Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 11: Những người bạn nhỏ (Tiếp theo)

I. Mục tiêu: Giúp HS:

* Kiến thức

1.Hát bài hát có nhắc đến tên đồ vật; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung

bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội

dung bài đọc: Mọi đồ đạc trong nhà đều có ích lợi và gần gũi, thân quen với con người

người; biết liên hệ bản thân: cần yêu quý, bảo quản, giữ gìn mọi đồ vật; biết gọi tên một

số đồ dùng quen thuộc và nơi để đồ vật đó

* Phẩm chất, năng lực

- Bồi dưỡng cho HS tình cảm thương yêu, quý mến bạn bè, lòng tri ân người khác: biết quý trọng tình bạn, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè;

- Biết giữ gìn những đồ vật gần gũi, quen thuộc ở xung quanh mình; biết ơn những người đã làm ra những vật dụng cần thiết cho học tập, sinh hoạt, vui chơi, của các em.

II. Chuẩn bị:

– SHS, VTV, VBT, SGV.

– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

– Tranh ảnh, video clip một số vật dụng quen thuộc trong gia đình (nếu có).

 

doc 12 trang cucpham 27/07/2022 6440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 11: Những người bạn nhỏ (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 11: Những người bạn nhỏ (Tiếp theo)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 11: Những người bạn nhỏ (Tiếp theo)
Thứ ngày tháng năm 202 
TIẾNG VIỆT.
Bài : Đồ đạc trong nhà
Đọc: Đồ đạc trong nhà
(Tiết 1 + 2)
Mục tiêu: Giúp HS: 
* Kiến thức
1.Hát bài hát có nhắc đến tên đồ vật; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung
bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội
dung bài đọc: Mọi đồ đạc trong nhà đều có ích lợi và gần gũi, thân quen với con người
người; biết liên hệ bản thân: cần yêu quý, bảo quản, giữ gìn mọi đồ vật; biết gọi tên một
số đồ dùng quen thuộc và nơi để đồ vật đó 
* Phẩm chất, năng lực
- Bồi dưỡng cho HS tình cảm thương yêu, quý mến bạn bè, lòng tri ân người khác: biết quý trọng tình bạn, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; 
- Biết giữ gìn những đồ vật gần gũi, quen thuộc ở xung quanh mình; biết ơn những người đã làm ra những vật dụng cần thiết cho học tập, sinh hoạt, vui chơi, của các em.
II. Chuẩn bị: 
– SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
– Tranh ảnh, video clip một số vật dụng quen thuộc trong gia đình (nếu có).
.III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
5’
A.Khởi động:
– HS hát một bài hát có nhắc đến (các) đồ vật; sau đó nói với bạn về công dụng của
(các) đồ vật có trong bài hát.
– GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Đồ đạc trong nhà.
– Yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: các đồ vật có trong tranh, ích lợi của từng đồ vật, 
Hs hát
HS chia sẻ trong nhóm
HS đọc
B. Khám phá và luyện tập
 1. Đọc
10’
Luyện đọc thành tiếng 
1. Đọc
 1.1. Luyện đọc thành tiếng 
– GV đọc mẫu (Gợi ý: giọng thong thả, chậm rãi, rõ tên từng đồ vật và công dụng của mỗi đồ vật đó). 
– GV hướng dẫn đọc, luyện đọc một số từ khó: thiết tha, trôi mau, trời khuya,
– Yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
–G iải thích nghĩa của một số từ khó, VD: đồ đạc (đồ vật nói chung), thiết tha (có
tình cảm gắn bó hết lòng, luôn luôn nghĩ đến, quan tâm đến),... 
HS nghe đọc
HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp
20’
Luyện đọc hiểu 
– Yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong
SHS.
– HS nêu nội dung bài đọc
