Giáo án phát triển năng lực Sinh học học Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình cả năm

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.

- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống : trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng qua các ví dụ.

- Nêu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật nói riêng.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.

- Rèn kĩ năng quan sát, tư duy, suy luận.

- Rèn khả năng hoạt động nhóm, khai thác thông tin.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.

4. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh ảnh, mẫu vật về một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ 2.1 SGK.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Hòn đá, một đồ vật, một cây xanh, tranh ảnh về động vật.

III. Tiến trình bài học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay.kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

 

docx 201 trang cucpham 5280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Sinh học học Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Sinh học học Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình cả năm

Giáo án phát triển năng lực Sinh học học Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình cả năm
Tuần:.. Ngày thángnăm 
Ngày soạn:. 
Ngày dạy:
Tiết số:  
MỞ ĐẦU SINH HỌC
Bài 1, 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG;
NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
- Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.
- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống : trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng qua các ví dụ.
- Nêu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật nói riêng.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.
- Rèn kĩ năng quan sát, tư duy, suy luận.
- Rèn khả năng hoạt động nhóm, khai thác thông tin. 
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh, mẫu vật về một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ 2.1 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Hòn đá, một đồ vật, một cây xanh, tranh ảnh về động vật.
III. Tiến trình bài học 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: GV yêu cầu HS môi nhóm nêu một số sinh vật gần gũi xung quanh cuộc sống của các em?
HS: Cây bàng, con gà, con lợn, con trâu, cây lúa..
B2: GV: Em hãy cho biết những sinh vật trên có tác động như thế nào tới cuộc sống của chugns ta?
HS: Giúp ích cho cuộc sống của con người.
B3: GV: Vậy sinh vật có hại cho con người không?
HS: Có thể trả lời đúng hoặc sai.
B4: Những vấn đề trên là 1 phần của nội dung “nhiệm vụ của sinh học” chúng ta sẽ nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn trong bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống. (3’)
Mục tiêu: Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng
B1: GV cho học sinh kể tên một số, cây, con, đồ vật ở xung quanh rồi chọn 1 cây,1 con, 1 đồ vật.
- HS tìm những sinh vật gần với đời sống như: cây nhãn, cây cải, cây đậu... con gà, con lợn ... cái bàn, ghế.
B2: - GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :
- Con cá, cây đậu cần điều kiện gì để sống?
- Cái bàn(hòn đá) có cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu để tồn tại không?
- Sau một thời gian chăm sóc đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng kích thước?
- Yêu cầu thấy được con cá và cây đậu được chăm sóc lớn lên còn hòn đá không thay đổi.
B3: GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời.
B4: GV cho HS tìm thêm một số ví dụ về vật sống và vật không sống.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- 1 vài HS, bổ sung.
Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ thể sống (13’) 
Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống : trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng qua các ví dụ.
B1: GV cho HS quan sát bảng SGK trang 6, GV giải thích tiêu đề của cột 3 và cột 6 và 7.
- HS quan sát bảng SGK chú ý cột 6 và 7.
B2: GV giải thích giúp HS hiểu : 
