Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 1 - Trần Thị Thắm

Hoạt động dạy

Giới thiệu bài (1)

- Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc và viết đúng chính tả một đoạn của bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu. Sau đó sẽ làm các bài tập phân biệt những tiếng có vần (an/ang) các em dễ đọc sai, viết sai.

Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe viết (20)

v Mục tiêu :

 Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu.

v Cách tiến hành :

- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK 1 lượt.

- Đoạn văn có mấy câu? Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào ?

- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.

- GV đọc cho HS viết bài vào vở

- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi

- GV chấm từ 7- 10 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày

Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả (10)

v Mục tiêu :

 Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có vần (an/ang) dễ lẫn.

v Cách tiến hành :

 

doc 18 trang cucpham 23/07/2022 2880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 1 - Trần Thị Thắm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 1 - Trần Thị Thắm

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 1 - Trần Thị Thắm
TẬP ĐỌC 
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC TIÊU
1. Đọc lưu loát toàn bài :
Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
2. Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc, Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức(1’ )
2. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’ )
Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí ghi chép về những cuộc phưu lưu của Dế Mèn. Truyện được nhà văn Tô Hoài viết năm 1941. Đến nay, truyện đã được tái bản nhiều lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Các bạn nhỏ ở mọi nơi đều rất thích truyện này.
 Bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu mà hôm nay chúng ta học là một trích đoạn từ truyện Dế Mèn phiêu lưu.( GV cho HS quan sát tranh minh họa) 
- Nghe GV giới thiệu bài và quan sát tranh minh họa .
Hoạt động 1 : Luyện đọc (10’)
Mục tiêu : 
- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Cách tiến hành : 
- Đọc từng đoạn
+ Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong bài.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - đọc 2-3 lượt.
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
+ HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
- Đọc theo cặp
- HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS đọc cả bài.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, thể hiện giọng đọc như đã xác định ở Mục tiêu.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’)
 Mục tiêu :
 HS hiểu nội dung của bài.
Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
- Dế mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội.
- HS đọc thầm đoạn 2 để tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
- Thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
- 1 HS trả lời.
- HS đọc thầm đoạn 4, trả lời câu hỏi: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- 1 HS trả lời.
- HS đọc lướt toàn bài, nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó?
-HS tự do phát biểu ý kiến theo ý thích của từng em.
Kết luận : Câu chuyện ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm (12’)
Mục tiêu :
 Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.
Cách tiến hành :
Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài. GV hướng dẫn để các em có giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chyện, với tình cảm thái độ của nhân vật. 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
GV hướng dẫn LĐ diễn cảm đoạn 3 
Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bon nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa ăn cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bữa bọn nhện đánh em. Hôm nay chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân , vặt cánh ăn thịt em.
- GV đọc mẫu đoạn 3.
- Nghe GV đọc.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2 HS yêu cầu luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS luyện đọc đoạn văn theo cặp.
- Tổ chức cho một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp
- 1 đến 2 HS đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò (3’)
- Hỏi: Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
- 1, 2 HS trả lời.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
CHÍNH TẢ
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC TIÊU
Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu. 
Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có vần (an/ang) dễ lẫn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bài tập 3 chép sẵn trên bảng lớpï.
4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định tổ chức (1’)
2. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc và viết đúng chính tả một đoạn của bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu. Sau đó sẽ làm các bài tập phân biệt những tiếng có vần (an/ang) các em dễ đọc sai, viết sai.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe viết (20’)
Mục tiêu :
 Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu. 
Cách tiến hành :
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK 1 lượt.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm lại đoạn văn cần viết 1 lượt.
- Đoạn văn có mấy câu? Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào ? 
- 1 HS trả lời
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- 1 HS trả lời
