Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Về kiến thức:

 - Sáng tạo được những sản phẩm có liên quan đến chủ đề người phụ nữ xưa và nay.

 - Tổ chức được buổi triển lãm theo chủ đề nét đẹp của người phụ nữ xưa và nay.

2- Về kĩ năng:

 Tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin, xây dựng ý tưởng về buổi triển lãm theo chủ đề nét đẹp của người phụ nữ xưa và nay.

3- Về thái độ:

 Có ý thức tìm hiểu, xây dựng hình tượng bản thân.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất :

- Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.

- Phẩm chất : Chăm chỉ, trách nhiệm.

B- Chuẩn bị:

 + Thầy: Giáo án trải nghiệm.

 + Trò: vở ghi, vở chuẩn bị bài.

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động.

- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái kết nối vào bài học.

- Phương pháp và kĩ thuật: động não.

- Hình thức: Cá nhân.

- Năng lực, phẩm chất hướng tới:

 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.

 + Phẩm chất: yêu nước.

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Khởi động vào bài mới :

Hãy hát một bài hát( hoặc đọc những câu thơ) ca ngợi người phụ nữ mà em được biết.

 

doc 20 trang cucpham 25/07/2022 2740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 26/ 10/ 2020- Dạy: / 11/ 2020
Tuần 9- Tiết 41,42: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
 PHỤ NỮ XƯA VÀ NAY
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 - Sáng tạo được những sản phẩm có liên quan đến chủ đề người phụ nữ xưa và nay.
 - Tổ chức được buổi triển lãm theo chủ đề nét đẹp của người phụ nữ xưa và nay.
2- Về kĩ năng:
 Tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin, xây dựng ý tưởng về buổi triển lãm theo chủ đề nét đẹp của người phụ nữ xưa và nay.
3- Về thái độ:
 Có ý thức tìm hiểu, xây dựng hình tượng bản thân.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất : 
- Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- Phẩm chất : Chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
 + Thầy: Giáo án trải nghiệm.
 + Trò: vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái kết nối vào bài học.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới :
Hãy hát một bài hát( hoặc đọc những câu thơ) ca ngợi người phụ nữ mà em được biết.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Đọc sgk Ngữ văn 9 và thống kê những tác phẩm xuất hiện hình ảnh người phụ nữ?
 Tổ/c hoạt động nhóm: 5’
 ( PP dự án)
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm. Nhóm trưởng giao nhiệm vụ vho từng thành viên:
 + Nhiệm vụ:
Tra cứu thông tin theo các cụm từ khóa “ Người phụ nữ trong tác phẩm văn học trung đại”, “ Chân dung phụ nữ thành đạt”, “ Cách cư xử của người phụ nữ hiện đại”, “ Bình đẳng giới”,...
Liên hệ và tìm kiếm một số nhân vật nữ thành công trong sự nghiệp, học sinh nữ có thành tích tiêu biểu.
Cách thức tìm kiếm nhân vật nữ tiêu biểu:
 - Chân dung phụ nữ thành đạt: tham khảo tren truyền hình, các phương tiện thôn tin đại chúng trong thời gian gần đây về nhân vật nữ thành đạt, tấm gương người tốt, việc tốt,...
- Chân dung bạn học sinh nữ có thành tích cao trong học tập ở lớp, ở trường.
(Có thể sử dụng máy quay, máy ghi âm để hỗ trợ). 
- Mẫu phiếu thu thập:
 THÔNG TIN NHÂN VẬT
 Thông tin cá nhân: Tên, năm sinh,
 Ngoại hình:
Tính cách:
Thành tích nổi bật:
Cảm nhận của cá nhân về nhân vật:
............
- Tiến hành hoạt động:
 + Từng HS tiến hành sưu tầm 
- HS đọc
- Thống kê
I- Tìm kiếm thông tin.
Thông tin từ SGK.
Thông tin từ các nguồn khác.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức : Cá nhân.
- Hình thành năng lực, phẩm chất:
 + Tự học.
 + Trách nhiệm.	
- Thời gian: 3'.
 ? Hãy đọc một bài thơ, hát một bài hát hoặc kể một câu chuyện đề tài về người phụ nữ.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết người phụ nữ xua và nay để sư tầm thơ ca, phóng sự, clip về người phụ nữ thành đạt.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
