Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 124: Nói với con (Tiết 2) - Đào Thị Chinh

A- Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh có được:

1- Kiến thức.

- Cảm nhận đưược sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương.

- Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái.

- Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương.

- Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của tác giả trong bài thơ.

2- Kĩ năng.

- Đọc- hiểu văn bản trữ tình.

- Bưước đầu hiểu đưược cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.

3- Thái độ.

- Trân trọng, tự hào về tình cảm gia đình, con ngưười quê hương.

B- Chuẩn bị:

- GV : Kế hoạch bài học, máy chiếu, bút dạ, hình ảnh minh họa.

- HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.

C- Phưương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, học theo nhóm, dùng lời có nghệ thuật.

 

doc 8 trang cucpham 26/07/2022 2020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 124: Nói với con (Tiết 2) - Đào Thị Chinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 124: Nói với con (Tiết 2) - Đào Thị Chinh

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 124: Nói với con (Tiết 2) - Đào Thị Chinh
Ngày soạn: 26/ 2/ 2013. 
Ngày dạy : / 3/ 2013.
Tuần 26- Tiết 124- Văn bản : 
 NÓI VỚI CON (Tiết 2)
 (Y Phương )
A- Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh có được:
1- Kiến thức.
- Cảm nhận được sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương.
- Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái.
- Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương.
- Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của tác giả trong bài thơ.
2- Kĩ năng.
- Đọc- hiểu văn bản trữ tình.
- Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.
3- Thái độ.
- Trân trọng, tự hào về tình cảm gia đình, con người quê hương.
B- Chuẩn bị: 
- GV : Kế hoạch bài học, máy chiếu, bút dạ, hình ảnh minh họa...
- HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
C- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, học theo nhóm, dùng lời có nghệ thuật..
D- Tổ chức các hoạt động dạy- học.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức: 1 phút.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ :
- Mục tiêu: Gợi nhớ, khắc sâu kiến thức đã học tiết 1 bài Nói với con; tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Thời gian: 5 phút.
 Em hãy đọc thuộc lòng đoạn 1 bài thơ “ Nói với con” của Y Phương? Trình bày cảm nhận của em về những câu thơ sau:
 “Chân phải bước tới cha
 Chân trái bước tới mẹ
 Một bước chạm tiếng nói
 Hai bước tới tiếng cười”
Hoạt động 3: Tổ chức dạy học bài mới:
- Mục tiêu: Phân tích để hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, học theo nhóm, phân tích chi tiết, bình giảng.
- Thời gian: 35 phút.
* Giới thiệu bài: Không chỉ nói với con về cội nguồn sinh dưỡng, mong con biết yêu quý, trân trọng gia đình và quê hương, người cha còn nói với con về những đức tính của người đồng mình và gửi vào đó lời dặn dò, mong muốn. Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2 của bài thơ để thấy rõ điều đó. Trước khi tìm hiểu, cô giới thiệu với các em một số hình ảnh về cuộc sống và con người vùng núi cao Cao Bằng. Em cảm nhận được điều gì về con người và cuộc sống ở đây ? Và bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem Y Phương nói về họ như thế nào.
* Nội dung dạy học:
? Đoạn 2 của bài thơ có thể chia làm mấy phần? 
? Hãy xác định giới hạn và nội dung từng phần?
(Mỗi phần đều có lời cha nói với con về đức tính của người đồng mình và lời dặn dò, mong ước của người cha).
