Giáo án Tin học Lớp 6 theo CV5512 - Bài 13-19

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản, biết Microsoft Word (từ nay về sau gọi tắt là Word) là phần mềm soạn thảo văn bản, nhận biết được biểu tượng của Word và biết thực hiện thao tác khởi động Word.

- Tạo được văn bản mới, mở văn bản đã lưu trên máy tính, lưu văn bản và kết thúc phiên làm việc với Word

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin

b. Năng lực thành phần

- Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

- Nld: Sử dụng được phần mềm Word để soạn thảo văn bản

- Nle: Có khả năng làm việc nhóm tạo ra được văn bản mới, mở văn bản đã lưu trên máy tính, lưu văn bản và kết thúc phiên làm việc với Word.

3. Phẩm chất:

- Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học

- Phần, bảng, máy tính, máy chiếu

2. Học liệu

- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo

 

docx 66 trang cucpham 29/07/2022 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 theo CV5512 - Bài 13-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học Lớp 6 theo CV5512 - Bài 13-19

Giáo án Tin học Lớp 6 theo CV5512 - Bài 13-19
Ngày soan:
Ngày giảng:
Tiết 37 + 38 
Bài 13. LÀM QUEN VỚI VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản, biết Microsoft Word (từ nay về sau gọi tắt là Word) là phần mềm soạn thảo văn bản, nhận biết được biểu tượng của Word và biết thực hiện thao tác khởi động Word.
- Tạo được văn bản mới, mở văn bản đã lưu trên máy tính, lưu văn bản và kết thúc phiên làm việc với Word
2. Năng lực
a. Năng lực chung 
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin 
b. Năng lực thành phần
- Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
- Nld: Sử dụng được phần mềm Word để soạn thảo văn bản
- Nle: Có khả năng làm việc nhóm tạo ra được văn bản mới, mở văn bản đã lưu trên máy tính, lưu văn bản và kết thúc phiên làm việc với Word.
3.  Phẩm chất: 
- Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
- Phần, bảng, máy tính, máy chiếu
2. Học liệu
- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo
- HS: SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học..
b. Nội dung: Tìm hiểu phần mềm soạn thảo.
c. Sản phẩm học tập: Trả lời các câu hỏi ghi vào vở.
d Tổ chức thực hiện 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Với những kiến thức đã học và hiểu biết thực tiễn, hãy trả lời các câu hỏi sau SGK:
?1 Văn bản có thể là gì?
Đơn xin gia nhập Câu lạc bộ Tin học của em
Tờ rơi quảng cáo
Bức tranh phong cảnh treo trên tường
Quyển truyện em đang đọc
?2 Hoạt động nào sau đây của em sẽ cho biết kết quả là một văn bản?
Vẽ một bức tranh bằng phần mềm đồ họa
Luyện gõ bàn phím bằng phần mềm
Ghi lại các ý chính trong bài giảng của cô giáo vào vở học
?3 Bằng hiểu biết của mình hãy kể tên phần mềm soạn thảo mà em biết?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ Các nhóm thảo luận bài tập và câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo kết quả thảo luận: 
+ HS nêu đáp án bài tập và trả lời câu hỏi
?1 Đơn xin gia nhập Câu lạc bộ Tin học của em; Quyển truyện em đang đọc
 ?2 Ghi lại các ý chính trong bài giảng của cô giáo vào vở học
 + Phần mềm soạn thảo Word; WordPar...
- Nhận xét, đánh giá, kết luận:
+ Sau khi thực hiện xong bài tập Giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo. Từ đó hướng hướng học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung cho hoạt động hình thành kiên thức mới.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản 
