Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 6+7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt.

1- Về kiến thức .

- Kể lại được cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

- Kể lại được Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều;

- Hiểu Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại; Những giá trị nội dung và nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.

- Hiểu được bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật; Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du : Ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

- Hiểu được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật: Nỗi bẽ bàng, buồn tủi cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng; Thấy được ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du qua đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

- Hiểu được sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một VB; Vai trò, tác dụng của miêu tả trong một VB tự sự.

2- Về kĩ năng.

- Đọc- hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại; Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.

- Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong VB.

- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Phân tích tâm trạng nhân vật thông qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều. Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện .

- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong VB tự sự; Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.

- Hiểu được nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự; Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện .

3- Về thái độ.

- Cảm thông với cuộc đời một tác giả, một danh nhân văn hóa; học tập sự sáng tạo trong học tập và trong mọi lĩnh vực.

- Yêu quý, trân trọng cái đẹp; học tập bút pháp miêu tả người, miêu tả nội tâm, ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Nguyễn Du trong văn tự sự.

- Có ý thức đưa yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm vào bài tự sự.

 

doc 32 trang cucpham 25/07/2022 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 6+7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 6+7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 6+7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 5/ 10/ 2020- Dạy: / 10/ 2020.
Tuần 6+ 7: CHỦ ĐỀ: ĐỌC HIỂU VÀ LÀM VĂN TỰ SỰ( 10 tiết)
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Về kiến thức .
- Kể lại được cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
- Kể lại được Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều; 
- Hiểu Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại; Những giá trị nội dung và nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.
- Hiểu được bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật; Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du : Ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật: Nỗi bẽ bàng, buồn tủi cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng; Thấy được ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du qua đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
- Hiểu được sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một VB; Vai trò, tác dụng của miêu tả trong một VB tự sự.
2- Về kĩ năng.
- Đọc- hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại; Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.
- Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong VB.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Phân tích tâm trạng nhân vật thông qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều. Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện .
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong VB tự sự; Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
- Hiểu được nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự; Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện .
3- Về thái độ.
- Cảm thông với cuộc đời một tác giả, một danh nhân văn hóa; học tập sự sáng tạo trong học tập và trong mọi lĩnh vực.
- Yêu quý, trân trọng cái đẹp; học tập bút pháp miêu tả người, miêu tả nội tâm, ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Nguyễn Du trong văn tự sự. 
- Có ý thức đưa yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm vào bài tự sự.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Hình thành năng lực tự học, thu thập thông tin, thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt, giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác
- Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, sgk, sgv, bình giảng văn học, Những bài làm văn chọn lọc.
- Trò : Chuẩn bị bài, sgk, vở bài tập, vở ghi.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày vấn đề.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 5 phút.
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
? Đoạn trích trích từ hồi thứ mười bốn tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” giúp em cảm nhận được điều gì về người anh hùng Nguyễn Huệ?
 Theo em, nguồn cảm hứng nào chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ ?
? Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh, số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu thống phản nước hại dân được miêu tả ntn?
3- Khởi động vào bài mới: 
- GV đọc nhận định: “ Mực muốn múa mà bút muốn bay; văn muốn kêu mà chữ muốn nói; khiến người cười, khiến người khóc, khiến người vui, khiến người buồn; khiến người đọc đi đọc lại, càng đọc nhiều lại không thấy chán”. 
? Em đã được nghe lời nhận xét đó chưa? 
? Theo em lời nhận xét đó dành cho tác phẩm nào?
- GV dẫn dắt: Đó là những lời rất có ý nghĩa mà Mộng Liên Đường, nhà nghiên cứu phê bình văn học Trung Quốc dành nhận xét về văn phong Truyện Kiều. Quả thực, đỉnh cao nhất của văn học trung đại từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX là đại thi hào Nguyễn Du- danh nhân văn hóa thế giới với kiệt tác Truyện Kiều. Vậy Truyện Kiều của Nguyễn Du thành công là do những yếu tố nào? Bài hôm nay ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Tiết 26- Văn bản:
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
- Mục tiêu: Hiểu những nét cơ bản về thân thế, cuộc đời Nguyễn Du.
- Phương pháp và KT: KT học hợp đồng.
- Hình thức: Nhóm .
- NL, phẩm chất: 
 + Tự học, thu thập thông tin, hợp tác, trình bày vấn đề.
 + Phẩm chất: Chăm chỉ.
- Thời gian: 10 phút.
? Căn cứ vào hợp đồng học tập đã giao, nhóm 3 lên bản trình bày sản phẩm thu thập về tác giả Nguyễn Du? 
- Gv quan sát, hỗ trợ, chốt kiến thức. 
- Mục tiêu: Nắm vững giá trị của Truyện Kiều.
 - Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- NL, phẩm chất: 
 + Tự học, trình bày vấn đề.
 + Phẩm chất: Nhân ái.
- Thời gian: 25 phút.
? Nêu nguồn gốc Truyện Kiều?
? Căn cứ vào nội dung Truyện Kiều trong sgk, em hãy tóm tắt từng phần của truyện?
? Những giá trị nội dung của Truyện Kiều?
 ( dg: Giai cấp PK, kẻ vẫn tự xưng là cha mẹ dân đã xuất hiện trong Truyện Kiều với những tư cách như vậy. Chúng còn tạo ra lắm hạng người độc ác khác. Bên cạnh cường quyền PK là một lũ lưu manh vì " Trong tay sẵn có đồng tiền" nên tha hồ hoành hành làm hại những người lương thiện).
( dg: Đồng tiền chính là động lực chính đã khiến bọn quan lại, bọn lưu manh áp bức, đầy đoạ dân lành. Nguyễn Du vạch được sự tàn phá hung hiểm của đồng tiền đối với cuộc sống yên lành của con người:
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
? Nêu những giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều? 
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Nhóm 3 lên bảng trình bày
- Các nhóm bổ sung nhận xét.
TL cá nhân
HS tóm tắt theo nội dung SGK
TL cá nhân
TL cá nhân
PHẦN I- Nguyễn Du ( 1765- 1820)
Tên chữ: Tố Như.
Hiệu: Thanh Hiên
Quê: Làng Tiên Điền, Nghi Xuân Hà Tĩnh.
1- Gia đình: 
Cha: Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức tể tướng, có tiếng giỏi văn chương.
Mẹ: Trần Thị Tần, một người đẹp nổi tiếng vùng Kinh Bắc.
- Các anh đều học giỏi, đỗ đạt, làm quan to trong đó có Nguyễn Khản( Anh cung fcha khác mẹ) làm quan thượng thư dưới triều Lê- Trịnh, giỏi thơ phú.
-> Gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương.
=> Có điều kiện học hành đặc biệt là được thừa hưởng truyền thống văn chương của gia đình.
2- Thời đại.
Thời đại ông sinh trưởng có nhiều biến động ( cuối TKXVIII đầu TK XIX)
- Chế độ PK khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát tham tàn. Các tập đoàn PK Lê, Trịnh, Nguyễn chém giết lẫn nhau.
- Nông dân nôi dậy ở khắp nơi, đỉnh cao là PT Tây Sơn đánh đuổi 20 vạn quân Thanh, đánh đổ các tập đoàn PK.
-> Những biến động ấy tác động tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực.
3- Cuộc đời.
- Lúc nhỏ: 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mất mẹ, ở với anh trai Nguyễn Khản.
