Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 16 - Trần Thị Thắm

Giới thiệu bài (1 )

 Kéo co là một trò chơi vui mà người Việt Nam ta ai cũng biết. Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau. Với bài đọc Kéo co, các em sẽ biết thêm về cách chơi kéo co ở một số địa phương trên đất nứơc ta.

Hoạt động 1 : Luyện đọc (10)

v Mục tiêu :

- Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

v Cách tiến hành :

- Đọc từng đoạn

+ GV hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng trong câu sau: Hội làng Hữu Trấp/ bên nữ thắng

+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.

- Đọc theo cặp

- Cho HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (9 )

v Mục tiêu :

 HS hiểu nội dung của bài.

v Cách tiến hành :

- HS đọc đoạn 1, quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK, trả lời: Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?

- HS đọc đoạn 1, thi giới thiệu về cách chơi kéo co như thế nào?

- HS đọc đoạn văn còn lại, trả lời:

+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?

+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?

- Ngoài kéo co,em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?

 

doc 17 trang cucpham 23/07/2022 4800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 16 - Trần Thị Thắm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 16 - Trần Thị Thắm

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 16 - Trần Thị Thắm
TẬP ĐỌC 
KÉO CO
I. MỤC TIÊU
Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.
Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa bài học trong SGK.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức(1’ )
2. Kiểm tra bài cũ (4’ )
Hai, ba HS đọc thuộc bài Tuổi Ngựa , trả lời câu hỏi 4 trong SGK.
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’ )
 Kéo co là một trò chơi vui mà người Việt Nam ta ai cũng biết. Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau. Với bài đọc Kéo co, các em sẽ biết thêm về cách chơi kéo co ở một số địa phương trên đất nứơc ta.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đọc (10’)
Mục tiêu : 
- Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Cách tiến hành : 
- Đọc từng đoạn
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - đọc 2-3 lượt.
+ GV hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng trong câu sau: Hội làng Hữu Trấp/bên nữ thắng
+ Đọc theo hướng dẫn của GV.
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
+ HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
- Đọc theo cặp
- HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS đọc cả bài.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (9’ )
 Mục tiêu :
 HS hiểu nội dung của bài.
Cách tiến hành :
- HS đọc đoạn 1, quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK, trả lời: Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào? 
- 1 HS trả lời.
- HS đọc đoạn 1, thi giới thiệu về cách chơi kéo co như thế nào?
- Một vài HS thi giới thiệu về cách chơi kéo co.
- HS đọc đoạn văn còn lại, trả lời:
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
+ Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng người mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. 
+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?
+ 1 HS trả lời.
- Ngoài kéo co,em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?
- Đấu vật. Múa võ, đá cầu, đu bay..
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm (12’)
Mục tiêu :
 Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.
Cách tiến hành :
Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài. GV hướng dẫn các em tìm được giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
GV hướng dẫn LĐ diễn cảm đoạn 2.
 Hội làng Hữu Trấp/ thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữõ. Có năm/ bên nam thắng, có năm /bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thứng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội
- GV đọc mẫu đoạn 2.
- Nghe GV đọc.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2 HS yêu cầu luyện đọc nhóm đôi
- HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho một vài HS thi đọc trước lớp
- 3 đến 4 HS thi đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò (3’)
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?.
- 1, 2 HS trả lời.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
