Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

1- Kiến thức

- Những kiến thưc về kiểu bài NL về 1 sự việc, hiện tượng đời sống.

- Những sự việc, hiện tượng trong thực tế đáng chú ý ở địa phương.

2- Kĩ năng.

 - Tập trung suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương. Tích hợp với các văn bản văn và các bài tiếng việt, tập làm văn.

- Làm 1 bài văn t/bày 1 vấn đề mang tính XH nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.

3- Thái độ.

- Trung thực khi viết về các vấn đề ở địa phương.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Năng lực giải quyết vấn đề, thu thập thông tin, giao tiếp tiếng Việt.

- Phẩm chất: Chăm chỉ học tập tìm tòi kiến thức, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ học tập.

B- Chuẩn bị:

- Thầy: Ma trận, biên soạn đề KT, đáp án, biểu điểm

 

doc 14 trang cucpham 25/07/2022 1720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 20/ 4/ 2021- Dạy: / 4/ 2021 
Tiết 151+ 152- Tập làm văn.
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
1- Kiến thức
- Những kiến thưc về kiểu bài NL về 1 sự việc, hiện tượng đời sống.
- Những sự việc, hiện tượng trong thực tế đáng chú ý ở địa phương.
2- Kĩ năng.
 - Tập trung suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương. Tích hợp với các văn bản văn và các bài tiếng việt, tập làm văn.
- Làm 1 bài văn t/bày 1 vấn đề mang tính XH nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
3- Thái độ.
- Trung thực khi viết về các vấn đề ở địa phương.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề, thu thập thông tin, giao tiếp tiếng Việt.
- Phẩm chất: Chăm chỉ học tập tìm tòi kiến thức, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
B- Chuẩn bị:
- Thầy: Ma trận, biên soạn đề KT, đáp án, biểu điểm
* Ma trận :
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Bậc thấp
Bậc cao
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Nhớ yêu cầu, các bước của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Nhớ bố cục của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Hiểu yêu cầu thể hiện nội dung và nghệ thuật của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Biết viết phần MB đối với 1 đề bài cụ thể..
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ : 10 %
Số câu: 1
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm:0,5
Tỉ lệ 5 %
Số câu: 1
Số điểm: 6,5
Tỉ lệ 65%
Số câu:5
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
Tổng số câu:
Tổngsố điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:3
Số điểm:3
Tỉ lệ:30%
Số câu:1
Số điểm:0,5
Tỉ lệ:5%
Số câu:1
Số điểm:6,5
Tỉ lệ:65%
Số câu:5
Sốđiểm:10
Tỉlệ:100%
* ĐỀ BÀI 
I. Trắc nghiệm (1,5đ ): Chép đáp án đúng nhất vào bài kiểm tra.
Câu 1. Dòng nào sau đây không phù hợp với yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? 
A. Trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ.
B. Cần căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lí, hành động của NV để phân tích.
C. Cần bám vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu... để cảm nhận, đánh giá về t/c, cảm xúc của tác giả.
D. Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
Câu 2. Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục:
A. 4 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc lại bài và sửa chữa.
B. 3 phần: MB, TB, KB.
C. 2 phần: lập dàn ý, viết bài.
D. 1 phần Viết bài.
Câu 3. Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua:
A. Ngôn ngữ màu sắc.	
B. ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu
C. Giọng điệu, những rung cảm chân thành của người viết.
D. Bố cục mạch lạc, rõ ràng.
II- Tự luận: (6,5đ)
Câu 4(2đ): Nêu bố cục của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
Câu 5(6,5đ): Viết phần mở bài cho đề văn sau: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của t/g Viễn Phương.
* ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
I- Trắc nghiệm (1,5đ) 	Hs trả lời đúng mỗi câu 0,5đ
Câu 1- Mức đạt: HS chọn đáp án B.
 - Mức chưa đạt: HS có đạp án khác hoặc không chọn đáp án nào.
Câu 2- Mức đạt: HS chọn đáp án A.
 - Mức chưa đạt: HS có đáp án khác hoặc không có đáp án nào. 	
Câu 3- Mức đạt: HS chọn đáp án D.
