Giáo án Tin học Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.

2. Kĩ năng: Học sinh liệt kê được các hoạt động thông tin, đánh giá vai trò các hoạt động đó

3. Thái độ: Học sinh tích cực tìm tòi các ví dụ trong thực tiễn để xây dựng bài.

4. Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực ứng dụng CNTT, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Kỹ thuật : Động não.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phòng máy, bảng phụ. chuẩn bị 1 máy tính để học sinh quan sát, tranh ảnh, hình vẽ và các tình huống liên quan đến thông tin.

2. Chuẩn bị của HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ: Không.

 2. Bài mới:

 

doc 214 trang cucpham 29/07/2022 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình cả năm

Giáo án Tin học Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình cả năm
Tiết 1-2: 	Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ 
MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
§1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
2. Kĩ năng: Học sinh liệt kê được các hoạt động thông tin, đánh giá vai trò các hoạt động đó
3. Thái độ: Học sinh tích cực tìm tòi các ví dụ trong thực tiễn để xây dựng bài.
4. Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực ứng dụng CNTT, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
 Kỹ thuật : Động não.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phòng máy, bảng phụ. chuẩn bị 1 máy tính để học sinh quan sát, tranh ảnh, hình vẽ và các tình huống liên quan đến thông tin.
2. Chuẩn bị của HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Kiểm tra bài cũ: Không.
	2. Bài mới:
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
-Đặt vấn đề: Hãy cho biết làm cách nào các em biết được buổi tập trung đầu tiên vào năm học mới?
 - HS trả lời: Nghe thông tin từ thầy hiệu trưởng, loa phát thanh của xã, qua bạn bè nói
Làm sao biết được mình học ở lớp nào? Phòng nào? xuất sáng hay xuất chiều?
 - HS trả lời: Xem thông báo của trường.
Làm thế nào biết được buổi nào học những môn gì?
 - HS trả lời: Dựa vào thời khoá biểu để biết
Tất cả những điều các em nghe, nhìn thấy, đọc được đều là thông tin, còn việc các em chuẩn bị và thực hiện công việc đó, chính là quá trình xử lí thông tin. Khi các em thực hiện xong công việc đó cho ra kết quả, thì kết quả đó chính lại là thông tin mới. 
Trong xu thế phát triển của xã hội ngày nay, con người không thể thu thập thông tin một cách nhanh chóng. Máy tính là một công cụ giúp ích cho con ngời thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác. Và ngành tin học ra đời, phát triển mạnh mẽ. Tin học đó ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học, lĩnh vực xã hội khác nhau, ta có thể thấy rằng mọi hoạt động hằng ngày, mọi vẫn đề về tổ chức quản lý kinh tế, xã hội, tổ chức dịch vụ kinh doanh đều cần đến Tin học nói chung. Mà thể hiện cụ thể là các máy tính đa dạng phù hợp với lĩnh vực ứng dụng cụ thể .
Để hiểu rõ vấn đề này ta tìm hiểu bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1: Thông tin là gì?
?Các bài báo, thông tin trên ti vi, loa phát thanh cho em biết điều gì?
?Tấm biển chỉ đường cho em biết điều gì?
?Đèn giao thông, tiếng trống trường cho em biết điều gì?
?Em hiểu thông tin là gì?
Học sinh theo dõi, quan sát và trả lời các câu hỏi theo gợi ý: tin tức, thời sự, đường đi, giờ vào lớp, ...
-Thông tin là tất cả những gì con người thu nhận được về thế giới xung quanh(sự vật, sự kiện) và về chính mình. Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người.
-Thông tin là tất cả những gì con người thu nhận được về thế giới xung quanh(sự vật, sự kiện) và về chính mình. Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người.
