Giáo án phát triển năng lực Sinh học học Lớp 7 theo CV5512 - Chương trình cả năm

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: HS chứng minh được sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học.

4. Năng lực:

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng.

2. Chuẩn bị của học sinh: Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng.

III. Tiến trình bài học

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay.kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1: GV yêu cầu HS kể tên những động vật thường gặp ở địa phương và môi trường sống của chúng.

HS:

B2: GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời các vấn đề sau:

1.Nhận xét về sự đa dạng của chúng?

2.Vậy sự đa dạng, phong phú của động vật được thể hiện ở những đặc điểm nào?

1. Chúng đa dạng vì chúng có nhiều loài.

2.Chúng đa dạng vì chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau.

B3 : Vì sao chúng lại đa dạng và phong phú chúng?

B4 Ta sẽ cùng nghiên cứu bài học hôm nay để trả hiểu rõ về vấn đề trên.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

 

docx 186 trang cucpham 30/07/2022 2760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Sinh học học Lớp 7 theo CV5512 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Sinh học học Lớp 7 theo CV5512 - Chương trình cả năm

Giáo án phát triển năng lực Sinh học học Lớp 7 theo CV5512 - Chương trình cả năm
Tuần:. Ngày thángnăm 
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết số: 
MỞ ĐẦU
Bài 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG PHONG PHÚ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS chứng minh được sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng. 
2. Chuẩn bị của học sinh: Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng.
III. Tiến trình bài học 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: GV yêu cầu HS kể tên những động vật thường gặp ở địa phương và môi trường sống của chúng.
HS:
B2: GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời các vấn đề sau:
1.Nhận xét về sự đa dạng của chúng?
2.Vậy sự đa dạng, phong phú của động vật được thể hiện ở những đặc điểm nào?
1. Chúng đa dạng vì chúng có nhiều loài.
2.Chúng đa dạng vì chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau.
B3 : Vì sao chúng lại đa dạng và phong phú chúng?
B4 Ta sẽ cùng nghiên cứu bài học hôm nay để trả hiểu rõ về vấn đề trên.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng loài và sự phong phú về số lượng cá thể
Mục tiêu: HS nêu được số loài động vật rất nhiều, số cá thể trong loài lớn thể hiện qua các ví dụ cụ thể.
B1: - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát H 1.1 và 1.2 trang 5,6 . Hoạt động nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi:
1. Sự phong phú về loài thể hiện như thế nào?
2. Hãy kể tên loài động vật trong một mẻ lưới kéo ở biển, tát một ao cá, đánh bắt ở hồ, chặn dòng nước suối nông?
B2: GV gọi đại diện 1 nhóm học sinh trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Yêu cầu phải nêu được:
1. Số lượng loài hiện nay 1,5 triệu loài.
+ Kích thước của các loài khác nhau.
2. Dù ở ao, hồ hay sông suối đều có nhiều loài động vật khác nhau sinh sống.
-Kéo 1 mẻ lưới trên biển: Thu thập được rất nhiều loài động vật như: Cá trích, cá ngừ, cá thu, mực, tôm biển, rùa biển..
-Tát 1 ao cá: Cá quả, cá mè. cá trê, cá rô, tôm, tép, lươn
