hàng và giá trị mỗi chữ số ( theo vị trí) trong một số tự nhiên đã cho viết trong hệ thập phân.
- Nhận biết được số La Mã không quá 30
2. Năng lực 
- Đọc và viết được số tự nhiên.
- Biểu diễn được số tự nhiên cho trước thành tổng giá trị các chữ số của nó.
- Đọc và viết được các số La Mã không quá 30.
 3. Phẩm chất
- Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.
- Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
GV: Máy chiếu, máy vi tính, các phiếu học tập.
Các bảng theo mẫu trong sách như bảng 1 và bảng các số La Mã.
- Hình ảnh đồng hồ với mặt số viết bằng số La Mã.
2. HS:Bộ đồ dùng học tập; Sưu tầm các đồ dùng, tranh ảnh có số La Mã.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (3 ph ... ữa bài tập 3.45; 3.46; 3.47 đã đc giao về nhà làm từ các buổi trước.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS HĐ cặp đôi nghiên cứu VD và làm các bài tập.
* Báo cáo kết quả, thảo luận:
- Đại diện một số cặp đôi báo cáo kết quả.
- Các HS khác thảo luận đưa ra ý kiến
* Kết luận, nhận định
- GV chốt lại kết quả cuối cùng, yêu cầu HS xác định kiến thức đã áp dụng.
- GV y/c HS đưa ra bài tập tương tự với các bài vừa chữa. Yêu cầu về nhà thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập: 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu VD 2 (đã giao về nhà) chữa bài tập 3.49; 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS nghiên cứu VD2
- Làm bài 3.49; 3.33(SBT)
* Báo cáo kết quả, thảo luận:
- GV cho HS thảo luận tìm hiểu đại lượng đã biết, đại lượng chưa biết, phương án giải bài tập.
- y/c HS lên bảng giải bài tập, HS khác làm vào vở.
* Kết luận, nhận định
- Các HS khác thảo luận đưa ra ý kiến
- GV chốt lại kết quả cuối cùng.
1. Bài tập về tính giá trị của biểu thức
Bài 3.45
a) 
b) 
Bài 3.46.
 với a = 4, b = -3
Bài 3.47
a) 
b) 
2. Bài tập vận dụng các phép tính với số nguyên
Bài 3.49
 Số tiền lương được lĩnh trong tháng đó là: 
230.50 000 + 8.(-10 000) = 11 420 000 (đồng)
Bài 3.33(SBT)
 Một bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm x(dm) 
 420 bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm 420.x (dm)
a) x = 18 
 420 bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm: 420.18 = 7 560 (dm)
b) x = -7 
 420 bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm: 420.(-7) = -2 940 (dm)
3. Hoạt động 3: Vận dụng (10 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về tập hợp; phép nhân, phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên 
b) Nội dung: HS làm bài tập 3.38; 3.39(SBT) trên phiếu học tập 2
c) Sản phẩm: Phiếu học tập 2
 Bài tập 3.38(SBT): P = 
 Bài tập 3.39(SBT): 21= 3.7 = (-3).(-7) = 1.21 = (-1).(-21)
d) Tổ chức thực hiện
- Giáo viên giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm hoạt động (theo bàn), trình bày vào phiếu học tập đã chuẩn bị 
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu.
 - Báo cáo, thảo luận: - Đại diện một số cặp đôi báo cáo kết quả.
 - Các HS khác thảo luận đưa ra ý kiến 
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, chốt kiến thức (chiếu lên máy chiếu hoặc bảng phụ tổng hợp kiến thức). Trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập. 
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
V. HỒ SƠ DẠY HỌC 
 PHIẾU HỌC TẬP 1A
Nhóm:..
 Thành viên:..
1. Nêu quy tắc nhân các số nguyên
2. Trình bày tính chất của phép nhân các số nguyên
3. BT 3.44: 
.
.
.
PHIẾU HỌC TẬP 1B
Nhóm:..
 Thành viên:..
1. Phép chia hết
2. Ước và bội của một số nguyên
3. Bài 3.48:
.
.
.
 PHIẾU HỌC TẬP 2
Nhóm:..
 Thành viên:..
