Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :

1- Về kiến thức:

- Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một con người từ miền Nam ra viếng lăng Bác.

- Những đặc sắc về tứ thơ, giọng điệu bài thơ.

2- Về kĩ năng:

- Đọc- hiểu một văn bản trữ tình.

- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về những hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

3- Về thái độ: Trân trọng, kính yêu, tự hào, biết ơn Bác kính yêu.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.

- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm.

B- Chuẩn bị:

- GV: SGK, SGV, giáo án, máy chiếu, những câu thơ, bài thơ, hình ảnh về mùa thu.

- HS: SGK, chuẩn bị bài, vở ghi, phiếu học tập.

C- Tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động

- Phương pháp và kĩ thuật: Kích thích tư duy: Xem phim tư liệuvề hình ảnh Bác trước lúc mất.

- Hình thức: cá nhân

- Năng lực, phẩm chất hướng tới:

 + Hình thành NL trình bày một phút.

 + Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Khởi động vào bài mới:

- HS xem phim tư liệu về Bác lúc Người chuẩn bị đi vào cõi vĩnh hằng

 

doc 36 trang cucpham 4080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 18/ 4/ 2020 - Dạy: 
Tiết 116 - Văn bản:
VIẾNG LĂNG BÁC ( TIẾT 1 )
 ( Viễn Phương) .
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :
1- Về kiến thức:
- Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một con người từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
- Những đặc sắc về tứ thơ, giọng điệu bài thơ.
2- Về kĩ năng:
- Đọc- hiểu một văn bản trữ tình.
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về những hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3- Về thái độ: Trân trọng, kính yêu, tự hào, biết ơn Bác kính yêu.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, giáo án, máy chiếu, những câu thơ, bài thơ, hình ảnh về mùa thu.
- HS: SGK, chuẩn bị bài, vở ghi, phiếu học tập.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Phương pháp và kĩ thuật: Kích thích tư duy: Xem phim tư liệuvề hình ảnh Bác trước lúc mất.
- Hình thức: cá nhân 
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày một phút.
 + Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới:
- HS xem phim tư liệu về Bác lúc Người chuẩn bị đi vào cõi vĩnh hằng
? Đoạn phim tư liệu có nội dung gì? Em có cảm nhận gì về tình cảm của nhân dân ta với Bác khi Người đi vào cõi vĩnh hằng? 
- Gv dẫn vào bài: 
Lúc sinh thời Người dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, Người dành tình yêu thương cho hết thảy đồng bào. Vì thế khi Người mất đi cả dân tộc ta dành niềm xót thương vô hạn, dành tình yêu bao la với Người. Tình cảm ấy tuy không nói được với Bác nhưng ẩn chứa trong dòng lệ tiễn đưa, trong những áng thơ văn chứa chan niềm xúc động. Một trong những áng thơ văn ấy là bài thơ Viếng Lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ đã nói hộ tình cảm của triệu trái tim con người Việt nam dành cho Người khi Người đã yên nghỉ cõi vĩnh hằng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của thầy 
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi, học hợp đồng.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 8 phút.