- Quan sát vào phần 1 của đoạn thơ. Mở đầu phần một Y Phương viết: Người đồng mình thương lắm con ơi/ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn.
? Nhận xét cách nói của Y Phương ở những câu thơ này ?
? Theo em khác lạ ở chỗ nào?
? Em hiểu người đồng mình “buồn” vì điều gì ? 
? “Chí lớn” của người đồng mình được nói tới ở đây là gì ?
? Em đánh giá như thế nào về người đồng mình qua nỗi buồn và chí lớn đó ?
- GV bình: Khát vọng của họ rất đáng trân trọng. Họ luôn muốn vươn tới những điều tốt đẹp, muốn làm cho quê hương phát triển giàu mạnh như những vùng quê khác nhưng trong điều kiện hiện tại họ chưa thể thực hiện được khát vọng đó nên họ buồn là điều dễ hiểu. Đó không phải là nỗi buồn cơm áo, gạo tiền thường nhật mà là nỗi buồn lớn lao.
- Yêu cầu h/s quan sát tiếp vào những dòng thơ:
 “ Sống trên đá không chê..........nghèo đói”.
? Nhận xét về những hình ảnh “ đá”, 
“ thung” ?
 - Trước hết những từ ngữ này phản ánh được điều gì ?
 - Đằng sau lớp nghĩa thực đó, những hình ảnh này còn là ẩn dụ cho điều gì ?
- GV bình: Và đó là một thực tế không thể phủ nhận. Bởi đặc điểm vùng miền nên người đồng mình phải sống trên những triền đá cheo leo hay sống trong những thung lũng luôn tiềm ẩn những mối đe dọa. Vì thế, người đồng mình rất khó tìm thấy những điều kiện thuận lợi cho cuộc mưu sinh.
 Nhưng trong điều kiện ấy người đồng mình vẫn sống như thế nào. Để trả lời cho câu hỏi đó, các em hãy chú ý vào cụm từ “không chê”.
? Đây là cách nói như thế nào ? 
Với cách nói đó nhà thơ đã khẳng định điều gì?
? Với những hình ảnh thơ đa nghĩa và cách nói phủ định ấy, Y Phương đã làm nổi bật phẩm chất nào của người đồng mình ? 
 Yêu cầu HS quan sát vào 3 dòng thơ cuối:
? Những thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 3 dòng thơ cuối ?
 - Chú ý vào các từ “thác”, “ghềnh” ? Hình ảnh này biểu trưng cho điều gì ? 
 - Em còn nhận thấy biện pháp tu từ nào nữa ? 
 Tác dụng của biện pháp so sánh này ?
- GV bình: Nếu như sông, suối trong dòng chảy tự nhiên bao giờ cũng gặp nhiều ghềnh thác và phải có một sức chảy dẻo dai, mãnh liệt mới có thể hòa được vào biển lớn thì người đồng mình cũng vậy, mạnh mẽ và khoáng đạt, người đồng mình đã vượt qua bao gian nan thử thách để đạt đến đích của cuộc sống. 
 - Theo em, từ ngữ nào lặp lại cách nói phủ định để khẳng định ở trên ? Dụng ý của sự lặp lại đó ? 
? Bằng những thủ pháp nghệ thuật trên, Y Phương đã khẳng định đức tính nào nữa của người đồng mình ?
 Quan sát lại toàn bộ phần 1:
? Nhận xét việc sử dụng từ “sống” và tác dụng của nó trong việc biểu đạt ý thơ?
? Quan sát lại toàn bộ phần 1 và nhận xét về cách thể hiện niềm mong muốn của người cha?
? Từ việc nói với con về đức tính của người đồng mình, người cha mong muốn điều gì?
? Trong 2 câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt / Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”, Y Phương đã sử dụng cặp hình ảnh nào để nói về người đồng mình?
? Hai hình ảnh này có mối quan hệ với nhau như thế nào?
? Hãy chỉ rõ mối quan hệ đối ứng đó?
 - Em hiểu thế nào về hình ảnh “thô sơ da thịt” ?
 - “chẳng nhỏ bé” nghĩa là thế nào?
? Với hình ảnh đối ứng này, Y Phương khẳng định được phẩm chất nào của người đồng mình ?
? Để nói tới phẩm chất khác của người đồng mình, trong hai câu thơ “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương / Còn quê hương thì làm phong tục”, Y Phương đã sử dụng cặp hình ảnh nào? 
? Hai hình ảnh này có mối quan hệ như thế nào với nhau?
 - Em hiểu gì về người đồng mình qua hình ảnh “tự đục đá kê cao quê hương” ?
 - Người đồng mình xây dựng quê hương còn quê hương có ý nghĩa như thế nào với người đồng mình ?
