Giáo án phát triển năng lực Sinh học học Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình cả năm
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
+ Học sinh trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
+ Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen.
+ Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.
2. Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
+ Phát triển tư duy so sánh.
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to H 1.2 SGK
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay.kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Nội dung phiếu hỏi: Liên hệ với bản thân và xác định xem mình giống và khác với bố mẹ ở những điểm nào (gợi ý: màu mắt, màu tóc, màu da.).
B2: Giáo viên hỏi: Tại sao chúng ta lại có những đặc điểm giống bố mẹ và khác bố mẹ
Dự đoán học sinh trả lời: giống vì được thừa hưởng đặc điểm di truyền của bố mẹ, khác thì không trả lời được
B3: Từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài để học sinh tìm hiểu rõ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Sinh học học Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình cả năm
Tuần:. Ngày thángnăm Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số: Bài 1: MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: + Học sinh trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học. + Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen. + Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học. 2. Kĩ năng: + Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. + Phát triển tư duy so sánh. 3. Thái độ: - Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học 4. Năng lực - Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức. - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực tư duy sáng tạo. II. Chuẩn bị bài học 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to H 1.2 SGK 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới. III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. B1: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Nội dung phiếu hỏi: Liên hệ với bản thân và xác định xem mình giống và khác với bố mẹ ở những điểm nào (gợi ý: màu mắt, màu tóc, màu da...). B2: Giáo viên hỏi: Tại sao chúng ta lại có những đặc điểm giống bố mẹ và khác bố mẹ Dự đoán học sinh trả lời: giống vì được thừa hưởng đặc điểm di truyền của bố mẹ, khác thì không trả lời được B3: Từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài để học sinh tìm hiểu rõ. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Di truyền học Mục tiêu: Hiểu được mục đích và ý nghĩa của của DTH B1: -GV y/c các nhóm HS làm bài tập mục (tr. 5 SGK) liên hệ bản thân mình có những điểm giống và khác bố mẹ? - HS trình bày những đặc điểm của bản thân giống và khác bố mẹ về chiều cao, màu mắt, hình dạng tai vv... B2: GV giải thích: + Đặc điểm giống bố mẹ ® hiện tượng di truyền + Đặc điểm khác bố mẹ ® hiện tượng biến dị - Thế nào là di truyền? Biến dị? - HS nêu được 2 hiện tượng di truyền và biến dị - Lớp nhận xét bổ sung, hoàn chỉnh đáp án. B3: GV tổng kết lại. - GV giải thích rõ ý “biến dị và di truyền là 2 hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản” B4: GV yêu cầu HS trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học? -Đối tượng : DTH nghiên cứu bản chất và quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. - Nội dung : Nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. -Ý nghĩa : DTH trở thành cơ sở lí thuyết của khoa học chon giống, có vai trò lớn lao đối với y học, có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại. I. Di truyền học - Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. - Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. - Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính qui luật của hiện tượng di truyền và biến dị. Hoạt động 2: Giới thiệu Men đen. Mục tiêu: Hiểu và trình bày được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen-phương pháp phân tích các thế hệ lai. B1: GV giới thiệu tiểu sử của Men Đen Một số HS đọc tiểu sử (tr. 7) cả lớp theo dõi B2: GV giới thiệu tình hình nghiên cứu di truyền ở thế kỉ XIX và phương pháp nghiên cứu của Men Đen. HS quan sát và phân tích H 1.2 ® nêu được sự tương phản, trái ngược nhau của từng cặp tính trạng đem lai B3: GV y/c HS quan sát H 1.2 nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai. - HS đọc kĩ thông tin SGK ® trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai B4: GV y/c HS nghiên cứu thông tin ® nêu phương pháp nghiên cứu của Men Đen? Cho biết tính chất độc đáo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Men Đen và giải thích vì sao Men Đen chọn Đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu? Một vài HS phát biểu, lớp bổ sung. - Đã tách ra từng cặp tính trạng, theo dõi sự thể hiện cặp tính trạng đó qua các thế hệ lai sử dụng lí thuyết xác suất và toán học để xử lý kết quả. -ĐHL có hoa lưỡng tính , tự thụ phấn khá nghiêm ngặt. Hoạt động3: Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học B1: GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu một số thuật ngữ. HS tự thu nhận thông tin ® ghi nhớ kiến thức B2: GV y/c HS lấy ví dụ minh hoạ cho từng thuật ngữ HS lấy các ví dụ cụ thể B3: GV nhận xét, sữa chữa nếu cần. HS ghi nhớ kiến thức B4: GV giới thiệu một số kí hiệu VD: P : mẹ x bố -GV: Hãy nêu ví dụ về một số tính trạng ở người. - Tại sao MĐ lại chọn cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai? II.MEN ĐEN - NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO DI TRUYỀN HỌC - Phương pháp phân tích các thế hệ lai Nội dung: (SGK trang 6) + Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một số cặp tính trạng .Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. +Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. +Từ đó rút ra định luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ con cháu. III. MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KÍ HIỆU CƠ BẢN CỦA DI TRUYỀN HỌC a) Thuật ngữ: - Tính trạng - Cặp tính trạng tương phản - Nhân tố di truyền - Giống (dòng) thuần chủng ® SGK (tr. 6) b) Kí hiệu P : Cặp bố mẹ xuất phát X : Kí hiệu phép lai G : Giao tử F : Thế hệ con Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. B1: GV cho HS đọc kết luận SGK. B2: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau: 1, Tính trạng là những đặc điểm x ( G: kiểu gen, H: Kiểu hình, S: cấu tạo, hình thái, sinh lí) giúp ta phân biệt cơ thể này với y(M: bố mẹ, L: các cá thể khác trong loài, K: Các cá thể khác) x,y tương ứng là: G,L B. H,M C.S,K D. S,L 2, Trong nghiên cứu di truyền, kí hiệu G dùng để chỉ: Cặp bố mẹ xuất phát B. Phép lai C.Thế hệ con D.Giao tử 3. Phương pháp nghiên cứu di truyền độc đáo của men đen (1822-1884) là phương pháp: A. Lai phân tích B. Phân tích các thế hệ lai C.Tự thụ phấn D. Lai giống Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút) - Mục tiêu: -Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. Cặp bố mẹ xuất phát là cây đậu HL hạt vàng lai với cây đậu hạt xanh thu được thế hệ con lai là cây đậu hạt vàng. Hãy dùng kí hiệu thể hiện lại nội dung trên. Trả lời: P: Hạt vàng x hạt xanh F1: Hạt vàng - HS Đọc mục em có biết. 4. Dặn dò: (1 phút) Học bài theo nội dung SGK Kẻ bảng 2 (trang 8) vào vở bài tập Soạn và chuẩn bị trước bài 2: Lai một cặp tính trạng * Rút kinh nghiệm bài học: Tuần:. Ngày thángnăm Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số: Bài 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: + HS trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men Đen + Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp + Hiểu và phát biểu được nội dung qui luật phân li + Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Men Đen 2. Kĩ năng: + Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình. + Rèn kĩ năng phân tích số liệu, tư duy logíc. 