? Trên cơ sở nhiệm vụ đã giao, em hãy đại diện nhóm trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
- Chiếu hình ảnh lăng Bác, chốt trên máy chiếu . 
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu:
+ 3 Khổ đầu: nhịp chậm, lắng sâu của cảm xúc. 
+ Khổ cuối: Nhịp nhanh, cao hơn thể hiện rõ khát vọng mãnh liệt. 
+ Giọng điệu trang nghiêm, tha thiết có cả niềm đau xót lẫn tự hào. 
- HS đọc lại, GV nhận xét. 
- Thảo luận chú thích: (1)- (2) (3)
? Nêu vài nét về hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? 
GV chốt lại trên máy. 
- GV cung cấp thêm: Bài thơ được viết trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; đồng bào Miền Nam có thể thực hiện mong ước ra Bắc viếng Bác. Tác giả cũng ở trong số đồng bào chiến sĩ từ Miền Nam sau giải phóng được ra viếng Bác.
? Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào? 
- GV chốt trên máy. 
? Nhận xét về giọng điệu bài thơ?
- GV nhận xét chốt lại ý cơ bản . 
? Cảm xúc bao trùm bài thơ là gì? Mạch vận động của cảm xúc theo trình tự nào? 
- GV chốt trên máy . 
? Từ mạch vận động trên hãy chỉ ra bố cục của bài thơ? 
GV chốt trên máy
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác.
 + Phẩm chất : Yêu nước, trách nhiệm.
- Thời gian : 27 phút.
- Hs đọc lại khổ 1 + khổ 2: 
? Câu thơ đầu tiên của bài thơ đem lại cho em cảm nhận như thế nào? 
 - Về cách xưng hô? 
 - Về việc sử dụng từ "thăm" thay cho từ " viếng "ở nhan đề ?
- GV bình: Nhà thơ xưng " con" với Bác- Cách xưng hô hết sức thân mật, làm câu thơ ấm áp tình người, tình cha con thành kính, kéo ngắn khoảng cách giữa lãnh tụ với người dân, chỉ còn lại một thứ tình cảm gần gũi, thân thương của con người trong đại gia đình lớn.
 Việc dùng từ " thăm" thay từ " viếng" ở nhan đề thể hiện sắc thái tinh tế, một nỗi đau cố kìm nén. 
- GV dẫn dắt: Trong niềm xúc động ấy thì những cảnh vật ngoài lăng cũng gợi cho Viễn Phương bao liên tưởng.
? Nhà thơ đã xúc động trước những cảnh vật gì?
( Hàng tre và mặt trời, dòng người) 
? Hình ảnh hàng tre được hiện lên qua những câu thơ nào? 
? Cách nhìn tre, tả tre của tác giả có gì đặc sắc?
? Gợi lên trong em hình dung gì về hàng tre?
? Ngoài việc sử dụng những tính từ gợi tả, tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ gì? Giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ đó? 
? Từ những liên tưởng đó kết hợp với câu cảm thán: “ Ôi!” khiến chúng ta hiểu gì về tình cảm, cảm xúc của tác giả?
GV bình: Từ một hình ảnh rất chân thực đó là Hàng tre bát ngát, vươn dài xanh xanh trước lăng, bang niềm xúc động, niềm thiêng liêng thành kính nhà thơ liên tưởng tới cốt cách, linh hồn người Việt Nam in đậm trong đó. Đằng sau sương khói mờ ảo thấp thoáng là một dáng đứng Việt Nam, dáng đứng của bốn ngàn năm lịch sử.
? Sau ấn tượng về hàng tre là ấn tượng về điều gì? Ấn tượng ấy được diễn đạt qua những dòng thơ nào? 
 ? Có gì đặt biệt trong cấu trúc của khổ thơ này ? 
Hoạt động nhóm(
KT động não):
- GV chia lớp thành 6 nhóm. Nêu nhiệm vụ:
? Vận dụng kĩ năng phân tích hãy phân tích tác dụng của khổ thơ trên trong việc biểu đạt cảm xúc của nhà thơ? 
 + Nhóm 1- 2- 3 phân tích 2 câu đầu.
 + Nhóm 4- 5- 6 phân tích 2 câu sau.
- Gv chốt - bình:
