Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS

- Biết cách đọc và viết một tập hợp.

- Biết cách sử dụng các kí hiệu về tập hợp ( “” , “”) .

- Nhận biết được một phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp.

2. Năng lực

- Năng lực riêng:

+ Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Một số đồ vật hoặc tranh ảnh minh họa cho khái niệm tập hợp ( bộ sưu tập đồ vật, ảnh chụp tập thể HS, bộ đồ dùng học tập, bộ cốc chén.)

2 - HS : Đồ dùng học tập; đồ vật, tranh ảnh như trên.

 

docx 311 trang cucpham 7480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
CHƯƠNG 1: SỐ TỰ NHIÊN
TIẾT 1 - BÀI 1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS
- Biết cách đọc và viết một tập hợp.
- Biết cách sử dụng các kí hiệu về tập hợp ( “∈” , “∉”) .
- Nhận biết được một phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Một số đồ vật hoặc tranh ảnh minh họa cho khái niệm tập hợp ( bộ sưu tập đồ vật, ảnh chụp tập thể HS, bộ đồ dùng học tập, bộ cốc chén..)
2 - HS : Đồ dùng học tập; đồ vật, tranh ảnh như trên. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục đích: HS cảm thấy khái niệm tập hợp gần gũi với đời sống hàng ngày. 
b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.
c. Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh và giới thiệu “tập hợp gồm các bông hoa trong lọ hoa”, “ tập hợp gồm ba con cá vàng trong bình”... và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm các ví dụ tương tự trong đời sống hoặc mô tả tập hợp trong tranh ảnh mà mình đã chuẩn bị.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
-HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Từ các ví dụ trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về tập hợp, các kí hiệu và cách mô tả, biểu diễn một tập hợp”
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Làm quen với tập hợp
a. Mục tiêu:
+ Làm quen với tập hợp
+ Hình thành kĩ năng nhận biết phần tử của một tập hợp. 
b. Nội dung:
+ GV giảng, trình bày.
+ HS tiếp thu, quan sát SGK, thảo luận, trả lời.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS quan sát Hình 1 SGK-tr7:
Yêu cầu HS viết vào vở:
+ Tên các đồ vật trên bàn ở Hình 1
+ Tên các bạn trong tổ của em
+ Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân
- GV quan sát và trợ giúp các nếu HS cần 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời của mình.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chính xác hóa và giải thích:
+ Các đồ vật ở trong Hình 1 tạo thành một tập hợp. Mỗi đồ vật trên bàn được gọi là một phần tử của/ thuộc tập hợp đó”.
+ Tương tự, “các bạn trong tổ của em tạo thành một tập hợp”, “Các số tự nhiên lớn hơn 3, nhỏ hơn 12 tạo thành một tập hợp”.
1. Làm quen với tập hợp
- Tên đồ vật trên bàn: sách, thước kẻ, ê ke, bút
- Tên các bạn trong tổ: Lan, Mai, Ngọc, Hoa, Tuấn.
- Các số tự nhiên lớn hơn 3 nhỏ hơn 12: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.
Hoạt động 2: Các kí hiệu
a. Mục đích: 
+ HS biết và sử dụng được hai cách mô tả ( viết) một tập hợp. 
+ Củng cố cách viết các kí hiệu “∈” và “∉”.
b. Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu
c. Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung mục này trong SGK và đọc các ví dụ minh họa ở trang 7.
Sau khi đọc xong, GV yêu cầu HS sử dụng kí hiệu để viết ba tập hợp trong HĐKP ở trên và viết một vài phần tử thuộc/ không thuộc trong tập hợp đó.
- GV viết ví dụ: 
A = {thước kẻ, bút, eke, sách}
bút ϵ A, tẩy ∉ A
- GV yêu cầu HS viết tương tự cho 2 tập hợp còn lại và hoàn thành thực hành 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các yêu cầu và phần luyện tập
+ GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu.
 + Ứng với mỗi phần luyện tập, một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở.
 Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
2. Các kí hiệu
Ví dụ: Gọi B là tập hợp tên các bạn trong tổ em.
B = { Lan, Mai, Ngọc, Hoa, Tuấn}
Lan ϵ B, Huyền ∉ B.
Thực hành 1:
Gọi M là tập hợp các chữ cái có mặt trong từ “gia đình”
M = {a, đ, i, g, h, n}
