Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Về kiến thức:

 Nắm được thêm hai cách quan trọng để phát triển từ ngữ: Tạo thêm từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

2- Về kĩ năng:

- Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài.

- Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài.

3- Về thái độ:

Có ý thức trau dồi làm giàu vốn ngôn ngữ của bản thân.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.

B- Chuẩn bị:

- Thầy : Giáo án, sgk,sgv.

- Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài.

C- Tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.

- Phương pháp: Nêu vấn đề.

- Hình thức: Cá nhân.

- Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề.

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ :

? Hãy nêu sự biến đổi và phát triển của từ ngữ tiếng Việt? Cho Ví dụ?

 ? Làm bài tập 3, 4, 5.

* Khởi động vào bài mới

- Đọc đoạn văn về “ Sự giàu đẹp của tiếng Việt”.

? Nêu nội dung đoạn văn trên?

- GV dẫn vào bài mới.

 

doc 22 trang cucpham 3200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 20/ 10/ 2020- Dạy: /10 /2020.
Tiết 36 – Tiếng Việt: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG.( tiếp)
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 Nắm được thêm hai cách quan trọng để phát triển từ ngữ: Tạo thêm từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2- Về kĩ năng:
- Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài.
- Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài.
3- Về thái độ:
Có ý thức trau dồi làm giàu vốn ngôn ngữ của bản thân.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk,sgv.
- Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề..
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
? Hãy nêu sự biến đổi và phát triển của từ ngữ tiếng Việt? Cho Ví dụ?
 	? Làm bài tập 3, 4, 5.
* Khởi động vào bài mới
- Đọc đoạn văn về “ Sự giàu đẹp của tiếng Việt”.
? Nêu nội dung đoạn văn trên?
- GV dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Mục tiêu: Nắm chắc cách tạo ra từ ngữ mới là để phát triển từ vựng TV.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 10 phút.
- Y/c HS đọc VD 1:
 Tổ/c hoạt động nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm.
 + GV giao nhiệm vụ: 
 Nhóm 1+ 2+ 3: câu 1( sgk)
 Nhóm 4+ 5+ 6: câu 2( sgk)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
+ Bổ sung, chuẩn kiến thức:
 Hoạt động cá nhân:
? Như vậy ngoài sự phát triển về nghĩa từ vựng, tiếng Việt còn được phát triển bằng cách nào?
* Bài tập: Tìm từ ngữ mới xuất hiện theo mô hình “ x+ trường”, “ x+ hóa”, “ x+ điện tử”?
- Mục tiêu: Hiểu việc mượn từ của tiếng nước ngoài cũng là một cách phát triển từ vựng TV.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 10 phút.
- Y/c Hs đọc ví dụ:
Tổ/c chia sẻ cặp: 3’
? Tìm những từ Hán Việt trong hai đoạn trích?
- Gv chốt:
Hoạt động cá nhân:
? Những từ này có nguồn gốc từ đâu?
? Như vậy ngoài cách thức phát triển từ ngữ bằng cách tạo từ ngữ mới, từ vựng tiếng Việt còn phát triển bằng cách nào?
HS đọc VD
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
- HS làm việc độc lập
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
Hs đọc ví dụ
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân: 1’
- Chia sẻ cặp đôi: 2’.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Tạo từ ngữ mới.
1- Tìm hiểu VD:
 a- Các từ ngữ theo mô hình “ x+y”
- Điện thoại di động: Điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người , được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.
- Điện thoại nóng: Điện thoại dành riêng để tiếp nhận giải quyết những vấn đề khẩn cấp bất kì lúc nào.
- Kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất, lưu thông , phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
- Đặc khu kinh tế: Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách có ưu đãi.
- Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại được pháp luật bảo hộ như: quyền tác giả, phát minh, sáng chế kiểu dáng công nghiệp.