* Mục tiêu: giúp học sinh hiểu về văn bản trong máy tính và phần mềm soạn thảo văn bản.
* Nội dung: Nêu được khái niệm về văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản
* Sản phẩm: Tái hiện kiến thức về văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản.
* Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu hs đọc thông tin trong sgk và trả lời các câu hỏi
? Em hãy kể tên một số văn bản mà em biết.
? Ngoài cách tạo văn bản bằng cách truyền thống, theo em ngày nay người ta sử dụng công cụ gì để tạo văn bản?
? Microsoft Word là gì?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS thảo luận nhóm 
- Báo cáo kết quả thảo luận:
+ Các nhóm trả lời các câu hỏi GV yêu cầu
- Nhận xét, đánh giá, kết luận:
+ GV nhận xét, kết luận
Kết luận
- Chúng ta có thể tự tạo ra các văn bản theo cách truyền thống bằng bút viết trên giấy. VD: làm một bài tập làm văn, đơn xin nghỉ ốm
- Ngày nay, ta còn có thể tự tạo ra văn bản nhờ sử dụng máy vi tính và phần mềm soạn thảo văn bản trên máy vi tính.
- Microsoft Word là phần mềm soạn thảo văn bản do hãng Microsoft sản xuất và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới hiện nay.
Hoạt động 2: Khởi động Word 
* Mục tiêu: Học sinh nắm được các bước khởi động Word.
* Nội dung: Các bước khởi động phần mềm soạn thảo word
* Sản phẩm: HS biết cách khởi động Word
* Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk và trả lời các câu hỏi
?Em hãy cho biết các cách khởi động phần mềm Word.
?Sau khi khởi động Word một văn bản trống được tạo có tên là gì?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS: trả lời các câu hỏi GV yêu cầu vào vở
- Báo cáo kết quả thảo luận:
+ HS trình bày
+ Nháy đúp vào biểu tượng Word trên màn hình. 
+ Nháy nút phải chuột/open
+ Nháy chọn biểu tượng/enter
- Nhận xét, đánh giá, kết luận chốt kiến thức:
+ GV nhận xét, chốt kiến thức, thực hành mẫu cho HS quan sát 
* Kết Luận: Các cách khởi động phần mềm Word:
- Để khởi động Word ta có thể thực hiện một trong các cách sau: 
C1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng Word trên màn hình nền.
C2: Nháy nút Start -> Allprogram 
->Microsofft Word. 
Sau khi khởi động xong, trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ làm việc của Word là một văn bản trắng, có tên tạm thời là Document để sẵn sàng nhập nội dung cho văn bản.
Hoạt động 3: Có gì trên cửa sổ Word 
* Mục tiêu: HS nhận biết các thành phần trong cửa sổ của Word
* Nội dung: Tìm hiểu về bảng chọn và các nút lệnh có trên cửa sổ phần mềm word
* Sản phẩm: Biết được các thành phần chính có trên Word, cách mở văn bản, cách lưu văn bản và kết thúc.
* Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Chiếu cửa sổ Word, yêu cầu Hs quan sát kết hợp nghiên cứu nội dung SGK trả lời các câu hỏi.
? Em hãy kể tên một vài thành phần trên cửa sổ Word.
? Dải lệnh là gì?
? Cách thực hiện lệnh trên dải lệnh?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS thảo luận nhóm, quan sát, nghiên cứu trả lời câu hỏi vào vở.
- Báo cáo kết quả 
+ Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
- Nhận xét, đánh giá, kết luận chốt kiến thức:
+ GV nhận xét, kết luận
* Kết luận
- Gồm: các bảng chọn, thanh công cụ, các thanh cuốn, con trỏ soạn thảo, vùng soạn thảo.
a) Bảng chọn: Các lệnh được sắp xếp theo từng nhóm trong các bảng chọn đặt trên thanh bảng chọn.
- Để thực hiện một lệnh nào đó ta có thể nháy chuột vào tên bảng chọn có chứa nút lệnh đó.
b) Nút lệnh 