 + Mặt trời đi qua trên lăng là mặt trời thực "ngày ngày" là thời gian lặp lại tuần tự không ngừng nghỉ của mặt trời qua lăng. Việc đặt 2 hình ảnh mặt trời cạnh nhau làm nổi bật hình ảnh "mặt trời trong lăng ". Hình ảnh ẩn dụ này diễn tả sự vĩ đại, trường tồn của Bác kính yêu và ý nghĩa lớn lao của Bác đối với cuộc đời mỗi người dân Việt Nam.
 + "Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ: Ngày lại ngày là thời gian lặp lại tuần hoàn của dòng người vào lăng viếng Bác; Ngày ngày dòng người nặng trĩu nhớ thương đang lặng lẽ nối nhau đi trong một không gian đặc biệt: "Đi trong thương nhớ " tạo hình tượng một vòng hoa lớn dâng lên 79 mùa xuân, dâng 79 tuổi đời của Bác. 
+ Hình ảnh" Tràng hoa dâng 79 mùa xuân" là hình ảnh ẩn dụ chỉ tuổi đời của Bác. Chỉ một hình ảnh đó thôi, Viễn Phương đã nói được rất nhiều niềm thành kính, sự xúc động và cả cách nói lạc quan của Bác khi còn sinh thời: "Nay tôi đó ngoài 70 xuân" ( trích Di chúc). 
? Các yếu tố nghệ thuật trên thể hiện cảm xúc gì? 
? Vận dụng kĩ năng tổng hợp hãy nêu nhận xét khỏi quát nhất của em về khổ 1 và khổ 2 của bài thơ.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, các nhóm bổ sung.
- HS trả lời.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- Hs trả lời. 
- HS trả lời
- HS động não cá nhân(3 phút), nhóm trưởng điều hành thảo luận nhóm (4 phút), tổng hợp kết quả ra phiếu học tập lớn của nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm trưởng điều hành các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- HS trả lời
- HS trả lời
I- Đọc và tìm hiểu chung 
1- Tác giả: 
- Tên khai sinh: Phan Thanh Viễn, sinh 1928, mất tháng 12/2005 
- Quê: An Giang. 
- Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lực văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. 
- Phong cách thơ: nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng. 
- Tác phẩm tiêu biểu: 
+ Mắt sáng học trò (1970)
+ Nhớ lời di chúc ( 1972)
+ Như mây mùa xuân (1978)
2- Tác phẩm: 
a- Đọc- Tìm hiểu chú thích.
b- Tìm hiểu chung 
* Hoàn cảnh sáng tác: 
- Sáng tác tháng 4 - 1976, in trong tập " Như mây mùa xuân " (1978)
* Phương thức biểu đạt:
Biểu cảm kết hợp miêu tả 
* Giọng điệu: Chậm rãi, thiết tha chứa chan cảm xúc. 
* Cảm xúc bao trùm : 
- Niềm xúc động, thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn xót đau. 
- Mạch vận động của cảm xúc: theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. 
* Bố cục: 3 phần 
P1(Đoạn 1+ Đoạn 2): Cảm xúc của tác giả trước cảnh bên ngoài lăng Bác. 
P2 (Đoạn 3): Cảm xúc của tác giả khi ở trong lăng Bác. 
P3: (Đoạn 4): Cảm xúc của tác giả khi rời lăng Bác. 
ó Bố cục gọn, tự nhiên, hợp lí, cô đúc. 
II- Phân tích 
1- Cảm xúc của tác giả trước cảnh bên ngoài lăng Bác.
a- Câu thơ đầu: Lời thưa với Bác 
- Cách xưng hô: Con - Bác -> Thể hiện tình cảm kính yêu sâu sắc, sự gần gũi thân thương, niềm xúc động dâng trào khi đến bên lăng Bác.
- Từ "viếng" trong nhan đề bài thơ được thay bằng từ "thăm " -> nỗi xót đau kìm nén.
b- Những câu thơ sau: Ấn tượng về ngoại cảnh .
* Ấn tượng về hàng tre .
" Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 
Ôi ! Hàng tre , xanh xanh Việt Nam 
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng "
- Sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả: bát ngát, xanh xanh, đứng thẳng hàng. 