b- Các từ ngữ mới theo mô hình “ x+ tặc”.
- Lâm tặc: Kẻ cướp tài nguyên rừng.
- Tin tặc: Kẻ dùng kĩ thuật tin học xâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác thông tin, phá hoại.
2- Ghi nhớ:
Tạo thêm từ ngữ mới làm cho vốn từ tăng lên là một hình thức phát triển của từ vựng.
- “ x+ trường: Chiến trường, công trường, nông trường, ngư trường.
- “ x + hóa” : Ô-xi hóa, lão hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, công nghệ hóa, hiện đại hóa.
- “ x + điện tử” : Thư điện tử, giáo án điện tử, báo điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử.
II- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
1- Tìm hiểu ví dụ.
a- Ví dụ a: Những từ Hán Việt:
- Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
- Bạc mệnh, duyên phận, thần linh chứng giám, thiếp đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
b- Ví dụ b: 
- AIDS : bệnh mất khả năng miễn dịch gây tử vong.
- Ma-ket-tinh: Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hóa (như: nghiên cứu nhu cầu thị hiếu khách hàng).
* Nguồn gốc: Mượn tiếng nước ngoài ( Do tiếng Việt chưa có những từ ngữ chỉ khái niệm trên).
2- Ghi nhớ ( sgk trang).
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức bằng hình thức làm bài tập thực hành.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ.
- Thời gian: 15'.
- Yêu cầu hs đọc bài 2,3,
- Nhận xét, đánh giá, cho điểm.
- HS đọc bài 2,3
- Làm việc cá nhân
- Báo cáo kết quả
- Nhận xét.
III Luyện tập:
Bài 2:
- Bàn tay vàng: Bàn tay tài giỏi khéo léo trong việc thực hiện một thao tác lao động hoặc một thao tác kĩ thuật nhất định.
- Cầu truyền hình: Hình thức truyền hình tại chỗ trực tiếp thông qua ca-me-ra giữa các địa phương, địa điểm cách xa nhau về cự li địa lí.
- Cơm bụi: Cơm giá rẻ thường bán trong cac hàng quán nhỏ. 
- Đường vành đai: Đường bao quanh các đô thị nơi các phương tiện có thể vận hànhbình thường mà không phải đi qua nội thành.
- Thương hiệu: Nhãn hiệu thương mại có uy tín trên thị trường.
Bài 3:
- Mượn của tiếng Hán: Mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
- Mượn từ của các ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, ô- tô, ra- đi- ô, ô- xi, cà phê, ca nô.
* Củng cố:
? Trong tiếng Việt, chúng ta thường dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là chính?	
	A- Tiếng Anh.
	B- Tiếng Pháp.
	C- Tiếng Hán.
	D- Tiếng La Tinh.
? Nhận định nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển từ vựng?
	A- Tạo từ ngữ mới.
	B- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
	C- Thay đổi hoàn toàn cầu tạo và ý nghĩa của các từ cổ.
	D- cả A,B đều đúng.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về từ mượn để tìm từ mượn tiếng Hán.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
? Tìm thêm một đoạn thơ( văn) trong đó có mượn từ tiếng Hán?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng.
- Học, nắm chắc ghi nhớ.
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị: Thuật ngữ.
- Làm thêm một số bài tập trong sách nâng cao.
...........................................................................................................................................
Soạn: 20/ 10/ 2020- Dạy: / 10/ 2020.
Tiết 37- Tiếng Việt: THUẬT NGỮ.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Nắm được khái niệm thuật ngữ .
- Những đặc điểm của thuật ngữ.
2- Về kĩ năng:
- Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển
- Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
3- Về thái độ:
Có ý thức trau dồi làm giàu vốn ngôn ngữ của bản thân.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt
- Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, đề kiểm tra 15 phút.
* Ma trận:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Bậc thấp
Bậc cao
Sự phát triển của từ vựng
Nhớ lại các cách phát triển từ ngữ tiếng Việt
Nhận biết từ dùng theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển; từ Hán Việt.