 - Mức chưa đạt: HS có đáp án khác hoặc không chọn đáp án nào.
II- Tự luận ( 8,5đ )
Câu 4 (2đ ) : Hs nêu được bố cục của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
- MB: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
- TB: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
- KB: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa ( 2đ): Đảm bảo tốt yêu cầu nêu trên.
- Mức chưa tối đa( dưới 2đ): Nêu chưa đầy đủ các yêu cầu nêu trên.
- Mức không đạt: Không nêu được theo yêu cầu.
Câu 5(6,5 đ ):
* Về hình thức: Đúng yêu cầu hình thức đoạn văn mở bài. Câu văn liên kết tự nhiên, không gượng ép.
* Về nội dung: Đúng nội dung phần MB đề bài :	Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của t/g Viễn Phương.
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa( 6,5đ): Viết mở bài sáng tạo, đảm bảo tốt những yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa( dưới 6,5đ): Đảm bảo các yêu cầu ở mức độ khác nhau.
2- Hs: SGK, vở ghi, vở BT, dụng cụ học tập.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài học.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày một phút.
 + Phẩm chất: chăm chỉ học tập.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra 15 phút.
- GV dẫn vào bài :
 Hiện nay trong thực tế có rất nhiều vấn đề con người phải quan tâm để tìm giải pháp tối ưu như vấn đề môi trường, vấn đề quyền trẻ em, vấn đề xã hội Đó là những vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới phải quan tâm đồng thời nó là vấn đề cụ thể của từng địa phương phải giải quyết. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về và viết về một vấn đề thực tế ở địa phương mình.
Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập.
- Mục tiêu: Luyện tập làm văn nghị luận những vấn đề địa phương.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác, giao tiếp tiếng Việt.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- TG: 30'
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
? Khi viết về vấn đề môi trường
thì cần viết về những khía cạnh nào?
? Vậy khi viết bất cứ một vấn đề nào đó, ta cần phải đảm bảo những yêu cầu gì về nội dung? 
? Bài viết phải đáp ứng yêu cầu gì về cấu trúc?
 Hoạt động nhóm: 10’
 ( KT động não)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm.
 + Giao nhiệm vụ 
 N1+ 4: Vấn đề môi trường.
 N2+ 5: Vấn đề về quyền trẻ em.
 N3+ 6: Vấn đề xã hội. 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 + GV nhận xét, chốt.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo nhóm
- Động não cá nhân 5’.
- HĐ nhóm (7 phút).
 - Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
 - Các nhóm nhận xét, bổ sung.
I- Chuẩn bị
1- Xác định những vấn đề có thể viết ở địa phương
* Vấn đề môi trường. 
+ Hậu quả của việc chặt phá cây xanh 
–> ô nhiễm bầu không khí
+ Hậu quả của rác thải bừa bãi -> khó tiêu hủy.
* Vấn đề về quyền trẻ em.
+ Sự quan tâm của chính quyền địa phương đến 
trẻ em (xây dựng, sửa chữa trường học).
+ Sự quan tâm của nhà trường đến trẻ em (xây dựng khung cảnh sư phạm phù hợp..)
 + Sự quan tâm giúp đỡ của gia đình. 
* Vấn đề xã hội: 
 + Sự quan tâm giúp của cq địa phương đỡ đối với các gia đình thuộc diện chính sách
 + Những tấm gương sáng trong thực tế (về lòng nhân ái, đức hi sinh )
2- Xác định cách viết
a- Yêu cầu về nội dung
 + Sự việc hiện tượng được đề cập phải mang tính phổ biến trong xã hội. 
 + Phải trung thực có tính xây dựng, không sáo rỗng 
 + Phải phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có sức thuyết phục
 + Nội dung bài viết giản dị dễ hiểu tránh dài dòng.
 b- Yêu cầu về cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục 3 phần : MB, TB, KB.
- Bài viết phải có LĐ, luận cứ, lập luận rõ ràng.
II- Thực hành. 
1- Thảo luận nhóm, trình bày trước nhóm
2- Trình bày vấn đề trước lớp.
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào tạo lập văn bản hoàn chỉnh.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ tự học và tìm tòi tri thức.
	Hãy viết một bài văn ngắn về một hiện tượng ở địa phương em?
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
 	- Về nhà viết một văn bản hoàn chỉnh (chọn một trong các vấn đề đã hướng dẫn) 