-> Hình ảnh hàng tre xanh tươi đều đặn đứng trước lăng như canh giấc ngủ cho Người. 
- Nhân hóa: đứng thẳng hàng; ẩn dụ: bão táp mưa sa, liên tưởng: Hàng tre- Việt nam
-> Hàng tre ẩn dụ cho dân tộc Việt nam kiên cường bất khuất. Dù bao gian nguy bão táp không gục ngã, vẫn hiên ngang đứng đó.
=> Niềm xúc động mạnh mẽ. Về với Bác như trở về với cội nguồn của dân tộc. Với truyền thống, sức sống của dân tộc. Vô cùng thiêng liêng và thành kính. 
* Ấn tượng về hình ảnh mặt trời trên lăng và dòng người vào lăng viếng Bác 
" Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
..
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân 
+ Cấu trúc khổ thơ:
 - Cấu tạo bởi điệp ngữ "ngày ngày"-> tạo cảm giác đều đặn, thường xuyên.
 - Cấu tạo bởi 2 cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời, dòng người, bẩy mươi chín mùa xuân. 
+ Đoạn thơ sử dụng 2 hình ảnh "Mặt trời" thực và ẩn dụ Bác Hồ đặt cạnh nhau làm nổi bật hình ảnh "mặt trời trong lăng". Hình ảnh ẩn dụ này diễn tả sự vĩ đại, trường tồn của Bác kính yêu và ý nghĩa lớn lao của Bác đối với cuộc đời mỗi người dân Việt Nam. 
 + "Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ: là hình ảnh thực dòng người nối nhau đi trong một không gian đặc biệt: "Đi trong thương  ... nổi bật về nghệ thuật ở bốn câu thơ này là gì? 
( Gợi ý: 
 - Chú ý vào cấu trúc các câu thơ?
 - Sự lặp lại cấu trúc câu ấy đã tái hiện được điều gì ?
 - Ngoài việc điệp lại cấu trúc câu, em hãy nhận xét về cách nói ở những câu thơ này?
 - Sự khác lạ ấy thể hiện như thế nào qua 2 câu thơ “ Chân phải bước tới cha / Chân trái bước tới mẹ”?
 GV: Lẽ thông thường, dù chân phải hay chân trái thì bước chân của con người bao giờ cũng bước về một hướng nhất định. Vậy mà Y Phương lại viết: 
 Chân phải bước tới cha
 Chân trái bước tới mẹ. Tưởng như là vô lí nhưng lại thật có lí)
? Sự khác lạ trong cách nói còn được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ:
 “Một bước chạm tiếng nói
 Hai bước tới tiếng cười"?
GV: Đúng thế! Bước chân con là cụ thể nhưng lại chạm tới cái vô hình, vô ảnh là tiếng nói, tiếng cười. 
? Với cách nói khác lạ ấy, Y Phương đã khẳng định điều gì?
? Qua những câu thơ chúng ta vừa tìm hiểu, em thấy Y Phương đã tái hiện được một khung cảnh gia đình như thế nào ?
GV bình: Bốn câu thơ tái hiện những bước đi chập chững đầu tiên của con trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Chân phải con có cha nâng, chân trái con có mẹ đỡ. Đích mà con bước tới là cha mẹ. Cha cho con niềm tin, ý chí, nghị lực. Mẹ cho con lòng nhân ái, yêu thương. Và con yên tâm biết bao khi ở trong vòng tay che chở ấy. Ngôi nhà như tràn ngập tiếng nói yêu thương, tiếng cười hạnh phúc.
Sau những câu thơ tái hiện khung cảnh gia đình, Y Phương đã nói về quê hương . Quê hương ấy hiện lên như thế nào? Trước khi tìm hiểu điều đó cô muốn giới thiệu với các em một vài hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống con người vùng núi cao Cao Bằng.
 Và bây giờ trở lại với đoạn thơ, chúng ta cùng tìm hiểu xem Y Phương nói về họ như thế nào nhé !
- GV chiếu đoạn thơ:
? Y Phương đã viết như thế nào về quê hương của người đồng mình?
? Quê hương mà nhà thơ nhắc đến bao gồm những gì ? 
? Y Phương đã viết về con người quê hương qua những dòng thơ nào?
