Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Về kiến thức:

- Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.

- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại .

2- Về kĩ năng:

- Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.

- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.

3- Về thái độ:

Tuân thủ phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp để giao tiếp đạt hiệu quả cao.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.

- Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, có trách nhiệm.

B- Chuẩn bị:

- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.

- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

Hoạt động 1: Khởi động.

- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.

- Phương pháp: Nêu vấn đề.

- Hình thức: Cá nhân.

- Định hướng năng lực, phẩm chất:

 + NL: Giải quyết vấn đề.

 + PC: Chăm chỉ.

- Thời gian: 5 phút.

1- Ổn định tổ chức.

2- Kiểm tra bài cũ :

? Em hiểu ntn về phương châm quan hệ? Phương châm cách thức và phương châm lịch sự?

 ? Làm bài tập 4,5.

3- Khởi động vào bài mới:

- GV dẫn vào bài mới: Trong thực tế giao tiếp vẫn có những trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại. Vậy nguyên nhân ấy là do đâu, ta cùng tìm hiểu tiết 13.

 

doc 23 trang cucpham 25/07/2022 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 17/ 9/ 2020- Dạy: / 9/ 2020.
Tuần 4- Tiết 16 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( tiếp).
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại .
2- Về kĩ năng:
- Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
3- Về thái độ:
Tuân thủ phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp để giao tiếp đạt hiệu quả cao.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, có trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.
- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ.
- Thời gian: 5 phút.
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ :
? Em hiểu ntn về phương châm quan hệ? Phương châm cách thức và phương châm lịch sự?
 	? Làm bài tập 4,5.
3- Khởi động vào bài mới:
- GV dẫn vào bài mới: Trong thực tế giao tiếp vẫn có những trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại. Vậy nguyên nhân ấy là do đâu, ta cùng tìm hiểu tiết 13.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm chắc phương châm hội thoại có quan hệ chặt chẽ với tình huống giao tiếp.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm..
- Thời gian: 10 phút.
- Y/c HS đọc truyện cười “ Chào hỏi”:
Tổ/c HĐ nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn):
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, phát phiếu cá nhân.
 + Nhiệm vụ: 
? Câu hỏi của nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Tại sao em lại nhận xét như vậy?
? Câu hỏi ấy có được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ (đúng tình huống giao tiếp) không? Vì sao?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
 Hoạt động cá nhân:
? Khi giao tiếp cần chú ý điều gì?
- Mục tiêu: Nắm chắc nguyên nhân những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 15 phút.
? Nhắc lại các phương châm hội thoại đã học?
? Đọc lại những VD đã phân tích khi học về các phương châm HT và cho biết trong những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ?
? Thử tìm hiểu nguyên nhân nào người nói đã vi phạm các phương châm hội thoại trong những tình huống nêu trên?
- Y/c HS quan sát VD 2 tr 37:
? Trong VD 2( SGK tr 37), câu trả lời của Ba có đáp ứng thông tin mà An muốn biết không?
? Phương châm nào đã không được tuân thủ?
? Vì sao Ba không tuân thủ phương châm hội thoại đã nêu?
? Hãy lấy ví dụ về tình huống tương tự?
- Y/c hs quan sát VD3 tr 37:
? Khi bác sĩ không nói thật với người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy?
? Hãy nêu một vài tình huống không cần tuân thủ phương châm hội thoại?
