Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 8 - Trần Thị Thắm

I. MỤC TIÊU

1. Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ.

Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp.

2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

3. HTL bài thơ.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

· Tranh minh hoạ bài tập đọc.

· Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức(1 )

2. Kiểm tra bài cũ (5 )

· Hai nhóm HS phân vai đọc 2 màn vở kịch Ở vương quốc Tương Lai và trả lời các câu hỏi 2, 3 trong SGK.

· GV nhận xét và cho điểm.

3. Bài mới

 

doc 21 trang cucpham 23/07/2022 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 8 - Trần Thị Thắm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 8 - Trần Thị Thắm

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 8 - Trần Thị Thắm
TẬP ĐỌC 
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC TIÊU
Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ. 
Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp.
2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
HTL bài thơ.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc. 
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức(1’ )
2. Kiểm tra bài cũ (5’ )
Hai nhóm HS phân vai đọc 2 màn vở kịch Ở vương quốc Tương Lai và trả lời các câu hỏi 2, 3 trong SGK.
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’ )
- Vở kịch Ở vương quốc Tương Lai đã cho các em biết các bạn nhỏ mơ ước những gì. Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ cũng nói về mơ ước của thiếu nhi. Chúng ta hãy đọc để xem đó là những ước mơ gì. (GV cho HS quan sát tranh minh họa bài thơ).
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đọc (10’)
Mục tiêu : 
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Cách tiến hành : 
- Đọc từng đoạn của bài thơ.
+ Yêu cầu HS đọc từng đoạn của bài thơ.
+ HS tiếp nối nhau đọc đoạn của bài thơ ; đọc 2-3 lượt.
+ Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm, giọng đọc câu khó đọc.
+ Tập ngắt giọng đúng khi đọc đoạn :
“Nếu chúng mình.bi tròn”
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
+ HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
- Đọc theo cặp
- HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS đọc cả bài.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài một lượt.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’)
 Mục tiêu :
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ.
Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ và trả lời các câu hỏi :
+ Câu thơ nào đựơc lăïp lại nhiều lần?
+ Câu thơ Nếu chúng mình có phép lạ.
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? 
+ Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
- HS đọc thầm cả bài thơ và trả lời các câu hỏi :
+ Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
+ 1 HS trả lời.
+ HS đọc lại các khổ 3, 4, và trả lời câu hỏi 3?
+ 2, 3 HS giải thích ý nghĩa của những câu nói.
+ Em thích những ước mơ nào trong bài thơ ? Vì sao?
+ 1 vài HS trả lời.
Kết luận : Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ (12’)
Mục tiêu : 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp.
 - HTL bài thơ. 
Cách tiến hành :
Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. GV khen ngợi những HS đọc tốt, hướng dẫn để những em đọc chưa đúng tìm được giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ.
GV hướng dẫn LĐ diễn cảm khổ 1, 2. 
- GV đọc diễn cảm khổ 1, 2.
- Nghe GV đọc.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2 HS yêu cầu luyện đọc theo nhóm đôi
- HS luyện đọc đoạn văn theo cặp.
- Tổ chức cho một vài HS thi đọc trước lớp
- 2 đến 3 HS thi đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
Yêu cầu HS tự HTL bài thơ.
- HS tự HTL bài thơ.
Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. 
- 3 đến 4 HS thi đọc.
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò (3’)
- GV gọi 1 HS nêu ý nghĩa của bài thơ.
- 1 đến 2 HS trả lời.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà HTL bài thơ và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
CHÍNH TẢ
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU
Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập. 
Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi (hoăïc có vần iên/yên/iêng) để điền vào ô trống, hợp nghĩa đã cho.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bài tập 3 chép sẵn trên bảng lớpï.
4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : khai trương, sương gió, thịnh vượng,
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe viết (20’)
Mục tiêu :
 Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập. 
 Cách tiến hành :
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK 1 lượt.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm lại đoạn văn cần viết 1 lượt.
- Đoạn văn có mấy câu? Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào ? 
- 1 HS trả lời
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- 1 HS trả lời
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: mười lăm năm, thác nước, phấp phới, bát ngát
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở
- HS viết bài vào vở
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- GV chấm từ 7- 10 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả (10’)
Mục tiêu :
 Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi (hoạc có vần iên/yên/iêng) để điền vào ô trống, hợp nghĩa đã cho.
Cách tiến hành :
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Gọi HS đọc truyện vui Đánh dấu mạn thuyền