-Đơm đó qua 1 đêm ở đầm, hồ: Một số loài cá như trên, tôm ,tép, ếch, nhái
B3: GV yêu cầu HS liên hệ với thực tế trả l lời một số câu hỏi sau:
-Ban đêm mùa hè ở ngoài đồng có những động vật nào phát ra tiếng kêu?
HS: Ban đêm mùa hè thường có một số loài động vật như: Cóc, ếch, dế mèn, sâu bọ... phát ra tiếng kêu.
- Em có nhận xét gì vè số lượng cá thể trong bầy ong, đàn kiến, đàn bướm?
+ Số lượng cá thể trong loài rất nhiều.
B4:? Em có nhận xét gì về số lượng loài và số cá thể trong loài của thế giới động vật.
I. Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể. 
- Thế giới động vật rất đa dạng và phong phú về loài và đa dạng về số cá thể trong loài.
Hoạt động 2: Sự đa dạng về môi trường sống
Mục tiêu: 
-Nêu được một số loài động vật thích nghi cao với môi trường sống.
- Nêu dược đặc điểm của một số loài động vật thích nghi cao độ với môi trường sống.
B1: - GV yêu cầu các nhóm HS quan sát H 1.4 hoàn thành bài tập, điền chú thích.(SGK-7)
- Yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Nêu được.
+ Dưới nước: Cá, tôm, mực...
+ Trên cạn: Voi, gà, chó, mèo...
+ Trên không: Các loài chim. dơi..
B2: - GV cho HS thảo luận rồi trả lời:
1.Đặc điểm gì giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
2. Nguyên nhân nào khiến động vật ở nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn vùng ôn đới, Nam cực?
3. Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không? Tại sao?
4. Hãy cho VD để chứng minh sự phong phú về môi trường sống của động vật?
- Đại diện nhóm trình bày.Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1. Chim cánh cụt có bộ lông dày, xốp, lớp mỡ dưới da dày để giữ nhiệt.
2. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thực vật phong phú, phát triển quanh năm là nguồn thức ăn lớn, hơn nữa nhiệt độ phù hợp cho nhiều loài.
3. Nước ta động vật cũng phong phú vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.
4. Gấu trắng Bắc cực, đà điểu sa mạc, cá phát sáng ở đáy biển...
B3: - GV cho HS thảo luận toàn lớp: Em có nhận xết gì về sự khác nhau về nhiều đặc điểm ở các loài sinh vật?
HS: sinh vật đa dạng về kích thước cơ thể, hình dạng, cấu tạo Để thích nghi với môi trường sống của chúng.
B4: GV yêu cầu hs kết luận sự đa dạng về môi trường sống của động vật.
II. Sự đa dạng về môi trường sống
- Động vật phân bố được ở nhiều môi trường : Nước , cạn, trên không
- Do chúng thích nghi cao với mọi môi trường sống.
Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
B1: GV cho HS đọc kết luận SGK.
B2: Yêu cầu HS làm tập câu 1, 2 (SGK)
B3: GV cho các nhóm hs nhận xét, cho điểm chéo về câu trả lời của mỗi nhóm.
Hoạt động 4: Vận dụng (2 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
GV: Một số động vật được con người thuần hoá thành vật nuôi nhằm mục đích gì?
HS: Một số động vật được con người thuần hoá thành vật nuôi, có nhiều đặc điểm phù hợp với nhu cầu của con người.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
GV: Kích thước của động vật nhỏ bé và động vật khổng lồ có thể chênh lệch nhau như thế nào?
HS: Động vật hiển vi với đại diện nhỏ nhất chỉ dài 2-4 micromet như trùng roi kí sinh trong hồng cầu.
Động vật khổng lồ như cá voi xanh dài 33m, nặng 150 tấn.
4.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK .Kẻ bảng 1 trang 9 vào vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần:. Ngày thángnăm 
Ngày soạn: Ký duyệt của TCM : 
Ngày dạy:
Tiết số: 
