Giáo án Sinh học Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình cả năm (Bản hay)
1. Mục tiêu chuyên đề
1.1. Kiến thức
1.1.1. Nhận biết
- Học sinh trình bày được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học.
- Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học
- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen
- Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét
- Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.
- Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp; phát biểu được nội dung quy luật phân li.
1.1.2. Thông hiểu
- Học sinh trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen. Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.
- Nêu được nội dung, ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.
1.1.3. Vận dụng
- Hiểu và giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định.
- Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai của Menđen.
1.1.4. Vận dụng cao
- Biện luận và giải được các bài tập lai 1 cặp tính trạng và lai nhiều cặp tính trạng
1.2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích.
- Phát triển tư duy phân tích so sánh.
- Rèn kĩ năng phân tích số liệu và kênh hình. Kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin.
- Rèn kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin. Viết sơ đồ lai.
- Phát triển tư duy lí luận như phân tích, so sánh, luyện viết sơ đồ lai một cặp tính trạng.
1.3. Thái độ
- Củng cố niềm tin khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền.
- Giáo dục ý thức học tập, nhân nhanh các tính trạng trội trong chăn nuôi, trồng trọt
- Giáo dục thái độ nghiêm túc. Có cái nhìn đầy đủ về hiện tượng biến dị.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình cả năm (Bản hay)
CHUYÊN ĐỀ: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN I. Nội dung chuyên đề 1. Mô tả chuyên đề Sinh học 9 + Bài 1. MenĐen và di truyền học + Bài 2. Lai một cặp tính trạng + Bài 3. Lai một cặp tính trạng(tiếp) + Bài 4. Lai hai cặp tính trạng + Bài 5. Lai hai cặp tính trạng(tiếp) 2. Mạch kiến thức của chuyên đề Chuyên đề 1. Các thí nghiệm của Menđen là chuyên đề đầu tiên được học trong chương trình Sinh học 9, bước đầu cung cấp cho học sinh các khái niệm cơ bản đầu tiên về Di truyền học. Trong chuyên đề giới thiệu về các thí nghiệm của Menđen từ đó đưa ra các quy luật di truyền do ông phát biểu, đó là quy luật phân li và qui luật phân li độc lập – các quy luật mở đầu trong việc tiên phong trong quá trình nghiên cứu di truyền học. 3. Thời lượng của chuyên đề Tổng số tiết Tuần thực hiện Tiêt theo KHDH Tiết theo chủ đề Nội dung của từng hoạt động 5 1,2,3 1 1 Hoạt động 1: Tìm hiểu về Di truyền học Hoạt động 2: Tìm hiểu về Menđen và Di truyền học Hoạt đông 3: Tìm hiểu các thuật ngữ và khái niệm cơ bản trong Di truyền học 2 2 Hoạt động 4: Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen Hoạt động 5: Tìm hiểu cách giải thích của Menđen về kết quả thí nghiệm 3 3 Hoạt động 6: Tìm hiểu phép lai phân tích Hoạt động 7: Tìm hiểu ý nghĩa của tương quan trội – lặn 4 4 Hoạt động 8: Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen Hoạt động 9: Tìm hiểu khái niệm biến dị tổ hợp 5 5 Hoạt động 10: Tìm hiểu cách giải thích kết quả thí nghiệm của Menđen Hoạt động 11: Tìm hiểu ý nghĩa của quy luật phân li II. Tổ chức dạy học chuyên đề 1. Mục tiêu chuyên đề 1.1. Kiến thức 1.1.1. Nhận biết - Học sinh trình bày được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học. - Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học - Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen - Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét - Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học. - Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp; phát biểu được nội dung quy luật phân li. 1.1.2. Thông hiểu - Học sinh trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen. Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen. - Nêu được nội dung, ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất. 1.1.3. Vận dụng - Hiểu và giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định. - Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai của Menđen. 