- Chuẩn bị: Trả bài KT giữa kì.
...............................................................................................................................................
Soạn: 20/ 4/ 2021- Dạy: / 4/ 2021	
Tiết 153: TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
 Đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình về phương diện nội dung kiến thức ở cả ba phân môn. 
2- Kĩ năng :
 Đánh giá lại các kĩ năng làm bài cơ bản về văn bản, TV, TLV, đặc biệt là TLV.
3- Thái độ :
 Có ý thức tham gia tự nhận xét và chữa lỗi một cách tích cực.
=> Năng lực, phẩm chất hình thành:	
- Năng lực tự quản, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: trách nhiệm với bài viết của mình.
B- Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, bài đã chấm, nhận xét.
- Trò : Vở ghi, vở bài tập.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động: Cho học sinh hát tập thể.
Hoạt động 2: Tổ chức trả bài:
Hoạt động của GV 
HĐ của HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm lại yêu cầu đề bài; lập dàn ý cho đề bài
- Phương pháp, KT: Luyện tập, nêu và giải quyết vấn đề.
- Hình thức: Cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hình thành: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất : trách nhiệm với bài làm của mình.
- Thời gian: 15’
- GV yêu cầu HS đọc lại đề bài
- GV yêu cầu HS phân tích đề: chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức từng câu trong đề bài.
- Gv trả bài cho Hs.
- Mục tiêu: nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài viết; sửa chữa những lỗi mình đã mắc; học tập cách làm bài tốt của bạn.
- Phương pháp, KT: Luyện tập, thực hành.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Năng lực tự đánh giá, tự tin. 
 + Phẩm chất: Trách nhiệm với bài làm của mình.
- Thời gian: 20’.
- GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình ( ưu, nhược điểm ) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu.
- GV nêu nhận xét của mình về bài viết của HS:
- GV thống kê một số lỗi tiêu biểu trong bài viết của HS và yêu cầu HS phát hiện, sửa lỗi ( tập trung vào lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu ).
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận về hướng sửa chữa.
- GV chọn một bài viết tốt cho HS đọc, bình để học tập.
- GV cho học sinh đọc bài viết tốt và bài viết yếu kém.
- HS đọc đề.
- HS phân tích đề, làm bài.
HS nhận bài
HS đọc lại bài.
HS lắng nghe, ghi chép.
HS lên bảng viết những lỗi hay mắc phải.
I- Tìm hiểu những yêu cầu của đề 
1- Đề bài.
2- Chữa bài 
( theo đáp án tiết làm bài) 	
II- Trả bài
III- Nhận xét 
1- Hs đọc và tự nhận xét
2- Gv nhận xét chung
a- Ưu điểm:
- Phần Đọc- hiểu khá tốt.
- Phần Tập làm văn: Nhiều bài viết tỏ ra hiểu kĩ nă ... ội dung chính của biên bản, viết in hoa.
2- Phần nội dung: Gồm các mục
- Ghi lại diễn biến, kết quả của sự việc
- Cách ghi phải trung thực, khách quan, không được thêm vào ý kiến chủ quan của người viết.
- Tính chính xác, cụ thể của biên bản giúp cho người có trách nhiệm làm cơ sở để xem xét, đưa ra những kết luận đúng đắn.
3- Phần kết thúc: Gồm các mục
- Thời gian kết thúc.
- Họ tên, chữ kí của chủ toạ, thư kí hoặc các bên tham gia lập biên bản.
-> Chữ kí thể hiện tư cách pháp nhân của những người có trách nhiệm lập biên bản. 
4- Lời văn của biên bản.
- Ngắn gọn, chính xác.
* Ghi nhớ: SGK.
B- Luyện tập viết biên bản.
II- Bài tập.
1. Bài tập 1(SGK)
- Khá đầy đủ, tuy nhiên cần bổ sung.
+ Phần đầu VB.
+ Phần cuối VB.
- Chưa phù hợp.
- Sắp xếp lại cho hợp lí:
 + Phần mở đầu : Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.
 + Phần nội dung : Diễn biến và KQ của sự việc.
 + Phần kết thúc : Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính
2. Bài tập 2: Hãy ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua của lớp em
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Địa điểm, thời gian
- Tên biên bản
- Thành phần tham dự
- Diễn biến và kết quả hội nghị
- Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận.
3. Bài tập 3:
- Thành phần tham dự.
- Nội dung bàn giao:
+ Nội dung và KQ công việc đã làm trong tuần.