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn,
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở
- HS viết bài vào vở
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- GV chấm từ 7- 10 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả (10’)
Mục tiêu :
 Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có vần (an/ang) dễ lẫn.
Cách tiến hành :
Bài 2
- GV lựa chọn phần b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV đính 3 băng giấy ghi sẵn bài tập 2 lên bảng lớp. 
- Yêu cầu HS tự làm.
- 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh trên băng giấy, HS dưới lớp làm vào VBT.
- Nhận xét, chữa bài và tuyên dương HS làm bài đúng, nhanh nhất
- Đọc lại lời giải và chữa bài của mình theo lời giải đúng.
Lời giải: 
- Mấy chú ngan con dàn hàng ngang
- Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
Bài 3
- GV lựa chọn phần b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm.
- 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Khen ngợi những HS giải đố nhanh, viết đúng chính tả.
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi chữa bài của mình theo lời giải đúng.
Lời giải: a) Cái bàn, b)Hoa ban
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò(3’)
- Nhận xét tiết học. Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng. 
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. MỤC TIÊU
Nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận âm đầu, vần, thanh.
Biết nhận diệncác bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, bộ chữ cái ghép tiếng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm 
Mục tiêu :
- Nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng.
Cách tiến hành :
1, Phần Nhận xét:
- Yêu cầu 1: Hs đếm sốtiếng trong câu tục ngữ.
- Tất cả HS đếm thầm.
Kết quả: câu 1: 6 tiếng ; câu 2: 8 tiếng.
- 1 hoặc 2 HS làm mẫu trước lớp.
- Cả lớp đếm thành tiếng, vừa đếm, vừa đập nhẹ tay lên mặt bàn.
- Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng "bầu" ghi kết quả vào bảng.
- Tất cả HS đánh vần thầm.
- Một HS làm mẫu: đánh vầøn thành tiếng.
- Tất cả HS đánh vần thành tiếng và ghi kết quả đánh vần vào bảng con: bờ-âu-bâu-huyền-bầu
- Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo của tiếng "bầu"
- Cả lớp suy nghĩ để trả lời. Trao đổi theo cặp.
- 1 hoặc 2HS trình bày.
- Tiếng "bầu" gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh.
- Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại. Rút ra nhận xét.
- HS làm việc theo nhóm va øcử đại diện lên bảng.
 + Mỗi nhóm phân tích 1, 2 tiếng. Yêu cầu HS kẻ vào vở và điền bảng sau:
Tiếng
Aâm đầu
Vần
Thanh
+ Rút ra nhận xét về cấu tạo của tiếng. GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả phân tích:
- HS trảlời:
 Tiếng do những bộ phận nào tạo thành? 
- Tiếng do âm đầu, vần, thanh tạo thành
 Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng "bầu"?
- Tiếng : thương,lấy, bí, cùng,tuy, rằng, khác, giống,nhưng, chung, một, giàn.
 Tiế ... ơ nào?
- Cô bác xóm làng đến thăm-Người cho trứng, người cho cam- Anh y sĩ đã mang thuốc vào.
- HS đọc thầm tòan bài thơ, trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sẵc của bạn nhỏ đối với mẹ? 
- 1 HS trả lời.
Kết luận : Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ (12’)
Mục tiêu : - Biết đọc diễn cảm bài thơ.
 - HTL bài thơ. 
Cách tiến hành :
Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. GV khen ngợi những HS đọc tốt, hướng dẫn để những em đọc chưa đúng tìm được giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ.
GV hướng dẫn LĐ diễn cảm khổ 4, 5 
Sáng nay trời đổ mưa rào
 Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.
 Mẹ vui, con có quản gì
 Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca
 Rồi con diễn kịch giữa nhà
 Một mình con sắm cả ba vai chèo.
- GV đọc diễn cảm khổ 4, 5.
- Nghe GV đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ theo cặp.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp
- 1 đến 2 HS đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
Yêu cầu HS tự HTL bài thơ.
- HS tự HTL bài thơ.
Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. 
- 4 đến 5 HS thi đọc.
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò (4’)
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của bài thơ.
- 1, 2 HS trả lời.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà HTL bài thơ và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TẬP LÀM VĂN
THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN ?
I. MỤC TIÊU
Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.
Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ viết sẵn các sự việc chính trong truyện Sự tích hồ Ba Bể.
Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn nội dung BT1 (phần Nhận xét)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu yêu cầu và cách học tiết TLV. 
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm (13’)
Mục tiêu :
 Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.
Cách tiến hành
a) Phần Nhận xét
Bài 1
- HS đọc nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc nội dung của bài tập.
- Gọi HS kể lại câu chyện Sự tích hồ Ba Bể.
- 1 HS khá, giỏi kể lại câu chyện Sự tích hồ Ba Bể.
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy và bút cho các nhóm. Nhóm nào làm đúng làm nhanh là nhóm thắng cuộc. GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
- HS tự làm bài trong nhóm.
- Yêu cầu các nhóm dán bài của mình lên bảng.
- Nhóm trưởng mang dán bài và đọc bài làm của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung nếu có ý kiến khác.
- Kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài 2
- HS đọc toàn văn yêu cầu của bài hồ Ba Bể.
- 1 HS đọc.
- Bài văn có nhân vật không?
- Không. 
- Có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không?
- 1 HS trả lời.
- GV kết luận: Bài hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện, mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể.
Bài 3
- Theo em, thế nào là văn kể chuyện?
- HS phát biểu dựa trên kết quả của BT1, 2.
b) Phần Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- 2, 3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- GV giải thích rõ nội dung ghi nhớ.
Hoạt động 2 : Luyện tập (16’)
Mục tiêu :
 Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện.
Cách tiến hành
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS kể cho bạn bên cạnh nghe.
- Làm việc theo cặp.
- Gọi HS thi kể trước lớp.
- Một số HS thi kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- GV nhận xét, bổ sung vào bài kể cho từng HS.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Gọi HS tiếp nối nhau phát biểu.
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
+ Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào?
+ Đó là người phụ nữ có con nhỏ.
+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
+ Quan tâm, giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc thuộc nôïi dung cần ghi nhớ. Viết lại vào vở bài em vừa kể.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
LUYỆN TỪ TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. MỤC TIÊU
HS luyện tập phân tích cấu tạo của tiếng trong 1 số câu thơ và văn vần nhằm củng cố thêm kiến thức đã học.
Hiểu thế nào là hai tiếng vần với nhau trong một bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và vần, bộ chữ cái ghép tiếng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
KT bài " Cấu tạo của tiếng".
- 2-3 HS đọc thuộc ghi nhớ và phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu " Lá lành đùm lá rách" ghi vào sơ đồ.
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập (27’)
Mục tiêu :
- HS luyện tập phân tích cấu tạo của tiếng trong 1 số câu thơ và văn vần nhằm củng cố thêm kiến thức đã học.
Cách tiến hành :
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề, đọc lời giải của mẫu SGK
- HS đọc đề, đọc lời giải mẫu .
- HS làm việc theo nhóm.
Bài 2: Hướngdẫn: 2 Tiếng có vần với nhau trong 2 câu trên la øngoài, hoài
- HS làm bài.
Bài 3: Cho HS các nhóm bàn thi đua với nhau làm đúng và nhanh.
- HS đọc đề, các nhóm thi đua với nhau.
Bài4: Hai tiếng vầvới nhau là 2 tiếng có vần giống nhau ( giống hoàn toàn hoặc không hoàn toàn)
- HS làm bài.
Bài 5: Hướng dẫn: Đây là câu đố chữ ghi tiếng nên cần tìm lời giải là các chữ ghi tiếng
-2-3 HS đọc yêu cầu bài.
- HS thi giải đúng, nhanh bằng cách ghi ra giấy nộp.
Hoạt động 2 :Củng cố, dặn dò(3’)
- Nhận xét tiết học.Tuyên dương, khen thưởng HS.
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : "Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết".
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TẬP LÀM VĂN
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I. MỤC TIÊU
HS biết: Văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, là con vật, đồ vật, cây cối được nhân hóa.
Tính cách nhân vật bộc lộ qua hành đông, suy nghĩ của nhân vật.
Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn nội dung BTI.1 (phần Nhận xét)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là kể chuyện ở những điểm nào?
 GV nhậïn xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
Trong tiết TLV tuần trước, các em đã biết những đặc điểm cơ bản của một bài văn kể chuỵên, bước đầu xây dựng một bài văn kể chuyện. Tiết TLV hôm nay giúp các em nắm chắc hơn cách xây dựng nhân vật trong truyện. 
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm (18’)
Mục tiêu :
- HS biết: Văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, là con vật, đồ vật, cây cối được nhân hóa.
- Tính cách nhân vật bộc lộ qua hành đông, suy nghĩ của nhân vật.
Cách tiến hành
a) Phần Nhận xét
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS nói tên những truyện các em mới học.
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sực tích hồ Ba Bể.
- Yêu cầu HS tự làm.
- 4 HS lên bảng làm trên phiếu khổ to, HS dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình theo lời giải đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Làm việc theo cặp. 
b) Phần Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- 3, 4 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- GV nhắc các em học thuộc ghi nhớ.
Hoạt động 2 : Luyện tập (15’)
Mục tiêu :
 Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản.
Cách tiến hành
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV cho HS quan sát tranh minh họa.
- HS trao đổi, TLCH.
+ Nhân vật trong câu chuyện là những ai?
+ Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca và bà ngoại.
+ Em có đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không?
+ Em đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu.
+ Vì sao bà có nhận xét như vậy?
+ 1 HS TLCH.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV hướng dẫn HS trao đổi, tranh luận về các hướng sự việc có thể diễn ra, đi tới kết luận.
- Gọi HS thi kể.
- 3 đến 4 HS thi kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét cách kể của từng em, kết luận bạn kể hay nhất.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ trong bài học.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA
BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_1_tran_thi_tham.doc