– HS liên hệ bản thân: cần yêu quý, bảo quản, giữ gìn mọi đồ vật. 
HS đọc thầm
ND: Mọi đồ đạc trong nhà đều có ích lợi và gần gũi, thân quen với con người người.
HS chia sẻ 
15’
Luyện đọc lại 
– Yêu cầu HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng
đọc chung cho toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
– GV đọc lại đoạn thơ từ đầu đến trôi mau.
– HD HS luyện đọc đoạn thơ từ đầu đến trôi mau trong nhóm và trước lớp.
– Một vài HS thi đọc thuộc lòng đoạn thơ trước lớp.
– HS khá, giỏi đọc cả bài.
– HS luyện đọc thuộc lòng 6 câu thơ cuối (theo PP xoá dần).
– Một vài HS thi đọc thuộc lòng đoạn thơ trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét. 
-– HS nhắc lại nội dung bài
– HS nghe GV đọc 
– HS luyện đọc
– HS luyện đọc thuộc lòng 
HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp.
17’
Luyện tập mở rộng 
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Thi kể tên các đồ vật trong nhà chứa tiếng bắt đầu bằng chữ ch.
– HD HS trao đổi trong đôi: quan sát tranh, gọi tên đồ vật, gọi tên những đồ vật đó (chăn – miền Nam gọi là “mền”/ “tấm đắp”, chiếu, chậu, chõng, chạn – tủ nhỏ đựng chén bát,).
– Yêu cầu Đặt 1 – 2 câu nói về một đồ vật em vừa kể tên.
– HS nghe một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp và nghe GV nhận xét kết quả. 
– HS xác định yêu cầu 
– HS trao đổi trong đôi
HS chia sẻ trước lớp
3’
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
 Thứ ngày tháng năm 202 
TIẾNG VIỆT.
Bài : Đồ đạc trong nhà
Viết: Chữ hoa K
 Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?
(Tiết 3 + 4)
I. Mục tiêu:Giúp HS: 
*Kiến thức:
1. Viết đúng chữ hoa K và câu ứng dụng.
2. Từ ngữ chỉ đặc điểm của đồ vật (màu sắc, hình dáng); câu Ai thế nào?
3. Chơi trò chơi Tìm đường đi; nói tên những đồ vật thấy trên đường đi. 
* Phẩm chất, năng lực.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận
II. Chuẩn bị: 
– SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
– Mẫu chữ viết hoa K.
– Tranh ảnh, video clip một số vật dụng quen thuộc trong gia đình (nếu có).
– Bảng phụ ghi đoạn thơ từ đầu đến trôi mau.
– Sơ đồ của trò chơi Tìm đường đi phóng to (nếu có). 
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
3’
A.Hoạt động khởi động:
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa K và câu ứng dụng.
- GV ghi bảng tên bài
Hs hát
HS lắng nghe
10’
2. Viết 
2.1. Luyện viết chữ K hoa 
–Cho HS quan sát mẫu chữ K hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ K hoa. 
 – GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ K hoa. 
– GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ K hoa. 
– HD HS viết chữ K hoa vào bảng con.
 –HD HS tô và viết chữ K hoa vào VTV
-– HS quan sát mẫu 
– HS quan sát GV viết mẫu
– HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ K hoa. 
– HS viết vào bảng con, VTV
Chữ K
 * Cấu tạo: gồm nét cong trái, móc ngược trái, móc phải, nét thắt và nét móc ngược phải.
 * Cách viết: 
- Đặt bút trên ĐK ngang 3, trước ĐK dọc 2, viết nét cong trái, hơi lượn lên trước khi dừng dưới ĐK ngang 4, bên phải ĐK dọc 2. 
- Không nhấc bút, hơi lượn sang trái viết nét móc ngược trái theo ĐK dọc 2 khi chạm ĐK ngang 1 thì lượn cong lên rồi uốn vào trong, dừng bút bên trái ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 2.
- Lia bút đến ĐK ngang 3, viết nét móc phải, đến khoảng giữa thân chữ thì lượn vào trong viết nét thắt cắt qua nét k, liền mạch viết tiếp nét móc ngược phải, dừng bút dưới ĐK ngang 2, bên phải ĐK dọc 3. 