CHÍNH TẢ
KÉO CO
I. MỤC TIÊU
Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn Kéo co. 
Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn (r/d/gi, ât/âc) đúng với nghĩa đã cho.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bài tập 2 chép sẵn trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : ngữa gỗ, tàu thuỷ, nhảy dây, thả diều,...
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe viết (20’)
Mục tiêu :
 Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn Kéo co. 
 Cách tiến hành :
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK 1 lượt.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm lại đoạn văn cần viết 1 lượt.
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- 1 HS trả lời
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, khuyến khích,
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở
- HS viết bài vào vở
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- GV chấm từ 7- 10 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả (10’)
Mục tiêu :
 Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn (r/d/gi, ât/âc) đúng với nghĩa đã cho. 
Cách tiến hành :
Bài 2
- GV lựa chọn phần b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm.
- 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Khen ngợi những HS giải đố nhanh, viết đúng chính tả.
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi chữa bài của mình theo lời giải đúng.
Lời giải: b) - đấu vật
 - nhấc
 - lật đật
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò(3’)
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà xem lạiBT2. Ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học. 
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
LUỴỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI-TRÒ CHƠI
I. MỤC TIÊU
HS biết một số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ của con người.
Hiểu nghĩa 1 số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến chủ điểm. Biết sử dụng những thành ngữ, tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1 số tờ phiếu khổ to kẻ bảng dể HS làm BT1, 2
Tranh ảnh về trò chơi ô ăn quan, nhảy lò cò.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
 -Kiểm tra bài: “Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi”.
 + 1 HS nêu lại nội dung cần ghi nhớ và làm bài tập I.2a.
	+ 1 HS làm bài tập III.1a và BT.III.2.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện tập.
Mục tiêu : 
 -HS biết một số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ của con người.
-Hiểu nghĩa 1 số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến chủ điểm. Biết sử dụng những thành ngữ, tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể.
Cách tiến hành :
Bài 1:
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
- 1 HS đọc toàn yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
- GV cùng HS nói cách chơi một số trò chơi các em có thể chưa biết: Ô ăn quan, lò cò, xếp hình.
- Từng cặp HS trao đổi, làm bài.
- Gv chia nhóm và giao việc cho từng nhóm.
- Đại diện trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS làm bài vào vở theo lời giải đúng.
Bài 2:
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- Gv dán 3-4 tờ phiếu, mời 3-4 HS lên bảng thi làm bài.
- 1 HS đọc lại các thành ngữ, tục ngữ.
- HS nhẩm HTL, thi HTL các thành ngữ, tục ngữ.
- GV nhận xét.
- Cả lớp nhận xét.
Bài 3:
- GV hướng dẫn HS làm bài,nhắc HS trả lời đầy đủ từng ý của BT.
-1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS trao đổi theo cặp, đại diện trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
Hoạt động 2 :Củng cố, dặn dò(3’)
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS
- Dặn dò HS về nhà ghi nhớ những từ ngữ về trò chơi; chuẩn bị tiết sau: “Câu kể”.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU
1. Rèn kỹ năng nói : 
HS chọn được một câu chuyện kể về đồ chơi của mình hoặc của các bạn xung quanh .Biết sắùp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi được với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Lời kể tự nhiện chân thực, có thể kết hợp với lời nói cử chỉ điệu bộ.
2. Rèn kỹ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng lớp viết đề bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức(1’ )
2. Kiểm tra bài cũ (4’ )
Gọi 1 HS kể lại một câu chuyện em đã nghe, đã đọc về người có nghị lực. Sau đó nói ý nghĩa của câu chuyện.