3. Thái độ: - Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính qui luật của hiện tượng sinh học. 4. Năng lực - Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị bài học 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to H 2.1 và 2.3 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới. III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. B1: GV yêu cầu mỗi nhóm học sinh tự thụ phấn cho hoa ở nhà và ghi chép lại các bước thực hiện và kết quả đạt được trước 1 tuần (dựa vào kiến thức thụ phấn đã học ở lớp 6) Trên lớp giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( các nhóm báo cáo) B2: Sau khi học sinh hoạt động xong giáo viên sẽ nhận xét và đưa ra cách làm hợp lí nhất. B3: Giáo viên khẳng định học sinh vừa thực hiện thao tác lai giống. Và dẫn dắt vào bài. B4: Khi nghiên cứu đối tượng đậu Hà lan Men đen đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm. Một trong những thí nghiệm cơ bản đầu tiên giúp ông tìm ra các qui luật di truyền là phép lai một cặp tính trạng. Vậy lai một cặp tính trạng là phép lai như thế nào? Men đen đã phát biểu định luật ra sao? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Thí nghiệm của Menđen Mục tiêu: - Hiểu và trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen. - Phát biểu được nội dung quy luật phân li. B1: GV hướng dẫn HS quan sát H 2.1 ® giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan - HS quan sát tranh, theo dõi và ghi nhớ cách tiến hành B2: GV sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm: kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn. - HS ghi nhớ khái niệm - HS phân tích bảng số liệu, thảo luận trong nhóm ® nêu được : + Kiểu hình F1 mang tính trạng trội (của bố hoặc mẹ) + Tỉ lệ kiểu hình ở F2 B3: GV yêu cầu các nhóm HS nghiên cứu bảng 2 SGK ® Thảo luận + Nhận xét kiểu hình ở F1? + Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong từng trường hợp? Từ kết quả đã tính toán GVy/c HS rút ra tỉ lệ KH ở F2 B4: GV y/c HS trình bày thí nghiệm của Men Đen? - GV nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm mẹ thì kết quả thu được không thay đổi ® vai trò di truyền như nhau của bố và mẹ - GV y/c HS làm bài tập điền từ (trang 9) - GV y/c HS nhắc lại nội dung thí nghiệm qui luật phân li. - HS dựa vào H 2.2 ® trình bày thí nghiệm , lớp nhận xét bổ sung. P: hoa đỏ x hoa trắng F1 : hoa đỏ F2 : 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng (Kiểu hình có tỉ lệ:3 trội:1lặn) - HS lựa ch ... h học tế bào. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - GV y/c hs hoàn thành nội dung các bảng 65.3 - 65.5. ? Cho biết mối liên quan giữa quá trình hô hấp và quang hợp ở tế bào thực vật. - GV cho đại diện các nhóm trình bày - GV đánh giá kết quả và giúp hs hoàn thiện kiến thức. - GV lưu ý hs: Nhắc nhở hs khắc sâu kiến thức về các hoạt động sống của tế bào, đặc điểm các quá trình nguyên phân, giảm phân. - Học sinh hoàn thành bảng 65.3 -> 65.5. 1-2 nhóm các nhóm khac nhan xet. 2.Sinh học tế bào. Nội dung các bảng 65.3 - 65.5. 3. Củng cố bài giảng: - GV đánh giá hoạt động và kết quả của các nhóm. 4. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Ôn tập các nôi dung ở bảng 66.1 - 66.5 sgk *Rút kinh nghiệm.................................................................................................................... Tuần:. Ngày thángnăm Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số: BÀI 66: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: - Giúp hs hệ thống hóa kiến thức thức sinh học cá thể và sinh học tế bào, vận dụng kiến thức vào thực tế. 2. Kỹ năng: Rèn cho hs kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, tư duy so sánh và khái quát hóa kiến thức. 3. Thái độ: Giáo dục cho hs lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên và ý thức nghiên cứu bộ môn. II. CHUẨN BỊ. 1. GV: - Bảng 66.1 -> 66.5. 2: HS: - Kiến thức đã học. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP. 1 Kiểm tra kiến thức cũ: 2. Giảng kiến thức mới: Hôm nay chúng ta cùng ôn lại kiến thức sinh học của chương trình toàn cấp. Hoạt động I: Di truyền và biến dị. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - GV chia lớp thành 8 nhóm thảo luận chung 1 nội dung - GV cho hs chữa bài và trao đổi toàn lớp. - GV theo dõi các nhóm hoạt động giúp đỡ nhóm yếu. - GV cho đại diện nhóm trình bằng cách dán lên bảng và đại diện trình bày. - GV nhận xét, và bổ sung thêm dẫn chứng. - GV nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức ở bảng 66.1 và 66.3. - GV y/c hs phân biệt được đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST, nhận biết được dạng ĐB. HS tiến hành chia nhóm. - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV. - Các nhóm bổ sung ý kiến nếu cần và có thể hỏi thêm câu hỏi khác trong nội dung của nhóm đó. - HS theo dõi và sửa chữa nếu cần. - HS trả lời 1. Di truyền và biến dị. - Kiến thức ở bảng Hoạt động II: Sinh vật và môi trường. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung HĐ 2: ( 16’) - GV y/c hs giải thích sơ đồ hình 66 sgk ( T197) - GV chữa bằng cách cho hs thuyết minh sơ đồ trên bảng. - GV tổng kết những ý kiến của hs và đưa nhận xét đánh giá nội dung chưa hoàn chỉnh để bổ sung. - GV lưu ý: HS lấy được ví dụ để nhận biết quần thể, quần xã với tập hợp ngẫu nhiên. HS chú ý lắng nghe. HS lên thuyết trình. HS chú ý lắng nghe. II. Sinh vật và môi trường. - Giữa môi trường và các cấp độ tổ chức cơ thể thường xuyên có sự tác động qua lại. - Các cá thể cùng loài tạo nên đặc trưng về tuổi, mật độcó mối quan hệ sinh sản ¦ Quần thể. - Nhiều quần thể khác loài có quan hệ dinh dưỡng. - Kiến thức ở bảng. 3. Củng cố bài giảng: ? Trong chương trình sinh học THCS em đã học được những gì. - GV đánh giá hoạt động và kết quả của các nhóm. 4. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Ghi nhớ kiến thức đã học để chuẩn bị cho việc học kiến thức sinh học THPT. * Rút kinh nghiệm Tuần:.. Ngày thángnăm Ngày soạn:. Ngày dạy: Tiết số: KIỂM TRA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: -Củng cố kiến thức đã học trong học kì II. -Nắm chắc kiến thức cơ bản trong chương trình sinh học lớp 9. 2. Kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. 3. Thái độ: -GD ý thức trung thực, nghiêm túc. Trọng tâm: Hệ thống hóa kiến thức đã học chương trình sinh học lớp 9 II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: chuẩn bị đề kiểm tra. - Học sinh: Ôn tập kiến thức. III. TIẾN TRÌNH. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra. a.Ma trận NỘI DUNG MỨC ĐỘ KIẾN THỨC NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TN TL TN TL TN TL 1. Sinh vật và môi trường (6 tiết) - Khái niệm môi trường, các loại môi trường chủ yếu. - Nêu được được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài. - Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tố sinh thái. 5 câu=2,5 đ =25% 2 câu = 0,5đ 20% 1 câu = 1,5đ 60% 2 câu = 0,5đ 20% 2. Hệ sinh thái (6 tiết) - Khái niệm lưới thức ăn. - Đọc được sơ đồ 1 chuỗi thức ăn và xây dựng được chuỗi thức ăn, lưới thức ăn đơn giản. 2 câu=2,5 đ 25% 1 câu = 0,5đ 20% 1 câu = 2,0đ 80% 3. Con người, dân số và môi trường (5 tiết) Khái niệm ô nhiễm môi trường. - Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. 2 câu = 2,0 đ =20% 1 câu = 0,75 đ 37,5% 1 câu = 1,25đ 62,5% 4. Bảo vệ môi trường (6 tiết) - Nêu được các dạng tài nguyên chủ yếu; - Các phương thức sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng. - Hiểu được vì sao sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên; một số nội dung của Luật Bảo vệ môi trường. 8 câu= 3,0 đ =30% 3 câu = 1,0 đ 33,3% 4 câu = 1,0đ 33,3% 1 câu = 1,0đ 33,3% 17 câu = 10đ 100% 5 câu = 1,5đ 15% 3 câu = 2,75đ 27,5% 6 câu = 1,5đ 15% 2 câu = 2,25đ 22,5% 1 câu = 2,0đ 20% b.Đề bài PHẦN: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: (2,0đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu những câu trả lời đúng nhất sau đây: 1. Trong quan hệ khác loài, mối quan hệ nào sau đây có lợi cho cả 2 loài sinh vật ? A. Cộng sinh; B. Hội sinh; C. Cạnh tranh; D. Kí sinh và nửa kí sinh. 2. Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? A. Nhóm sinh vật biến nhiệt; B. Nhóm sinh vật hằng nhiệt; C. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt; D. Không có nhóm nào cả. 3. Trong quan hệ khác loài, mối quan hệ nào sau đây một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không bị hại ? A. Cộng sinh; B. Hội sinh; C. Cạnh tranh; D. Kí sinh. 4. Ánh sáng có tác dụng trực tiếp đến hoạt động sinh lí nào của cây xanh ? A. Hô hấp; B. Thoát hơi nước; C. Quang hợp; D. Cả A, B, và C. 5. Ao, hồ, sông, suối là: A. Các hệ sinh thái nước ngọt; B. Các hệ sinh thái nước đứng; C. Các hệ sinh thía nước chảy; D. Các hệ sinh thái ven bờ. 6. Luật bảo vệ môi trường nghiêm cấm: A. Khai thác rừng bừa bãi; B. Săn bắt động vật hoang dã; C. Đổ chất thải độc hại ra môi trường; D. Cả A, B và C. 7. Chương III của Luật Bảo vệ môi có nội dung nào sau đây? A. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường; B. Khắc phục ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố môi trường; B. Khắc phục suy thoái môi trường, khắc phục sự cố môi trường; D. Khắc phục suy thoái môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường. 8. Việc thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường ở nước ta là góp phần? A. Bảo vệ sức khỏe con người; B. Phát triển bền vững; C. Bảo vệ môi trường sống cho con người; D. Cả A, B và C. Câu 2: (1,0đ) Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) trong các câu sau: 1. Tài nguyên ........................................................................ là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. 2. Tài nguyên ............................................................................ là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi. 3. Tài nguyên ............................................................................ gồm năng lược gió, năng lượng mặt trời,... Đó là những nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng ............................................................................ môi trường. PHẦN: TỰ LUẬN Câu 1: (1,5 điểm) Môi trường sống của sinh vật là gì? Có những loại môi trường chủ yếu nào? Câu 2: (2,5 điểm) Lưới thức ăn là gì ? Hãy lập 4 chuỗi thức ăn khác nhau từ các loài sinh vật sau: cỏ, dê, thỏ, gà, hổ, cáo, vi sinh vật. Từ các chuỗi thức ăn đó hãy xây dựng thành một lưới thức ăn đơn giản ? Câu 3: (2,0 điểm) Ô nhiễm môi trường là gì ? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường ? Câu 4: (1,0 điểm) Vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên rừng ? ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 ĐIỂM) Câu 1: (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B B C A D A D Câu 2: (1,0 điểm) Mỗi chỗ trống điền đúng được 0,25đ. Các cụm từ cần điền lần lượt như sau: 1. không tái sinh ... 2. tái sinh ... 3. năng lượng vĩnh cửu ... ... không gây ô nhiễm .. II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 ĐIỂM) Câu Đáp án – hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 (1,5đ) - Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật. 0,5 - Có 4 loại môi trường chủ yếu: + Môi trường nước. 0,25 + Môi trường trong đất. 0,25 + Môi trường trên mặt đất – không khí. 0,25 + Môi trường sinh vật. 0,25 Câu 2 (2,5đ) - Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn có ch nhiều mắt xích. 0,5 - Sơ đồ chuỗi thức ăn: Cỏ Dê Hổ Vi sinh vật 0,25 Cỏ Thỏ Cáo Vi sinh vật 0,25 Cỏ Thỏ Hổ Vi sinh vật 0,25 Cỏ Gà Cáo Vi sinh vật 0,25 - Lưới thức ăn: Cỏ Vi sinh vật Dê Hổ Thỏ Gà Cáo 1,0 Câu 3 (2,0đ) - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. 0,75 - Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. + Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. 0,25 + Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. 0,25 + Các chất phóng xạ. 0,25 + Các chất thải lỏng và rắn. 0,25 + Các sinh vật gây bệnh. 0,25 Câu 4 (1,0đ) Phải sử dụng hợp lí tài nguyên rừng vì: - Rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý như gỗ, thuốc chữa bệnh 0,25 - Rừng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, ngăn chặn lũ lụt và xói mòn đất... 0,25 - Rừng giúp bảo vệ các nguồn gen sinh vật, giữ cân bằng sinh thái. 0,25 - Diện tích rừng đang bị khai thác mạnh và ngày càng bị thu hẹp... 0,25 Ghi chú: Ở câu 2 (phần tự luận), học sinh có thể viết sơ đồ chuỗi thức ăn và lưới thức ăn khác với đáp án trên, nhưng hợp lí thì vẫn được điểm tối đa. * Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_sinh_hoc_hoc_lop_9_theo_cv5512_c.docx