Bài 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
- HS nắm được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật.
- Nêu được đặc điểm chung của động vật.
- Nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ:
- GD ý thức yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Tranh hình 2.1 và 2.2 + Tranh tế bào ĐV và TV
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng 1/9 và 2/11 sgk
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Kẻ bảng 1 và bảng 2 vào vở + Sưu tầm tranh về TV và ĐV.
III. Tiến trình bài học 
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi đa dạng và phong phú?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: GV yêu cầu các nhóm HS So sánh con gà với cây bàng. 
HS: Dựa vào kiến thức lớp 6 để trả lời.
 - Giống nhau: Chúng đều là cơ thể sống.
 - Khác nhau: 
Con gà
Cây bàng
-Biết ăn, uống, thải bỏ chất thải..
-Hô hấp lấy khí o2 để thở và thải khí co2
-Biết đi, chạy, nhảy, kêu..
-Biết đẻ trứng và ấp trứng, nuôi con
..
Hút chất dinh dưỡng, nước và mối khoáng
Quang hợp thải khí o2 và hút co2. Hô hấp thải khí co2 và hút o2.
Không di chuyển được
.
B2: Các em đã thấy con gà và cây bàng cùng là cơ thể sống nhưng chúng khác nhau hoàn toàn về các đặc điểm sống. Đặc điểm chung của thực vật các em đã được học ở lớp 6. Vậy còn đặc điểm chung của động vật là gì? Theo em động vật có vai trò gì?
- HS trả lời có thể đúng hoặc sai.
B3: Để kết luận được vấn đề trên chúng ta cùng tìm hiểu nọi dung bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Phân biệt động vật với thực vật
Mục tiêu: Tìm đặc điểm giống và khác nhau giữa động vật và thực vật. Nêu được đặc điểm chung của động vật.
B1: GV yêu cầu các nhóm HS quan sát H 2.1 hoàn thành bảng trong SGK trang 9.( GV Treo tranh) bảng phụ
? Phân biệt ĐV với TV.
HS: Cá nhân quan sát hình vẽ SGK/9, đọc chú thích và ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm và trả lời
B2: GV kẻ bảng 1 lên bảng phụ để HS chữa bài.
- Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả của nhóm.
- Một HS trả lời,Các HS khác theo dõi, nhận xét.
- HS theo dõi và tự sửa chữa bài.
- GV lưu ý: nên gọi nhiều nhóm để gây hứng thú trong giờ học.
B 3: GV ghi ý kiến bổ sung vào cạnh bảng.
- GV nhận xét và thông báo kết quả đúng như bảng ở dưới.
- GV yêu cầu tiếp tục thảo luận:
? Động vật giống thực vật ở điểm nào?
? Động vật khác thực vật ở điểm nào?
 I. Phân biệt động vật với thực vật
- Động vật và thực vật :
+ Giống nhau: Đều là các cơ thể sống, đều cấu tạo từ tế bào, lớn lên và sinh sản.
+ Khác nhau: ĐV có khả năng Di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, sống dị dưỡng nhờ vào chất hữu cơ có sẵn
 - TV: không di chuyển, không có HTKvà giác quan, sống tự dưỡng, tự tổng hợp chất hữu cơ để sống.
Đặc
điểm
Đối tượng phân biệt
Cấu tạo từ tế bào
Thành xenlulo của tế bào
Lớn lên và sinh sản
Chất hữu cơ nuôi cơ thể
Khả năng di chuyển
Hệ thần kinh và giác quan
Không
Có
Không
Có
Không
Có
Tự tổng hợp được
Sd
chất h.cơ có sẵn
Không
Có
Không
Có
Đv
X
X
X
X
X
X
Tv
X
X
X
X
X
X
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của động vật
Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm chung của động vật.
B1: GV:Yêu cầu HS làm bài tập ở mục II trong SGK trang 10. 
? Động vật có những đặc điểm chung nào?
 - HS nghiên cứu và trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung.
B2:  ...  và bảo vệ thiên nhiên.
II.CHUẨN BỊ : 