? Em nhận thấy phẩm chất nào nữa của người đồng mình qua 2 hình ảnh có tính chất bắc cầu, qua lại này ?
- GV bình: Cho dù điều kiện hoàn cảnh thực tế không hề thuận lợi, còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng người đồng mình vẫn tự nguyện đem hết khả năng của mình để đưa quê hương phát triển. Và khi đó cuộc sống cộng đồng sẽ đem lại cho mỗi cá nhân bầu không khí đậm chất nhân văn mà phong tục chính là bầu không khí đó. Như vậy đôi câu thơ đã thể hiện rất rõ mối quan hệ bắc cầu giữa cá nhân với cộng đồng: Mỗi cá nhân chỉ cần cố gắng hết sức mình vì cuộc sống cộng đồng thì đổi lại, cuộc sống cộng đồng sẽ đem lại cho họ những điều tốt đẹp.
 Quan sát lại toàn bộ phần 2:
? Hãy đọc những dòng thơ thể hiện niềm mong muốn của người cha.
? Cách thể hiện niềm mong muốn có gì khác với ở phần 1 ? 
? Cụm từ “lên đường” ở đây được dùng với nghĩa nào ?
? Việc nhắc lại 2 cụm từ “ thô sơ da thịt” và “nhỏ bé” trong thế tương quan đối lập có tác dụng gì?
? Nhận xét về lời thơ ? 
? Với cách nói ấy, người cha mong muốn con điều gì ?
? Vận dụng kĩ năng tổng hợp, hãy khái quát :
- Những đức tính của người đồng mình trong lời cha nói với con ở toàn bộ đoạn 2?
- Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là gì?
? Trên cơ sở những điều đã phân tích, em hãy tổng hợp những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
? Với những đặc sắc về nghệ thuật trên, bài thơ đã thể hiện được nội dung nào?
? Ta hiểu gì về Y Phương qua bài thơ 
Nói với con?
I. Đọc và tìm hiểu chung:
II. Phân tích:
1/ Nói với con về cội nguồn: 
2/ Nói với con về đức tính của người đồng mình và mong ước của cha.
- 2 phần:
 + Phần 1: " Người đồng mình....Không lo cực nhọc"
 + Phần 2: “ Người đồng mình thô sơ da thịt”-> “ Nghe con”.
a- Phần 1: 
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.
* Nói với con về đức tính của người đồng mình:
- Cách nói ngắn gọn, khác lạ: Mượn cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chiều cao và độ xa để đo nỗi buồn và ý chí. 
+ Người đồng mình buồn vì chưa làm cho quê hương phát triển giàu mạnh như những vùng quê khác. 
+ Người đồng mình có ý muốn và quyết tâm đạt được những điều tốt đẹp trong tương lai.
 -> Người đồng mình có khát vọng lớn lao.
- Những hình ảnh đa nghĩa: “đá”, 
“ thung”:
 + Phản ánh đặc điểm vùng miền nơi người đồng mình sinh sống.
 + Ẩn dụ cho những điều kiện sống còn nhiều khó khăn, vất vả. 
- Cách nói phủ định để khẳng định: 
“ không chê”( không chê đá gập ghềnh, không chê thung nghèo đói): khẳng định thái độ sống gắn bó thủy chung.
-> Người đồng mình sống vất vả nhưng bền bỉ gắn bó với quê hương cho dẫu quê hương còn nhiều đói nghèo cực nhọc.
- Hình ảnh ẩn dụ “ thác”, “ ghềnh” : biểu trưng cho những gian nan, thử thách.
- Hình ảnh so sánh “ Sống như sông như suối / lên thác xuống ghềnh / Không lo cực nhọc” : Cụ thể hóa cách sống mạnh mẽ, khoáng đạt.
- Cách nói phủ định được lặp lại: “ không lo”( không lo cực nhọc) : Khẳng định rõ hơn về ý chí, niềm tin.
-> Người đồng mình sống mạnh mẽ, khoáng đạt biết chấp nhận khó khăn thử thách và vượt qua nó bằng nghị lực và niềm tin của mình.
- Điệp ngữ “ sống” đứng đầu ba dòng thơ liên tiếp (Sống trên đá..., Sống trong thung..., Sống như sông như suối...), khiến lời thơ là lời khẳng định về cách sống, về lẽ sống chân chính của con người: Đó là cách sống bền bỉ, gắn bó thủy chung; là cách sống mạnh mẽ, khoáng đạt, tự tin, dám đối mặt với khó khăn, thử thách như một lẽ tự nhiên của cuộc sống.
 * Nói với con niềm mong muốn: 
- Lồng ghép niềm mong muốn vào ngay những câu thơ nói về người đồng mình: vừa để con cảm nhận được vẻ đẹp của người đồng mình vừa thể hiện niềm mong muốn một cách tự nhiên.