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’ )
- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện về đồ chơi của chính các em hoặc của bạn bè xung quanh. Chúng ta sẽ biết trong tiết học hôm nay, bạn nào có câu chuyện về đồ chơi hay nhất.
-  ... i dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Cách tiến hành :
GV hướng dẫn 4 HS đọc truyện theo cách phân vai : người dẫn chuyện, Bu-ra-ti-nô, Ba-ra-ba, cáo A-li-xa
- 4 HS đọc theo hình thức phân vai.
GV hướng dẫn LĐ diễn cảm đoạn cuôí bài.
- GV đọc mẫu đoạn cuôí bài.
- Nghe GV đọc.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS yêu cầu luyện đọc theo hình thức phân vai.
- Thực hành luyện đọc trong nhóm theo từng vai: người dẫn chuyện, Bu-ra-ti-nô, Ba-ra-ba, cáo A-li-xa
- Tổ chức cho một vài nhóm HS thi đọc trước lớp
- 3 đến 4 nhóm HS thi đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi một số VSCĐ của HS.
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
Biết giới thiệu tập quán kéo co của hai địa phương Hữu Trấp và Tích Sơn dựa vào bài đọc Kéo co.
Biết giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em – giới thiệu rõ ràng, ai cũng hiểu được
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa một số trò chơi, lễ hội trong SGK. Thêm một số ảnh về trò chơi lễ hội
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
Gọi2 HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong bài TLV trước.
Gọi 1 HS đọc lại dàn ý tả một đồ chơi mà em thích.
 GV nhậïn xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
 Các em đã luyện tập trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu. Trong tiết học hôm nay. Các em sẽ luyện tập giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS làm bài tập (29’)
Mục tiêu :
- Biết giới thiệu tập quán kéo co của hai địa phương Hữu Trấp và Tích Sơn dựa vào bài đọc Kéo co.
- Biết giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em – giới thiệu rõ ràng, ai cũng hiểu được
 Cách tiến hành
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT1.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm bài Kéo co, thực hiện lần lượt từng yêu cầu của bài tập
+ Trả lời câu hỏi: Bài “Kéo co” giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?
+ Giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên , tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Gọi HS thuật laị các trò chơi.
+ Một vài HS thi thuật laị các trò chơi.
 GV nhắc các em : cần giới thiệu 2 tập quán kéo co rất khác nhau ở 2 vùng – giới thiệu tự nhiên, sôi động hấp dẫn, cố gắng diễn đạt bằng lời của mình. 
Bài 2
a) Xác định yêu cầu của đề bài.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV cho HS quan sát tranh minh họa trong SGK, nói tên những trò chơi, lễ hội được vẽ trong tranh.
- Trò chơi:thả chim bồ câu – đu bay – ném còn. Lễ hội: hội bơi trải – hội cồng chiêng – hội hát quan họ.
- Yêu cầu HS tự so sánh ở địa phương mình có những trò chơi, lễ hội như trên không.
- HS tự so sánh ở địa phương mình có những trò chơi, lễ hội như trên không.
- Gọi HS tiếp nối nhau phát biểu.
- HS tiếp nối nhau giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội mình muốn giới thiệu.
b) Thực hành giới thiệu
- Từng cặp HS thực hành giới thiệu trò chơi, lễ hội của quê mình.
- Làm việc theo cặp.
- HS thi giới thiệu về trò chơi, lễ hội trước lớp.
- Một số HS thi giới thiệu về trò chơi, lễ hội trước lớp.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết TLV tới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
LUỴỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KỂ
I. MỤC TIÊU
HS hiểu thể nào là câu kể, tác dụng của câu kể.
Biết tìm câu kể trong đoạn văn; biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Giấy khổ to viết lời giải BT.I.2 và 3.
1 tờ phiếu khổ to viết những câu văn để HS làm BT.III.1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	- KT bài :"Mở rộng vốn từ: Đồ chơi-Trò chơi”
	+ 2HS làm bài tập 2,3.
	- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm.
Mục tiêu : 
- HS hiểu thể nào là câu kể, tác dụng của câu kể.
Cách tiến hành :
1, Phần Nhận xét:
* GV hướng dẫn Bài tập 1 và 2:
Bài tập 1:
- GV nhận xét, chốt lại lời giải.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét.
 Bài tập 2:
- Gv giúp HS phân tích từng câu xem câu đó được dùng làm gì.
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ.