+ Khẳng định đúng: a ϵ M, b ∉ M, i ϵ M
+ Khẳng định sai: o ϵ M
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 1 và 2 SGK – tr9
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án
1. D = {x|x là số tự nhiên và 5 <x<12}
 D = {6 ;7 ;8 ;9 ;10 ;11}
 7 ϵ D; 5 ∉ D; 10 ϵ D; 17 ∉ D; 0 ∉ D
2. B = {x|x là số tự nhiên lẻ và x>30)
 Các khẳng định đúng là a) và c)
 Các khẳng định sai là b) và d)
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục đích: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức
b. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS giải đáp nhanh
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu Slide và yêu cầu HS hoàn thành nhanh bài tập vận dụng trang 8 -SGK.
Dưới đây là quảng cáo khuyến mãi cuối tuần của một siêu thị.
Hãy viết tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12 000 đồng mỗi ki-lô-gam.
- HS suy nghĩ nhanh và trả lời câu hỏi
Gọi G là tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12000, ta có:
G = {xoài, cá chép, gà}
- HS nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)
- Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
TIẾT 2 - BÀI 1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS
Biết cách cho/ viết một tập hợp theo những cách khác nhau.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Biểu diễn một tập hợp theo những cách khác nhau.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Tài liệu giảng dạy; SGK; Giáo án PPT ( đối với phần HĐKĐ: GV kiểm tra trắc nghiệm dưới dạng trò chơi trên PPT)
2 - HS : Đồ dùng học tập; SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỎI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: HS nhớ và củng cố lại kiến thức của tiết học trước.
b. Nội dung: HS quan sát trên màn chiếu, đọc câu hỏi và giải đáp nhanh.
c. Sản phẩm: Từ bài toán HS nhớ lại và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+GV chiếu Slide kiểm tra bài cũ các câu trắc nghiệm sau: (thời gian trả lời mỗi câu hỏi là 10s) 
Câu 1: Cho B = {2; 3; 4; 5}. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau?
A. 2 ∈ B     
B. 5 ∈ B     
C. 1 ∉ B     
D. 6 ∈ B
Câu 2: Các viết tập hợp nào sau đây đúng?
A. A = [1; 2; 3; 4]     
B. A = (1; 2; 3; 4)
C. A = 1; 2; 3; 4     
D. A = {1; 2; 3; 4}
Câu 3: Viết tập hợp P các chữ cái khác nhau trong cụm từ: “HOC SINH”
A. P = {H; O; C; S; I; N; H}     
B. P = {H; O; C; S; I; N}
C. P = {H; C; S; I; N}     
D. P = {H; O; C; H; I; N}
Câu 4: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10.
A = {6; 7; 8; 9}     
B. A = {5; 6; 7; 8; 9}
C. A = {6; 7; 8; 9; 10}     
D. A = {6; 7; 8}
Đáp án: 1 – D; 2 – D; 3 – A; 4 - A
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ Đối với mỗi câu hỏi, HS đọc đề bài và có 10s suy nghĩ trả lời.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về cách biểu diễn một tập hợp”. 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 3: Cách cho tập hợp
a. Mục đích:
+ Biết cách cho một tập hợp và sử dụng hai cách viết một tập hợp.
+ Củng cố cách viết các kí hiệu “∈” và “∉”. 
b. Nội dung: 
+ GV giảng, trình bày.
+ HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung trong SGK trong vòng 2p ( GV gợi ý cách đọc kí hiệu gạch đứng “|” là “ sao cho”, “trong đó”, “ thỏa mãn”,
- GV phân tích cho HS qua ví dụ khác:
“B là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 1 và nhỏ hơn 10”
+ GV gọi 1 HS biểu diễn tập hợp B dưới dạng liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp B.
+ GV giảng: Ngoài cách liệt kê tất cả các phân tử của tập hợp B, ta còn có thể viết B = { x | x là số tự nhiên, 1< x < 10}. Đây là cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp B.
- GV cho HS rút ra Nhận xét như trong SGK – tr8.
- GV yêu cầu HS trao đổi, hoàn thành Thực hành 2 vào vở và cho 2 HS lên chữa bài.
- GV cho HS làm Thực hành 3 và yêu cầu 1 HS lên bảng làm ý a), b); 1 HS làm ý c).
- GV cho HS đọc, tìm hiểu mục “Em có biết?” và phân tích, giới thiệu thêm cách minh họa tập hợp b ... p.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; năng lực hợp tác và làm việc nhóm; năng lực gaiir quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học; năng lực thuyết trình; kĩ năng công nghệ thông tin,..