? Tác giả đã gọi người quê hương bằng cụm từ nào ? 
? Có thể thay “người đồng mình” bằng 
“ người làng mình” được không? Vì sao?
? Ngoài sắc thái địa phương, cách gọi đó còn gợi được tình cảm nào?
? Vậy em nhận xét gì về cách gọi “ người đồng mình”?
? Những động từ " đan", " cài" ở câu thơ thứ hai gợi được điều gì?
- GV bình: Dưới bàn tay khéo léo, tài hoa của người đồng mình, những nan trúc, nan tre, nan nứa đã trở thành những vật dụng thật đẹp, thật xinh.
? Hình ảnh “Vách nhà ken câu hát” ở câu thứ ba còn gợi được điều gì nữa về cuộc sống của người đồng mình ?
- GV bình: Vách nhà của người đồng mình đâu chỉ ken bằng gỗ, bằng tre mà còn được ken bằng câu hát. Những câu hát ấy được cất lên từ cuộc sống lao động vui tươi, được cất lên trong những ngày hội của người đồng mình. Đó là những câu hát then, hát lượn, hát sli; những câu hát trao duyên, gọi bạn của những chàng trai, cô gái... Những câu hát được ken vào vách gỗ không chỉ gợi được cuộc sống lạc quan, tươi vui mà còn toát lên không khí trữ tình, quấn quýt của cuộc sống con người vùng cao.
? Với cách nói đó, Y Phương đã làm nổi bật điều gì về con người quê hương mình? 
? Cùng với việc nói về người đồng mình, người cha còn nói với con về thiên nhiên quê hương. Thiên nhiên ấy hiện lên qua những câu thơ nào?
 - Hình ảnh “ rừng”, “ hoa”’, “ con đường” trước hết được dùng với nghĩa nào? Tái hiện được điều gì?
 - Ngoài hình ảnh thực, những biện pháp tu từ nào xuất hiện trong 2 dòng thơ này ?
? Em hiểu thế nào là Rừng cho hoa ?
? Còn hình ảnh Con đường cho những tấm lòng ?
- GV bình : Rừng chở che và nuôi dưỡng con như bao đời nay vẫn chở che, nuôi dưỡng người đồng mình. “Rừng cho hoa” nghĩa là cho những gì đẹp đẽ của quê hương. “Con đường” không chỉ cho con đường đi lối bước mà còn mở lối “cho những tấm lòng” nhân ái, bao dung. Trên con đường ấy con sẽ đến với tương lai rộng mở, con sẽ gặp được những tấm lòng nhân hậu cao cả, sẽ học được nhiều điều về lối sống. 
? Với những hình ảnh vừa thực vừa giàu ý nghĩa đó, Y Phương đã cho ta thấy điều gì về thiên nhiên quê hương mình ? 
? Sau những lời thơ về quê hương, Y Phương đã nói như thế nào về tình cảm cha mẹ? 
? Nhận xét về việc sử dụng cụm từ “ mãi nhớ về” trong 2 dòng thơ trên ? Cụm từ này đã khẳng định được điều gì?
? Những câu thơ vừa tìm hiểu, chúng ta thấy Y Phương đã nói về cội nguồn. Vậy em hiểu cội nguồn mà nhà thơ nói tới bao gồm những gì ?
( Cội nguồn mà nhà thơ nói tới là gia đình, là quê hương, là cha mẹ )
? Vận dụng kĩ năng tổng hợp, hãy khái quát những nét chính về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ này ?
? Nói với con về cội nguồn, người cha mong muốn con điều gì?
? Trên cơ sở những điều đã phân tích, em hãy tổng hợp những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
? Với những đặc sắc về nghệ thuật trên, bài thơ đã thể hiện được nội dung nào?
? Ta hiểu gì về Y Phương qua bài thơ 
Nói với con?
- HS trình bày bằng sơ đồ tư duy.
- Các nhóm khác bổ sung.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung.
1- Tác giả:
- Sinh năm 1948, tên khai sinh: Hứa Vĩnh Sước; người dân tộc Tày; quê Trùng Khánh, Cao Bằng.
- Từng nhập ngũ và phục vụ trong quân đội, sau đó về công tác tại sở VHTT Cao Bằng, hiện nay là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng.