1.1.4. Vận dụng cao - Biện luận và giải được các bài tập lai 1 cặp tính trạng và lai nhiều cặp tính trạng 1.2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích. - Phát triển tư duy phân tích so sánh. - Rèn kĩ năng phân tích số liệu và kênh hình. Kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin. - Rèn kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin. Viết sơ đồ lai. - Phát triển tư duy lí luận như phân tích, so sánh, luyện viết sơ đồ lai một cặp tính trạng. 1.3. Thái độ - Củng cố niềm tin khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền. - Giáo dục ý thức học tập, nhân nhanh các tính trạng trội trong chăn nuôi, trồng trọt - Giáo dục thái độ nghiêm túc. Có cái nhìn đầy đủ về hiện tượng biến dị. 1.4. Định hướng các năng lực được hình thành: Chung và chuyên biệt Năng lực chung Năng lực chuyên biệt - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực tự quản lí, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực về quan hệ xã hội: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lạc, rõ ràng. Năng lực tính toán; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực tri thức về sinh học. - Năng lực nghiên cứu. - Năng lực thực hiện thí nghiệm. 1.5. Phương pháp dạy học * Phương pháp: - Trực quan, vấn đáp – tìm tòi - Dạy học theo nhóm - Dạy học giải quyết vấn đề * Kỹ thuật: - Kỹ thuật phòng tranh - Kỹ thuật: Các mảnh ghép, XYZ. III. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của HS qua chuyên đề Nội dung Mức độ nhận thức Các Kn/NL hướng tới Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Bài 1. Menđen với di truyền học - Học sinh trình bày được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học. - Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học - Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen - Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét - Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học. - NL chung : NL định nghĩa, NL quan sát, NL giao tiếp, NL tự quản lí, NL sử dụng ngôn ngữ, NL hợp tác. - NL chuyên biệt: NL nghiên cứu khoa học, Nl kiến thức sinh học. Lai 1 cặp tính trạng - Học sinh trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen. Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen. - Học sinh hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của các phép lai phân tích. - Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp; phát biểu được nội dung quy luật phân li. - Hiểu và giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định. - Nêu được nội dung, ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất. - Biện luận và giải được các bài tập lai 1 cặp tính trạng. - NL chung : NL định nghĩa, NL quan sát, NL giao tiếp, NL tự quản lí, NL sử dụng ngôn ngữ, NL hợp tác. - NL chuyên biệt: NL nghiên cứu khoa học, Nl kiến thức sinh học. Lai hai cặp tính trạng - Học sinh mô tả được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen.Biết phân tích kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen. - Học sinh hiểu và giải thích được kết quả lai hai cặp tính trạng theo quan điểm của Menđen - Hiểu và phát biểu được nội dung, ý nghĩa quy luật phân li độc lập của Menđen. - Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai của Menđen. - Phân tích được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập đối với chọn giống và tiến hoá. - Biện luận và giải được các bài tập lai nhiều cặp tính trạng. - NL chung : NL định nghĩa, NL quan sát, NL giao tiếp, NL tự quản lí, NL sử dụng ngôn ngữ, NL hợp tác. - NL chuyên biệt: NL nghiên cứu khoa học, Nl kiến thức sinh học. IV. Hệ thống câu hỏi và bài tập 1. Nhận biết Câu 1: Thế hệ F1 trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men Đen có đặc trưng là: A. Thuần chủng. C. Đồng tính về tính trạng trội. B. Phân tính D. Đồng tính về tính trạng lặn Câu 2: Thế hệ F2 trong lai một cặp tính trạng của Men Đen có đặc trưng là gì: A. Đều đồng tính. B. Phân tính kiểu hình 1: 1 C. Phân tính kiểu hình 3: 1 D. Tỉ lệ kiểu gen là: 1Aa: 1aa Câu 3: Tính trạng được biểu hiện ở F1 trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men Đen gọi là: A. Tính