Tạo ra một số từ ngữ theo mô hình cho trước
Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
Tạo lập được đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
Số câu:2
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
Số câu:1
Số điểm:4
Tỉ lệ:40%
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ:30%
Số câu:5
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:1
	Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
Số câu:2
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
Số câu:2
Số điểm:7
Tỉ lệ:70%
Số câu:5
Sốđiểm:10
Tỉlệ:100%
* Đề bài : 	
I- Trắc nghiệm:	
Câu 1( 1đ): Đáp án nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt?
	A- Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc.
B- Tạo từ ngữ mới; Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 
C- Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc; tạo từ ngữ mới; mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
D- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 
Câu 2(1đ): Các từ hoa trong những câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc?
	A- Nặng lòng xót liễu vì hoa,
 Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa.
	B- Cỏ non xanh rợn chân trời,
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
	C- Đừng điều nguyệt nọ hoa kia,
 Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.
	D- Cửa sài vừa ngỏ then hoa,
 Gia đồng vào gửi thư nhà mới sang.
 ( Nguyễn Du, Truyện Kiều).
Câu 3 (1đ) : Trong các từ ngữ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt ?
	A- Tế cáo. C- Hoàng đế.
	B- Niên hiệu. D- Trời đất.
II- Phần tự luận:
Câu 4 (4đ) : Tạo từ ngữ mới theo mô hình sau đây?
 - “ văn + x”.
 - “ x + nhân”.
* Về hình thức: Không yêu cầu HS viết thành đoạn văn.
* Về nội dung: HS tìm được từ ngữ theo hai mô hình, mỗi mô hình từ 3-> 5 từ .
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa: (4đ): Hs tìm được đầy đủ theo 2 mô hình, mỗi mô hình 3- 5 từ.
- Mức chưa tối đa ( 1-3 đ): Hs tìm được ít hơn số từ quy định ở hai mô hình, tùy theo mức độ Gv cho điểm cho phù hợp.
Câu 5 (3đ) : Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5- 7 câu), trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều, trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp.
 Đáp án- biểu điểm:
I- Phần trắc nghiệm ( 3đ). Mỗi câu đúng 1đ.
- Mức đạt: HS chọn các đáp án sau.
- Mức chưa đạt: HS chọn đáp án khác hoặc có câu trả lời khác.
 Câu
 Câu 1 
 Câu 2 
 Câu 3 
 Đáp án đúng
 C
 B
 D 
II- Phần tự luận( 7đ):
Câu 6 ( 4đ): 
* Về hình thức: Không yêu cầu HS viết thành đoạn văn.
* Về nội du ... h tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày vấn đề.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
 	? Nêu những hiểu biết của em về Nguyễn Đình Chiểu? Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích.
Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Nhân ái, trách nhiệm.	
- Thời gian : 20 phút.
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Hãy chỉ ra sự tương quan về lực lượng, vũ khí và kết quả của hành động giữa Vân Tiên và bọn cướp?
Gv chuẩn kt
? Hình ảnh Vân Tiên đánh cướp được miêu tả qua nghệ thuật gì?
? Qua cuộc giao chiến với bọn cướp, Vân Tiên hiện lên với phẩm chất gì?
? Hình ảnh Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga gợi cho em nhớ tới hình ảnh nào trong văn học dân gian VN?
( Dự kiến: Dũng sĩ Thạch Sanh cứu thoát công chúa Quỳnh Nga trong sự giam cầm của đại bàng trên núi.)
TL: Tình huống bất bằng này là cơ hội, là thử thách đầu tiên bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Lục Vân Tiên)
? Sau khi đánh tan bọn cướp, thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên có thái độ gì?
? Việc “động lòng” trước tình cảnh của hai cô gái và cách an ủi họ cho thấy thêm điều gì về con người Vân Tiên?
? Và khi hai cô gái muốn tạ ơn chàng, chàng có thái độ và cách sử xự ntn? 
? Nhận xét câu trả lời và thái độ của Vân Tiên?