2: Hoạt động thông tin của con người
?Khi nhìn thấy đền tín hiệu giao thông em sẽ làm gì?
?Khi nghe thấy tiếng trống trường em sẽ làm gì?
?Khi nhìn thấy trời mây đen, đi học em sẽ làm gì?
Phân tích ví dụ về hoạt động thông tin của con người.
?Hoạt động thông tin là gì?
? Trong hoạt động thông tin cái gì đóng vai trò quan trọng nhất.
Chiếu mô hình minh họa
Học sinh theo dõi, quan sát và trả lời các câu hỏi theo gợi ý: dừng lại, vào lớp, mang áo mưa,...
-Theo dỏi, lắng nghe, ghi nhớ.
-Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
Xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người.
-Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
-Xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người.
3: Hoạt động thông tin và tin học:
?Tác dụng các giác quan: Mắt, mũi , miệng, tai, lưỡi, ..
Khả năng của các giác quan 
và bộ não là có hạn!
?Các công cụ bên có tác dụng gì?
?Hoạt động thông tin và tin học có mối quan hệ như thế nào?
Học sinh theo dõi, quan sát và trả lời các câu hỏi theo gợi ý: nhìn, ngửi, ....
Học sinh theo dõi, quan sát và trả lời các câu hỏi theo gợi ý: hỗ trợ cho giác quan con người như nhìn xa, nhìn rỏ, ....
- Máy tính có khả năng hỗ trợ tích cực cho con người trong các hoạt động thông tin.
 - Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử.
- Máy tính có khả năng hỗ trợ tích cực cho con người trong các hoạt động thông tin.
 - Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Bài 1: Thông tin có thể giúp cho con người:
A. Nắm được quy luật của tự nhiên và do đó trở nên mạnh mẽ hơn.
B. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh.
C. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội.
D. Tất cả các khẳng định trên đều đúng.
Đáp án: D
Bài 2: Chúng ta gọi dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là :
A. dữ liệu được lưu trữ.
B. thông tin vào.
C. thông tin ra.
D. thông tin máy tính.
Đáp án: B
Bài 3: Em là sao đỏ của lớp. Theo em, thông tin nào dưới đây không phải là thông tin cần xử lí ( thông tin vào ) để xếp loại các tổ cuối tuần?
A. Số lượng điểm 10.
B. Số các bạn bị ghi tên vì đi muộn.
C. Số bạn mặc áo xanh.
D. Số bạn bị cô giáo nhắc nhở.
Đáp án: A
Bài 4: Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào (thông tin ra) ?
A. Mặc đồng phục ;
B. Đi học mang theo áo mưa;
C. Ăn sáng trước khi đến trường;
D. Hẹn bạn Trang cùng đi học.
Đáp án: B
Bài 5: Tai người bình thường có thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây:
A. Tiếng chim hót;
B. Đi học mang theo áo mưa;
C. Ăn sáng trước khi đến trường;
D. Hẹn bạn Hương cùng đi học.
Đáp án: A
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
 	- Hãy cho biết thông tin là gì?
 	- Hãy cho biết hoạt động thông tin bao gồm những việc gì? Công việc nào là quan trọng nhất?
 	- Hoạt động thông tin của con người như thế nào?
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
 	 - Về nhà các tổ phân công 2 em một cặp xây dựng tiểu phẩm kịch câm (thời gian 1 phút) biểu diễn tình huống về thông tin tuỳ ý.
4. Hướng dẫn về nhà:
	- Về nhà học bài, tìm thêm các ví dụ khác để minh hoạ.(1’)
	- Chuẩn bị bài mới bài 2 : Thông tin và biểu diễn thông tin
	 Tìm hình ảnh, sách báo có ảnh đẹp, chuyện tranh để tiết sau học
Ngày soạn: ....../....../20 Ngày dạy..../.../20
Tiết 3-4: 	§2. THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh khám phá các dạng thông tin và biểu diễn thông tin
2. Kĩ năng: Học sinh nhận dạng các dạng thông tin mà hàng ngày chúng ta vẫn thông tin cho nhau.
3. Thái độ: Học sinh tích cực tìm tòi các ví dụ trong thực tiễn để xây dựng bài.
4. Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực ứng dụng CNTT, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
Kỹ thuật : Động não.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phòng máy, bảng phụ. chuẩn bị 1 máy tính để học sinh quan sát, tranh ảnh, hình vẽ và các tình huống liên quan đến thông tin.
2. Chuẩn bị của HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
Kiểm tra bài cũ: 
1. Em hãy cho biết thông tin là gì? Nêu một ví dụ về thông tin.
	2. Hãy cho biết một trong các nhiệm vụ của tin học là gì? Tìm những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: D ... hần mềm hoạt động dưới sự điều khiển của con người.
- Giao việc: Em hãy cho biết trong các trường hợp dưới đây, đâu là phần cứng và đâu là phần mềm bằng cách điền số vào khung tương ứng? so sánh kết quả với bạn?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giải thích thắc mắc nếu có.
- Giao việc: Em hãy điền các công việc mà em có thể làm với máy tính vào bảng bên dưới và so sánh KQ với bạn mình.
- Phương án đánh giá: Nhận xét và rút kết luận: Máy tính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trong nhiều lĩnh vực. 
- Giao việc: Em hãy đọc sơ đồ SGK/12 để biết các ứng dụng chủ yếu của máy tính? Phân loại các ứng dụng sau:
- Phương thức đánh giá: Nhận xét và cho kết quả đúng:
- Nhiệm vụ: đọc mô tả các loại máy tính và kiểm tra với đáp án phía trên.
- Phương thức hoạt động: Làm cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa
- Báo cáo: Trình bày tại chỗ.
- Nhiệm vụ: Xác định các thành phần của máy tính
- Phương thức hoạt động: Làm cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa
- Sản phẩm học tập: 2 thành phần: Phần cứng và phần mềm.
- Nhiệm vụ: thế nào là phần cứng, phần mềm và tìm ví dụ.
- Phương thức hoạt động: Làm cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa.
- Nhiệm vụ: mối qua hệ giữa phần cứng và phần mềm
- Phương thức hoạt động: Làm cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa
- Nhiệm vụ: Điền số vào khung và so sánh kết quả với bạn.
- Phương thức hoạt động: Làm cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa
- Sản phẩm học tập: phần cứng (1,2,5,6) phần mềm (1,3,4,6).
- Nhiệm vụ: Em hãy điền các công việc mà em có thể làm với máy tính vào bảng bên dưới và so sánh KQ với bạn mình.
- Phương thức hoạt động: Làm cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa
- Báo cáo: Cá nhân trình bày sản phẩm.
- Nhiệm vụ: Đọc sơ đồ SGK/12 và hoàn thành bảng sau.
- Phương thức hoạt động: Làm cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa
- Báo cáo: Cá nhân trình bày sản phẩm.
1. Các loại máy tính thông dụng:
- Các loại máy tính: Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, máy chủ,
- Một số dạng thiết bị khác hoạt động như một máy tính: 
+ Điện thoại thông minh.
+ Thiết bị đeo thông minh.
+ Máy chơi game.
+ Tivi thông minh, 
2. Hai thành phần của một máy tính: 
Phần cứng máy tính muốn hoạt động được thì máy tính phải cài đặt phần mềm. Phần cứng hoạt động dưới sự điều khiển của phần mềm và phần mềm hoạt động dưới sự điều khiển của con người.
3. Máy tính được dùng để làm gì?
- Máy tính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trong nhiều lĩnh vực:
+ Giải trí và học tập.
+ Hỗ trợ công tác văn phòng.
+ Liên lạc tra cứu và mua bán.
+ Hỗ trợ công tác quản lí.
+ Thực hiện các tính toán.
+ Robot – điều khiển tự động.
- Máy tính là công cụ tuyệt vời. Tuy nhiên tất cả sức mạnh của máy tính chỉ phụ thuộc vào con người, máy tính chỉ có thể làm được những gì con người chỉ dẫn thông qua câu lệnh. 
- Có những việc máy tính chưa thể làm được ví dụ như: Phân biệt mùi vị, cảm giác và máy tính không có năng lực tư duy.