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên: SGK, bài giảng.
2 . Học sinh : 
- SGK, đồ dùng học tập.
- Giấy A1, bút dạ.
- Tổ 1 và tổ 2: Bảng thống kê thu thập nhiệt độ 7 ngày vừa qua
- Tổ 3 và tổ 4: Bảng thống kê dân số 5 năm gần đây của Hà Nội 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- Tìm hiểu về biến đổi thời tiết và dân số.
- Kiểm tra kĩ năng công nghệ thông tin qua việc tra mạng lập bảng thống kê mà GV đã giao nhiệm vụ từ buổi trước.
- Gợi mở vấn đề, dẫn dắt vào bài thực hành.
b) Nội dung: Gv kiểm tra phần chuẩn bị của HS thông qua báo cáo của các tổ trưởng và phần trình bày của HS.
c) Sản phẩm: HS chuẩn bị và hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ giáo viên giao.
d) Tổ chức thực hiện: 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS trình bày bảng thống kê về dữ liệu thời tiết trong 7 ngày vừa qua.
- GV yêu cầu HS trình bày bảng thống kê về dữ liệu dân số của HN trong năm 5 năm trở lại đây.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS quan sát vào bảng thống kê đã chuẩn bị và phát biểu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV mời 1 thành viên/ tổ trình bày miệng phần chuẩn bị của tổ mình.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài thực hành.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a) Mục tiêu: 
- Thực hành thu thập được số liệu nhiệt độ trong tuần
- Biểu diễn biểu đồ cột và biểu đồ cột kép biểu diễn dữ liệu thu thập được.
b) Nội dung: báo cáo của các tổ trưởng và phần trình bày của HS.
c) Sản phẩm: HS chuẩn bị và hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ giáo viên giao.
d) Tổ chức thực hiện: 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Hoàn thành Bảng thống kê thu thập nhiệt độ 7 ngày vừa qua ở địa phương
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS hoàn thành bảng thống kê đã chuẩn bị và phát biểu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV mời 1 thành viên/ tổ trình bày miệng phần chuẩn bị của tổ mình.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài thực hành.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
- Củng cố, rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cột và biểu đồ cột kép biểu diễn dữ liệu thu thập được.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe, chuẩn bị sẵn các đồ dùng cần thiết trong bài thực hành và thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành sản phẩm biểu đồ cột, biểu đồ cột kép.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nhận xét, đánh giá bảng thống kê của HS và cho các nhóm trình bày bảng thống kê đó vào giấy A1.
- GV yêu cầu các nhóm trao đổi và thực hành vẽ biểu đồ thích hợp biểu diễn dữ liệu tổ mình thu thập được.
- GV hướng dẫn, yêu cầu các nhóm đọc biểu đồ và nếu nhận xét về biến đổi nhiệt độ trong tuần, biến đổi dân số HN qua các năm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Các thành viên trao đổi, thảo luận hoàn thành nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của Gv và phân công nhóm trưởng.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện thành viên trong nhóm trình bày bài thực hành của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động và kết quả của các nhóm và cho giơ tay biểu quyết. GV lưu ý, rút kinh nghiệm cho HS về cách thu thập số liệu sao cho chính xác, những sai lầm dễ mắc khi vẽ biểu đồ...
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể).
- Đánh giá đồng đẳng.
- Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp gợi mở - đàm thoại.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Xem lại và ghi nhớ nội dung kiến thức các bài trong chương.
- Đọc và chuẩn bị trước, xem trước các bài tập bài : “ Bài tập cuối chương 4.”
- Chuẩn bị giấy A4, bút màu.
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
TIẾT 71 + 72 + 73: BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 4