( không lợi dụng tình thế để lấn tới, để làm quen như con người hiện đại).
(Ngay cả sau này, chàng cũng từ chối nhận chiếc trâm vàng Nguyệt Nga tặng.)
? Sau đó chàng hỏi han họ về điều gì?
? Nội dung lời hỏi han bộc lộ điều gì?
? Quan niệm về người anh hùng của Vân Tiên cũng là lí tưởng về ngừơi anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện ở câu thơ nào?
? Đó là quan niệm ntn?
? Vậy toàn bộ đoạn trích này, Vân Tiên đã bộc lộ những phẩm chất nào của người anh hùng ?
- HS tạo cặp đôi theo yêu cầu.
- HĐ cá nhân 1’; cặp 2’. 
- Đại diện báo cáo.
- Các cặp khác nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Phân tích.
1- Nhân vật Lục Vân Tiên.
a- Lục Vân Tiên đánh cướp.
* Trong cảnh đánh cướp:
Vân Tiên
Bọn cướp.
- Lực lượng: 1 mình
- Tướng cướp Phong Lai và bọn lâu la bốn phía phủ vây bịt bùng.
- Vũ khí : 1 cây làm gậy.
- Gươm giáo đủ đầy.
- Hành động: tả đột hữu xông, khác nào Triệu Tử... 
- Truyền quân bốn phía, bủa vây bốn phía, vỡ tan, quăng gươm giáo tìm đường chạy, Phong Lai bị chết.
- Nghệ thuật:
 + Đối lập tương phản ( tương phản về lực lượng, vũ khí. Ngoài ra còn có sự đối lập tương phản về tướng mạo: Phong Lai “ mặt đỏ phừng phừng” với “ tướng bậu thơ ngây” của Vân Tiên.
 + So sánh liên tưởng ( Hình ảnh Vân Tiên đánh cướp với dũng tướng Triệu Tử Long trong trận Đương Dương thời Tam Quốc với lối đánh nha, gọn, kín. Kết quả chỉ một loáng bọn lâu la bốn phía vỡ tan, tướng Phong Lai khét tiếng đã tử trận .
-> Vân Tiên hiện lên thật đẹp- một vẻ đẹp của người dũng tướng theo phong cách văn chương thời xưa. Hành động của chàng chứng tỏ cái đức của con người vị nghĩa vong thân, cái tài của bậc anh hùng quân tử và sức mạnh vĩ đại của con người luôn bênh vực kẻ yếu chiến thắng bạo tàn.
b- Vân Tiên qua cuộc trò chuyện với Nguyệt Nga.
- Nghe tiếng than khóc của hai cô gái: Vân Tiên “ động lòng” thương xót, tìm cách trấn an họ:
 Vân Tiên nghe nói động lòng
 Đáp rằng : “Ta đã trừ dòng lâu la”
-> Vân Tiên là một chàng trai dễ xúc động, biết cảm thông với người khác.
- Khi hai cô gái muốn tạ ơn: Vân Tiên đã từ chối vội gạt đi:
 Khoan khoan ngồi đó chớ ra
 Nàng là phận gái ta là phận trai
-> Thể hiện sự đàng hoàng chững chạc. Cách cư xử của chàng rất tế nhị có phần câu nệ của lễ giáo PK( Nam nữ thụ thụ bất thân). Tâm hồn chàng trong sáng, việc làm hết sức vô tư. 
- Chàng hỏi thăm về :
 + Gia đình.( “ con gái nhà ai”)
 + Lí do đến đây để phải gặp nạn( “ Đi đâu nên nỗi mang tại bất kì”).
 + Tên tuổi ( “ tên họ là chi”).
 + Thứ bậc (“ ai thầy, ai tớ”)
-> Bộc lộ sự quang minh chính đại . Lời hỏi thăm rõ ràng, bộc trực, không muốn nhập nhằng với chuyện làm ơn mà chỉ vì “ chưa hãn dạ nầy”.
- Quan niệm về lẽ sống của người anh hùng được thể hiện rõ trong lời nói của Vân Tiên:
 + Làm ơn há dễ trông người trả ơn
 + Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
 Nhớ câu kiến ngãi bất vi
 Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
-> + Làm việc nghĩa như là một bổn phận, một lẽ tự nhiên của người anh hùng nên không so đo tính toán.
 + Người nào thấy việc nghĩa mà không làm, không có hành động gì thì không phải là anh hùng.
 Đây là cách cư xử mang tinh thần hiệp nghĩa của một bậc anh hùng hảo hán.
-> Vân Tiên bộc lộ rõ những phẩm chất tốt đẹp của người anh hùng:
 + Hiệp nghĩa, vì nghĩa vong thân
 + Hành động dũng cảm .
 + Cách cư xử đầy tính nhân văn, nhân hậu.
Hoạt động 3: Luyện tập:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức tiết 2 của VB.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'.
? Nhân vật Lục Vân Tiên hiện lên qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga như thế nào?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về đoạn trích, viết đoạn văn trình bày cảm nhận theo yêu cầu.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên trong trận đánh cướp?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Học, nắm chắc nội dung phân tích.