C. Hoạt động trải nghiệm: (15’)
- Giao việc: Em hãy đánh dấu vào vòng tròn ở cột đúng hoặc sai cho các phát biểu sau:
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Quan sát và đưa ra các gợi ý phù hợp.
- Phương án đánh giá: khen ngợi khi Hs chọn đúng.
- Giao việc: Nếu cần mua máy vi tính để phục vụ nhu cầu học tập em sẽ mua loại nào? Lý do?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: gợi ý chức năng của từng loại máy.
- Phương án đánh giá: nhận xét sự lựa chọn của HS.
- Nhiệm vụ: Đánh dấu vào ô đúng hoặc sai cho các phát biểu.
- Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa
- Sản phẩm: sai, sai, sai, đúng, sai
- Nhiệm vụ: chọn cho mình một loại máy tính phục vụ cho nhu cầu học tập và nêu lý do.
- Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa.
1. Đúng hay sai
2. Tình huống:
D. Hoạt động vận dụng: (5’)
- Giao việc: Những nội dung trọng tâm đã được học các em cần nắm những gì?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Em thống kê những nội dung chính.
- Nhiệm vụ: Nêu lại những nội dung trọng tâm của chủ đề.
- Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (10’)
- Giao việc: Các em tìm hiểu ROBOT CẢNH SÁT ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI GÂY SỐT Ở DUBAI
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Tìm hiểu ở phần Bài đọc thêm.
- Nhiệm vụ: Tìm hiểu qua bài đọc thêm
- Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa.
* Rút kinh nghiệm:
Ưu điểm: 	
Hạn chế: 	
Hướng khắc phục: 	
Ngày tháng năm 
Duyệt BGH nhà trường
Tổ trưởng chuyên môn
Người soạn
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TIN HỌC
Chủ đề 3: PHẦN CỨNG MÁY TÍNH 
1. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết sơ đồ cấu trúc chung của một máy tính, phân loại được các thiết bị, phụ kiện và đúng khối trong sơ đồ.
- Nhận diện và biết công dụng của thiết bị vào/ra. 
- Biết bộ nhớ máy tính gồm 2 loại, nhận diện các thiết bị tương ứng trong từng loại .
- Biết đơn vị đo thông tin và cách chuyển đổi các đơn vị đo.
- Chọn được máy tính phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính.
2. Nội dung trọng tâm:
- Sơ đồ tổng quát của một máy tính.
- Tìm hiểu thiết bị vào/ra.
- Tìm hiểu khối bộ nhớ máy tính.
- Đơn vị đo lường thông tin
3. Thiết bị dạy học + dụng cụ học tập: Sách giáo khoa, máy chiếu, phấn, viết, thước
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi Bảng
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (10’)
- Giao việc: các em hãy quan sát các SGK?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: quan sát, giúp đỡ các em
- Phương án đánh giá: nhận xét
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp.
- Việc xử lý và lưu trữ thông tin trên máy tính thực hiện được nhờ có phần cứng và phần mềm. Bài học này sẽ giúp em tìm hiểu phần cứng.
- Nhiệm vụ: quan sát các hình ảnh trong SGK
- Phương thức hoạt động: cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): sách giáo khoa
- Sản phẩm học tập (nếu có):	
- Báo cáo: Hiểu được quá trình máy tính xử lí thông tin.
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ: (95’)
- Giao việc:
 Em hãy nêu sơ đồ một máy tính gồm những gì?
Thế nào là bộ xử lí trung tâm? Bộ nhớ? Thiết bị vào/ ra?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: quan sát HĐ các em.
- Phương án đánh giá: nhận xét
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: HS trả lời sai, gợi ý tìm hiểu SGK
- Giao việc:
Các em quan sát hình SGK và hoàn thành bài tập?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: quan sát hoạt động của HS
- Phương án đánh giá: nhận xét
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: nhận dạng chưa đúng TB vào/ ra.