- Những nút lệnh thường được dùng nhất được đặt trên thanh công cụ.
- Mỗi nút lệnh có tên riêng để phân biệt.
- Để tạo văn bản mới ta có 2 cách:
 + Mở bảng chọn File và kích hoạt lệnh New.
 + Nháy vào nút lệnh New () trên thanh công cụ.
- Mở rộng: cho học sinh thanh bảng chọn và chức năng một số bảng chọn. Thực hiện chọn một số lệnh trong bảng chọn.
- Giới thiệu chức năng của nút lệnh: Nút lệnh là công cụ giúp truy cập nhanh tới các lệnh.
TIẾT 2
*Hoạt động 4: Mở văn bản
* Mục tiêu: Biết mở một văn bản đã có trên máy tính.
* Nội dung: Các bước mở một văn bản đã có trên máy tính
* Sản phẩm: HS mở một văn bản đã có trên máy tính.
* Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk và trả lời các câu hỏi
? Ta sử dụng nút lệnh gì để tạo một văn bản trống.
? Cho biết cách mở tệp văn bản đã có trên máy tính.
? Phần mở rộng của tệp văn bản là gì?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi vào vở
- Báo cáo kết quả 
+ Hs trả lời câu hỏi theo yêu cầu, HS khác nhận xét, bổ sung
- Nhận xét chốt kiến thức
+ GV nhận xét chung, thực hành mẫu cho HS quan sát
* Kết luận
 - Để mở một tệp tin văn bản đã có sẵn trên máy tính, ta thực hiện như sau:
- Nháy nút lệnh Open trên thanh công cụ. 
- Tìm đường dẫn tới tệp văn bản cần mở.
- Nháy chọn tên tệp cần mở.
- Nháy chọn nút Open để mở.
 Chú ý: Tên các tệp văn bản trong Word có phần mở rộng ngầm định là .Doc
Hoạt động 5: Lưu văn bản 
* Mục tiêu: Biết lưu văn bản.
*Nội dung
*Sản phẩm: HS biết lưu văn bản
* Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ Yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk và trả lời các câu hỏi
? Để lưu văn bản ta làm thế nào?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
- Báo cáo kết quả:
+ Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
- Nhận xét, đánh giá chốt kiến thức
+ GV nhận xét, thực hành mẫu cho HS quan sát
* Kết kuận
- Để lưu văn bản ta thực hiện thao tác sau:
Bước 1: Nháy nút lệnh Save () trên thanh công cụ
Bước 2: gõ tên vào ô File name
Bước 3: sau đó nháy nút Save để lưu.
- Khi lưu chỉ gõ phần tên, phần đuôi ngầm định là .doc
- Khi gõ tên không nên gõ dấu Tiếng việt.
Hoạt động 6: Kết thúc phiên làm việc 
*Mục tiêu: Biết thoát khỏi phần mềm văn bản word.
* Nội dung
* Sản phẩm: HS biết cách thoát khỏi phần mềm văn bản word.
* Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ Yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk và trả lời các câu hỏi
? Cách đóng văn bản.
? Cách kết thúc việc soạn thảo.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
 + Hs trả lời câu hỏi GV yêu cầu vào vở
- Báo cáo kết quả 
+ HS trả lời các câu hỏi GV yêu cầu
* File\Exit.
* Nháy nút Close (x) phía trên
- Nhận xét, đánh giá kết luận: 
+ GV nhận xét, kết luận các cách thực hiện, thực hành mẫu
* Kết kuận
- Cách 1: File\Exit.
- Cách 2: Nháy nút Close (x) phía trên.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học. 
* Nội dung: Thực hiện được các thao tác soạn thảo văn bản đơn giản, lưu văn bản trên phần mềm soạn thảo văn bản Worrd, đóng cửa sổ làm việc.
* Sản phẩm: Soạn thảo văn bản, lưu văn bản trên máy tính.
* Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Bài 1: Để khởi động phần mềm MS Word, ta thực hiện:
A. Nháy chuột vào Start → All Programs → Microsoft Word
B. Nháy chuột phải vào biểu tượng trên màn hình nền
C. Nháy chuột trái vào biểu tượng trên màn hình nền
D. Cả A và C
Hiển thị lời giải
Trả lời:
Để khởi động phần mềm MS Word, ta thực hiện:
+ Nháy chuột vào Start → All Programs → Microsoft Word
+ Nháy chuột trái vào biểu tượng trên màn hình nền
+ Nháy chuột vào biểu tượng thanh Taskbar
Đáp án: D
Bài 2: Những ưu điểm trong soạn thảo văn bản trên máy tính là:
A. Đẹp và có nhiều kiểu chuẩn xác hơn rất nhiều so với viết tay
B. Đẹp và có nhiều cách trình bày dễ hơn so với viế ... ện 8 nút nhỏ trên các cạnh và góc của hình ảnh
+ Đưa con trỏ lên các nút, khi con trỏ trở thành dạng mũi tên thì kéo thả chuột đến khi có kích thước vừa ý.
2.3. Thay đổi bố trí hình ảnh trên trang văn bản
Mục tiêu: 
Học sinh biết cách thay đổi cách bố trí hình ảnh trên trang văn bản.
Nội dung: Thay đổi cách bố trí hình ảnh trên trang văn bản.
Sản phẩm: Hình ảnh được bố trí phù hợp trên trang văn bản.
Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
Cho học sinh quan văn bản.
? Yêu cầu học sinh quan sát văn bản trên và liệt kê ra các vị trí của hình ảnh được bố trí trên văn bản.
? Làm thế nào để thay đổi cách bố trí của hình ảnh như văn bản mẫu.
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh quan sát văn bản và liệt kê ra các vị trí của hình ảnh trên văn bản.
Nghiên cứu SGK, kết hợp thực hiện trên máy tính để thay đổi cách bố trí của văn bản giống với văn bản mẫu.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
Nhóm trưởng nêu những cách bố trí mà nhóm quan sát được.
Thực hiện thao tác trên máy tính thay đổi cách bố trí của hình ảnh.
Đánh giá kết quả hoạt động:
Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
Kết luận:
Thay đổi cách bố trí hình ảnh trên văn bản như sau:
+ Nháy chuột chọn hình ảnh.
+ Mở dải lệnh Format, nháy chọn lệnh Wrap Text.
+ Chọn mẫu bố trí hình ảnh thích hợp.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Nội dung: Nhắc lại cách thực hiện các thao tác chèn hình ảnh, thay đổi kích thước, cách bố trí của hình ảnh trên trang văn bản.
Sản phẩm: Học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Yêu cầu học sinh khởi động ứng dụng Quizz, nhập mã Code để thực hiện trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1: Hình ảnh minh hoạ thường được dùng trong văn bản và làm cho nội dung của văn bản:
A. Trực quan
B. Sinh động
C. Dễ hiểu hơn.
D. Tất cả đáp án trên
Đáp án: D
Câu 2: Em chọn hình ảnh được chèn vào văn bản bằng cách thực hiện thao tác nào dưới đây:
A. Nháy chuột trên hình ảnh
B. Nháy đúp chuột trên hình ảnh
C. Kéo thả chuột xung quanh hình ảnh
D. Tất cả ý trên
Đáp án: B
Câu 3: Thao tác đầu tiên khi thực hiện chèn hình ảnh vào văn bản là:
A. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn.
B. Mở dải lệnh Insert, chọn lệnh Picture
C. Chọn tệp đồ hoạ cần thiết và nháy nút Insert trên hộp thoại.
D. Chọn thư mục lưu tệp đồ hoạ.
Đáp án: A
Câu 4: Hãy chọn câu đúng trong các phát biểu sau đây về vị trí của hình ảnh sau khi được chèn vào văn bản:
A. Vị trí của hình ảnh luôn luôn ở bên phải văn bản.
B. Hình ảnh có thể ở tại vị trí của con trỏ soạn thảo hoặc nằm ở một lớp riêng trên nền của văn bản và độc lập với văn bản.
C. Hình ảnh được chèn vào văn bản luôn ở bên trái văn bản.
D. Tất cả ý trên.
Đáp án: B
Câu 5: Nếu được bố trí trên một dòng của văn bản, hình ảnh có thể ở vị trí nào:
A. Đầu dòng
B. Cuối dòng
C. Giữa dòng
D. Tại bất kì vị trí nào trên dòng văn bản.
Đáp án: D
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh nhập Code trên ứng dụng Quizz và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
Kết quả trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Đánh giá kết quả hoạt động:
Giáo viên căn cứ kết quả trả lời câu hỏi trắc nghiệm của học sinh để đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bài học.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để làm bài tập.
Nội dung: Thực hiện các thao tác chèn hình ảnh, thay đổi kích thước, cách bố trí của hình ảnh trên trang văn bản.
Sản phẩm: Văn bản đã được chèn hình ảnh minh hoạ một cách thẩm mỹ.
Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân
 Mở tệp văn bản Quê hương trong bài thực hành 7 đã lưu trên máy tính. Thực hiện các thao tác cần thiết để chèn hình ảnh minh họa cho nội dung văn bản. Điều chỉnh kích thước và cách bố trí của hình ảnh cho hợp lý. (Em có thể sử dụng hình ảnh có sẵn trên máy tính hoặc sưu tầm trên Internet.) 
Lưu lại văn bản.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh mở văn bản Quê hương đã lưu trong bài thực hành 7, thực hiện chèn và thay đổi kích thước, cách bố trí hình ảnh trên văn bản cho phù hợp.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
 Trưng bày kết quả làm việc.
- Đánh giá kết quả hoạt động
 Giáo viên căn cứ sản phẩm của học sinh để đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bài học.
Bài thực hành 8: EM “VIẾT” BÁO TƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Các thao tác chèn hình ảnh vào văn bản.
Bố trí hình ảnh trên trang văn bản một cách hợp lý.
Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng tạo văn bản, biên tập, định dạng và trình bày văn bản.
2. Về năng lực:
a. Năng lực chung 
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ.
b. Năng lực thành phần
- Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
- Nld: Sử dụng được phần mềm Word để chèn hình ảnh vào văn bản.
- Nle: Có khả năng làm việc nhóm chèn được hình ảnh vào văn bản, bố trí hình ảnh thích hợp trên trang văn bản.
3. Về phẩm chất: 
Tự giác, trách nhiệm, trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học:
- Phần, bảng, máy tính, máy chiếu, phòng thực hành.
2. Học liệu:
- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo
- HS: SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: Ôn tập lại cách chèn hình và điều chỉnh hình ảnh trên trang văn bản.
c. Sản phẩm học tập: Văn bản đã được chèn và điều chỉnh hình ảnh.
d Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Chia học sinh thành bốn nhóm, yêu cầu học sinh chèn hình ảnh vào văn bản đã được chuẩn bị trước.
Tiêu chí chấm điểm là sự nhiệt tình tham gia của các thành viên trong nhóm, tính thẩm mỹ của văn bản và thời gian thực hiện.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Các nhóm mở văn bản đã được lưu trong máy tính, các thành viên thảo luận để thực hiện chèn, điều chỉnh kích thước và cách bố trí của hình ảnh trên trang văn bản.
- Báo cáo kết quả thảo luận: 
+ Nhóm trưởng trưng bày kết quả hoạt động nhóm.
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Các nhóm kiểm tra chéo kết quả của nhau để đưa ra nhận xét.
+ Giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh.
+ Kết luận về việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm và chấm điểm.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
a. Mục tiêu: 
- Nhắc lại các kiến thức về tạo ra văn bản mới, chèn thêm hình ảnh để minh hoạ, định dạng và trình bày trang văn bản.
b. Nội dung: Soạn thảo văn bản, chèn hình ảnh và định dạng văn bản.
c. Sản phẩm: Học sinh trả lời được cách tạo ra văn bản mới, định dạng văn bản, chèn và chỉnh sửa hình ảnh trên trang văn bản.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