- Trưởng thành: 
 + Khi Thăng Long bị đốt, tư dinh Nguyễn Khản bị cháy, Nguyễn Du phải lưu lạc nơi đất Bắc( Thái Bình) ở nhờ nhà anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn 10 năm( 1786-1796). Từ một cậu ấm cao sang thế gia vọng tộc, phải rơi vào tình cảnh sống nhờ. Mười năm ất tâm trạng Nguyễn Du vừa ngơ ngác, vừa buồn chán hoang mang, bi phẫn. 
 Khi Tây Sơn tiến đánh ra Bắc ( 1786) , ông phò Lê chống lại Tây Sơn nhưng không thành.
 Năm 1796 ông định vào Nam theo Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn những không thành, bị bắt giam rồi thả sau 3 tháng.
 Năm 1802: Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan 
 Năm 1813: Ông được thăng chức Hữu tham tri bộ lễ đứng đầu một phái đoàn đi sứ sang Trung Quốc lần I.
Năm 1820: Ông chuẩn bị đi sứ sang Trung Quốc lần II thì bị nhiễm bệnh mất tại Huế.
-> Cuộc đời ông chìm nổi gian truân, đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hạng người, từng trải, vốn sống phong phú, có nhận thức sâu rộng .
Là người có trái tim giàu yêu thương , cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ, với những đau khổ của Nhân dân. Chính ông đã từng viết trong “ Truyện Kiều” :
 Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
4- Sự nghiệp sáng tác.
- Gồm nhiều tác phẩm văn học có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm:
 + Thơ chữ Hán: có 3 tập gồm 243 bài:
 Thanh Hiên thi tập( 1787-1801)
 Nam trung tạp ngâm( 1805- 1812)
 Bắc hành tạp lục( 1813- 1814).
 + Thơ chữ Nôm:
 Truyện Kiều( Đoạn trường tân thanh)
 Văn chiêu hồn .
PHẦN II- Truyện Kiều.
1- Nguồn gốc.
 Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn.
 Lúc đầu truyện có tên là Đoạn trường tân thanh, sau đổi thành Truyện Kiều.
 - Là tác phẩm viết bằng chữ Nôm gồm có: 3254 câu thơ lục bát, được viết vào đầu thế kỉ XIX ( 1805- 1809).
Tác phẩm được dịch ra 20 thứ tiếng, xuất bản ở 19 nước trên thế giới.
2- Tóm tắt( sgk)
3- Giá trị tác phẩm.
a- Giá trị nội dung.
 a1- Giá trị hiện thực:
a1.1- Truyện Kiều là một bản cáo trạng bằng thơ lên án chế độ PK xấu xa, tàn bạo.
- Hình ảnh quan lại. 
 + Đầu tiên là tên quan xử kiện vụ Vương Ông, Vương Quan. 
 + Rồi viên quan xử kiện vụ Thúc Ông, Thúc Sinh cũng đã định đẩy Kiều trở lại lầu xanh nếu như Kiều Không có tài thơ phú.
+ Hoạn Bà, Hoạn Thư, vợ con quan lại, sống sa hoa thừa thãi và cũng hết sức độc ác. 
+ Đặc biệt nhất là Hồ Tôn Hiến. 
- Đồng tiền là thế lực vạn năng làm băng hoại đạo đức con người:
+ Sai nha vì tiền mà đổi trắng thay đen.
+ Mụ Tú Bà vì tiền tha hồ đánh đập Kiều, bắt Kiều phải tiếp khách làng chơi.
+ Mã giám sinh vì tiền mà lừa gạt Thúy Kiều, đẩy nàng vào vũng bùn ô nhục. 
+ Sở Khanh bạc tình nổi tiếng lầu xanh vẫn có thể vừa lừa gạt Kiều vừa hành hung nàng
 a.1.2- Những con người bị trà đạp.
Thân thế trầm luân của Thuý Kiều là kết quả tất yếu của một XH do những thế lực hắc ám nói trên thống trị.
a.2- Truyện Kiều là tiếng nói nhân đạo:
- Biểu hiện những khát vọng tự do, khát vọng công lí.
- Ca ngợi những giá trị phẩm chất đẹp đẽ của con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ.
- Ca ngợi tình yêu đôi lứa.
b- Giá trị nghệ thuật Truyện Kiều.
b.1- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
* Miêu tả ngoại hình nhân vật.
 - Bút pháp ước lệ biểu là biểu hiện rõ rệ ... an mát biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ấm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi ”
 -> Tác dụng: Làm cho con người, cảnh vật hiện lên sinh động, hấp dẫn, giàu chất thơ.
Bài 2: Em hãy viết đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy vân và Thúy Kiều 
Bài 3: Dựa vào 2 đoạn thơ trên em hãy viết thành đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích
Hết tiết 33:
Nắm chắc kiến thức về miêu tả trong văn tự sự
Làm hết bài tập trong vở bài tập.
Chuẩn bị : Bài tập về miêu tả nội tâm trong VB tự sự.
.....................................................................................................................................
Tiết 34: LUYỆN TẬP CHỦ ĐỀ.
Hoạt động 3: Luyện tập 
- Mục tiêu: Củng cố toàn bộ chủ đề Đọc hiểu và làm văn tự sự bằng hình thức làm bài tập thực hành.
- PP và kĩ thuật: thảo luận nhóm.
- Hình thức: nhóm lớn.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác.
 + Chăm chỉ.
- Tg: 45 phút 
Bài tập: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động cá nhân:
? Đoạn trích kể chuyện gì?
? Xác định các nhân vật trong đoạn trích?