+ Trao đổi chất : Lấy các chất cần thiết và loại bỏ chất thải ra ngoài.
VD : Quá trình quang hợp, quá trình hô hấp,...
+ Lớn lên : Sinh trưởng và phát triển.
VD : Sự lớn lên của cây bưởi, con gà,...
+ Sinh sản : 
VD : Sự ra hoa, kết quả của cây phượng, mèo đẻ con,...
+ Cảm ứng
VD : Hiện tượng cụp lá của cây xấu hổ
B3: GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, GV kẻ bảng SGK vào bảng phụ.
- HS hoàn thành bảng SGK trang 6 (HS điền vào VLT)
`- 1 HS lên bảng ghi kết quả của mình vào bảng của GV, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS ghi tiếp các VD khác vào bảng.
B4: GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời, GV nhận xét.
- GV hỏi: qua bảng so sánh hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống?
Đáp án Bảng SGK/6
 1. Nhận dạng vật sống và vật không sống
- Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản.
 - Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên, không sinh sản.
2. Đặc điểm của cơ thể sống:
 + Trao đổi chất với môi trường.
 + Lớn lên và sinh sản.
STT
Ví dụ
Lớn lên
Sinh sản
Di chuyển
Lấy các chất cần thiết
Loại bỏ các chất thải
Vật sống
Vật không sống.
1
Hòn đá
-
-
-
-
-
+
2
Con gà
+
+
+
+
+
+
3
Cây đậu
+
+
-
+
+
+
4
Cái bàn
-
-
-
-
-
+
Hoạt động 3: Sinh vật trong tự nhiên (8’)
a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật
B1: GV: yêu cầu HS làm bài tập mục s trang 7 SGK.
- Qua bảng thống kê em có nhận xét về thế giới sinh vật? (gợi ý: nhận xét về nơi sống, kích thước? Vai trò đối với người? ...)
- Sự phong phú về môi trường sống, kích thước, khả năng di chuyển của sinh vật nói lên điều gì?
B2: HS hoàn thành bảng thống kê trang 7 GSK (ghi tiếp 1 số cây, con khác).
B3: Nhận xét theo cột dọc, bổ sung có hoàn chỉnh phần nhận xét.
B4: Rút ra kết luận: sinh vật đa dạng.
Hoạt động 4: Nhiệm vụ của sinh học (8’)
B1: GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 8 và trả lời câu hỏi:
- Chương trình Sinh học THCS gồm các phần nào ?
- Nhiệm vụ của sinh học là gì? Vì sao sinh học lại có nhiệm vụ đó.
- Nhiệm vụ của Thực vật học là gì ? ý nghĩa của việc nghiên cứu Thực vật học.
- HS đọc thông tin SGK từ 1-2 lần, tóm tắt nội dung chính để trả lời câu hỏi.
B2: GV gọi 1-3 HS trả lời.
B3: GV cho 1 học sinh đọc to nội dung: nhiệm vụ của thực vật học cho cả lớp nghe.
- Theo các em thế nào là sử dụng hợp lí thực vật ?
- HS nghe rồi bổ sung hay nhắc lại phần trả lời của bạn.
- HS nhắc lại nội dung vừa nghe.
3. Sinh vật trong tự nhiên:
a.Sự đa dạng của thế giới sinh vật:
 Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú. Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau và với con người
b.Các nhóm sinh vật trong tự nhiên :
Sinh vật được chia thành 4 nhóm chính: Vi khuẩn, Nấm, Thực vật, Động vật.
4. Nhiệm vụ của sinh học:
- Nhiệm vụ của sinh học.(SGK trang 8)
- Nhiệm vụ của thực vật học (SGK trang 8)
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm.
Chọn đáp án đúng:
1/ Trong những nhóm vật sau đây, nhóm nào gồm toàn vật sống?
A. Cây tre,con cóc,con khỉ,cây cột điện. B. Cây nến,con mèo,con lật đật,cây xương rồng.
C. Cây táo, cây ổi, con gà, con chó. D. Cây cà phê, cái thước kẻ, con dao, con cá.
2/ Đặc điểm chung của cơ thể sống là :
A. Có sự trao đổi chất với môi trường. B. Có khả năng di chuyển.
C. Có khả năng sinh sản. D. Cả A, B và C.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu: 
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
- Là HS em phải làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ của sinh học và thực vật học?
4.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Làm bài tập trong vở Luyện tập Sinh học.
- Chuẩn bị: 1 số tranh ảnh về sinh vật trong tự nhiên.
- Đọc trước Bài 3/ SGK, sưu tầm tranh ảnh và tìm hiểu thêm thông tin về một số loài thực vật.
* Rút kinh nghiệm bài học:
................
Tuần:. Ngày thángnăm 
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết số: 
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT
Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nêu được các đặc điểm chung của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng
- Trình bày được vai trò của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu tự nhiên, ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh khu rừng vườn cây, sa mạc, hồ nước..;Bảng phụ. Một số mẫu cây sống trên cạn và mẫu cây sống dưới nước.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật sống trên Trái Đất. Ôn lại kiến thức về quang hợp trong sách “Tự nhiên xã hội” ở tiểu học.
III. Tiến trình bài học 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy kể một vài loài thực vật mà em biết ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: GV yêu cầu HS nêu 1 số loài thực vật và đặc điểm của chúng mà em quan sát được.
- HS: Kể tên một số loài thục vật ở cuộc sống xung quanh.
- Chúng đều có màu xanh, không di chuyển được, tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
B2: GV yêu cầu HS nêu đặc điểm chung của thực vật.
- HS có thể trả lời đúng hoặc sai.
B3: GV: Vậy đặc điểm chung của thực vật là gì? Thực vật có vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta và với thế giới sinh vật. Ta cùng xét.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Sự phong phú đa dạng của thực vật (18’)
Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm chung của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng
B1: GV giới thiệu tranh :
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và:
Quan sát tranh, ghi nhớ kiến thức.
- HS quan sát , hoạt động nhóm.
- HS quan sát hình 3.1 tới 3.4 SGK trang 10 và các tranh ảnh mang theo.
Chú ý: Nơi sống của thực vật, tên thực vật.
B2: Hoạt động nhóm 4 người
+ Thảo luận câu hỏi SGK trang 11.
B3: Chú ý: Nơi sống của thực vật, tên thực vật.
- Phân công trong nhóm:
+ 1 bạn đọc câu hỏi (theo thứ tự cho cả nhóm cùng nghe)
+ 1 bạn ghi chép nội dung trả lời của nhóm.
VD: + Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất, sa mạc ít thực vật còn đồng bằng phong phú hơn.
+ Cây sống trên mặt nước rễ ngắn, thân xốp, lá to, bản rộng,...
B4: GV kiểm tra có bao nhiêu nhóm có kết quả đúng, bao nhiêu nhóm cần bổ sung.
- GV chốt kiến thức về sự đa dạng của thực  ... động vật.
Hoạt động 3: Thảo luận toàn lớp (Tiết 70)
Mục tiêu:
- Khi còn khoảng 30' ® GV tập chung lớp.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát được® nhóm khác bổ sung
- GV giải đáp các thắc mắc của HS
- Nhận xét đánh giá các nhóm® tuyên dương các nhóm tích cực
- Yêu cầu HS viết báo cáo thu hoạch theo mẫu SGK/173.
IV.Bài tập về nhà.
- Hoàn thiện báo cáo thu hoạch
- Tập làm mẫu cây khô 
+ Dùng mẫu thu hái được để làm mẫu cây khô.
+ Cách làm: theo hướng dẫn SGK.
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần:. Ngày thángnăm.. 
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết số: 
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Ôn tập củng cố lại toàn bộ hệ thống kiến thức các chương VII- VIII – IX- X về cấu tạo, chức năng của hoa, quả hạt, đặc điểm của các nhóm thực vật từ tảo® rêu ® quyết® hạt trần® hạt kín cùng với sự phát triển của giới thực vật
- Khái quát vai trò của TV trong tự nhiên
- Đặc diểm cấu tạo, cách dinh dưỡng của vi khuẩn- nấm- địa y.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức.
- Rén kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
- Có thái độ tích cực học tập, yêu thích bộ môn.
4. Năng lực:
 - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1.GV: Bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm, máy chiếu, phim trong, bút dạ.
2. Chuẩn bị của HS: Ôn lại từ Bài 30 đến bài 52. Hệ thống kiến thức theo từng chương.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đánh giá trong giờ ôn tập
2. Tiến trình.
A. Khởi động (5’)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: I .Các khái niệm
Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ thể.
 HĐ của GV
I.Các khái niệm
- HĐ1: B1: GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm® chia lớp làm 3 nhóm trả lời câu hỏi.