- Giao việc:
 Em hãy nêu công dụng của bộ nhớ máy tính? Có mấy loại?
Các em hãy làm bài tập SGK
- Hướng dẫn, hỗ trợ: quan sát giúp đỡ Hs yếu
- Phương án đánh giá: nhận xét
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: chưa nhận dạng được các loại bộ nhớ.
- Nhiệm vụ: tìm hiểu SGK và trả lời, làm bài tập.
- Phương thức hoạt động: cá nhân, nhóm
- Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): SGK
- Sản phẩm học tập (nếu có):
+ Bộ xử lí trung tâm: 5
+ Khối bộ nhớ: 3,4,6
+ Thiết bị vào /ra: 1,2,7,8,9,10
- Báo cáo: nêu được cấu trúc chung của một máy tính, làm bài tập.
- Nhiệm vụ: tìm hiểu thế nào là thiết bị vào/ra, làm bài tập.
- Phương thức hoạt động: cá nhân, nhóm
- Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): SGK
- Sản phẩm học tập (nếu có):
+ 6 (chuột), 3 (máy quét), 2 (Webcam)
+ 4( Tai nghe), 8(Màn hình), 1 (Máy in), 5 (Loa)
- Báo cáo: hoàn thành bài tập SGK
- Nhiệm vụ: tìm hiểu các công dụng bộ nhớ, các loại bộ nhớ.
- Phương thức hoạt động: cá nhân, nhóm
- Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): SGK
- Sản phẩm học tập (nếu có):	
- Báo cáo: hiểu công dụng bộ nhớ, nhận biết được các loại bộ nhớ. 
1. Sơ đồ tổng quát của một máy tính.
- Bộ xử lí trung tâm: thực hiện thao tác tính toán, xử lí thông tin, điều khiển và phối hợp các thiết bị hoạt động một cách nhịp nhàng.
- Khối bộ nhớ: Gồm các thiết bị có chức năng lưu trữ thông tin trong máy tính.
- Thiết bị vào/ ra:
+ TB vào: Bàn phím, chuột, máy quét,
+ TB ra: Màn hình, loa, máy in,
2. Tìm hiểu thiết bị vào/ ra
- Thiết bị vào gồm: Bàn phím, chuột, máy quét, webcam,
- Thiết bị ra gồm: Tai nghe, màn hình, loa, máy in,
3. Tìm hiểu khối bộ nhớ máy tính.
- Bộ nhớ dùng để lưu trữ thông tin trên máy tính.
- Bộ nhớ gồm hai loại: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
+ Bộ nhớ trong: lưu trữ chương trình và dữ liệu trong quá trình làm việc.
+ Bộ nhớ ngoài: Lưu trữ chương trình và dữ liệu lâu dài.
C. Hoạt động trải nghiệm: (15’)
- Giao việc:
 Các em hãy đọc SGK và trả lời?
 - Hướng dẫn, hỗ trợ: quan sát giúp đỡ Hs yếu
- Phương án đánh giá: nhận xét
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: trả lời sai bài tập
Giao việc:
Các em hãy đọc SGK và trả lời?
 - Hướng dẫn, hỗ trợ: quan sát giúp đỡ Hs yếu
- Phương án đánh giá: nhận xét
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: trả lời sai bài tập
- Nhiệm vụ: làm bài tập SGK.
- Phương thức hoạt động: cá nhân, nhóm
- Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): SGK
- Sản phẩm học tập (nếu có):	
- Báo cáo: làm bài tập. 
- Nhiệm vụ: làm bài tập SGK.
- Phương thức hoạt động: cá nhân, nhóm
- Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): SGK
- Sản phẩm học tập (nếu có):	
- Báo cáo: làm bài tập. 
1. Hiểu biết về dung lượng nhớ.
2. Chọn máy tính giúp bạn:
D. Hoạt động vận dụng: (5’)
- Giao việc: Những nội dung trọng tâm đã được học các em cần nắm những gì?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Em thống kê những nội dung chính.
- Nhiệm vụ: Nêu lại những nội dung trọng tâm của chủ đề.
- Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (10’)
- Giao việc: Các em tìm hiểu HỘI CHỨNG RỐI LOẠN THỊ GIÁC KHI NHÌN GẦN DO SỬ DỤNG MÁY VI TÍNH
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Tìm hiểu ở phần Bài đọc thêm.
- Nhiệm vụ: Tìm hiểu qua bài đọc thêm
- Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa.
* Rút kinh nghiệm:
Ưu điểm: 	
Hạn chế: 	
Hướng khắc phục: 	
Ngày tháng năm 
Duyệt BGH nhà trường
Tổ trưởng chuyên môn
Người soạn

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_theo_cv5512_chuong_trinh_ca_nam.doc