Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Về kiến thức:

- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.

- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.

2- Về kĩ năng:

- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập VB.

3- Về thái độ:

Có ý thức sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập VB.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Năng lực giải quyết vấn đề, NL hợp tác.

- Phẩm chất : Yêu nước, có trách nhiệm, chăm chỉ.

B- Chuẩn bị:

 - Thầy : Giáo án, sgk, sgv.

 - Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

Hoạt động 1: Khởi động.

- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.

- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi.

- Hình thức: cá nhân, nhóm.

- Định hướng năng lực, phẩm chất:

 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.

 + Trách nhiệm.

- Thời gian: 5 phút

1- Ổn định tổ chức.

Kiểm tra bàn ghế, vs, chấn chỉnh thái độ, trang phục, sĩ số.

2- Kiểm tra bài cũ:

 ? Thế nào là dẫn trực tiếp? Cho ví dụ?

 ? Thế nào là dẫn gián tiếp? Cho ví dụ?

 

doc 20 trang cucpham 25/07/2022 3020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 27 /9/ 2020- Dạy: / 9/ 2020.
Tiết 26- Tiếng Việt: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.
- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2- Về kĩ năng:
- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập VB.
3- Về thái độ:
Có ý thức sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập VB.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề, NL hợp tác.
- Phẩm chất : Yêu nước, có trách nhiệm, chăm chỉ.
B- Chuẩn bị:
 - Thầy : Giáo án, sgk, sgv.
 - Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Trách nhiệm. 
- Thời gian: 5 phút 
1- Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bàn ghế, vs, chấn chỉnh thái độ, trang phục, sĩ số.
2- Kiểm tra bài cũ:
	? Thế nào là dẫn trực tiếp? Cho ví dụ?
	? Thế nào là dẫn gián tiếp? Cho ví dụ?
3- Khởi động ở tiết 1.
GV dẫn dắt vào tiết 2.
Hoạt động 2: Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết về dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp qua hình thức thực hành.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
- Thời gian: 35'.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu Hs đọc bài 1
- Gv nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu Hs đọc bài 2
- Gv nhận xét, bổ sung.
- HS đọc
- Làm bài 
- Báo cáo
- Nhận xét
- HS đọc
- Làm bài 
- Báo cáo
- Nhận xét
III Luyện tập:
Bài 1:
Cả hai câu a và b đều dẫn trực tiếp:
a- Dẫn ý nghĩ nhân vật gán cho con chó.
b- Dẫn ý nghĩ của nhân vật.
Bài 2:
Trong “Báo cáo Chính trị ĐHĐB toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “ Chúng ta phải”.
-> Dẫn trực tiếp.
- Trong “ Báo cáo chính trị ĐHĐB toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng chúng ta phải
-> Dẫn gián tiếp.
* Củng cố:
? Thế nào là cách dẫn trực tiếp ? Cho VD?
? Thế nào là cách dẫn gián tiếp? Cho VD?
? Chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp bằng cách nào?
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp( gián tiếp).
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
 ? Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong chuyện “Người con gái Nam Xương” trong đó có sử dụng cả hai cách dẫn trên?
Hoạt động 5: Mở rộng tìm tòi.
- Làm thêm một số bài tập trong sách nâng cao.
- Học, nắm chắc ghi nhớ 
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị: Sự phát triển của từ vựng.
........................................................................................................................................
Soạn: 27/ 9/ 2020- Dạy : / 9/ 2020
Tiết 22 - Tiếng Việt: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
2- Về kĩ năng:
- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
3- Về thái độ:
Có ý thức trau dồi vốn từ để đáp ứng với nhu cầu phát triển của vốn từ trong tiếng Việt