( Dự kiến: - Người chiến sĩ không may sa vào tay giặc, không thể khai báo sự thật về đơn vị mình.
- Khi nhận xét về hình thức, tuổi tác của người đối thoại.
- Khi đánh giá về lực học hoặc năng khiếu của bạn bè.)
- Y/c hs đọc VD 4:
? Khi nói “ Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không?
? Phải hiểu ý nghĩa câu này ntn?
? Vậy trong tình huống trên, nguyên nhân nào dẫn đến việc không tuân thủ phương châm về lượng?
? Tìm một số cách nói tượng tự?
( Dự kiến: - Chiến tranh là chiến tranh.
 - Nó vẫn là nó.
 - Rồng vẫn là rồng
 - Liu điu vẫn mãi là liu điu.
 - Anh vẫn là anh, em vẫn là em.
? Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết việc không tuân thủ các phương châm hội thoại là do những nguyên nhân nào?
- HS đọc.
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm nhận xét, bổ sung.
HS đọc ghi nhớ.
TL cá nhân
Đọc lại, TL cá nhân
TL cá nhân
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS lấy VD
TL cá nhân
TL cá nhân
 Hs Lấy ví dụ 
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Hs Lấy ví dụ
( Hs phát biểu theo sgk).
I- Quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
1- Tìm hiểu VD:
 - Câu hỏi tuân thủ phương châm lịch sự vì nó thể hiện sự quan tâm đến người khác.
- Tuy nhiên nó không sử dụng đúng lúc, đúng tình huống. Vì người được hỏi đang ở trên cành cao phải vất vả trèo xuống để trả lời.
-> KL: Không những phải tuân thủ các phương châm hội thoại mà còn nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp như: Nói với ai? Nói khi nào? Nói nhằm mục đích gì?
2- Ghi nhớ ( sgk trang 36).
II- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
1- Tìm hiểu ví dụ.
* VD 1: Chỉ có một tình huống trong phần học về phương châm lịch sự là tuân thủ phương châm hội thoại.
 Các trường hợp còn lại không tuân thủ phương châm hội thoại.
-> Nguyên nhân: Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá trong giao tiếp.
* VD 2: Câu trả lời không đáp ứng những yêu cầu muốn biết của An.
- Phương châm về lượng không được tuân thủ( không cung cấp đủ thông tin mà An muốn biết, vừa thiếu, vừa thừa)
-> Vì Ba không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo năm nào. Người nói ( Ba) trả lời chung chung để tuân thủ phương châm về chất ( không nói điều mình không có bằng chứng xác thực). Tức là người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác.
* VD 3: Khi bác sĩ không nói thật với người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó-> Phương châm về chất không được tuân thủ.
Bác sĩ không nói thật vì có thể sẽ khiến cho bệnh nhân hoảng sợ, tuyệt vọng. Đó là việc làm nhân đạo cần thiết. 
 -> Như vậy trong nhiều tình huống giao tiếp, nếu có một yêu cầu nào đó quan trọng hơn, cao hơn yêu cầu tuân thủ phương châm hội thoại thì phương châm hội thoại có thể không cần được tuân thủ.
* VD 4: Khi nói : Tiền bạc chỉ là tiền bạc.
- Nếu xét nghĩa hiển ngôn thì cách nói này không tuân thủ phương châm về lượng.
- Xét về nghĩa hàm ẩn ( nghĩa được hiểu bằng vốn sống, quan hệ, tri thức) thì cách nói này vẫn tuân thủ phương châm về lượng.
- Nên hiểu : Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Câu này có ý răn dạy người ta không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ khác quan trọng, thiêng liêng hơn: như quan hệ anh em, cha con, bạn bè, đồng nghiệp, tình yêu lứa đôi
-> Người nói muốn gây chú ý, muốn người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
2- Ghi nhớ( sgk trang 37).
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức bằng hình thức thực hành làm bài tập.
- PP và kĩ thuật: giải quyết vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
- Thời gian: 10'.
- Y/c HS đọc BT.
- HD hs làm bài cá nhân.
- Nhận xét, bổ sung.
- Hs đọc yêu cầu, làm bài, báo cáo kết quả.
- Nhận xét bổ sung.
III- Luyện tập:
Bài 1:
Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. Vì một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được Tuyển tập “ Truyện ngắm Nam Cao” để mà tìm được quả bóng-> Cách nói của ông bố với cậu bé là không rõ ràng.
Bài 2:
- Thái độ, lời nói của Chân, tay, tai, Mắt không tuân thủ phương châm lịch sự.
- Việc không tuân thủ phương châm là vô lí vì khách đến nhà phải chào hỏi chủ nhà rồi mới nói chuyện; nhất là ở đây, thái độ và lời nói của các vị khách rất hồ đồ, chẳng có căn cứ gì cả.
* Củng cố:
? Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần chú ý đến điều kiện nào?
? Nguyên nhân của việc vi phạm các phương châm hội thoại?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về các phương châm hội thoại để tìm trong văn thơ những trường hợp không tuân thủ PCHT theo yêu cầu.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- TG: 2 phút 
Hãy tìm trong thơ văn những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại? Cho biết nguyên nhân của việc không tuân thủ?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm những tình huống trong thực tế đời sống hoặc trong thơ văn vi phạm các phương châm hội thoại .
- Học, nắm chắc ghi nhớ, phân tích ví dụ để rõ hơn về phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
- Làm bài tập còn lại.
- Tự học: Xưng hô trong hội thoại.
- Chuẩn bị: Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
Soạn: 17/ 9/ 2020- Dạy: / 9/ 2020
Tiết 17- Văn bản: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG.
 ( Trích “ Truyền kì mạn lục”- Nguyễn Dữ.)
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Về kiến thức .
- Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì: Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì.
- Hiện thực về số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ
- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
- Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.
2- Về kĩ năng.
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu văn bản viết theo thể loại truyền kì.
- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
- Kể lại được truyện
3- Về thái độ.
 Giáo dục tinh thần yêu sự bình đẳng giới, phê phán xã hội cũ và cảm thông với số phận người phụ nữ trong xh xưa.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Hình thành năng lực thu thập thông tin, NL thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ.
- Phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
 + Thầy: Giáo án, sgk, sgv, bút dạ, bảng nhóm, phiếu học tập.
 + Trò: sgk, vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới..
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhâ ... n	
TL cá nhân	
TL cá nhân	
TL cá nhân	
TL cá nhân	
TL cá nhân	
2- Nhân vật Trương Sinh.
- Xuất thân: Con nhà hào phú.
- Tính tình: Ít học, đa nghi.
- Cuộc hôn nhân với Vũ Thị:
 + Không xuất phát từ tình yêu mà chỉ vì “mến dung hạnh”.
 + Không có sự bình đẳng giai cấp nên mới có chi tiết xin mẹ “ đem trăm lạng vàng cưới về”. Thực chất đây là cuộc mua bán trong Xh PK.
* Trong đời sống vợ chồng:
 + Có tính đa nghi.
 + Đối với vợ luôn phòng ngừa quá sức ( thiếu tin tưởng)
 + Thụ động .
* Khi chàng đi lính trở về:
 - Đối diện với những mất mát to lớn: mẹ già thương nhớ con mà sinh ốm và đã qua đời. Chàng đau buồn bế con ra thăm mộ mẹ.
 - Câu nói của con:
 + Thoạt đầu đã khiến Trương nghi ngờ lòng chung thủy của vợ.
 + Rồi sự nghi ngờ càng thêm sâu sắc. 
-> Cách dẫn chuyện khéo léo, tạo tình huống căng thẳng, mâu thuẫn truyện xuất hiện đột ngột, đẩy câu chuyện phát triển.
* Về nhà : 
 + Chàng la um lên cho hả giận.
 + Giấu không kể lời con nói.
 + Mắng, nhiếc, đánh, đuổi vợ đi bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và hàng xóm.
-> Cách xử sự hồ đồ, độc đoán, vũ phu, thô bạo.
=> Trương Sinh hiện thân cho chế độ nam quyền độc đoán, gia trưởng, bất công. Sự độc đoán chuyên quyền đã làm tê liệt lí trí, đã giết chết tình người và dẫn đến bi kịch cho cuộc đời Vũ Nương.
* Thái độ của tác giả.