Phân nhóm tìm hiểu cứ 6 em làm thành một nhóm
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
1.Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2.Bài mới 
HOẠT ĐỘNG II: BÁO CÁO CỦA HỌC SINH ( TIẾT 2 ) 
- Giáo viên cho học sinh lần lượt báo cáo kết quả bài làm của nhóm trước toàn thể lớp.
 Cho các nhóm nhận xét.
- Giáo viên chú ý đến tính thực tiễn học sinh đã tìm hiểu đúng chưa, những số liệu nào chưa được chính xác cần điều chỉnh để bổ sung cho các nhóm ( vì học sinh chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên có thể có những số liệu chưa chuẩn xác. )
- GV : Nhận xét đánh giá và cho điểm theo nhóm.
Nhận xét đánh giá hai tiết tìm hiểu động vật ở địa phương
3. Củng cố
Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu những động vật nuôi tại địa phương đem lại kinh tế lớn cho gia đình và quê hương ( như chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản tôm , cua.)
4. Vận dụng, tìm tòi mở rộng. 3’
- Mục tiêu: 
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
Địa phương em đã phát triển kinh tế từ loài động vật nào?
5.Dặn dò : 
- Về nhà ôn tập nội dung chương trình động vật đã học trong chương trình sinh học 7 chuẩn bị giờ sau ôn tập.
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần:. Ngày thángnăm 
Ngày soạn: Ký duyệt của TCM: 
Ngày dạy:
Tiết số: 
BÀI 64: THAM QUAN THIÊN NHIÊN
I.MỤC TIÊU :
 - Biết chuẩn bị cho một buổi hoạt động học tập ngoài trời với nhiều dụng cụ, phương tiện cho hoạt động khoa học cũng như hoạt động cá nhân để đề phòng các rủi ro .
 - Làm quen với phương pháp quan sát động vật, ghi chép các thu hoạch ngoài thiên nhiên.
 - Biết cách sử dụng các dụng cụ thích hợp để thu thập mẫu vật động vật rồi lựa chọn cách xử lí thích hợp để làm thành mẫu vật, tiêu bản cần thiết cho việc quan sát cần thiết ở ngoài thiên nhiên.
 - Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, năng động khi TQTN, đồng thòi có thái độ thận trọng trong giao tiếp với động vật nhằm bảo vệ cho tài nguyên thiên nhiên bền vững.
II.CHUẨN BỊ :
Giáo viên nghiên cứu và chọn trước địa điểm có đầy đủ địa hình, sinh cảnh 
( như yêu cầu của bài ) để chuẩn bị cho buổi tham quan có kết quả tốt.
 - HS chuẩn bị dụng cụ thực hành và tư trang cá nhân phù hợp với yêu cầu của bài và thời tiết .
 - Giáo viên phân thành nhóm nhỏ 3- 5 em để hổ trợ nhau trong quá trình tham quan.
 - Học sinh được học trước nội qui khi đi tham quan và yêu cầu của buổi tham quan.
III. HOẠT ĐỘNG THAM QUAN :
 1. ổn định lớp
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị
 3. Tiến hành 
- Địa điểm thực hành: Khu vực xung quanh vườn trường
RÈN LUYỆN QUAN SÁT NGOÀI THIÊN NHIÊN
 Mục tiêu : Rèn luyện quan sát ngoài thiên nhiên
- Yêu cầu : học sinh biết phân chia môi trường thành những sinh cảnh nhỏ để quan sát 
 - Thực hiện : 
 Bước 1 : GV nêu nguyên tắc quan sát ngoài thiên nhiên :
Tận dụng giác quan để khám phá thiên nhiên: Tai nghe, mắt nhìn, mũi ngửi ....
Hai tay sẵn sàng thao tác dụng cụ đem theo để bắt một số động vật cần thiết cho nội dung tham quan ( vợi, bay, lọ,.) 
Đi theo nhóm nhỏ không nói chuyện riêng.
 Bước 2 : Biết phân chia môi trường : ít nhất có bốn nhóm môi trường
	 Ở nước, ở đất, ở ven bờ, ở tán cây
 Học sinh thực hiện theo các bước quan sát như SGK 
 Bước 3: Ghi chép ngoài thiên nhiên : Kết quả quan sát cần thể hiện trên ghi chép .
Nội dung quan sát gồm :
Quan sát sự phân bố của động vật theo môi trường