Sưu tầm thơ ca, tranh ảnh, clip tự quay, phóng sự về người phụ nữ thành đạt trong thời đại hiện nay.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. 
- Sưu tầm thơ ca, tranh ảnh, bài hát ca ngợi, làm phóng sự, quay clip về người phụ nữ thành đạt.
- Chuẩn bị: Trưng bày bộ sưu tập đã sưu tầm.
..........................................................................................................................................
 Soạn: 26/10/2020- Dạy: /11/2020
Tiết 43- Văn bản. 
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN VĂN)
 Khái quát văn học Hưng Yên giai đoạn từ năm 1975 đến nay.
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Về kiến thức.
- Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ địa phương.
- Sự hiểu biết về các tác phẩm thơ văn viết về địa phương.
- Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975.
2- Về kĩ năng.
- Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu thơ văn viết về địa phương.
- Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.
- So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.
3- Về thái độ.
 Có thái độ quý trọng, tự hào, tiến tới say mê sưu tầm và tìm hiểu văn học đương đại Hưng Yên.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Hình thành năng lực thu thập thông tin, giải quyết vấn đề, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL thưởng thức văn học.
- Chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị
- Thầy : Giáo án, sgk,sgv.
- Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày vấn đề.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 5 phút.	
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
? Đọc thuộc lòng đoạn trích Lục Vân Tiên cứu KNN? 
? Nguyệt Nga hiện lên trong đoạn trích là một cô gái ntn? Hãy phân tích?
3- Khởi động vào bài mới: 
- Giáo viên trình chiếu ca khúc hát về Hưng Yên, đoạn video giới thiệu về mảnh đất và con người Hưng Yên
? Em có cảm nhận gì về vùng đất, con người Hưng Yên 
- Hưng Yên là mảnh đất Văn hiến lâu đời. Truyền thống văn hóa ấy được lưu giữ trên nhiều phương diện trong đó có văn học Hưng Yên.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm chắc những đặc điểm của văn xuôi trước yêu cầu đổi mới.
- Phương pháp và KT: Đặt câu hỏi, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL, PC: 	
 + Giải quyết vấn đề, trình bày một phút, hợp tác.
 + Phẩm chất: Nhân ái, có trách nhiệm.
- Thời gian: 20 phút.
? Thành tựu đổi mới của VH Hưng Yên từ sau 1975 là gì?
 Tổ/c hoạt động nhóm: 10’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm
 + GV giao nhiệm vụ: 
? Dùng sơ đồ tư duy hãy khái quát các chủ đề và gương mặt tiêu của văn xuôi HY
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + GV bổ sung, chốt kiến thức:
? Truy cập mạng CNTT: Kể tên một số tác phẩm thuộc văn xuôi Hưng Yên? Thẩm bình một tác phẩm mà em yêu thích?
- Mục tiêu: Nắm được những bước chuyển mới của Thơ Hưng Yên.
- Phương pháp và KT: Đặt câu hỏi, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL, PC: 	
 + Giải quyết vấn đề, trình bày một phút, hợp tác.
 + Phẩm chất: Nhân ái, có trách nhiệm.
- Thời gian: 15 phút.
 - Y/c hs đọc phần 2:
 Tổ/c hoạt động nhóm: 7’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm
 + GV giao nhiệm vụ: 
? Dùng sơ đồ tư duy hãy kể tên các nhóm thơ HY ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + GV bổ sung, chốt kiến thức:
 Hoạt động cá nhân:
? Kể tên các tác giả thơ Hưng Yên và đề tài riêng của họ?
TL cá nhân
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Hs hoạt động cá nhân 5 phút.
- Hs hoạt động nhóm 5 phút.
- Hs thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
HS làm độc lập ở nhà.
HS đọc.
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Hs hoạt động cá nhân 3 phút.
- Hs hoạt động nhóm 4 phút.
- Hs thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
1- Văn xuôi Hưng Yên trước yêu cầu đổi mới.
a- Sau 1975, thành tựu văn học phải là văn xuôi 