- Tìm đọc “ Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu.
- Chuẩn bị : Phần tiếp theo.	
.............................................................................................................................................Soạn: 1/ 10/ 2020- Dạy: / 10/ 2020
Tiết 40- Văn bản: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
 (Trích Truyện Lục Vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu)
Hoạt động 1: Khởi động.	
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ.
? Nêu vài nét về tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
? Trình bày đoạn văn cảm thụ về hình ảnh Lục Vân Tiên trong trận đánh cướp?
* Khởi động vào bài: 
Theo em những câu thơ sau đây là lời nói của nhân vật nào?
Hà Khê qua đó cũng gần
Xin theo tiện thiếp đền ân cho chàng
Gặp đây nhân lúc giữa đàng
Của tiền chẳng có bạc vàng cũng không.
- GV dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.	
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
? Nhân vật Kiều Nguyệt Nga hiện lên trong đoạn trích ở phương diện nào ?
 ( Lời nói, cử chỉ hay hành động, diện mạo ?)
? Lời giãi bày thể hiện ở cách xưng hô ntn? Cách nói năng ra sao ?
? Em có nhận xét gì về những lời giãi bày của nàng ?
? Thái độ của nàng với ân nhân là thái độ ntn ?
? Tóm lại : KNN hiện lên qua đoạn trích là cô gái ntn ?
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật đoạn trích ?
? Đoạn trích thể hiện nội dung gì ?
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- HS tạo cặp đôi theo yêu cầu.
- HĐ cá nhân 1’; cặp 1’. 
- Đại diện báo cáo.
- Các cặp khác nhận xét
II- Phân tích ( tiếp).
2- Nhân vật Kiều Nguyệt Nga.
* Kiều Nguyệt Nga hiện lên qua những lời lẽ mà nàng giãi bày với Vân Tiên :
+ Xưng hô: tiện thiếp- quân tử-> khiêm nhường
 + Cách nói năng: 
 Làm con đâu dám cãi cha
 Chút tôi liễu yếu đào thơ
 Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần 
-> văn vẻ, dịu dàng, mực thước
- Cách trình bày vấn đề : rõ ràng, khúc chiết, vừa đáp ứng đầy đủ những điều hỏi thăm ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện niềm xúc động của mình:
 Trước xe quân tử tạm ngồi
 Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa. 
* Thái độ của nàng với ân nhân: 
- Nguyệt Nga là người chịu ơn, lại là cái ơn trọng ( không chỉ là ơn cưu mạng mà còn cứu cả một đời con gái trong trắng của nàng):
 Lâm nguy chẳng gặp giải nguy
 Tiết trăm năm đã bỏ đi một hồi.
- Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn Vân Tiên dù hiểu rằng có đền đáp bao nhiêu cũng chưa đủ:
 Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.
- Cuối cùng nàng tự nguyện gắn bó cuộc đời nàng với chàng trai khảng khái, nghĩa hiệp, dám liều mình để giữ tiết thủy chung, ân tình.
=> Đó là cô gái chân thật, hiếu thảo, trong trắng, nết na và rất trọng ân nghĩa, rất đáng yêu, đáng quý.
III- Tổng kết :
1- Nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể chuyện bình dị, sinh động.
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc Nam Bộ.
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói.
2- Nội dung:
Ghi nhớ (sgk)
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Luyện tập củng cố kiến thức toàn bài.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Hình thức : Cá nhân.
- Hình thành năng lực, phẩm chất:
 + Trình bày một phút.
 + Nhân ái.
- Thời gian: 3'.
? Cảm nhận của em về nhân vật KNN
? Phân biệt sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích? ( Phong Lai, Vân Tiên, KNN).
Hoạt động 4 : Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn cảm nhận theo yêu cầu.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu KNN ?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Học thuộc lòng đoạn trích, tóm tắt thành thạo nội dung Truyện Lục Vân Tiên.
- Nắm vững cách phân tích hai nhân vật KNN và LVT.
- Đọc Truyện Lục Vân Tiên.
- Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần văn.
..............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_theo_cv417_tuan_8.doc