- 1 HS đọc đọc truyện vui Đánh dấu mạn thuyền
- GV đính 3 băng giấy ghi sẵn nội dung truyện vui lên bảng lớp. 
- Yêu cầu HS tự làm.
- 4 HS lên bảng thi làm bài nhanh trên băng giấy sau đó đọc lại truyện và nói về tính khôi hài của truyện vui, HS dưới lớp làm vào VBT.
- Nhận xét, chữa bài và kết luận bạn thắng cuộc.
- Đọc lại lời giải và chữa bài của mình theo lời giải đúng.
Bài 3
- GV lựa chọn phần b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Thi điền từ nhanh.
- 3, 4 HS tham gia chơi, HS dưới lớp làm vào VBT.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Tuyên dương bạn làm đúng, nhanh
- Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình theo lời giải đúng.
Lời giải: b) điện thoại – nghiền - khiêng
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò(3’)
- Nhận xét tiết học. Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng. 
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I. MỤC TIÊU
Nắm được quy tắc tên người, tên địa lí nước ngoài.
Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Một tờ giấy khổto, bút dạ để HS làm việc theo nhóm.
Băng dính.
Bảng phụ viết sẵn lời giải của bài tập III.2.
Khoảng 10 lá thăm để HS chơi trò du lịch. Mỗi lá thưm có ghi tên thủ đô của 1 nước, hoặc tên 1 nước. Phần trống còn lại trên lá thăm để HS điền tên thủ đô hoặc tên nước tương ứng với tên đã cho.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	- KT bài :"Luyện tập cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam "
	+ 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp đoạn thơ sau theo lời đọc của GV:
	- Muối Thái Bình, ngược Hà Giang
	 Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh.
	- Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
	 Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông
	Tố Hữu
	+ 1HS làm bài tập 2.
	- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm.
Mục tiêu : 
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
Cách tiến hành :
1, Phần Nhận xét:
* GV hướng dẫn Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc bài.
- GV đọc mẫu yêu cầu của bài, Hướng dẫn HS đọc đúng theo chữ viết-ngắt hơi ở chỗ ngăn cách các bộ phận trong mỗi tên.
- 3,4 HS đọc lại các tên người, tên địa lí nước ngoài. Cả lớp đọc thầm lại.
* GV hướng dẫn Bài tập 2:
- Yêu cầu HS đọc bài. 
- GV đặt câu hỏi:
 +Mỗi bộ phận trong tên riêng nước ngoài gồm mấy tiếng ?
- Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
 + HS trả lời.
 + Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận tên như thế nào ?
 + HS trả lời: Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận tên có gạch nối.
* GV hướng dẫn Bài tập 3:
- Gv đặt câu hỏi: Cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt ?
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, trả lời câu hỏi: viết giống như tên riêng Việt Nam-tất cả các tiếng đều viết hoa.
- GV nói thêm với HS: Những tên người, tên địa lí nước ngoài tr ... yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
+ Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào?
+ Sắp xếp theo trình tự thời gian (việc xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau)
+ Các câu mở đầu đoạn văn trong vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy.
+ Thể hiện sự tiếp nối về thời gian (các cum từ in đậm) để nối đoạn văn với các đoạn văn trước đó.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhấn mạnh yêu cầu của bài.
- Gọi một số HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
- Một số HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS viết nhanh ra giấy nháp trình tự các sự việc.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện.
- 3 đến 4 HS kể chuyện thi.
- GV nhận xét.
- Lớp nhận xét.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS ghi nhớ: Có thể phát triển câu chuyện theo trình tự thới gian, nghĩa là việc nào xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DẤU NGOẶC KÉP
I. MỤC TIÊU
Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Một tờ phiếu khổto viết nội dung BT 1.
3,4 tờ phiếu khổ to viết nộidung BT1,3.
Tranh, ảnh con tắc kè.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	- KT bài :"Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài "
	+ 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết trước, nêu ví dụ làm rõ nội dung ghi nhớ.
	+ 1HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp 4,5 tên người, tên địa lí nước ngoài trong BT2, 3.
	- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm.
Mục tiêu : 
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
Cách tiến hành :
1, Phần Nhận xét:
* GV hướng dẫn Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc bài.
- GV đọc mẫu yêu cầu của bài. GV dán lên bảng tờ phiếu đã in nội dung bài tập, hướng dẫn cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Trường Chinh.
-GV hỏi: + Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép ?
 + Những từ ngữ và câu đó là lời của ai ?
 +Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
- Cả lớp đọc thầm lại và trả lời câu hỏi:
+ Từ ngữ:" Người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận", "đầy tớ trung thành của nhân dân"
+ Câu:"Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"
 + Lời của Bác Hồ.
+ Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Đó có thể là: một từ hay một cụm, một câu trọn vẹn hay đoạn văn,
* GV hướng dẫn Bài tập 2:
- Yêu cầu HS đọc bài. 
- GV đặt câu hỏi:
 +Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập, khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm ?
- Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