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
 + Thầy: Giáo án, sgk, sgv, bút dạ, bảng nhóm, phiếu học tập.
 + Trò: sgk, vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
 ? Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Cách dẫn gián tiếp? Cho Ví dụ?
 ? Làm bài tập 2, 3.	
* Khởi động vào bài mới:
HĐ của GV	
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Những từ Internet, wifi, cầu truyền hình, thế giới mạng, cư dân mạng, ngân hàng gen, có phải đã xuất hiện từ khi khoa học chưa phát triển không? 
Hs trả lời.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Mục tiêu: Hiểu được sự biến đổi và phát triển của từ ngữ.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm..
- Thời gian: 20 phút.
 Y/c HS đọc ví dụ sgk
 Tổ/c chia sẻ cặp: 3’
? Từ “ kinh tế” trong câu thơ trên nghĩa là gì? Ngày nay chúng ta có hiểu từ này theo nghĩa như vậy không? Từ “ kinh tế” được hiểu là gì?
GV chốt:
? Từ việc tìm hiểu nghĩa của từ "kinh tế", em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
- Y/c Hs đọc VD 2(I) : 
 Tổ/c hoạt động nhóm: 7’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 4 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
 + GV giao nhiệm vụ: 
 Nhóm 1+2: Tìm hiểu ví dụ a:
? Xác định nghĩa của từ “ xuân” ? Từ nào dùng theo nghĩa gốc? Từ nào dùng theo nghĩa chuyển?
? Hiện tượng chuyển nghĩa trên được tiến hành theo phương thức nào?
 Nhóm 3+4: Tìm hiểu ví dụ b:
? Từ “ tay” có nghĩa là gì?
Nghĩa nào của từ “ tay” được dùng theo nghĩa gốc? Nghĩa nào là nghĩa chuyển?
? Hiện tượng chuyển nghĩa ở từ “ tay” được tiến hành theo phương thức nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + GV bổ sung, chốt kiến thức:
 Hoạt động cá nhân:
? Từ 2 ví dụ a và b: em hãy cho biết có mấy phương thức biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ?
? Em có nhận xét gì về sự phát triển nghĩa của từ và phương thức biến đổi và phát triển nghĩa của từ?
* Bài tập nhanh:
? Nghĩa của từ “ miệng” trong các câu sau khác nhau ntn?
- Há miệng ra để bác sĩ khám răng.
- Nó kề vào miệng cốc.
- Nhà có 5 miệng ăn.
( Gợi ý : “ Miệng(1): (Nghĩa gốc): Bộ phận tiêu hóa đầu tiên của cơ thể người, dùng để nhai, nghiền thức ăn.
 -“ Miệng”(2): (Nghĩa chuyển ẩn dụ): Bộ phận phía trên của vật, giúp người ăn uống một cách dễ dàng.
- “ Miệng” (3): ( Nghĩa chuyển hoán dụ): Chỉ người.
HS đọc VD 
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân: 1’
- Chia sẻ cặp đôi: 2’.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét
TL cá nhân
HS đọc VD 
- Tạo nhóm
- Hs hoạt động cá nhân 3 phút.
- Hs hoạt động nhóm 4 phút.
- Hs thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
TL cá nhân
Hs hoạt động cá nhân suy nghĩ, trả lời câu hỏi, nhận xét.
I- Sự biến đổi và phát triển của từ ngữ.
1- Tìm hiểu VD:
 a- Ví dụ 1.
 Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế.
- Từ cổ: 
“ Kinh tế” (viết tắt của kinh bang tế thế): Lo việc trị nước cứu đời.
 Cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời.
- Ngày nay:
 “ Kinh tế”: là toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra( từ nghĩa rộng chuyển thành nghĩa hẹp).
-> KL1: Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ mất đi và có những nghĩa mới hình thành.
b- Ví dụ 2:
* Xuân(1): Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường coi là mùa khởi đầu của năm.
- Xuân (2): Thuộc về tuổi trẻ ( nghĩa chuyển).
-> Từ “ xuân” ( Ngày xuân em hãy còn dài): Tuổi trẻ-> Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
* Tay(1- trao tay): Bộ phận của cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm vật ( nghĩa gốc).
- Tay (2): Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó.
-> Từ “ Tay”( tay buôn) được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
-> KL 2: Có hai phương thức chủ yếu trong việc biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ là : ẩn dụ và hoán dụ.