trạng trội. B. Tính trạng trung gian. C. Tính trạng lặn. D. Tính trạng tương ứng. Câu 4: Tính trạng đến F2 mới biểu hiện trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men đen gọi là: A. Tính trạng trội. B. Tính trạng lặn. C. Tính trạng trung gian. D. Tính trạng tương ứng Câu 5: Khi P khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng, tương phản thì tỉ lệ phân tính đặc trưng ở F2 trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men Đen là bao nhiêu? A. 9: 3: 3:1 B. 1: 1:1: 1 C. 3: 3: 1: 1 D. 3: 6: 3: 1: 2: 1 Câu 6: Trong phép lai hai cặp tính trạng phản ánh quy luật phân ly độc lập của Men Đen, số loại giao tử F1 là bao nhiêu? A. 2 B. 4 C. 8 D. 16 Câu 7: Trong phép lai hai cặp tính trạng phản ánh quy luật phân ly độc lập của Men Đen, số kiểu tổ hợp hợp tử của F2 là bao nhiêu? A. 4 B. 8 C. 32 D. 16 Câu 8 : Trong thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Men Đen có thể giải thích hiện tượng phân tính ở F2 như thế nào? A. F1 có kiểu gen Aa. B. F1 cho hai loại giao tử A và a với tỉ lệ tương đương và các loại giao tử tổ hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh. C. Gen A trội hoàn toàn so với a. D. B và C 2. Thông hiểu Câu 9: Phép lai nào dưới đây ở đậu Hà Lan có thể sử dụng kết quả như phép lai phân tích? AA x AA AA x Aa AA x aa Aa x Aa Aa x aa 6. aa x aa A. 1và 3 B. 3 và 6 C. 3 và 5 D. 4 và 5 Câu 10: Cho cà chua thân cao ( DD) là trội lai với cà chua thân lùn (dd) là lặn. Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là bao nhiêu? A. 1DD: 1dd B. 1DD: 2Dd: 1dd C. 1Dd: 2Dd: 1dd D. 1Dd : 1dd Câu 11: Ở cà chua, quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. Tỉ lệ kiểu hình của F1 trong phép lai quả đỏ dị hợp tử với quả vàng là bao nhiêu? A. 50% Quả đỏ:50% quả vàng B. 75% Quả đỏ:25% quả vàng C. 25% Quả đỏ:25% quả vàng D. 100 % Quả đỏ Câu 12: Ở người, mắt đen do gen Đ quy định là trội hoàn toàn so với mắt nâu do gen đ quy định. Một phụ nữ mắt nâu muốn chắc chắn(100%) sinh ra những đứa con mắt đen thì phải lấy chồng có kiểu hình và kiểu gen như thế nào? A. Mắt đen (ĐĐ) B. Mắt đen(Đđ) C. Mắt nâu (đđ) D. Không thể có khả năng đó. Câu 13: (Bài 2/ SGK- trang 22) Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc thân cây cà chua, người ta thu được kết quả sau: P: Thân đỏ thẫm x Thân đỏ thẫm à F1: 75% thân đỏ thẫm: 25% thân xanh lục. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây: A. P: AA x AA B. P: AA x Aa C. P: AA x aa D. P: Aa x Aa Câu 14 ( Bài 4-SGK trang 23). Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào trong các trường hợp sau để sinh ra con có người mắt đen, có người mắt xanh? A. Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt xanh (aa) B. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (Aa) C. Mẹ mắt xanh (aa) x Bố mắt đen (Aa) D. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (AA) E. Cả B và C Câu 15: Phép lai nào dưới đây sẽ cho số kiểu gen ở đời con ít nhất: A: AaBb x AaBb B: AaBb x Aabb C: Aabb x aaBb D: AaBB x aaBB Câu 16: Phép lai nào dưới đây sẽ cho số kiểu gen nhiều nhất: A: aabb x AABB B: aaBb x AaBb C: aabb x AaBB D: Aabb x aaBb Câu 17: Phép lai nào dưới đây cho thế hệ sau phân tính ( 1: 1: 1: 1) A: Aabb x Aabb B: Aabb x AaBb C: AaBb x aabb D: AABb x AABB 3. Vận dụng Câu 18: ( Bài 5 - SGK trang 23) Ở cà chua, gen A qu ... mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài: cạnh tranh, hỗ trợ, cộng sinh, hội sinh, kí sinh, ăn thịt sinh vật khác. - đặc điểm (phân loại, ví dụ, ý nghĩa) các mối quan hệ cùng loài, khác loài. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV chia lớp thành 8 nhóm thảo luận chung 1 nội dung - GV cho hs chữa bài và trao đổi toàn lớp. - GV theo dõi các nhóm hoạt động giúp đỡ nhóm yếu. - GV cho đại diện nhóm trình bằng cách dán lên bảng và đại diện trình bày. - GV nhận xét, và bổ sung thêm dẫn chứng. - GV nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức ở bảng 66.1 và 66.3. - GV y/c hs phân biệt được ĐB cấu trúc NST và ĐB số lượng NST, nhận biết được dạng ĐB. HS tiến hành chia nhóm. - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV. - Các nhóm bổ sung ý kiến nếu cần và có thể hỏi thêm câu hỏi khác trong nội dung của nhóm đó. - HS theo dõi và sửa chữa nếu cần. - HS trả lời I. Di truyền và biến dị (24p). (Kiến thức bảng 66.1) Bảng 66.1: Các cơ chế của hiện tượng di truyền Cơ sở vật chất Cơ chế Hiện tượng Cấp phân tử ADN ADN ARN prôtêin Tính đặc thù của prôtêin Cấp tế bào NST Nhân đôi phân li tổ hợp Nguyên phân giảm phân thụ tinh Bé NST ®Æc trng cña loµi Con gièng bè mÑ Bảng 66.2: Các quy luật di truyền Quy luật di truyền Nội dung Giải thích Phân li Do sự phân li của các cặp nhân tố di truyền trong sự hình thành giao tử nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố trong cặp Các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng Phân li độc lập Phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong phát sinh giao tử F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành Di truyền liên kết Các tính trạng do nhóm gen liên kết quy định đựơc di truyền cùng nhau Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào Di truyền giới tính ở các loài giao phối tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1:1 Phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính Bảng 66.3 Các loại biến dị Biến dị tổhợp Đột biến Thường biến Khái niệm Sự tổ hợp lại các gen của P tạo ra ở thế hệ lai những kiểu hình khác P Những biến đổi về cấu trúc, số lượng của AND và NST, khi biểu hiện thành kiểu hình là thể đột biến Những biến đổi ở kiểu hình của một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ẩnh hưởng trực tiếp của môi trường Nguyên nhân Phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong giảm phân và thụ tinh Tác động của các nhân tố ở môi trường trong và ngoài cơ thể vào AND và NST ảnh hưởng của điều kiện môi trường chứ không do sự biến đổỉ trong kiểu gen Tính chất và vai trò Xuất hiện với tỉ lệ không nhỏ, di truyền được, là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá Mang tính cá biệt, ngẫu nhiên, có lợi hoặc có hại, di truyền được, là nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống Mang tính đồng loạt, định hướng, có lợi, không di truyền được, nhưng đảm bảo sự thích nghi của cá thể - GV y/c hs giải thích sơ đồ hình 66 sgk ( T197) - GV chữa bằng cách cho hs thuyết minh sơ đồ trên bảng. - GV tổng kết những ý kiến của hs và đưa nhận xét đánh giá nội dung chưa hoàn chỉnh để bổ sung. - GV lưu ý: HS lấy được ví dụ để nhận biết quần thể, quần xã với tập hợp ngẫu nhiên. - HS chú ý lắng nghe. - HS lên thuyết trình. - HS chú ý lắng nghe. II. Sinh vật và môi trường (14p) - Giữa môi trường và các cấp độ tổ chức cơ thể thường xuyên có sự tác động qua lại. - Các cá thể cùng loài tạo nên đặc trưng về tuổi, mật độcó mối quan hệ sinh sản ¦ Quần thể. - Nhiều quần thể khác loài có quan hệ dinh dưỡng. - Kiến thức ở bảng. 4. Dặn dò (1p): - Ghi nhớ kiến thức Chương trình Sinh học THCS. - Xem lại nội dung kiến thức Sinh học 9, giờ sau ôn tập. Chuẩn bị kiểm tra HKII theo lịch. **************************************************************** Bài 63: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hệ thống hoá được kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường - HS biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất 2. Năng lực Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt - Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Về phẩm chất Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh. 2. Học sinh - Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định (1p): 2. Kiểm tra bài cũ: - GV thu bản thu hoạch của HS 3. Bài mới: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS NL hình thành I. Hệ thống hoá kiến thức (40p): (Học theo các bảng) - GV có thể tiến hành như sau: - Chia 2 HS cùng bàn làm thành 1 nhóm - Phát phiếu có nội dung các bảng như SGK (GV phát bất kì phiếu có nội dung nào và phiếu trên phim trong hay trên giấy trắng) - Yêu cầu HS hoàn thành - GV chữa bài như sau: + Gọi bất kì nhóm nào, nếu nhóm có phiếu ở phim trong thì GV chiếu lênmáy, còn nếu nhóm có phiếu trên giấy thì HS trình bày. + GV chữa lần lượt các nội dung và giúp HS hoàn thiện kiến thức nếu cần. - GV thông báo đáp án trên máy chiếu để cả lớp theo dõi. - Các nhóm nhận phiếu