 + HS trả lời.
* GV hướng dẫn Bài tập 3:
- GV nói về con tắc kè (kèm theo tranh): một con vật nhỏ, hình dáng hơi giống thạch sùng, thường kêu tắckè .và hỏi HS:
 + Từ lầu chỉ cái gì?
 + Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không ?
 + Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì ? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì ?
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, trả lời câu hỏi: 
+ Chỉ ngôi nhà tầng cao, to, sang trọng, đẹp đẽ.
 + Tắc kè xây tổ trên cây-tổ tắc kè nhỏ bé, không phải là cái lầu theo nghĩa của con người.
+ HS dựa vào ghi nhớ để trả lời.
2, Phần ghi nhớ:
- 2,3 HS đọc phần ghi nhơ . Cả lớp đọc thầm lại.
- GV nêu câu hỏi giúp HS hình thành nội dung ghi nhớ
- Cả lớp suy nghĩ rút ra quy tắc.
- GV giải thích nội dung ghi nhớ, phân tích các ví dụ làm mẫu.
Kết luận : 
1.Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
 Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường phải thêm dấu hai chấm.
2. Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
Hoạt động 2 : Luyện tập
Mục tiêu : 
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
Cách tiến hành :
Bài 1:
- Hướng dẫn HS làm bài tập
- 1 HS đọc toàn yêu cầu bài tập,cả lớp đọc thầm.
- GV dán 3,4 tờ phiếu, mời 3,4 HS làm bài, tìm và gạch dưới lời nói trực tiếp trong đoạn văn trên bảng lớp.
- Cá nhân làm việc: viết các tên riêng trong đoạn văn ra nháp theo đúng quy tắc. 
- 2-3 HS làm bảng lớp.
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý:
"Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?"
"Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa."
- HS làm bài.
Bài 2:
-GV hướng dẫn HS làm bài :
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Gv gợi ý: Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn học sinh có phải là những lời đối thoại trực tiếp giữa hai người không ?
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
+ Không phải là những lời đối thoại trực tiếp.
- GV kiểm tra, nhận xét:
Lời giải:
 + Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn học sinh không phải dạng đối thoại trực tiếp, do đó không thể viết xuống dòng, đặt sau dấu gạch đầu dòng.
- HS sửa bài.
Bài 3:
-GV hướng dẫn HS làm bài :
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV gợi ý HS tìm những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn văn a, b, đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép.
- GV chốt lại.
Hoạt động 3 :Củng cố, dặn dò(3’)
- Gv gọi một số HS nêu lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS
- Dặn dò HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ, chuẩn bị bài tiết sau:"Mở rộng vốn từ: Ước mơ ". 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. MỤC TIÊU
Tiếp tục củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thới gian.
Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Một tờ phiếu khổ to ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời văn kể.
Một tờ phiếu khổ to ghi bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1, 2 của câu chuyện Ở Vương quốc Tương Lai theo cách kể 1 (kể theo trình tự thời gian) ; lời mở đầu đoạn 1, 2 theo cách kể (kể theo trình tự không gian).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Gọi 1 HS kể lại câu chuyện em đã kể ở lớp hôm trước.
Một HS trả lời câu hỏi: Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian?
 GV nhậïn xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
 Trong tiết học trước các em tập phát triển câu chuyện theo trình tự thới gian. Tiết học này giúp các em luyện tập phát triển câu chuyện từ một trích đoạn kịch theo hai cách khác nhau : phát triển theo trình tự thới gian và phát triển theo trình tự không gian.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập (27’)
Mục tiêu :
- Tiếp tục củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thới gian.
- Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
 Cách tiến hành
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS giỏi làm mẫu, chuyển thể lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất (2 dòng đầu trong màn kịch Trong công xưởng xanh) từ ngôn ngữ kịch sang lời kể.
- 1 HS giỏi chuyển thể lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất từ ngôn ngữ kịch sang lời kể.
- GV nhận xét, dán tờ phiếu ghi 1 mẫu chuyển thể.
- Từng cặp HS đọc đoạn trích Ở Vương quốc Tương Lai, quan sát tranh minh họa vở kịch, suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian 
- Làm việc theo cặp.
- Tổ chức thi kể.
- 2 đến 3 HS tham gia thi kể. Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- Nhận xét phần kể chuyện của HS.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của bài. 
- Từng cặp HS suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian.
- Làm việc theo cặp.
- Tổ chức thi kể.
- 2 đến 3 HS tham gia thi kể. Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- Nhận xét phần kể chuyện của HS.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV dán tờ phiếu khổ to ghi bảng so sánh hai cách mở đầu đoạn 1, 2 (kể theo trình tự không gian / kể theo trình tự thời gian)
- HS nhìn bảng phát biểu ý kiến.
- GV nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi một HS nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện: kể theo trình tự không gian và kể theo trình tự thời gian.
- 1, 2 HS trả lời.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại vào vở một đoạn văn hoàn chỉnh.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA
BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_8_tran_thi_tham.doc