=> Muốn con phải biết sống nghĩa tình, thủy chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình.
b/ Phần 2: 
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được 
Nghe con. 
* Nói với con về đức tính của người đồng mình:
- Sử dụng cặp hình ảnh có mối quan hệ đối ứng: “ thô sơ da thịt”- “ chẳng nhỏ bé”.
 + “thô sơ da thịt”: Vẻ ngoài giản dị, mộc mạc. 
 + “ chẳng nhỏ bé”: không nhỏ bé về tâm hồn, ý chí, mong ước...
-> Người đồng mình giản dị, mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin, nghị lực.
- Sử dụng cặp hình ảnh có mối quan hệ qua lại: “ tự đục đá kê cao quê hương”, “ quê hương thì làm phong tục
 + “ tự đục đá kê cao quê hương”: Người đồng mình tự nguyện, tự lực xây dựng và phát triển quê hương.
 + “ quê hương thì làm phong tục”: Quê hương là nơi nuôi dưỡng người đồng mình về tâm hồn và lối sống.
-> Người đồng mình cần cù, chủ động, sáng tạo xây dựng quê hương, làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục tập quán tốt đẹp.
* Nói với con niềm mong muốn:
- Tách riêng những dòng thơ để nhấn mạnh niềm mong muốn và khiến con phải ghi nhớ sâu sắc.
- Hình ảnh ẩn dụ “lên đường”: gợi suy nghĩ sâu xa về con đường đời, về cuộc sống...
- Nhắc lại 2 hình ảnh “thô sơ da thịt” và “nhỏ bé” trong thế đối lập: Khẳng định con là người đồng mình, vậy nên trong đường đời con phải sống như người đồng mình, không được nhỏ bé về ý chí, niềm tin và nghị lực.
- Lời thơ giản dị nhưng hàm chứa dụng ý sâu xa : 
+ Vừa là lời nhắn nhủ thân thương, trìu mến. 
+ Vừa là mệnh lệnh nghiêm khắc đối với con. 
=> Người cha mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương và cần tự tin, vững bước trên đường đời.
 * Tóm lại: 
 - Đoạn 2 của bài thơ trước hết là người cha nói với con về những đức tính của người đồng mình:
 + Người đồng mình sống vất vả nhưng có khát vọng lớn lao, có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ gắn bó với quê hương. 
 + Người đồng mình giản dị mộc mạc nhưng giàu niềm tin, không nhỏ bé về tâm hồn, ý chí, mong ước xây dựng quê hương.
- Người cha muốn truyền cho con niềm tự hào và sự tự tin để con bước vào đời.
III- Tổng kết. 
1- Nghệ thuật.
- Thể thơ tự do không bị gò bó bởi câu chữ.
- Giọng điệu thơ thiết tha, trìu mến, ấm áp.
- Cách diễn đạt của thơ ca miền núi (vừa cụ thể, mộc mạc vừa có tính khái quát, giàu chất thơ)
2- Nội dung - ý nghĩa: 
- Mượn lời nói với con, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
- Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống, về vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
-> Y Phương là một con người giàu tình cảm, biết trân trọng những vẻ đẹp truyền thống .
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: HS biết khái quát hóa, liên hệ để khắc sâu kiến thức vừa học.
- Phương pháp: Lập sơ đồ tư duy. 
- Thời gian: 5 phút.
 ? Với từ khóa “ NÓI VỚI CON”, hãy hệ thống hóa giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ bằng một sơ đồ tư duy
 + GV khái quát lần lượt bằng sơ đồ tư duy. 
 + GV chốt: Như vậy cảm xúc thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương; từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống. Chủ đề của bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía.
Hoạt động 5: Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: 1'
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích để thấy rõ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật bài thơ.
- Làm bài luyện tập(sgk)
- Chuẩn bị bài : Mây và sóng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_tiet_124_noi_voi_c.doc