Yêu cầu học sinh quan sát văn bản mẫu và trả lời câu hỏi.
? Nêu những công việc cần thực hiện để có được văn bản như trên.
Soạn thảo và định dạng văn bản
Chèn và chỉnh sửa hình ảnh
? Các thao tác định dạng văn bản gồm những thao tác nào
Tiêu đề văn bản: thay đổi phông chữ, kiểu chữ đậm, căn giữa
Nội dung văn bản kiểu chữ nghiêng; thụt vào so với lề trái; tăng khoảng cách giữa hai khổ thơ của bài thơ.
? Các thao tác đối với hình ảnh gồm những thao tác nào
Chèn hình ảnh
Thay đổi kích thước và vị trí của hỉnh ảnh.
Hình ảnh trong văn bản các em có thể tìm kiếm trên mạng Internet.
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh quan sát văn bản mẫu và trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh nhớ lại được các thao tác cần thực hiện khi tạo và trình bày văn bản.
Đánh giá kết quả hoạt động:
Đánh giá việc nắm bắt kiến thức đã học của học sinh.
Nhắc lại các kiến thức học sinh còn chưa nắm chắc để thực hiện yêu cầu bài tập.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: 
- Học sinh biết cách tạo ra văn bản mới, chèn thêm hình ảnh để minh hoạ, định dạng và trình bày trang văn bản.
b. Nội dung: Soạn thảo văn bản, chèn hình ảnh và định dạng văn bản.
c. Sản phẩm: Văn bản được chèn hình ảnh và định dạng hợp lý.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
? Yêu cầu học sinh khởi động chương trình Microsoft Word và thực hiện soạ thảo văn bản theo mẫu sau:
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh thực hành soạn thảo văn bản trên máy tính.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh trưng bày kết quả là văn bản đã được chèn hình ảnh.
Đánh giá kết quả hoạt động:
Giáo viên kiểm tra sản phẩm của học sinh, hướng dẫn và sửa lỗi cho học sinh nếu có.
Trình chiếu một số bài làm tiêu biểu của học sinh.
TIẾT 2
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
- Học sinh tự sáng tạo ra văn bản mới, chèn thêm hình ảnh để minh hoạ, định dạng và trình bày trang văn bản cho hợp lý.
b. Nội dung: Soạn thảo văn bản, chèn hình ảnh và định dạng văn bản cho một mẫu báo tường.
c. Sản phẩm: Văn bản được chèn hình ảnh và định dạng hợp lý.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
? Các em thường làm báo tường vào những dịp nào
? Các em có những dạng báo tường nào?
? Các em thường tạo ra tờ báo tường bằng cách nào
Cho học sinh quan sát một số mẫu báo tường.
Yêu cầu học sinh tham khảo mẫu báo tường sau
Học sinh có thể dựa vào mẫu báo tường trên hoặc tự sáng tạo ra một mẫu báo tường riêng theo ý muốn.
Thực hiện soạn thảo cho tờ báo tường, nội dung bao gồm văn bản và hình ảnh.
Văn bản và hình ảnh có thể tham khảo trên mạng Internet.
Trình bày tờ báo tường sao cho khoa học và có tính thẩm mỹ.
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh có thể tham khảo mẫu báo tường trên và tự sáng tạo ra một tờ báo tường theo chủ đề mình lựa chọn.
Thực hiện soạn thảo nội dung và chèn hình ảnh trang trí cho tờ báo tường.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh trưng bày kết quả là bài báo tường.
Đánh giá kết quả hoạt động:
Giáo viên kiểm tra sản phẩm của học sinh, nhận xét về việc thực hiện thao tác theo yêu cầu của bài thực hành, khả năng sáng tạo, thẩm mỹ của học sinh.
Trình chiếu một số bài làm tiêu biểu của học sinh.
Hướng dẫn về nhà
Ôn tập các nội dung đã học
Chuẩn bị trước bài 20: 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_theo_cv5512_bai_13_19.docx