+ Nội dung công việc cần thực hiện trong tuần tới
* Củng cố: 	
? Đặc điểm của biên bản?
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã ôn tập để làm tiếp bài tập.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ
Bài tập 2(SGK): Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Hoạt động 4: Mở rộng tìm tòi.
- Về nhà: Viết một biên bản họp lớp mà em đã được tham dự
- Chuẩn bị : Luyện tập viết biên bản.
..................................................................................................................................................... 
Soạn: 22/ 4/ 2021- Dạy:	 / 4/ 2021	
Tiết 155- Tiếng Việt
 TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP.
A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, Hs có được 
1- Kiến thức : 
- Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về ngữ pháp đã học (Từ loại, Cụm từ)
2- Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào nói, viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài Tập làm văn.
3- Thái độ.
- Có ý thức học tập, sáng tạo trong học tập.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL: Giải quyết vấn đề, thực hành, hợp tác sáng tạo ...
- Chăm chỉ học tập tự tìm tòi tri thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị:
- GV : sgk, sgv, Giáo án.
- Hs : SGK, vở bt, vở ghi.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài học.
- Phương pháp và kĩ thuật: trò chơi HÁT THEO CHỦ ĐIỂM.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi tri thức.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.	
* Khởi động vào bài mới : 
- Cách tiến hành trò chơi Hát theo chủ điểm Thầy cô.
 + Gv phổ biến luật chơi: Có hai đội chơi, trong thời gian 5 phút mỗi đội sẽ hát theo hiệu lệnh của GV. Khi GV đưa ra một từ nào đó về chủ đề Thầy cô, hai đội sẽ đưa ra tín hiệu để giành quyền hát trước. Lần lượt đến hết 5 phút, đội nào giành nhiều quyền hát và hát đúng, đội đó sẽ chiến thắng. 
 + Kết thúc trò chơi, Gv biểu dương đội thắng cuộc.
- Gv dẫn vào bài mới.	
Hoạt động 2: Ôn luyện kiến thức đã học.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Tổng hợp kiến thức về danh từ, động từ, tính từ.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề..
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 +PC: Chăm chỉ học tập tự tìm tòi tri thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hoàn thành nhiệm vụ được giao.	
- Thời gian: 15 phút.
Hoạt động nhóm: 5’
( KT động não)
- GV chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ:
Nhóm 1,2,3: Bài tập 1,2,3
Nhóm 4,5,6: Bài tập 4,5,6
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ GV quan sát giúp đỡ HS
 + Bổ sung, chốt.
- Mục tiêu: Tổng hợp kiến thức về các từ loại khác.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề..
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ học tập tự tìm tòi tri thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hoàn thành nhiệm vụ được giao.	
- Thời gian: 15 phút.
? Xếp các từ in đậm vào cột thích hợp.
? Tìm những từ ở cuối câu để tạo câu nghi vấn? Chúng thuộc từ loại nào?
- Mục tiêu: Tổng hợp kiến thức về cụm từ.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề..
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ học tập tự tìm tòi tri thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hoàn thành nhiệm vụ được giao.	
- Thời gian: 25 phút.
? Trình bày khái niệm cụm danh từ, cụm ĐT, cụm TT?
? Hãy vẽ sơ đồ các cụm DT, cụm ĐT, cụm TT?
 Hoạt động nhóm: 5’
 ( KT động não)
- Chia nhóm: cả lớp chia thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ.
 + Nhóm 1,2 ( BT 1) : Xác định và phân tích các cụm danh từ ?
 + Nhóm 3,4 ( BT 2) : Xác định và phân tích các cụm động từ
 + Nhóm 5,6 ( BT 3)  : Xác định và phân tích cụm tính từ ?
- Thực hiện nhiệm vụ:
 + Gv quan sát giúp đỡ nếu cần.
 + GV chốt kiến thức.
+ HS động não cá nhân: 4 phút.
 + Hợp tác 4 phút
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. 
- Các nhóm bổ sung.
TL cá nhân
TL cá nhân
+ Hs hoạt động cá nhân 3 phút, nhóm 3 phút.
 + Đại diện báo cáo, nhóm khác nhận xét.
I- Danh từ, động từ, tính từ.
1- Lí thuyết. (Gv hướng dẫn).
2- Bài tâp:
 Bài tập 1: Xác định danh từ, động từ, tính từ