10’
2.2. Luyện viết câu ứng dụng
– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng “Kính thầy yêu bạn.”
– HS nghe GV nhắc lại quy trình viết chữ K hoa và cách nối từ chữ K hoa sang chữ i.
– HS quan sát cách GV viết chữ Kính.
– HS viết chữ Kính và câu ứng dụng “Kính thầy yêu bạn.” vào VTV 
– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng 
– HS nghe GV nhắc lại quy trình viết 
HS quan sát
– HS viết 
7’
2.3. Luyện viết thêm
– HS đọc câu đồng dao:
 Cái bống là cái bống bang
Khéo sảy khéo sàng cho mẹ nấu cơm.
 Đồng dao
– HS viết chữ K hoa, chữ Khéo và bài đồng dao vào VTV 
– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao
HS viết vào VTV
5’
2.4. Đánh giá bài viết 
– GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
– GV nhận xét một số bài viết.
– HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
– HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
12’
Luyện từ 
–Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3.
– HD HS tìm từ ngữ theo yêu cầu trong nhóm bằng kĩ thuật Khăn trải bàn hoặc Mảnh
ghép, mỗi HS tìm 1 từ cho mỗi nhóm, ghi vào thẻ từ. – HS giải nghĩa các từ ngữ tìm được (nếu cần).
– HS nghe GV nhận xét kết quả. 
– HS xác định yêu cầu 
-– HS tìm các từ ngữ , thảo luận
-Chia sẻ kết quả trước lớp.
(Đáp án: tam giác – xanh lá – tròn – đỏ sẫm – vuông – xanh lơ – chữ nhật – vàng
tươi).
– HS giải nghĩa các từ ngữ tìm được 
13’
Luyện câu 
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4, quan sát câu mẫu.
– Hd HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi.
– HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu.
– HS nghe bạn và GV nhận xét câu.
– HD HS viết vào VBT câu đã đặt.
– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. 
– HS xác định yêu cầu của BT 4
– HS làm việc theo nhóm
– HS viết vào VBT câu đã đặt
– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn
7’
C. Vận dụng 
Chơi trò chơi Tìm đường đi
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu vận dụng.
– GV phổ biến luật chơi: Vẽ đường về nhà theo sơ đồ, vừa vẽ vừa nói tên
những đồ vật nhìn thấy trên đường đi.
– HD HS thực hiện vừa vẽ đường về nhà vào VBT vừa nói về đồ vật em thấy trên đường
trong nhóm đôi.
– Một vài HS trình bày trước lớp (có thể vẽ vào sơ đồ trên bảng mà GV đã chuẩn bị).
– HS nghe các bạn và GV nhận xét. 
– HS xác định yêu cầu của hoạt động
– HS chơi
– HS nói trước lớp và chia sẻ 
3’
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
Thứ ngày tháng năm 
TIẾNG VIỆT.
Bài : Cái bàn học của tôi
Đọc:Cái bàn học của tôi
Nghe viết: Chị tẩy và em bút chì
(Tiết 1 + 2)
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
*Kiến thức:
1. Nói với bạn về cái bàn học của em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung
bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung
bài đọc: Hình dáng, công dụng của cái bàn học, tình cảm của bạn nhỏ đối với bàn học
và bố mình; biết liên hệ bản thân: yêu quý, bảo quản, giữ gìn, sắp xếp bàn học gọn gàng,
sạch sẽ, ngăn nắp.
3. Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt c/k; r/d, ai/ay.
* Phẩm chất, năng lực
 - Có hứng thú học tập , ham thích lao động 
 II. Chuẩn bị: 
– SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
– Bảng phụ viết đoạn từ Bên dưới đến ngồi mệt để hướng dẫn HS luyện đọc.
 III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