- Thể hiện niềm thương cảm của tác giả với số phận nhỏ nhoi đầy bi kịch của người phụ nữ trong XH cũ.
- Thể hiện thái độ tố cáo, phê phán XH là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết thương tâm của người phụ nữ.
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật:
- Xây dựng truyện với bố cục chặt chẽ, tình huống truyện gay cấn, lôi cuốn hấp dẫn.
- Nghệ thuật dẫn truyện khéo léo.
- Các hình ảnh ước lệ có giá trị biểu cảm cao.
- Các yếu tố li kì hoang đường tạo sức lôi cuốn cho người đọc và khắc sâu giá trị tố cáo.
2- Nội dung: sgk
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: Củng cố toàn bộ văn bản.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề, sơ đồ tư duy.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút, vẽ sơ đồ.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'.	
Vẽ sơ đồ kiến thức toàn bộ nội dung bài học. 
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của VB để tạo lập đoạn văn theo yêu cầu.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
	Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về những bất công vô lí trong xã hội PK thông qua nhân vật Trương Sinh.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng.
- Tìm đọc truyện Truyền kì mạn lục
- Đọc thêm bài thơ “ Lại bài viếng Vũ Thị”, “ Trách chàng Trương”.
- Tóm tắt văn bản.
- Học, nắm chắc nội dung phân tích.
- Tự học: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
- Chuẩn bị: Hoàng Lê nhất thống chí.
.........................................................................................................................................
Soạn: 17 /9/ 2020- Dạy: / 9/ 2020.
Tiết 20- Tiếng Việt: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.
- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2- Về kĩ năng:
- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập VB.
3- Về thái độ:
Có ý thức sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập VB.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề, NL hợp tác.
- Phẩm chất : Yêu nước, có trách nhiệm, chăm chỉ.
B- Chuẩn bị:
 - Thầy : Giáo án, sgk, sgv.
 - Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trò chơi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Trách nhiệm. 
- Thời gian: 5 phút 
1- Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bàn ghế, vs, chấn chỉnh thái độ, trang phục, sĩ số.
2- Kiểm tra bài cũ:
? Em có nhận xét gì về từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt? 
? Làm bài tập 5,6.
3- Khởi động vào bài mới: TRÒ CHƠI TIẾP SỨC: THI TÌM NHANH TỤC NGỮ.
HĐ của GV	
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Gv phổ biến luật chơi :
 + Có hai đội chơi, mỗi đội 5 người đứng xếp hàng lần lượt từ 1- 5.
 + Luật chơi : Khi Gv hô bắt đầu thì HS số 1 lên viết nhanh câu tục ngữ mình tìm được, sau đó chuyển phấn cho hs số 2, lần lượt đến hết và quay vòng lại nếu còn tg. 
- Gv bổ sung , đánh giá, biểu dương, cho điểm đội chơi xuất sắc.
- GV dẫn vào bài : Trong khi tạo lập văn bản, có người nhớ được 1 cách chính xác câu tục ngữ, câu thơ, lời nói, có người lại chỉ nhớ mang máng chúng. Vậy để dùng chúng như thế nào cho đúng với ngữ pháp, bài hôm nay ta đi vào giải đáp vấn đề ấy.
- HS tạo đội chơi theo yêu cầu.
- Thực hiện chơi trò chơi, cả lớp cổ vũ.	
- Hs dưới lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Mục tiêu: Hiểu và biết cách dùng lời dẫn trực tiếp.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 10 phút.
- Yêu cầu HS đọc VD a, b:
 Thảo luận nhóm: 7’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm. 
 + GV giao nhiệm vụ: 
? Trong 2 đoạn trích (a,b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?
? Lời nói, ý nghĩ ấy có được nhắc lại nguyên vẹn, chính xác từng câu chữ không?
? Phần in đậm ngăn cách với phần đứng trước nó bằng dấu gì?