2- Ghi nhớ ( sgk trang).
- Do nhu cầu của XH, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển dựa trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
- Có hai phương thức chủ yếu trong việc biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ là: ẩn dụ và hoán dụ.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học về sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ bằng thực hành làm bài tập.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: nhóm lớn.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ.
- Thời gian: 17'.
 Tổ/c hđ cá nhân
- Y/c hs đọc BT 1, 2
- Hd Hs làm bài
- Gv nhận xét, bổ sung.
Tổ/c HĐ nhóm: 5’
(KTkhăn phủ bàn)
- Gv chia nhóm: cả lớp chia thành 4 nhóm. Thời gian hoạt động 5 phút:
- GV phát phiếu học tập, mỗi nhóm 1 tờ T- rô-ki, chia các góc cho từng học sinh. Giao nhiệm vụ cho học sinh, mỗi hs 1 từ.
GV chốt kiến thức:
- Hs đọc yêu cầu, làm bài.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Hs hoạt động cá nhân 3 phút.
- Hs hoạt động nhóm 4 phút.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
II- Luyện tập:
Bài 1:
a- Từ “ chân” : Một bộ phận của cơ thể con người ( nghĩa gốc).
b- Từ “ chân” : Chỉ một vị trí trong đội tuyển.( nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ).
c- Từ “ chân” : Bộ phận đỡ vật với đất của cái kiềng( nghĩa chuyển, ẩn dụ).
d- Từ “ chân” : Vị trí tiếp xúc của mây với đất.( nghĩa chuyển, ẩn dụ).
Bài 2:
Từ “ trà” ( Trà a-ti-sô, trà khổ qua, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi...) : Là sản phẩm từ thực vật được chế biến thành dạng khô dùng để pha nước uống ( dùng theo nghĩa chuyển, ẩn dụ. Không dùng theo nghĩa gốc đã giải thích trên.)
Bài 4: 
- “ Hội chứng” : 
 (1) – Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh.( nghĩa gốc).
 (2)- Tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề XH cùng xuất hiện ở nhiều nơi( nghĩa chuyển).
 VD : Hội chứng điện thoại.
 Hội chứng kính thưa.
 Hội chứng phong bì.
- “ Ngân hàng” :
 (1) – Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng.
 (2) –  ... i Thanh lại sang...ngày xưa”.
 + Kêu gọi đồng tâm hiệp lực, ra kỉ luật nghiêm, thống nhất ý chí để lập nên công lớn: “ Các ngươi ...không nói trước”.
-> Lời dụ lính giống như lời hịch ngắn gọn, có sức thuyết phục cao, kích thích vào lòng yêu nước, truyền thống quật cường của dân tộc, thu phục quân lính khiến họ một lòng đồng tâm hiệp lực, không dám ăn ở hai lòng.
* Lời xét tội hai tướng sở, Lân:
 + Thể hiện ông rất hiểu sở trường cũng như sở đoản của các thuộc hạ.
 + Rất độ lượng, công minh khen chê đúng người, đúng việc.
-> Quang Trung Nguyễn Huệ là người có trí tuệ sáng suốt, sâu sắc và nhạy bén trong việc nhận định tình hình và có tài thu phục quân sĩ, có tài trong việc xét đoán, dùng người.
* Lời bộc bạch với Thì Nhậm, Sở và Lân: thể hiện ý muốn tránh chuyện binh đao với phương Bắc để phúc cho dân.
-> Thể hiện ý chí quyết thắng, tinh thần yêu dân, tầm nhìn xa trông rộng của một nhà chính trị đại tài. 
* Lời hứa hẹn “mồng 7 năm mới ăn mừng” -> Thể hiện ý chí quyết chiến quyết thắng, khả năng dự liệu, năng lực tiên đoán chính xác của một nhà quân sự đại tài.
* Tài dùng binh như thần:
- Cuộc hành binh thần tốc: 
 + Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân( Huế), đến ngày 29 đã tới Nghệ An( 350 km qua núi, đèo). Đến Nghệ An, vừa tuyển quân, tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh chỉ trong vòng một ngày. Hôm sau tiến quân ra Tam Điệp( khoảng 150 km). Và đêm 30 tháng chạp “lập tức lên đường” ra Thăng Long ( khoảng 150 km nữa), tất cả đều là đi bộ.
+ Tuy hành quân xa liên tục như vậy nhưng nghĩa binh Tây Sơn vẫn tề chỉnh: Hơn 1 vạn quân mới tuyển đặt ở trung quân, còn quân tinh nhuệ thì bao bọc bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu.
- Ở những hoạch định cho cả chiến dịch và từng trận đánh:
 + Bắt quân do thám ở Phú Xuyên, lặng lẽ vây kín đồn Hà Hồi, cho quân lính luân phiên dạ ran, làm nghi binh theo bờ đê Yên Duyên.
 + Tổ chức công phá đồn Ngọc Hồi...
-> Lần đầu tiên trong lịch sử có 1 vị vua thống lĩnh toàn quân hiện lên rực rỡ, oai phong lẫm liệt trong trận mạc đến như vậy. Đó là hình ảnh một vị hoàng đế- một vị tổng chỉ huy chiến dịch thực sự.
-> Xây dựng nhân vật vua QT bằng cách:
 + Khắc họa trực tiếp từng thái độ, hành động, lời nói, từng mưu lược, toan tính.
 + Cách khắc họa trong thế tương phản đối lập với bọn vua quan bán nước, bọn xâm lược đất nước. 
=> Qua đó hình ảnh người anh hùng được khắc họa đậm nét có tính quả cảm, mạnh mẽ, có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, có tài dụng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại)
-> - Đó là sự thật lịch sử mà các tác giả đã được chứng kiến trực tiếp. Là những tri thức có lương tri, lương năng nên các ông không thể không tôn trọng sự thật lịch sử.
- Mặt khác, tận mắt chứng kiến sự thối nát, kém cỏi hèn mạt của vua chúa thời Lê- Trịnh cùng sự hống hách, kiêu ngạo của bọn giặc Thanh, không thể không ca ngợi chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm đem lại độc lập chủ quyền cho dân tộc.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức toàn bài.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Trong lời dụ lính, vua Quang Trung đã chỉ ra cho họ điều gì?
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi, nhận xét
* Lời dụ lính :
 + Chỉ ra tình hình thời cuộc: “ Quân Thanh sang xâm lấn... hiện ở Thăng Long”.
 + Khẳng định chủ quyền dân tộc : “ Trong khoảng vũ trụ ...cai trị”.
 + Nêu bật chính nghĩa của ta, phi nghĩa của địch: “ Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta ...triều đại trước”.
 + Nêu được dã tâm xâm lược của quân Thanh và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta: “ Nay người Thanh lại sang...ngày xưa”.
 + Kêu gọi đồng tâm hiệp lực, ra kỉ luật nghiêm, thống nhất ý chí để lập nên công lớn: “ Các ngươi ...không nói trước”.
-> Lời dụ lính giống như lời hịch ngắn gọn, có sức thuyết phục cao, kích thích vào lòng yêu nước, truyền thống quật cường của dân tộc, thu phục quân lính khiến họ một lòng đồng tâm hiệp lực, không dám ăn ở hai lòng.
Hoạt động 4 : Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của VB để viết đoạn văn cảm nhận theo yêu cầu.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
	Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh bè lũ bán nước và cướp nước.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng.
- Đọc tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
- Tóm tắt nội dung hồi thứ mười bốn.
- Học, nắm chắc nội dung phân tích.
- Chuẩn bị: Truyện Kiều.
.........................................................................................................................................
Soạn: 27 / 9/ 2020- Dạy: / 9/ 2020
Tiết 25- Văn bản: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ. ( tiếp)
Hoạt động 1: Khởi động:
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ.
? Phân tích những chi tiết để làm sáng tỏ phẩm chất mạnh mẽ, quyết đoán, trí tuệ sáng suốt, mưu lược trong nhận định tình hình và xét đoán bề tôi của Nguyễn Huệ?
* Khởi động vào bài mới: 
	- Gv chuyển tiếp dẫn vào bài mới.	
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: Thấy được bộ mặt thảm hại của những kẻ bán nước và cướp nước.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Yêu nước, trách nhiệm.	
- Thời gian : 35 phút
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Quân xâm lược nhà Thanh được miêu tả ntn:
 - Khi vào Thăng Long?
 - Khi bị quân Tây Sơn tấn công?
? Khi nghe tin đồn Ngọc Hồi thất thủ, vua tôi Lê Chiêu Thống đã có hành động gì?
? Cảnh rời bỏ ngai vàng của Lê Chiêu Thống có gì đặc biệt?
Tổ/c chia sẻ cặp: 3’
? Nhận xét ngòi bút miêu tả hai cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống gì khác biệt?