để hoàn thành nội dung. - Lưu ý tìm VD để minh hoạ. - Thời gian là 10 phút. - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV. - Các nhóm bổ sung ý kiến nếu cần và có thể hỏi thêm câu hỏi khác trong nội dung của nhóm đó. - HS theo dõi và sửa chữa nếu cần. - Năng lực tư duy, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý. - Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác - Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học. - Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học. Bảng 63.1- Môi trường và các nhân tố sinh thái Môi trường Nhân tố sinh thái (NTST) Ví dụ minh hoạ Môi trường nước NTST vô sinh NTST hữu sinh - Ánh sáng - Động vật, thực vật, VSV. Môi trường trong đất NTST vô sinh NTST hữu sinh - Độ ẩm, nhiệt độ - Động vật, thực vật, VSV. Môi trường trên mặt đất NTST vô sinh NTST hữu sinh - Độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ - Động vật, thực vật, VSV, con người. Môi trường sinh vật NTST vô sinh NTST hữu sinh - Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng. - Động vật, thực vật, con người. Bảng 63.2- Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái Nhân tố sinh thái Nhóm thực vật Nhóm động vật Ánh sáng - Nhóm cây ưa sáng - Nhóm cây ưa bóng - Động vật ưa sáng - Động vật ưa tối. Nhiệt độ - Thực vật biến nhiệt - Động vật biến nhiệt - Động vật hằng nhiệt Độ ẩm - Thực vật ưa ẩm - Thực vật chịu hạn - Động vật ưa ẩm - Động vật ưa khô. Bảng 63.3- Quan hệ cùng loài và khác loài Quan hệ Cùng loài Khác loài Hỗ trợ - Quần tụ cá thể - Cách li cá thể - Cộng sinh - Hội sinh Cạnh tranh (hay đối địch) - Cạnh tranh thức ăn, chỗ ở. - Cạnh tranh trong mùa sinh sản - Ăn thịt nhau - Cạnh tranh - Kí sinh, nửa kí sinh - Sinh vật này ăn sinh vật khác. Bảng 63.4: Hệ thống hoá các khái niệm Khái niệm Định nghĩa Ví dụ minh hoạ Quần thể * Quần thể sinh vật: là tập hơp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản. VD: Rừng cọ, đồi chè, đàn chim én... Quần xã Quần xã sinh vật: là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng chung sống trong một khoảng không gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần thích nghi với môi trường sống của chúng. VD: Rừng Cúc Phương Ao cá tự nhiên Cân bằng sinh học Là trạng thái mà số lượng các thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học Thực vật phát triển sâu ăn thực vật tăng chim ăn sâu tăng sâu ăn thực vật giảm Hệ sinh thái - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống ( sinh cảnh) trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. VD: Rừng nhiệt đới, hệ sinh thái biển Chuỗi thức ăn Lưới thức ăn * Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước , vừa là sinh vật bị mắt xích ở phía sau tiêu thụ vật phân huỷ * Lưới thức ăn: bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. VD: Cây sâu ăn lá cầy đại bàng sinh Rau sâuchim ăn sâu thỏ đại bàng Bảng 63.5: Các đặc trưng cơ bản của quần thể Các đặc trưng Nội dung cơ bản Ý nghĩa sinh thái Tỉ lệ đực/cái Phần lớn các quần thể có tỉ lkệ đực: cái là 1:1 Thành phần nhóm tuổi Quần thể gồm các nhóm tuổi: - Nhóm trước sinh sản - Nhóm sinh sản - Nhóm sau sinh sản - Tăng trưởng khối lượng và kích thưcớc quần thể - Quyết định mức sinh sản của quần thể - Không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể Mật độ quần thể Là số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích Phản ánh mối quan hệ trong quần thể và có ảnh hưởng tới các đặc trưng khác của quần thể Bảng 63.6: Các dấu hiệu điển hình của quần xã Các dấu hiệu Các chỉ số Thể hiện Số lượng các loài trong quần xã Độ đa dạng Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã Độ nhiều Mức độ cá thế của từng loài trong quần xã Độ thường gặp tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát Thành phần loài trong quần xã Loài ưu thế Loài đóng vại trò quan trọng trong một quần xã Loài đặc trưng Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác 4. Dặn dò (1P): - Hoàn thành bài tập vào vở - Ôn tập kiến thức HKII, giờ sau kiểm tra học kì II ************************************** KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_9_theo_cv5512_chuong_trinh_ca_nam_ban_h.docx