Quan sát sự thích nghi di chuyển của động vật ở các môi trường
Quan sát sự thích nghi dinh dưỡng của động vật
Quan sát quan hệ giữa động vật với thực vật
- Quan sát hiện tượng ngụy trang của động vật
Quan sát số lượng, thành phần động vật trong thiên nhiên
IV. NHẬN XÉT- ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét một số nhóm tiến hành tốt
- Phê bình một số học sinh ý thức thực hành chưa cao
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần:. Ngày thángnăm 
Ngày soạn: Ký duyệt của TCM: 
Ngày dạy:
Tiết số: 
BÀI 65: THAM QUAN THIÊN NHIÊN 
I.MỤC TIÊU :
 - Biết chuẩn bị cho một buổi hoạt động học tập ngoài trời với nhiều dụng cụ, phương tiện cho hoạt động khoa học cũng như hoạt động cá nhân để đề phòng các rủi ro .
 - Làm quen với phương pháp quan sát động vật, ghi chép các thu hoạch ngoài thiên nhiên.
 - Biết cách sử dụng các dụng cụ thích hợp để thu thập mẫu vật động vật rồi lựa chọn cách xử lí thích hợp để làm thành mẫu vật, tiêu bản cần thiết cho việc quan sát cần thiết ở ngoài thiên nhiên.
 - Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, năng động khi TQTN, đồng thòi có thái độ thận trọng trong giao tiếp với động vật nhằm bảo vệ cho tài nguyên thiên nhiên bền vững.
II.CHUẨN BỊ :
Giáo viên nghiên cứu và chọn trước địa điểm có đầy đủ địa hình, sinh cảnh 
( như yêu cầu của bài ) để chuẩn bị cho buổi tham quan có kết quả tốt.
 - HS chuẩn bị dụng cụ thực hành và tư trang cá nhân phù hợp với yêu cầu của bài và thời tiết .
 - Giáo viên phân thành nhóm nhỏ 3- 5 em để hổ trợ nhau trong quá trình tham quan.
 - Học sinh được học trước nội qui khi đi tham quan và yêu cầu của buổi tham quan.
III. HOẠT ĐỘNG THAM QUAN :
 HOẠT ĐỘNG I : RÈN LUYỆN QUAN SÁT NGOÀI THIÊN NHIÊN
 Mục tiêu : Rèn luyện quan sát ngoài thiên nhiên
- Yêu cầu : học sinh biết phân chia môi trường thành những sinh cảnh nhỏ để quan sát 
 - Thực hiện : 
 Bước 1 : GV nêu nguyên tắc quan sát ngoài thiên nhiên :
Tận dụng giác quan để khám phá thiên nhiên: Tai nghe, mắt nhìn, mũi ngửi ....
Hai tay sẵn sàng thao tác dụng cụ đem theo để bắt một số động vật cần thiết cho nội dung tham quan ( vợi, bay, lọ,.) 
Đi theo nhóm nhỏ không nói chuyện riêng.
 Bước 2 : Biết phân chia môi trường : ít nhất có bốn nhóm môi trường
	 Ở nước, ở đất, ở ven bờ, ở tán cây
 Học sinh thực hiện theo các bước quan sát như SGK 
 Bước 3: Ghi chép ngoài thiên nhiên : Kết quả quan sát cần thể hiện trên ghi chép .
HOẠT ĐỘNG II : THỰC HÀNH CÁCH THU THẬP THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ MẪU VẬT 
Yêu cầu : Học sinh biết dùng dụng cụ thích hợp để thu thập được mầu vật cần thiết
 Cách sự dụng dụng cụ và bảo quản mẫu vật
 Bước 1: Gv lưu ý cho học sinh TQTN là chủ yếu để quan sát và biết bảo vệ thiên nhiên, không nên bắt động vật mà quan sát và ghi chép những điều mà mình quan sát được. Các em có thể vẽ hình để minh hoạ.
 Mỗi nhóm chọn và bắt một số động vật để quan sát 
 Bước 2 : Chọn cách xử lí 
HOẠT ĐỘNG III : THU HOẠCH SAU THAM QUAN
 - Yêu sầu : Học sinh dùng kiến thức đã học, tập dượt, xác định tên động vật đã quan sát thấy trong quá trình tham quan.
 - Mỗi nhóm làm thành một bản báo cáo: 
 Tên các động vật đã quan sát thấy, làm rõ môi trường sống và vị trí phân loại của chúng. Theo lần lượt thứ tự các ngành lớp đã học như trong chương trình sinh học 7 theo bảng mẫu SGK .
 - Lần lượt các nhóm báo cáo trước toàn thể lớp, gv theo dõi và đánh giá bài thực hành của học sinh .