- HS trả lời
- GV nhận xét.
- HS dán bài làm lên bảng, cả lớp nhận xét.
 Bài tập 2:
- GV nhắc các em cố gắng nêu được ví dụ minh họa cho ý kiến của mình.
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ.
- HS trả lời
- GV nhận xét.
- Cả lớp nhận xét.
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến
- GV nhận xét, dán tờ phiếu, ghi lời giải, chốt lại ý kiến đúng.
2, Phần ghi nhớ:
- 2,3 HS đọc phần ghi nhơ . Cả lớp đọc thầm lại.
- GV giải thích nội dung ghi nhớ, phân tích các ví dụ làm mẫu.
- 3,4 HS đọc thành tiếng nội dung ghi nhớ.
Kết luận : 
1. Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:
 -Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.
 -Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
2. Cuối câu kể có dấu chấm.
Hoạt động 2 : Luyện tập
Mục tiêu : 
- Biết tìm câu kể trong đoạn văn; biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến.
Cách tiến hành :
Bài 1:
- Hướng dẫn HS làm bài tập
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV phát phiếu cho từng nhóm.
- HS trao đỏi theo nhóm.
- HS đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS làm bài.
Bài 2:
- GV hướng dẫn HS làm bài :
-HS đọc yêu cầu đề bài.
- 1 HS làm mẫu.
- HS làm việc cá nhân, HS nối tiếp nhau trình bày.
- GV nhận xét.
- HS nhận xét.
Hoạt động 3 :Củng cố, dặn dò(3’)
- Gv gọi một số HS nêu lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS
- Dặn dò HS về nhà hoàn chỉnh BT.III.2 vào vở, chuẩn bị bài tiết sau:"Câu kể Ai làm gì?”
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU
Dựa vào dàn ý đã lập trong bài TLV tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ ba phần: mở bài – thân bài – kết bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Dàn ý bài văn tả đồ chơi mỗi HS đều có.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
Gọi1 HS đọc bài giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em.
GV nhậïn xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- Trong tiết TLV tuần 15, các em đã tập quan sát một đồ chơi, ghi lại những điều quan sát được, lập dàn ý tả đồ chơi đó. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ chuyển dàn ý đã có thành một bài văn hoàn chỉnh với 3 phần: mở bài – thân bài – kết bài.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết bài(29’)
Mục tiêu :
 Dựa vào dàn ý đã lập trong bài TLV tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ ba phần: mở bài – thân bài – kết bài.
 Cách tiến hành
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài.
Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài
- Gọi HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc đề bài.
- Gọi HS đọc các gợi ý trong SGK.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại dàn ý bài văn tả đồ chơi mình đã chuẩn bị tuần trước.
- HS đọc thầm lại dàn ý bài văn tả đồ chơi mình đã chuẩn bị tuần trước.
- GV gọi HS đọc lại dàn ý của mình.
- 1, 2 HS khá, giỏi đọc lại dàn ý của mình.
Hướng dẫn HS xây dựng kết cấu 3 phần của một bài.
* Chọn cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp:
- Yêu cầu HS đọc thầm lại M: a (mở bài trực tiếp ) và b (mở bài gián tiếp) trong SGK.
- HS đọc thầm lại M: a và b trong SGK.
- Gọi HS trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết – kiểu trực tiếp – của mình.
- 1 HS trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết kiểu trực tiếp của mình.
- Gọi HS trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết – kiểu gián tiếp – của mình.
- 1 HS trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết kiểu gián tiếp của mình.
* Viết từng đoạn thân bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm lại M trong SGK.
- HS đọc thầm lại M trong SGK.
- Gọi HS giỏi dựa theo dàn ý, nói thân bài của mình.
- 1 HS giỏi dựa theo dàn ý, nói thân bài của mình.
* Chọn cách kết bài:
- Gọi 1 HS trình bày M cách kết bài không mở rộng.
- 1 HS trình bày M cách kết bài không mở rộng.
- Gọi 1 HS trình bày M cách kết bài kiểu mở rộng.
- 1 HS trình bày M cách kết bài kiểu mở rộng.
b) HS viết bài
- HS viết bài vào vở.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- GV thu bài, nhận xét tiết học. 
- Nhắc những HS nào chưa hài lòng với bài viết có thể về nhà viết lại bài, nộp cho GV trong tiết học tới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA
BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_16_tran_thi_tham.doc