5’
A.Hoạt động khởi động:
– Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn cái bàn học của em: hình dáng, chất liệu, các bộ phận chính, công dụng,...
– HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc
– GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Cái bàn học của tôi 
HS chia sẻ trong nhóm
HS quan sát phán đoán nd:Cái bàn học là món quà quý giá, có ý nghĩa đặc biệt đối với bạn nhỏ
HS quan sát GV ghi tên bài đọc mới 
B. Khám phá và luyện tập
 1. Đọc
10’
Luyện đọc thành tiếng 
– GV đọc mẫu (Gợi ý: giọng nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ sự đặc biệt của cái bà ...  nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong
SHS. 
– HS nêu nội dung bài đọc
– HS liên hệ bản thân: yêu quý, bảo quản, giữ gìn, sắp xếp bàn học gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp. 
HS giải nghĩa
HS đọc thầm
HS chia sẻ 
ND: Hình dáng, công dụng của cái bàn học, tình cảm của bạn nhỏ đối với bàn học và bố mình.
8’
Luyện đọc lại 
– Yêu cầu HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
– GV đọc lại đoạn từ Bên dưới đến ngồi mệt.
– HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Bên dưới đến ngồi mệt.
– HS khá, giỏi đọc cả bài 
-– HS nhắc lại nội dung bài
– HS luyện đọc 
17’
2. Viết 
2.1. Nghe – viết 
– Yêu cầu HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung của đoạn văn.
– HD HS đánh vần một số từ ngữ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: dãy núi, vầng mặt trời, tỏa, tẩy,...; hoặc do ngữ nghĩa.
– GV đọc từng cụm từ ngữ và viết đoạn văn vào VBT. (GV hướng dẫn HS: lùi vào một ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu. Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học).
– GV đọc lại bài viết, tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
– HS nghe GV nhận xét một số bài viết. 
– HS xác định yêu cầu 
– HS đánh vần
– HS nhìn viết vào VBT
– HS soát lỗi
– HS nghe bạn nhận xét bài viết
– HS nghe GV nhận xét một số bài viết
7’
2.2. Luyện tập chính tả – Phân biệt c/k
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2b.
– HD HS quan sát tranh, tìm từ ngữ bắt đầu bằng chữ c/k phù hợp với tranh viết vào VBT.
– HS chia sẻ với bạn trong nhóm đôi và trình bày trước lớp
– HS nghe bạn và GV nhận xét. 
-– HS đọc yêu cầu BT 
- HS làm việc theo nhóm
 – HS so sánh
8’
2.3. Luyện tập chính tả – Phân biệt d/r; ai/ay
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2(c), chọn BT phân biệt d/r hoặc ai/ay.
– HD HS quan sát từ, thực hiện BT vào VBT.
(Đáp án: mũ dạ – dễ chịu – rễ cây – rơm rạ; bay lượn – lượng sức – vươn vai – vương vãi)
– HS nêu kết quả và đặt câu với các từ tìm được.
– HS nghe bạn và GV nhận xét. 
– HS xác định yêu cầu của BT 2(c).
– HS quan sát tranh và nêu kết quả
HS thực hiện
3’
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
Thứ ngày tháng năm 202 
TIẾNG VIỆT.
Bài : Cái bàn học của tôi
-MRVT: Đồ đạc
-Xem - kể: Con chó nhà hàng xóm
(Tiết 3 + 4)
I. Mục tiêu:Giúp HS: 
*Kiến thức:
4. MRVT: Đồ vật (đồ dùng học tập, đồ chơi); đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in
đậm; đặt 1 - 2 câu về đồ dùng học tập.
5. Xem – kể truyện Con chó nhà hàng xóm.
 * Phẩm chất, năng lực
- Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm
II. Chuẩn bị: 
– SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
– Tranh ảnh truyện Con chó nhà hàng xóm.
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
2’