b- Tác giả- nội dung:
* Đề tài chiến tranh và người lính sau chiến tranh:
- Lê Lựu( hình ảnh người lính chân giá trị về đúng- sai, thiện ác, nhân cách tự do trong mỗi cá thể trong tương quan với cộng đồng).
- Chu Lai( đề tài chiến tranh và số phận bi kịch của con người, hi sinh mất mát do chiến tranh mang đến)
- Phùng Văn Khai( nhân vật truyện ngắn của ông từng đi qua trận mạc, để lại tuổi trẻ và tình yêu ngoài chiến trường. Khi về làng bị xô đẩy bởi thói đời đen bạc, sống vật vờ như một cái bóng, trong nghèo túng.)
* Đề tài về chủ nghĩa hiện thực( số đông)
- Đỗ Hữu Tấn: mâu thuẫn mới xuất hiện ở nông thôn HY về đất đai thời kì giải phóng sức lao động, chuẩn bị cho đổi mới và hội nhập
- Lý Kim Lân: hiện thực về vấn đề giao thông vận tải.
* Phản ánh hoàn cảnh, số phận nhân vật theo tiêu chí chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện thực XHCN.
- Lê Bầu.
- Nguyễn Phúc Lai.
- Đặng Văn Nhưng.
- Nguyễn Gia Nùng.
- Nguyễn Thị Như Trang.
- Đàm Quang May.
- Nguyễn Cao.
- Quý Nghi.
- Việt Tâm.
- Hoàng Thế Sinh.
- Phạm Đình Trọng.
- Lê Hường.
- Lương Minh Hinh.
* Những nhà giáo cầm bút viết phát hiện nét tinh nghịch thông minh, hồn nhiên của tuổi học trò qua truyện ngắn và tiểu thuyết: Đàm Huy Đông, Nguyễn mạnh Hoàn.
* Hồi kí cho thấy không khí xông lên phá trời của người dân Hưng Yên trong tổng KN tháng Tám 1945: Học Phi, Xuân Thiêm
- Hữu Ước bao quát đời sống khá rộng mang tính thời đại, hiện đại.
- Nguyễn Phúc Lai phóng khoáng trữ tình phản ánh người và việc trên địa bàn Hải Hưng cũ.
- Trần Phức, Nguyễn Quang Hiệp, Phạm Minh Hoàng, Lưu Tuấn Kiệt, Đào Quang Lâm luôn bám sát những vấn đề của cuộc sống địa phương nên có tính thời sự, tính chiến đấu cao.
( HS làm ở nhà)
2- Thơ Hưng Yên và những bước chuyển động.
* Thơ Hưng Yên chia làm ba nhóm:
- Nhóm thơ có giọng điệu sang sảng của người thuyết giáo, ngợi ca.
- Nhóm thơ đi sâu vào cái tôi trữ tình cá nhân nhưng khác cái tôi thời kì thơ mới, bộc bạch thái độ, cảm xúc trước cuộc sống thời công nghiệp hóa.
- Nhóm thơ muốn thoát li khỏi những cái già cỗi, cũ kĩ, sáo mòn trong thơ nhưng còn đang trên đường thể nghiệm.
* Tác giả: Ngô Hoàng Anh ( đầm sen, con đường, ruộng lúa, làng, chim...)
Hoàng Thế Dân ( cội nguồn)
Lương Sơn( Ngày xưa)
Ngọc Mài ( biên niên sử làng)
Nguyễn Văn Thích( bàng bạc, bứt rứt, giằng xé nội tâm)
Nguyễn Thị Hương ( tình yêu trong trẻo)
Phạm Dụng ( ngày xưa, phố cũ, trường xưa, lối cũ)
Đàm Đức Lợi, Hoàng Ngọc Lập, Nguyễn Trọng Hoàn, Đặng Vương Hưng, Nguyễn Kim Bang, Lê Quý Trưng, Đồng Bằng, Nguyễn Tiến Bình, Phan Chu Bình...thơ lục bát.
Nguyễn Thị Hồng Ngát : trong trẻo, tươi mát và đôi chút bạo liệt khi viết về làng quê, biển, tình yêu, hạnh phúc.
Đoàn Thị Lam Luyến giọng điệu giàu nữ tính, nhẹ nhàng, tình cảm và yêu thương.
Hồng Thanh Quang triết luận hứu hình và vô hì ... i “ người phụ nữ”.
- Không thể chọn c. Vì trong hai câu này nghĩa của từ mẹ” có thay đổi:
 + Nghĩa của “ mẹ 1” : ( mẹ con rất hiền) là nghĩa gốc.
 + Nghĩa của “ mẹ 2” : ( Thất bại là mẹ thành công) là nghĩa chuyển.
- Không thể chọn d. Vì nghĩa của từ mẹ” và nghĩa của từ “ bà” có phần nghĩa chung là 
“ người phụ nữ”.
3- Chọn cách giải thích đúng:
- Cách giải thích b là đúng.
Vì từ “ rộng lượng” định nghĩa cho từ độ lượng-> giải thích bằng từ đồng nghĩa . Phần còn lại là cụ thể hóa cho từ “ rộng lượng”.
- Cách giải thích a không hợp lí : Vi phạm một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi nghĩa của từ. Vì đã dùng một cụm từ có nghĩa thực thể ( “Đức tính rộng lượng...dễ tha thứ” là một cụm danh từ) để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất( một tính từ).
IV- Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
1- Khái niệm.
a- Từ nhiều nghĩa.
Từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa.
 VD: Từ một nghĩa: xe đạp, máy nổ, cà pháo.
 Từ nhiều nghĩa: chân, tay, mắt, mũi...
b- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Chuyển nghĩa là thay đổi nghĩa của từ để tạo ra những từ nhiều nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
 + Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác.
 + Nghĩa chuyển: Là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
VD: Mùa xuân là tết trồng cây.
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
“ xuân 1” : Mùa xuân- mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ.
 -> Nghĩa gốc.
“ Xuân 2”: Chỉ sự tươi đẹp của đất nước -> Nghĩa chuyển.
2- Xác định nghĩa của từ “ hoa” trong câu.
 Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
 Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
-> Từ “ hoa” được dùng theo nghĩa chuyển
( chỉ là nghĩa lâm thời- ẩn dụ).
Hoạt động 3: Vận dụng:
- Mục tiêu: Vận dụng tổng hợp kiến thức đã ôn tập để viết đoạn văn theo yêu cầu.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.	
? Hãy viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn trong đó sử dụng một thành ngữ phù hợp. 
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc cuốn Từ điển Tiếng Việt, Từ điển thành ngữ Tiếng Việt để biết thêm nghĩa của một số từ và thành ngữ.
- Học thuộc, nắm chắc các kiến thức đã tổng kết.
- Chuẩn bị phần còn lại.
..............................................................................................................................................
Soạn: 26/10/2020– Dạy: /11/2020
Tiết 45 Tiếng Việt:
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG(TỪ ĐỒNG ÂM, TRƯỜNG TỪ VỰNG...)
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Các khái niệm từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trường từ vựng.
2- Về kĩ năng.
- Phân biệt được từ đồng âm với từ nhiều nghĩa, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa , giải thích nghĩa của từ có mối liên quan đến cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ, vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích 
3- Về thái độ.
Có ý thức tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về từ vựng tiếng Việt.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất 
- Năng lực tự quản, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.
- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động 
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
 ? Thế nào là từ đơn? Từ phức? Từ phức chia mấy loại?
 ? Thế nào là từ nhiều nghĩa? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
* Khởi động: Cho học sinh nghe bài hát: Đất nước, lời ru
? Em có cảm xúc gì khi nghe những câu hát trên?
Hoạt động 2: Tổng kết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Tổng hợp kiến thức về Từ đồng âm.
- Phương pháp và kĩ thuật: pp nêu vấn đề, động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo, trình bày 1 phút..
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 7 phút.
? Thế nào là từ đồng âm?
? Phân biệt từ nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm?
- Y/c Hs đọc Phần V(2)- sgk:
- Mục tiêu: Tổng hợp kiến thức về Từ đồng nghĩa.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 7 phút.
? Từ đồng nghĩa là gì? Cho VD?
- Y/c Hs đọc Phần VI(2)- sgk:
? Dựa trên cơ sở nào từ “ xuân” có thể thay thế cho từ “ tuổi”?
? Việc thay thế như trên có tác dụng gì?
- Mục tiêu: Tổng hợp kiến thức về Từ trái nghĩa.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 7 phút.	
? Thế nào là từ trái nghĩa?
- Y/c Hs đọc phần VII(2)- sgk: 
- Y/c Hs đọc phần VII(3)- sgk: 
? Vì sao có thể sắp xếp như vậy?
- Mục tiêu: Tổng hợp kiến thức về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 7 phút.
? Hiểu thế nào về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ?
- Y/c Hs điền vào sơ đồ. Sgk:
- Mục tiêu: Tổng hợp kiến thức về Trường từ vựng.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 7 phút.
? Trường từ vựng là gì? Cho VD?
? Phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích ?
TL cá nhân
TL cá nhân
Hs đọc, làm việc cá nhân
TL cá nhân
Hs đọc, làm việc cá nhân
Hs đọc yêu cầu sgk, xác định
TL cá nhân