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Củng cố kiến thức các bài học trong chương.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Nâng cao kĩ năng giải toán.
+ Gắn kết các kĩ năng bài học lại với nhau, giúp HS trong việc giải và trình bày giải toán.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán, năng lực hợp tác và làm việc nhóm.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên: SGK, bài giảng.
2 . Học sinh : 
- SGK, đồ dùng học tập.
- Giấy A4, bút màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- Củng cố lại kiến thức các khái niệm về dữ liệu, số liệu; phân loại dữ liệu; khái niệm về bảng dữ liệu ban đầu, bảng thống kê; Khái niệm biểu đồ tranh, biểu đồ cột, biểu đồ cột kép.
- Củng cố kiến thức về các bước biểu diễn dữ liệu thống kê từ bảng vào biểu đồ tranh; các bước vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng số liệu; 
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu. 
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức và trình bày đúng các khái niệm, cách vẽ biểu đồ.
d) Tổ chức thực hiện: 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV hỏi đáp kiến thức cũ nhanh qua các câu hỏi sau:
+ Trình bày khái niệm về dữ liệu, số liệu, phân loại dữ liệu.
+ Trình bày các khái niệm về bảng dữ liệu ban đầu, bảng thống kê.
+ Trình bày khái niệm về biểu đồ tranh và nêu các bước biểu diễn dữ liệu thống kê từ bảng vào biểu đồ tranh
+ Trình bày khái niệm biểu đồ cột, biểu đồ kép và nêu các bước vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng số liệu.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS chú ý, nhớ lại kiến thức và giơ tay phát biểu, trình bày.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV mời 1-2 HS phát biểu đối với mỗi 1 câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS làm các bài tập.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập.
- Rèn luyện kĩ năng năng biểu diễn, vẽ các biểu đồ. 
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe, thực hiện các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành chính xác kết quả vào phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập 1+ 3+ 4+ 5 ( SGK-tr73)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, giơ tay trình bày miệng và trình bày bảng.
Bài 1 : 
Nhà bạn
Số quả mít
Nhà Cúc
40
Nhà Hùng
35
Nhà Xuân
70
Bài 3: 
a) 
Độ tuổi
Số bạn
10
1
11
3
12
5
13
1
14
1
15
1
b) Khách 12 tuổi là nhiều nhất.
Bài 4 : Những thông tin nhận được từ biểu đồ tranh này được ghi trong bảng thống kê sau :
Tình hình sản xuất của một phân xưởng lắp ráp xe ô tô trong tuần
Ngày
Số xe lắp ráp được
Thứ Hai
60
Thứ Ba
70
Thứ Tư
35
Thứ Năm
85
Thứ Sáu
60
Thứ Bảy
55
- Thứ Hai phân xưởng lắp ráp được 60 ô tô.
- Thứ Ba phân xưởng lắp ráp được 70 ô tô.
- Thứ Tư phân xưởng lắp ráp được 35 ô tô.
- Thứ Năm phân xưởng lắp ráp được 85 ô tô.
- Thứ Sáu phân xưởng lắp ráp được 60 ô tô.
- Thứ Bảy phân xưởng lắp ráp được 55 ô tô.
=> Thứ Năm phân xưởng lắp ráp được nhiều ô tô nhất. Thứ Tư phân xưởng lắp ráp được ít ô tô nhất.
Bài 5:
a)
Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam
Năm
Sản lượng gạo ( triệu tấn)
2007
4,53
2008
4,68
2009
6,05
2010
6,75
2011
7,13
2012
7,72
2013
6,68
2014
6,32
2015
6,57
2016
4,89
2017
5,77
b) Năm 2012 sản lượng gạo xuất khẩu cao nhất. Năm 2007 sản lượng gạo xuất khẩu thấp nhất.
- HS nhận xét, bổ sung và giáo viên đánh giá tổng kết.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 2 + 6 ( SGK-tr120, 121)
Bài 2 :
a) Có 30 bạn tham gia trả lời.
b) 
Bảng thống kê loại quả ưa thích nhất của một số bạn trong lớp :
Loại hoa quả
Số bạn cho
Cam
9
Chuối
6
Khế
4
Ổi
3
Xoài
9
Biểu đồ biểu diễn loại quả ưa thích của một số bạn trong lớp
Bài 6: 
a) Hùng đạt được tiến bộ nhiều nhất ở môn Khoa học tự nhiên.
b) Hùng đạt được tiến bộ ít nhất ở môn Ngữ Văn.
c) Hùng giảm điểm thi ở môn Ngoại ngữ 1.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)
- Đánh giá đồng đẳng: HS tham gia vào việc đánh giá sản phẩm học tập của các HS khác
- Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
- Bảng thống kê, biểu đồ
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh_hoc.docx