A.Hoạt động khởi động:
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài
- GV ghi bảng tên bài
Hs hát
HS lắng nghe
15’
3. Luyện từ 
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3, quan sát ô chữ. (Đáp án: 1. đàn, 2. nồi, 3. ca, 4. chổi, 5. nơ, 6. còi; Từ khoá: đồ chơi)
– HD HS chia đội thi giải ô chữ dựa vào gợi ý.
– HS giải nghĩa và đặt câu với các từ ngữ tìm được (nếu cần).
– HS nghe GV nhận xét kết quả. 
– HS xác định yêu cầu của BT 3
– HS chia đội thi giải ô chữ dựa vào gợi ý.
– HS giải nghĩa các từ ngữ tìm được 
19’
4.Luyện câu
4.1. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4a.
– HD HS thực hiện yêu cầu BT trong VBT (Cái gì đỏ thắm?, Cái gì nhẵn bóng và thơm mùi gỗ mới).
– HS chia sẻ kết quả trong nhóm và trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. 
– HS xác định yêu cầu của BT 4
– HS làm việc trong nhóm đôi. 
HS chia sẻ trước lớp
– HS viết vào VBT 2 câu có chứa từ ngữ tìm được ở BT 3. 
4.2. Đặt 1 – 2 câu về đồ dùng học tập theo mẫu
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4b.
–HD HS trao đổi trong nhóm nhỏ và thực hiện yêu cầu BT vào VBT (theo mẫu)
– HS chia sẻ kết quả trong nhóm và trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. 
– HS xác định yêu cầu của BT 4b
– HS tthực hiện yêu cầu BT vào VBT 
– HS chia sẻ kết quả trong nhóm và trước lớp
 5. Kể chuyện (Xem – kể)
 CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
 1. Bé rất thích chó nhưng nhà bé không nuôi con nào. Bé đành chơi với cún bông, con
chó của hàng xóm. Bé và cún thường nhảy nhót tung tăng khắp vườn.
 2. Một hôm, mải chạy theo cún, bé vấp phải một khúc gỗ và ngã đau, không đứng dậy được. Bé khóc. Cún nhìn bé rồi chạy đi tìm người giúp. Mắt cá chân của bé sưng to, vết thương khá nặng nên bé phải bó bột, nằm bất động trên giường.
 Bè bạn thay nhau đến thăm, kể chuyện, mang quà cho bé. Nhưng khi các bạn về, bé lại buồn. Thấy vậy, mẹ lo lắng hỏi:
– Con muốn mẹ giúp gì nào?
– Con nhớ cún, mẹ ạ! 
 3. Ngày hôm sau, bác hàng xóm dẫn cún sang với bé. Bé và cún càng thân thiết. Cún mang cho bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê... Bé cười, cún sung sướng vẫy đuôi rối rít. Thỉnh thoảng, cún muốn chạy nhảy và nô đùa cùng bé. Nhưng con vật thông minh hiểu rằng chưa đến lúc làm như vậy được.
 4. Ngày tháo bột đã đến. Bác sĩ rất hài lòng vì vết thương của bé đã lành hẳn. Nhìn bé
vuốt ve cún, bác sĩ hiểu chính cún đã giúp bé mau lành.
 Theo Thuý Hà 
15’
5.1. Phán đoán nội dung truyện Con chó nhà hàng xóm
Hd HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện 
– HS trao đổi về phán đoán của mình 
5.2. Nói về nội dung mỗi bức tranh
–Hd HS quan sát từng tranh, đọc từ ngữ gợi ý dưới tranh và đọc lời nhân vật (nếu có).
– Yêu cầu HS nói về nội dung mỗi tranh từ 1 – 2 câu. HS khá, giỏi có thể nói nội dung 2 tranh. 
– HS quan sát tranh, đọc TN, ND
10’
5.3. Kể từng đoạn của câu chuyện
– Yêu cầu HS quan sát tranh và dựa vào kết quả hoạt động 5.2 để kể lại từng đoạn của câunchuyện trong nhóm nhỏ. (GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các nhân vật.)
– Nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện 
– HS quan sát tranh 
HS làm việc theo nhóm
HS chia sẻ trước lớp
– HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện.
7’
5.4. Kể toàn bộ câu chuyện
– Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.
– Một vài HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện.