? Có thể thay đổi vị trí của các bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? Nếu đảo được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng dấu gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
 Hoạt động cá nhân
? Từ việc tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là dẫn trực tiếp? Cho ví dụ?
- dg: Lưu ý:
 + Trong trường hợp dẫn lại nguyên văn lời nói trong cuộc thoại thì trước lời nói phải đặt dấu ngang cách ( VD: )
 + Về mặt vị trí : Lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng giữa, đứng sau lời người dẫn( VD).
- Mục tiêu: Hiểu và biết cách dùng lời dẫn gián tiếp.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 20 phút.
- Yêu cầu Hs đọc VD a,b 
 Thảo luận nhóm: 5’
( KT khăn trải bàn)
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm.
 + GV giao nhiệm vụ: 
? Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó có được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không?
? Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay từ “ rằng” bằng từ gì không?
? Liệu những lời nói, ý nghĩ ở hai VD trên có được nhắc lại đúng từng câu chữ không?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + GV nhận xét, đánh giá, biểu dương
 Hoạt động cá nhân
? Qua việc tìm hiểu trên, em cho biết thế nào là cách dẫn gián tiếp? Cho VD?
- Gv kết luận bằng cách so sánh hai cách dẫn. 
- dg: Lưu ý:
 Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành gián tiếp cần :
 + Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
 + Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp.
 + Lược bỏ các tình thái từ.
 + Có thể thêm “ rằng” hoặc “ là” trước lời dẫn.
VD: Nam nói : “ Ngày mai tớ nghỉ học nhé”.
 Nam nói rằng ngày mai bạn ấy nghỉ học.
 Khi chyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:
 + Khôi phục lại nguyên văn lời lời dẫn( thay đối đại từ nhân xưng, thêm bớt các từ ngữ cần thiết)
 + Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
VD: Nam nói rằng ngày mai bạn ấy nghỉ học.
 Nam nói : “ Ngày mai tớ nghỉ học nhé”..
- Cho HS đọc toàn bộ ghi nhớ.
HS đọc 
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân 3’; nhóm 4’.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhóm khác nhận xét,
- TL cá nhân
HS đọc 
HS đọc VD
- Tạo nhóm theo yêu cầu
- HS làm việc cá nhân 3’; nhóm 4’.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhóm khác nhận xét,
- TL cá nhân
Đọc ghi nhớ
I- Cách dẫn trực tiếp.
1- Tìm hiểu VD:
 a- Bộ phận in đậm là lời nói của nhân vật.
 b- Bộ phận in đậm là ý nghĩ của nhân vật.
- Chúng được nhắc lại nguyên vẹn từng câu chữ.
- Các phần in đậm được đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm .
- Có thể đảo vị trí giữa hai bộ phận
- Khi đảo cần thêm dấu gạch ngang để ngăn cách hai phần.
2- Ghi nhớ ( sgk).
II- Cách dẫn gián tiếp:
1- Tìm hiểu VD:	
a- Bộ phận in đậm là lời nói ( lời khuyên).
 - Không có dấu hiệu gì.
b- Bộ phận in đậm là ý nghĩ ( từ “ hiểu” cho biết )
- Giữa bộ phận in đậm với bộ phận trước có từ “ rằng”.
- Có thể thay “ rằng” bằng “ là”.
- Không nhất thiết phải nhắc lại đúng từng câu, từng chữ mà có thể điều chỉnh cho thích hợp.
2- Ghi nhớ ( sgk)
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết vừa học.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
- Thời gian: 5'.
? Thế nào là cách dẫn trực tiếp ? Cho VD?
? Thế nào là cách dẫn gián tiếp? Cho VD?
? Chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp bằng cách nào?
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp ( gián tiếp).
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
 ? Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong chuyện “Người con gái Nam Xương” trong đó có sử dụng cả hai cách dẫn trên?
Hoạt động 5: Mở rộng tìm tòi.
- Làm thêm một số bài tập trong sách nâng cao.
- Học, nắm chắc ghi nhớ 
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị: Sự phát triển của từ vựng.
........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_theo_cv417_tuan_4.doc