TL cá nhân
- HS đọc yêu cầu, làm việc độc lập
- HS đọc yêu cầu, làm việc độc lập
TL cá nhân
TL cá nhân
HS điền vào sơ đồ
TL cá nhân
- HS làm việc độc lập.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét
I- Từ đồng âm.
1- Khái niệm.
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
VD: - Ruồi đậu mâm xôi mâm xôi đậu.
 - Đường bây giờ đã hỏng từng đoạn.
 Giá 1 kg đường là 10.000đ.
* Phân biệt:
- Từ đồng âm: Giống nhau về vỏ âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau.
VD: “ lồng”: 
 + Con ngựa lồng lên. 
 + Tôi lồng cốt chăn vào vỏ.
 + Cái lồng chim này rất đẹp.
- Từ nhiều nghĩa: Một từ có nhiều nghĩa nét nghĩa khác nhau nhưng vẫn liên quan với nhau.
 VD : “ chín” : 
 + Chỉ lương thực, thực phẩm được nấu chín có thể ăn được.
 + Chỉ sự phát triển đến giai đoạn cuối có thể thu hoạch.
 + Chỉ sự vật đã được xử lí qua thời gian.
 + Chỉ tài năng hoặc suy nghĩ đã phát triển đến mức độ cao.
2- Xác định hiện tượng từ nhiều nghĩa và hiện tượng từ đồng âm.
a- Từ “ lá” trong “ lá phổi” là hiện tượng từ nhiều nghĩa. Vì nghĩa của từ “ lá” trong “ lá phổi” được coi là kết quả chuyển nghĩa của từ “ lá” trong “ lá xa cành”
VI- Từ đồng nghĩa.
1- Khái niệm.
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau:
VD : Tàu bay, máy bay, phi cơ.
Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
VD : “ Lạnh” . 
- Thời tiết: đồng nghĩa giá, rét, buốt, lạnh.
- Tính nết, phẩm chất: đồng nghĩa lạnh lùng, sắt đá.
- Tính chất thức ăn: nguội, hàn.
2- Chọn cách hiểu đúng.
(d) Là cách hiểu đúng. Vì nó có nhiều từ đồng nghĩa với nhau nhưng sắc thái khác nhau-> không thể thay thế được cho nhau.
3- Từ “ xuân” ( 70 xuân)
- “Xuân”: là từ chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi. Có thể coi đây là trường hợp lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, một hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
- Từ “ xuân” thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả.. Ngoài ra dùng từ này còn là để tránh lặp với từ “ tuổi tác”.
VII- Từ trái nghĩa.
1- Khái niệm.
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
- Từ trái nghĩa được dùng trong thể đối, tạo các hình ngjt ương pahnr, gây ấn tượng mạnh làm cho lời nói sinh động, hấp dẫn.
2- Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa:
Xấu đẹp; xa- gần; rộng- hẹp.
3- Xếp các cặp từ trái nghĩa theo nhóm.
a- Cùng nhóm với “sống- chết” : có “ chẵn- lẻ”, “ chiến tranh- hòa bình”
b- Cùng nhóm với “ già trẻ” : có “ yêu ghét”, “cao- thấp” , “ nông –sâu”, “ giàu -nghèo”
=> Nhóm a là những cặp từ trái nghĩa tuyệt đối có tính chất phủ định lẫn nhau.
 Nhóm b: là những cặp từ trái nghĩa tương đối, không phủ định lẫn nhau.
VIII- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
1- Khái niệm.
- Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
- Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm bởi phạm vi nghĩa của từ ngữ khác.
2- Điền sơ đồ.
IV- Trường từ vựng.
1- Khái niệm.
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
 VD: Trường từ vựng về “ Tay” :
 - Các bộ phận của tay: bàn tay, cổ tay, ngón tay.
- Hình dáng của tay: to , nhỏ, dày, mỏng, dài, ngắn,.
- Hoạt động của tay: cầm , sờ, nắm...
2- Sự độc đáo trong cách dùng từ.
- Hai từ “ tắm” và”bể” cùng nằm trong một trường từ vựng.
- Tác dụng: Làm cho câu văn có hình ảnh, sinh động, có giá trị tố cáo mạnh mẽ hơn.
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn theo yêu cầu.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.	
 Viết đoạn văn chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng một số từ cùng trường từ vựng.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm đọc một số đoạn văn ( đoạn thơ) có sử dụng từ đồng âm, trái nghĩa. Phân tích giá trị của việc sử dụng đồng âm và trái nghĩa trong đoạn văn (đoạn thơ) đó.
- Học thuộc, nắm chắc các kiến thức đã tổng kết.
- Chuẩn bị phần còn lại.
............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_theo_cv417_tuan_9.doc