– HS nói về nhân vật em thích và giải thích lí do; trao đổi về nội dung câu chuyện. 
.
– HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi
– HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp
-HS chia sẻ
3’
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
 Thứ ngày tháng năm 202 
TIẾNG VIỆT.
Bài : Cái bàn học của tôi
- Luyện tập giới thiệu đồ vật quen thuộc
- Đọc một bài đọc về đồ vật hoặc con vật
(Tiết 5 + 6)
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
*Kiến thức:
1. Luyện tập giới thiệu đồ vật quen thuộc.
2. Chia sẻ một bài đọc đã đọc về đồ vật hoặc con vật.
3. Chơi trò chơi Đi tìm kho báu, nói về đồ vật có trong kho báu đã tìm. 
* Phẩm chất, năng lực
 - Thân thiện, hòa nhã biết giúp đỡ bạn bè 
- Phát triển óc thẫm mĩ
II. Chuẩn bị: 
– SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
– Chuẩn bị một số đồ vật để làm “kho báu” cho HS chơi trò chơi.
– HS mang tới lớp cuốn sách/ báo có bài thơ về đồ vật hoặc con vật đã đọc. 
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
3’
A.Hoạt động khởi động:
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài
- GV ghi bảng tên bài
Hs hát
HS lắng nghe
7’
6. Luyện tập giới thiệu đồ vật quen thuộc
6.1. Phân tích gợi ý
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 6a.
– HS nói 3 – 4 câu giới thiệu một đồ dùng quen thuộc trong nhóm nhỏ dựa vào gợi ý.
– Một vài HS nói trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét. 
– HS xác định yêu cầu của BT 
– HS chia sẻ trước lớp
– HS nhận xét 
10’
6.2. Viết câu giới thiệu
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 6b.
– HD HS viết 3 – 4 câu giới thiệu một đồ dùng quen thuộc trong nhà vào VBT.
– Một vài HS đọc bài trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét 
– HS xác định yêu cầu của BT 
– Viết 3 – 4 câu giới thiệu một đồ dùng quen 
– HS chia sẻ trước lớp
15’
C. Vận dụng 
1. Đọc mở rộng 
1.1. Chia sẻ về một bài đọc đã đọc về đồ vật hoặc con vật
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1a.
– HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài đọc, tên tác giả, từ ngữ chỉ đặc điểm của đồ vật, con vật; ích lợi hoặc công dụng,...
– Một vài HS chia sẻ trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét. 
– HS xác định yêu cầu của BT 1a. 
– HS chia sẻ 
– HS tìm được ít nhất 2 từ ngữ nói về (các) con vật, đồ vật có trong bài đọc.
1.2. Viết Phiếu đọc sách (VBT) 
– Yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả, thông tin em biết.
 – HD Một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp. 
– HS nghe bạn và GV nhận xét
– HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả, thông tin em biết.
HS chia sẻ 
17’
2. Chơi trò chơi Đi tìm kho báu
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT 2.
– GV phổ biến luật chơi: Chia nhóm, tìm kho báu được giấu trong lớp dựa
vào sơ đồ hoặc câu gợi ý GV đã chuẩn bị sẵn. Phần thưởng là các đồ vật trong kho báu
đã tìm được.
– HS thực hiện trò chơi theo nhóm.
– HS nói về những đồ vật em tìm được, có thể nói dựa vào gợi ý:
+ Đó là món đồ gì?
+ Món đồ đó có màu sắc, hình dáng, kích thước, như thế nào?
+ Em có thể dùng món đồ đó để làm gì?
– HS nghe bạn và GV nhận xét về những câu đã nói. 
 – HS chơi trò chơi Đi tìm kho báu
– HS nêu cảm nghĩ sau khi chơi trò chơi 
– HS thi đua nói về đồ vật trong khó báu đã tìm được để giành phần thưởng phụ.
3’
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_11_nhu.doc