 - Sau khi nghe báo cáo xong, gv yêu cầu học sinh thả động vật về môi trường sống của chúng, thu dọn vệ sinh .
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần:. Ngày thángnăm 
Ngày soạn: Ký duyệt của TCM: 
Ngày dạy:
Tiết số: 
BÀI 66: THAM QUAN THIÊN NHIÊN
I.MỤC TIÊU :
 - Biết chuẩn bị cho một buổi hoạt động học tập ngoài trời với nhiều dụng cụ, phương tiện cho hoạt động khoa học cũng như hoạt động cá nhân để đề phòng các rủi ro .
 - Làm quen với phương pháp quan sát động vật, ghi chép các thu hoạch ngoài thiên nhiên.
 - Biết cách sử dụng các dụng cụ thích hợp để thu thập mẫu vật động vật rồi lựa chọn cách xử lí thích hợp để làm thành mẫu vật, tiêu bản cần thiết cho việc quan sát cần thiết ở ngoài thiên nhiên.
 - Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, năng động khi TQTN, đồng thòi có thái độ thận trọng trong giao tiếp với động vật nhằm bảo vệ cho tài nguyên thiên nhiên bền vững.
II.CHUẨN BỊ :
Giáo viên nghiên cứu và chọn trước địa điểm có đầy đủ địa hình, sinh cảnh 
( như yêu cầu của bài ) để chuẩn bị cho buổi tham quan có kết quả tốt.
 - HS chuẩn bị dụng cụ thực hành và tư trang cá nhân phù hợp với yêu cầu của bài và thời tiết .
 - Giáo viên phân thành nhóm nhỏ 3- 5 em để hổ trợ nhau trong quá trình tham quan.
 - Học sinh được học trước nội qui khi đi tham quan và yêu cầu của buổi tham quan.
III. HOẠT ĐỘNG THAM QUAN : 
 HOẠT ĐỘNG I : RÈN LUYỆN QUAN SÁT NGOÀI THIÊN NHIÊN
 Mục tiêu : Rèn luyện quan sát ngoài thiên nhiên
- Yêu cầu : học sinh biết phân chia môi trường thành những sinh cảnh nhỏ để quan sát 
 - Thực hiện : 
 Bước 1 : GV nêu nguyên tắc quan sát ngoài thiên nhiên :
Tận dụng giác quan để khám phá thiên nhiên: Tai nghe, mắt nhìn, mũi ngửi ....
Hai tay sẵn sàng thao tác dụng cụ đem theo để bắt một số động vật cần thiết cho nội dung tham quan ( vợi, bay, lọ,.) 
Đi theo nhóm nhỏ không nói chuyện riêng.
 Bước 2 : Biết phân chia môi trường : ít nhất có bốn nhóm môi trường
	 Ở nước, ở đất, ở ven bờ, ở tán cây
 Học sinh thực hiện theo các bước quan sát như SGK 
 Bước 3: Ghi chép ngoài thiên nhiên : Kết quả quan sát cần thể hiện trên ghi chép .
HOẠT ĐỘNG II : THỰC HÀNH CÁCH THU THẬP THÔNG TIN 
 VÀ XỬ LÍ MẪU VẬT 
Yêu cầu : Học sinh biết dùng dụng cụ thích hợp để thu thập được mầu vật cần thiết
 Cách sự dụng dụng cụ và bảo quản mẫu vật
 Bước 1: Gv lưu ý cho học sinh TQTN là chủ yếu để quan sát và biết bảo vệ thiên nhiên, không nên bắt động vật mà quan sát và ghi chép những điều mà mình quan sát được. Các em có thể vẽ hình để minh hoạ.
 Mỗi nhóm chọn và bắt một số động vật để quan sát 
 Bước 2 : Chọn cách xử lí 
HOẠT ĐỘNG III : THU HOẠCH SAU THAM QUAN
 - Yêu sầu : Học sinh dùng kiến thức đã học, tập dượt, xác định tên động vật đã quan sát thấy trong quá trình tham quan.
 - Mỗi nhóm làm thành một bản báo cáo: 
 Tên các động vật đã quan sát thấy, làm rõ môi trường sống và vị trí phân loại của chúng. Theo lần lượt thứ tự các ngành lớp đã học như trong chương trình sinh học 7 theo bảng mẫu SGK .
 - Lần lượt các nhóm báo cáo trước toàn thể lớp, gv theo dõi và đánh giá bài thực hành của học sinh .
 - Sau khi nghe báo cáo xong, gv yêu cầu học sinh thả động vật về môi trường sống của chúng, thu dọn vệ sinh .
* Rút kinh nghiệm bài học:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_phat_trien_nang_luc_sinh_hoc_hoc_lop_7_theo_cv5512_c.docx