Bài tập 3.38(SBT): Liệt kê các phần tử của tập hợp sau: P =
..
Bài tập 3.39(SBT): Hãy phân tích số 21 thành tích của hai số nguyên
.
* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)
- Ôn tập, ghi nhớ về tập hợp số nguyên; các quy tắc của các phép toán trong tập hợp số nguyên; quy tắc dấu ngoặc; ước và bội của một số nguyên
- Xem lại các ví dụ, bài tập đã làm.
- Làm các bài tập 3.50 3.56 (sgk-82).
- Chuẩn bị cho nội dung tiết sau: BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG III.
Ngày soạn: .../... /...
Ngày dạy: .../.../... 
 Tiết 42 BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG III ( 1 tiết)
I. MỤCTIÊU
1. Kiến thức: Ôn tập hệ thống các kiến thức đã học về tập hợp Z.Vận dụng được các kiến thức đã học vào bài tập. Rèn luyện, bổ sung kịp thời các kiến thức chưa vững.
2. Nănglực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề; 
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực ngôn ngữ; NL tư duy, hệ thống các kiến thức đã học về số nguyên.
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGK, máy chiếu để chiếu sơ đồ tổng kết chương 3 và bài tập.
2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập, Bảng nhóm.SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Hoạt động 1:Mở đầu (3 phút)
a) Mục tiêu: Nhắc lại các kiến thức đã học của chương 3.
b) Nội dung: Khi học xong chương 3 – số nguyên, các em được học những kiến thức nào?
c) Sản phẩm: 
+) Nhận biết được tập hợp số nguyên, biết so sánh 2 số nguyên.
+ ) Các phép toán trong tập hợp số nguyên: Phép cộng, trừ, phép nhân số nguyên.
+) Ước và bội trong Z 
d)Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ
Khi học xong chương 3 – số nguyên, các em được học những kiến thức nào?
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận 
Báo cáo, thảo luận
GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới
SẢN PHẨM DỰ KIẾN 
+) Nhận biết được tập hợp số nguyên, biết so sánh 2 số nguyên.
+ ) Các phép toán trong tập hợp số nguyên: Phép cộng, trừ, phép nhân số nguyên.
+) Ước và bội trong Z 
 Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức (15 phút)
a) Mục tiêu : Hs được hệ thống hóa các kiến thức liên quan để làm bài tập
b) Nội dung: 
+ Tập hợp số nguyên là gì? Số dương và số âm dùng để làm gì?
+ Trên trục số nằm ngang, nếu a < b (a,b Z thì điểm a nằm ở vị trí nào so với điểm b?
+ Nêu quy tắc cộng 2 số nguyên âm và quy tắc cộng 2 số nguyên khác dấu?
+ Nêu tính chất của phép cộng số nguyên và quy tắc dấu ngoặc?
+ Nêu quy tắc trừ 2 số nguyên?
+ Nêu quy tắc nhân 2 số nguyên cùng dấu (âm và dương) và nhân 2 số nguyên khác dấu? Nêu tính chất của phép nhân số nguyên?
+ Với a,b Z, b 0 khi nào a là 1 bội của b và b là 1 ước của a?
c) Sản phẩm: Nêu được các quy tắc và các tính chất đã học.
d) Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Chuyển giao nhiệm vụ
Củng cố các quy tắc và tính chất đã học bằng sơ đồ
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, rồi hoàn thành yêu cầu.
Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.
Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS
GV: Chốt kiến thức trên sơ đồ tổng kết.
 - Các quy tắc cộng, trừ nhân số nguyên.
- Các tính chất của phép cộng và phép nhân
- Quy tắc dấu ngoặc 
- Khái niệm ước và bội cuae số nguyên 
 Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút)
a) Mục tiêu: Hs áp dụng được các kiến thức vừa học để giải một số bài tập cụ thể.
b) Nội dung: Các bài tập 3.35;3.52; 3.53;3.54/sgk
c) Sản phẩm: Trình bày được các bài tập 
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Giao nhiệm vụ
Hoàn thành các bài tập 3.50; 3.51 trên phiếu học tập 1
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu
Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.
 Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, tuyên dương các nhóm làm bài tập tốt, động viên các nhóm còn sai sót.
Chuyển giao nhiệm vụ
Hoàn thành các bài tập 3.52 ( hoạt động cá nhân);Bài 3.53b,c /SGK( nhóm 4 người)
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, hoàn thành yêu cầu
Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện 2HS lên bảng làm bài 3.52 ,và giải thích cách làm bài 3.53 b,c. Sau đó HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.
 Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, tuyên dương các bạn làm bài tập tốt, động viên các bạn còn sai sót.
GV giao nhiệm vụ học tập.
Làm việc cá nhân bài tập 3.46/SBT; bài 3.47/SBT.
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
 Bài 3.50 (trang 76 SGK )
a) Ở nơi lạnh nhất thế giới, nhiệt độ có thể xuống đến -600C
b) Do dịch bệnh, một công ty trong một tháng đã thu về - 2 triệu đồng.
Bài 3.51 (trang 76 SGK )
Các số dương là: a, c
Các số âm là: b, d
Bài 3.52 (trang 76 SGK )
a) S = {-4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5}
Tổng các phần tử trong S bằng 5
b) T = {-7; -6; -5; -4; -3; -2; -1; 0}
Tổng các phần tử trong T bằng -28
Bài 3.53 (trang 76 SGK )
a)15.(-236) + 15.235 = 15.(-236 + 235) 
 = 15.(-1) = -15
b)237.(-28) + 28.137 = 237.(-28) - (-28).137 
 = (-28).(237 - 137) 
 = (-28).100 = -2800
c) 38.(27 - 44) - 27.(38 - 44) 
= 38.27 - 38.44 - 27.38 + 27.44 
= 44.(27 - 38) = 44.(-11) = -484 
Bài 3.46/SBT
Các bội của 6 lớn hơn -19 và nhỏ hơn 19 là: 
Bài 3.47/SBT
Ư(36)=
Ư(42)=
Ước chung của 36 và 42 là:
 Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng (5 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về số nguyên
b) Nội dung: Học sinh hoàn thành 2 bài tập sau: 3.55 và 3.56/SGK.
c) Sản phẩm: Trình bày bài vào vở
d) Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu hoàn thành 2 bài 3.55 và 3.56/ SBT (hoạt động cặp đôi )
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS,củng cố.
Bài 3.55/SGK
 a)Có. Ví dụ a = 3 và b = -7 thì hiệu a - b = 10 lớn hơn cả a và b.
b)Có. Ví dụ a = -7 và b = -2 thì hiệu a - b = -5 lớn hơn a nhưng nhỏ hơn b.
Bài 3.56/SGK:Ta chia 15 số thành 3 nhóm mỗi nhóm 5 số thì được tích mỗi nhóm mang dấu âm.Do đó tích của cả 15 số mang dấu âm.
* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)
- Xem lại các dạng bài tập đã giải.
- Làm bài tập 3.42;3.43;3.44;3.45/SBT và 3.54/SGK
 IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
 V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm	) 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Hoàn thành cột bên trái
Câu hỏi
Câu trả lời
Bài 3.50/SGK: Dùng số âm để diễn tả thông tin sau: 
Ở nơi lạnh nhất thế giới, nhiệt độ có thể xuống đến 600C dưới 00C.
Do dịch bệnh, một công ti trong một tháng đã bị lỗ 2 triệu đồng.
 Bài 3.51.Trong các số a,b,c số nào dương, số nào âm nếu:
a > 0
b< 0
c ≥ 1
d ≤ -2
Trả lời
Câu hỏi
Câu trả lời
Bài 3.50/SGK: Dùng số âm để diễn tả thông tin sau: 
Ở nơi lạnh nhất thế giới, nhiệt độ có thể xuống đến 600C dưới 00C.
- 600C
Do dịch bệnh, một công ti trong một tháng đã bị lỗ 2 triệu đồng.
- 2 tiệu đồng
 Bài 3.51.Trong các số a,b,c số nào dương, số nào âm nếu:
a > 0
Số dương
b< 0
Số âm
c ≥ 1
Số dương
d ≤ -2
Số âm

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuon.doc