? Các sự việc diễn biến như thế nào?
? Yếu tố miêu tả nội tâm được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp?
? Nên vận dụng vào những đoạn nào?
- Cho HS viết, đọc bài viết.
- Hs, Gv nhận xét, bổ sung.
- Y/c HS đọc BT 2
- HD hs làm bài
- Nhận xét, bổ sung, kết luận.
- Hs đọc yêu cầu.
- Hs hoạt động cá nhân làm bài, lên bảng, nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu.
- Làm bài độc lập.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét.
III- Luyện tập:
Bài 1:
Vd : Sau khi Kiều quyết định bán mình để cứu cha và em thoát khỏi cơn gia biến, mụ mối nọ đã biết rằng đây là cơ hội để mụ kiếm chác. Mụ liền dẫn một gã đàn ông đến để mua Kiều dưới vỏ bọc của một cuộc vấn danh.
 Gã đàn ông ấy khoảng ngoài bốn mươi tuổi, ăn mặc chải chuốt bảnh chọe như một đứa trẻ mới lớn. Lông mày hắn lưa thưa, bạc phếch, khuôn mặt bóng mỡ, râu ria cạo nhẵn, tỉa tót trông thật khó ưa. Với diện mạo của hắn, ta có thể đoán biết đây là một gã đàn ông vô công rồi nghề hoặc một kẻ ăn chơi đàng điếm. Khi vào nhà Vương Ông, gia chủ chưa kịp mời, gã đã nhảy tót lên ghế dành cho bậc cao niên huynh trưởng một cách hợm hĩnh, xấc xược. Lúc ấy trông hắn mới đáng ghét làm sao!
 Đến khi chủ nhà hỏi chuyện thì hắn bộc lộ rõ chân tướng của một kẻ vô học bằng những câu trả lời cộc lốc, trống không. Hắn có vẻ đắc chí, ngồi gật gù nhìn mụ mối giở trò vén tóc, bắt tay...để “kiểm tra” nàng Kiều như một món hàng ngoài chợ. Rồi có vẻ ưng ý, gã bắt đầu dặt dìu mặc cả theo đúng nòi con buôn ti tiện.
 Trong khi mụ mối và MGS dường như đang say sưa với cuộc mua bán có lời thì nàng Kiều đáng thương câm lặng trong nỗi đau đớn, tủi nhục, ê chề.....Nàng đâu ngờ cuộc đời mình lại đến nông nỗi này!
 Cuối cùng cuộc mua bán ti tiện cũng đến hồi kết thúc. Cô Kiều chết lặng trong đau khổ, nước mắt. Chao ôi, một người con gái tài sắc, đoan trang, hiếu thảo như nàng Kiều rồi cũng chỉ là món hàng được định giá “ ngoài bốn trăm” thôi ư? Thật là phi nhân đạo hết chỗ nói!
Bài 2: 
Lựa chọn ngôi kể : Ngôi thứ nhất.( Kiều)
* Miêu tả khung cảnh buổi xử án: 
 - Cảnh công đường.
 - Hình ảnh nàng Kiều.
- Công đường gươm giáo ngất trời, bên trong quân vệ đứng hầu, bên ngoài quân cơ đứng sắp hàng, uy nghi tề chỉnh gươm giáo tuốt trần, phía trước súng ống cờ rợp đất.
- Trên công đường, ngay giữa trướng hùm, Từ Công sánh vai cùng phu nhân Thuý Kiều ngồi ghế quan toà.
- Kiều không ngờ cuộc đời của mình có ngày hôm nay(xúc động).
Diễn biến buổi xử án: Được Từ Công cho phép, Kiều đích thân tiến hành xét xử ân oán.
* Tâm trạng Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.
* Diễn biến buổi xử án:
 - Báo ân: 
 + Miêu tả hình ảnh Thúc Sinh: Thúc Lang bước ra với vẻ khiếp sợ, mặt xanh như chàm đổ toàn thân run bắn.
+ Hình ảnh Kiều: Kiều cất giọng dịu dàng, nhắc lại ân nghĩa xưa ở Lâm Tri, đền ơn cứu giúp “khỏi cảnh lầu xanh”. Việc chữ tòng không trọn vẹn là tại vợ chàng “con người quỷ quái tinh ma”. Cho người mang lễ gồm: gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân tỏ lòng biết ơn
 - Báo oán:
 + Tâm trạng Kiều: Kiều cất giọng mỉa mai (dùng cách xưng hô như thời còn làm hoa nô cho nhà họ Hoạn) để chào hỏi.
Kiều buộc tội Hoạn Thư bằng giọng đay nghiến: “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”.
+ Tâm trạng và hình ảnh Hoạn Thư: 
Hoạn Thư hồn xiêu phách lạc, dập đầu dưới trướng kêu ca dãi bày.
 Tôi là phận đàn bà, việc ghen tuông là thường tình.
 Lòng tôi kính yêu phu quân nhưng Chồng chung chưa hễ ai chiều cho ai. Tôi đã để phu nhân ra quan âm các để thoát khỏi bụi trần, không truy đuổi khi phu nhân bỏ trốn.
Xin nhận mọi tội lỗi gây ra. Xin phu nhân có lòng độ lượng như trời bể tha mạng.
-Nghe lời giãi bày khôn ngoan của Hoạn Thư, Kiều phân vân giữa thù và nhân nghĩa.
- Kiều quyết định tha cho Hoạn Thư.
Tiếp sau đó nàng đã thẳng tay trừng trị bọn người bất nhân: Bạc Hà, Bạc Hạnh, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh.
Máu rơi thịt nát tan tành,
Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời
* Kết thúc buổi xử án.
Hết tiết 34:
Nắm chắc kiến thức về miêu tả nội tâm trng VB tự sự.
Chuẩn bị 
..........................................................................................................................................
Tiết 35: VẬN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
Hoạt động 4: Vận dụng. 	