- Danh từ: lần, lăng, làng
- Động từ: nghĩ ngợi, phục dịch,đập, đọc, 
- Tính từ: hay, sung sướng, phải, đột ngột
 Bài tập 2 + bài tập 3:
Tìm hiểu khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ
a- Danh từ có thể kết hợp với các từ: những, các, một.
VD: những, các, một + lần, làng, cái lăng, ông giáo
b- Động từ có thể kết hợp với các từ: hãy, đã, vừa
VD: hãy, đã, vừa + đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập
c- Tính từ có thể kết hợp với các từ: Rất, hơi, quá
VD: Rất, hơi, quá + hay, đột ngột, phải, sung sướng.
Bài tập 4: Điền từ vào bảng sau:
Y/n kq của từ loại
 Khả năng kết hợp
Phía trước
Từ loại
Phía sau
- Chỉ sự vật( người, vật, hiện tượng,k/n.).
- Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Chỉ đặc điểm, t/c của sự vật, hoạt động, trạng thái.
Những, các, mọi, tất cả, một, hai.
Hãy, đừng, chớ, đã, vừa.
- Rất, hơi, quá ( các phó từ chuyên dụng)
Danh từ.
Động từ
- Tính từ.
ấy, đó, nọ, kia.
Phó từ chỉ sự hoàn thành.
Phó từ
Bài tập 5: Tìm hiểu sự chuyển loại của từ:
a- Từ tròn là tính từ, trong câu văn nó được dùng như động từ.
b- Từ lí tưởng là danh từ trong câu văn này nó được dùng như tính từ
c- Từ băn khoăn là tính từ, trong câu văn này nó được dùng như danh từ.
II- Các từ loại khác:
Bài 1( T132): Điền từ in đậm trong các câu vào bảng tổng hợp
Số từ
Đại từ
Lượng từ
Chỉ từ
Phó từ
QHT
trợ từ
Tình thái từ
thán từ
ba, năm
tôi, bao nhiêu, bao giờ, bấy giờ
những
ấy, đâu
đã,
mới,
đã,
đang
ở,
của,
nhưng,
như
chỉ,
cả,
ngay,
chỉ
hả
trời
ơi
Bài 2 :
- Những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn: à, ư, hả, hử, hở-> Thuộc loại từ tình thái.
B- Cụm từ:
1. Lí thuyết.
* Cụm DT:
Phần trước(t)
Trung tâm(T)
Phần sau(s)
t2
t1
T1
T2
s1
s2
chỉ lượng
chỉ số
DT chỉ loại( đơn vị)
DT chỉ người, vật
đặc điểm
vị trí( chỉ từ)
* Cụm ĐT:
Phụ trước
Trung tâm
Phụ sau
Thời gian, sự tiếp diễn tương tự, khuyến khích hay năng cản, khẳng đinh phủ định( phó từ)
Động từ
Đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện, cách thức.
* Cụm TT:
Phụ trước
Trung tâm
Phụ sau
Thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ, tính chất, khẳng đinh phủ định( phó từ)
Tính từ
 Vị trí, so sánh, mức độ, phạm vi hay nguyên nhân.
2- Bài tập:
Bài tập 1: Xác định và phân tích các cụm danh từ
a- Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó
- một nhân cách rất Việt Nam
- một lối sống rất bình dị......
b- những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng
c- Tiếng cười nói xôn xao...lên ấy.
* Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cum danh từ:
- Những từ ngữ in đậm là phần trung tâm của cụm danh từ
- Dấu hiệu để nhận biết cụm danh từ là từ những, một ở phía trước hoặc có thể thêm từ những vào trước phần trung tâm.
Bài tập 2: Xác định và phân tích các cụm động từ
a- Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
b- Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính...
* Những từ gạch chân là phần trung tâm của cụm động từ
- Dấu hiệu để nhận biết cụm động từ là các từ: đã, sẽ,vừa đứng trước động từ trung tâm.
Bài tập 3: Xác định và phân tích cụm tính từ
a- rất Việt Nam, rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, rất mới, rất hiện đại
b- sẽ không êm ả
c- phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn
* Những từ ngữ in đậm là phần trung tâm của cụm tính từ, ở đây có hai từ Việt Nam và Phương Đông là các danh từ được dùng làm tính từ.
- Dấu hiệu để nhận biết cụm tính từ là phó từ chỉ mức độ rất, hoặc có thể thêm phó từ rất vào phía trước.
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã ôn tập vào giải quyết tình huống ngoài chương trình.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.	
 + Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình.
 Tìm một đoạn văn bất kì trong một văn bản đã học, tìm các cụm DT, cụm ĐT, cụm TT và kẻ sơ đồ điền vào mô hình.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
+ Tìm những bài tập trong Tiếng Việt nâng cao để làm thêm.
+ Về nhà học bài.	
+ Chuẩn bị bài Tổng kết về ngữ pháp ( tiếp)
.............................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_theo_cv417_tuan_31.doc