+ Nhóm I: Sự thụ phấn, tự thụ phấn, thụ tinh, giao phấn, hoa đơn tính, lưỡng tính
+ Nhóm II: Thế nào là dị dưỡng, hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.
+ Nhóm III: Thế nào là quả khô, quả thịt, lớp 1 lá mầm, lớp 2 lá mầm.
B2: GV chiếu lên màn hình bài làm của 1 số nhóm® nhóm khác bổ sung.
B3: GV sửa chữa
 HĐ của HS
- Hoạt động nhóm® thống nhất ý kiến ghi câu trả lời vào giấy trong (5')
- Các nhóm theo dõi bài làm trên màn hình, nhận xét.
- Sự thụ phấn: + Sự tự thụ phấn.
	 +Sự giao phấn.
-Sự thụ tinh
- Quả khô, quả thịt.
- Lớp 1 lá mầm, lớp 2 lá mầm.
- Dinh dưỡng dị dưỡng, hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.
Hoạt động 2: II.Các nhóm thực vật.
Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ thể.
- HĐ2: GV yêu cầu HS các nhóm hoàn thành bảng vào phiếu học tập (5')
GV hoàn thiện kíên thức.
HS thảo luận nhóm :
- Đại diện 2-3 HS lên bảng hoàn thành, HS khác NX, bổ sung.
	Thực vật bậc thấp ® Các ngành tảo
	()
Giới TV
	 () Ngành rêu
	TV bậc cao
	(..)	 (..) Ngành dương xỉ
	 ()	
	() Ngành hạt trần
(...)
	(.) Ngành hạt kín
? Thế nào là phân loại thực vật?
? Có các ngành thực vật nào?
? Nêu rõ sự tiến hoá từ thấp đến cao của các ngành thực vật trên?
- HS nêu được:
Các ngành thực vật và đặc điểm của các ngành.
+ Tảo là TV bậc thấp chưa có rễ, thân, lá.
+ Rêu đã có thân, lá, rễ giả, chưa có mạch dẫn.
+ quyết: đã có thân, rễ, lá, có mạch dẫn
+Hạt trần: cơ quan sinh dưỡng đa dạng, sinh sản bằng nón chưa có hoa, quả.
+ Hạt kín: sinh sản bằng hoa quả, hạt nằm trong quả.
- Đặc điểm của các ngành TV
+ Tảo
+Rêu
+ Quyết
+ Hạt trần
+ Hạt kín.
Hoạt động 3 : III : Tổng kết vai trò của TV trong tự nhiên và đời sống con người.
Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ thể.
B1: GV yêu cầu HS nêu được vai trò của thực vật trong tự nhiên ?
- Và trong đời sống con người ?
B2: Giáo viên chốt kiến thức:
- Hs nêu khái quát
+ Có ích: trong tự nhiên: giữ ổn định lượng khí CO2 và O2® đảm bảo sự hoạt động bình thường của các SV.
- Điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm môI trường bảo vệ đấ, giữ nước.
- Trong đời sống: thực vật làm thức ăn, nơi ở cho nhiều động vật. Cung cấp lương thực thực phẩm, gỗ củi, thuốc.
+ Có hại?
Hoạt động 4 : IV : Vi khuẩn –Nấm- Địa y.
Mục tiêu:
- GV yêu cầu HS ? Phân biệt đặc điểm cấu tạo, lối sống của nấm, vi khuẩn, địa y.
? Phân biệt vi khuẩn hoại sinh, kí sinh.
- Hs nêu khái quát đặc điểm cấu tạo, lối sống của nấm, vi khuẩn, địa y.
- Vi khuẩn kí sinh:
- Vi khuẩn hoại sinh
3. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài theo dàn ý đã ghi và các câu hỏi tự luận.
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần:. Ngày thángnăm.. 
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết số: 
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Kiểm tra đánh giá nhận thức của hs về: Quả và hạt, các nhóm thực vật và vai trò của thực vật.
2. Kỹ năng:
-Hs có kĩ năng làm bài kiểm tra cận thận, chính xác, tư duy loggic
3. Thái độ: 
-Nhận thức đúng đắn về bộ môn sinh học.
II. CHUẨN BỊ:
-Gv: đề kiểm tra – đáp án hướng dẫn chấm
-Hs: kiến thức
III. NỘI DUNG KIỂM TRA.
1. Đề bài:
a)Sơ đồ ma trận
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương VII: Quả và Hạt 
-Nhận biết các nhóm quả.
-Các bộ phận của hạt
-Sinh sản hữu tính
-Sinh sản hữu tính
Cây có hoa là thể thống nhất
Số câu 
4
1
1
6
Số điểm 
1đ
0,25đ
1,5đ
2,75đ
Tỉ lệ %
10%
2,5%
15%
27,5%
Chương VIII
Các nhóm thực vật
-Nhóm rêu
-Nguồn gốc cây trồng
-Phân biệt cây1 lá mầm và cây 2 lá mầm 
-Nhóm hạt trần, nhóm hạt kín
-Nhóm cây 1 lá mầm và nhóm cây 2 lá mầm
Số câu 
2
2
1
2
7
Số điểm 
0,5đ
0,5đ
2,5đ
0,5đ
4đ
Tỉ lệ %
5%
5%
25%
5%
40%
Chương IX: Vai trò của thực vật
vai trò của thực vật 
vai trò của thực vật 
Số câu 
1
0,5
0,5
2
Số điểm 
0,25đ
2đ
1đ
3,25đ
Tỉ lệ %
2,5%
20%
10%
32,5%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
6
1,5đ
15%
5,5
5,5đ
55%
3,5
3đ
30%
15
10
100%
b,Đề bài
I. Phần trắc nghiệm: (3đ) 
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu A, B, C, D trả lời em cho là đúng:
Câu 1. Quả thịt có đặc điểm:
A. Khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng
B. Khi chín thì vỏ dày, cứng
C. Khi chín thì vỏ dày, mềm, chứa đầy thịt quả
D. Khi chín thì vỏ khô, mềm, chứa đầy thịt quả
Câu 2. Nhóm quả gồm toàn quả khô là:
A. quả cải, quả đu đủ, quả cam, quả cà chua. 
B. quả mơ, quả chanh, quả lúa, quả vải. 
C. quả dừa, quả đào, quả gấc, quả ổi
D. quả bông, quả thì là, quả đậu Hà Lan 
Câu 3. Sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái được gọi là:
 A. sinh sản vô tính. B. sinh sản sinh dưỡng .
 C. sinh sản hữu tính. D. nhân giống vô tính trong ống nghiệm
Câu 4. Nhóm cây gồm toàn cây một lá mầm là:
A. Cây dừa cạn, cây rẻ quạt B. Cây dừa cạn, cây tre
C. Cây rẻ quạt, cây xoài D. Cây rẻ quạt, cây tre
Câu 5. Nhóm cây gồm toàn cây hai lá mầm là:
A. Cây xoài, cây lúa B. Cây lúa, cây ngô
C. Cây mít, cây xoài D. Cây mít, cây ngô
Câu 6: Cây trồng có nguồn gốc từ:
	A. Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại B. Cây trồng rất đa dạng
	C. Cây trồng có nguồn gốc nhập ngoại D. Cây trồng nhiều hơn cây dại
Câu 7. Các bộ phận của hạt gồm có:
 A. vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. C. vỏ và phôi.
 B. vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ. D. phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
Câu 8. Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
 A. Đài, tràng, nhị, nhuỵ 
 B. Bầu nhuỵ và noãn sau khi được thụ tinh 
 C. Bao phấn, hạt phấn, bầu và đầu nhuỵ
 D. Cả A, B, C sai.
Câu 9. Nhóm thực vật đầu tiên sống trên cạn, có rễ giả, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử?
 A. Tảo B. Dương xỉ C. Rêu D. Hạt trần
Câu 10: Thực vật hạt kín tiến hóa hơn cả vì:
 A. Có nhiều cây to và sống lâu năm
 B. Có sự sinh sản hữu tính
 C. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn.
 D. Có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cấu tạo phức tạp, đa dạng; có khả năng thích nghi với các điều kiện sống khác nhau trên Trái Đất.
Câu 11. Vai trò của các chất hữu cơ do TV chế tạo: 
 A. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, xây dựng 
 B. cung cấp thức ăn cho động vật người.
 C. cung cấp nguyên liệu làm thuốc 
 D. Cả A, B, C
Câu 12: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là đặc trưng nhất đối với cây Hạt trần.
A. Lá đa dạng B. Có sự sinh sản hữu tính
C. Có hạt hở, chưa có hoa, chưa có quả. D. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn.
II. Phần tự luận (7đ):
Câu 1(1,5đ) Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất? 
Câu 3(2,5đ) So sánh điểm khác nhau của cây thuộc lớp 1 lá mầm và cây thuộc lớp 2 lá mầm? Cho 2-3 ví dụ về cây thuộc lớp 1 lá mầm và cây thuộc lớp 2 lá mầm?
Câu 1(3đ). Tại sao người ta nói “thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán”? 
 Em làm gì để góp phần bảo vệ môi trường nơi ở và trường học?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM (3điểm ) Mỗi câu học sinh khoanh đúng 0,25 điểm :
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
C
D
C
A
A
B
C
D
D
C
II. TỰ LUẬN
Câu 1: (1,5điểm)
* Cây có hoa là một thể thống nhất vì:
+ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan. 
+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan. 
 → Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây 
Câu 2: (2,5 điểm)
Đặc điểm
Lớp 1 lá mầm
Lớp 2 lá mầm
- Rễ
- Rễ chùm
- Rễ cọc
- Kiểu gân lá
- Gân lá song song
- Gân lá hình mạng
- Thân
- Thân cỏ, cột
- Thân gỗ, cỏ, leo
- Hạt
- Phôi có 1 lá mầm
- Phôi có 2 lá mầm
Ví dụ
- Lúa, ngô, tre, hành...
- Xoài, me, ổi, cam...
Câu 3:(3điểm)
* Thực vật góp phần hạn chế hạn hán, lũ lụt vì:
+ Hệ rễ cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. Lượng nước này sau đó chảy vào chỗ trũng tạo thành sông, suối...góp phần tránh hạn hán.
+ Ngoài tác dụng giữ nước của rễ, sự che chắn dòng chảy nước do mưa của cây rừng...góp phần hạn chế lũ lụt.
* Trồng cây đi đôi với bảo vệ, chăm sóc....
* Rút kinh nghiệm bài học:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_phat_trien_nang_luc_sinh_hoc_hoc_lop_6_theo_cv5512_c.docx