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức được học vào giải quyết các câu hỏi ở các mức độ khác nhau của chủ đề.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- TG: 45phút
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Biết được cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
- Biết được Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều; 
- Hiểu Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại; những giá trị nội dung và nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.
- Hiểu được bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật; cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật: Nỗi bẽ bàng, buồn tủi cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng; Thấy được ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du qua đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
- Hiểu được sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một VB; Vai trò, tác dụng của miêu tả trong một VB tự sự.
- Kể lại được Truyện Kiều vắn tắt .
- Đọc – hiểu hai đoạn trích
- Phát hiện và phân tích được những yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm trong các đoan trích 
- Biết vận dụng những kiến thức cảm nhận về nhân vật.
- Phân tích tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. 
- Phân tích tâm trạng nhân vật thông qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều. Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
- Biết tạo lập những đoạn văn, văn bản tự sự có chứa yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm.
Hệ thống câu hỏi đánh giá chủ đề ở các mức độ:
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Gia đình và thời đại Nguyễn Du sống có đặc điểm gì nổi bật? Nó tác động đến sự nghiệp văn học của tác giả như thế nào? 
- Nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến sáng tác của ông? 
- Dựa vào tóm tắt tác phẩm hãy cho biết Thúy Kiều đã trải qua những biến cố lớn nào trong cuộc đời? 
- Những hình ảnh Thiên nhiên nào được miêu tả trong sáu câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân ? Đặc điểm của chúng là gì? 
- Tìm những từ ngữ diễn tả trực tiếp tâm trạng Thúy Kiều ở sáu câu thơ đầu đoạn trích Kiều........Ngưng Bích? 
- Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều? 
- Qua số phận của Thúy Kiều em thấy được những nỗi đau khổ nào của người phụ nữ trong xã hội xưa? 
- Nhận xét về trật tự miêu tả của Nguyễn Du trong đoạn trích Chị Em Thúy Kiều ? 
- Thống kê những hình ảnh, chi tiết được sử dụng để miêu tả ngoại hình của Thúy Vân, Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Những hình ảnh, chi tiết đó có đặc điểm chung gì?
- Những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều? 
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có gì đặc sắc? 
- Tâm trạng của Kiều như thế nào khi nghĩ về cha mẹ? Qua đó em cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn nào của nàng? 
- Chỉ ra những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? 
- Em hiểu thế nào là tả cảnh ngụ tình? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu cuối? 
? Viết đoạn văn khoảng 200 từ giới thiệu tác giả Nguyễn Du 
? Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Vân? 
? Phân tích bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi miêu tả chân dung Thúy Kiều? 
- Đọc hai câu thơ sau: 
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh 
? Hai câu thơ nói về nhân vật nào? 
? Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai câu thơ?
? Nhận xét về cách Nguyễn Du sử dụng các từ ngữ: thua, nhường, ghen, hờn 
? Cảm hứng nhân văn được thể hiện qua đoạn trích Chị Em Thúy Kiều? 
? Hãy mượn lời nhân vật Thúy Kiều để kể lại diễn biến tâm trạng của nàng khi ở lầu Ngưng Bích? 
? Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? 
? Từ hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều hãy chỉ ra quan niệm của Nguyễn Du về mối quan hệ giữa tài năng, nhan sắc và số phận? 
- Câu hỏi định tính và định lượng: Câu tự luận trả lời ngắn, phiếu làm việc nhóm. 
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
Đọc toàn bộ Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Đọc Những bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm.
Nắm toàn bộ kiến thức về các đoạn trích trogn Truyện Kiều; biết cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và miêu tả nội tâm.
Chuẩn bị : Sự phát triển của từ vựng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_theo_cv417_tuan_67.doc