Giải thích sự khác biệt đó?
- Gv chuẩn kiến thức.
? Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích?
? Khái quát nội dung chính của đoạn trích?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân: 1’
- Chia sẻ cặp đôi: 2’.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Phân tích ( tiếp).
2- Hình ảnh bọn xâm lược và lũ tay sai bán nước.
a- Hình ảnh quân tướng nhà Thanh.
- Khi vào thành Thăng Long dễ dàng -> không đề phòng, chỉ chăm chú vào yến tiệc, vui mừng trong ngày tết, không đề phòng bất trắc.
- Khi bị quân tây Sơn tấn công:
 + Nghĩa binh trấn thủ trên sông Gián chạy trước.
 + Quân do thám trên sông Thanh Quyết chạy nốt.
 + Tên thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử.
- Ngày mồng 4, khi được tin Quang Trung đã đến Thăng Long:
 + Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, nhằm hướng Bắc mà chạy.
 + Quân sĩ hoảng hồn, tranh nhau qua cầu xô đẩy sang sông -> nước sông Nhị Hà tắc nghẽn.
-> Cả đội binh hùng tướng mạnh chỉ quen diễu võ dương oai giờ đây chỉ còn là đám tàn quân tháo chạy, đêm ngày đi gấp không dám nghỉ ngơi.
b- Hình ảnh bọn vua quan phản nước hại dân 
- Nghe tin Ngọc Hồi thất thủ: 
Lê Chiêu Thống cùng bọn thân tín vội vã vội vã “ đưa thái hậu rời bỏ cung điện chạy trốn”.
- Cảnh rời bỏ ngai vàng: Gấp rút chạy, cướp thuyền đánh cá để chạy.
- Theo đuôi quân Thanh chạy về Trung Quốc.
- Chạy luôn mấy ngày không nghỉ, không ăn
-> Vua không còn ra vua mà trở thành kẻ cướp đường, kẻ bám gấu áo giặc. Đây là sự kết thúc số phận xứng đáng dành cho bọn bán nước cầu vinh.
-> Hai đoạn văn đều tả thực với những chi tiết cụ thể, sinh động nhưng âm hưởng rất khác nhau:
 - Đoạn miêu tả cuộc tháo chạy của quân Thanh, nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả. Ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa vẻ hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.
 - Đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống nhịp điệu chậm hơn. Tác giả dừng lại miêu tả những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, âm hưởng có phần ngậm ngùi chua xót.
-> Là cựu thần của nhà Lê, các tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ mặc dù vẫn hiểu đó là kết cục không thể tránh khỏi.
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật:
- Đoạn trích khắc họa thành công, rõ nét hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ giàu chất sử thi đối lập với hình ảnh hèn mạt của bọn bán nước và cướp nước.
- Kể sự kiện lịch sử rành mạch theo diễn biến, ngôn ngữ kể chân thực khách quan kết hợp với miêu tả, sử dụng hình ảnh so sánh, đối lập.
- Giọng điệu trần thuật linh hoạt thể hiện thái độ của tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và hình ảnh bọn cướp nước.
2- Nội dung ( ghi nhớ trang 72)
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức toàn bài.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Đoạn trích trích từ hồi thứ mười bốn tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” giúp em cảm nhận được điều gì về người anh hùng Nguyễn Huệ?
 Theo em, nguồn cảm hứng nào chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ ?
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi, nhận xét
* Củng cố
? Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh, số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân được miêu tả ntn?
Hoạt động 4 : Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của VB để viết đoạn văn cảm nhận theo yêu cầu.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
	Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh bè lũ bán nước và cướp nước.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng.
- Đọc tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
- Tóm tắt nội dung hồi thứ mười bốn.
- Học, nắm chắc nội dung phân tích.
- Chuẩn bị: Truyện Kiều.
.....................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_theo_cv417_tuan_5.doc