- Thơ ông thể hiện tình cảm chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.
- Tác phẩm tiêu biểu:
 + Người hoa núi (1982)
 + Tiếng hát tháng Giêng (1986)
 + Đàn then (1996).
2- Bài thơ.
a- Đọc - Tìm hiểu chú thích.
b- Tìm hiểu chung .
* Hoàn cảnh sáng tác : năm 1980 - khi đất nước đang trong giai đoạn khó khăn,
vấn đề lẽ sống chân chính được nhiều người đặt ra.
* Thể thơ: tự do. 
* Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
* Bố cục: 2 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu -> “đẹp nhất trên đời”: Nói với con về cội nguồn.
Đoạn 2: Còn lại: Nói với con về những đức tính của người đồng mình và mong muốn của cha.
II- Phân tích.
1- Nói với con về cội nguồn:
* Khung cảnh gia đình:
 " Chân phải bước tới cha
 Chân trái bước tới mẹ.
 Một bước chạm tiếng nói
 Hai bước tới tiếng cười"
- Điệp cấu trúc câu -> Tái hiện những bước đi chập chững đầu tiên của con trong niềm hân hoan của cha, của mẹ.
- Cách nói khác lạ:
-> Khẳng định cha mẹ là đích để con hướng tới. Bước tới đâu con cũng nhận được tình yêu thương của cha, của mẹ. 
=> Khung cảnh gia đình đầm ấm, tràn ngập tiếng nói, tiếng cười.
* Quê hương:
+ Con người quê hương:
 " Người đồng mình yêu lắm con ơi
 Đan lờ cài nan hoa
 Vách nhà ken câu hát"
 - Cách gọi “người đồng mình” đậm chất miền núi -> gợi cảm xúc thân thương trìu mến. 
 - Sử dụng các động từ "đan", "cài": miêu tả cụ thể cuộc sống lao động cần cù, khéo léo, cốt cách tài hoa của con người quê hương.
- Hình ảnh “vách nhà ken câu hát”-> gợi không khí tươi vui, lạc quan, trữ tình và sự gắn bó của con người quê hương.
-> Con người quê hương cần cù, khéo léo, cốt cách tài hoa, sáng tạo; có tinh thần lạc quan và niềm vui sống. 
+ Thiên nhiên quê hương:
 " Rừng cho hoa
 Con đường cho những tấm lòng".
- Sử dụng những hình ảnh thực: " rừng", "hoa", "con đường” -> Tái hiện vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương. 
- Nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ: 
 Rừng cho hoa: Rừng cho con những gì đẹp đẽ nhất.
 Con đường cho những tấm lòng : con đường mở lối cho con đến với những tấm lòng nhân ái, bao dung.
-> Thiên nhiên quê hương tươi đẹp, nghĩa tình. Quê hương đã chở che, nuôi dưỡng con cả về tâm hồn và lối sống.
Cha mẹ: 
 " Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
 Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời".
- Sử dụng cụm từ mang ý khẳng định
“mãi nhớ về”
-> Cha mẹ luôn nhớ về ngày hạnh phúc để giữ gìn, tạo dựng cho con một không khí gia đình thuận hòa, hạnh phúc, cho con điều kiện tốt nhất để con lớn lên, trưởng thành.
 * Tóm lại:
+ Với lời thơ giản dị, tự nhiên; cách nói giàu hình ảnh nhưng cũng rất sáng tạo của người miền núi, giọng thơ tha thiết, đoạn thơ là lời người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng. Đó là một gia đình đầm ấm, cha mẹ thuận hòa, hạnh phúc; một quê hương có thiên nhiên tươi đẹp, nghĩa tình, con người cần cù, lạc quan, khéo léo.
+ Người cha muốn con biết tự hào, yêu quý, trân trọng gia đình, quê hương. Đây không chỉ là mong muốn của người cha trong bài thơ mà còn là mong muốn của rất nhiều người cha khác, trong đó có nhà thơ.
III- Tổng kết. 
1- Nghệ thuật.
- Thể thơ tự do không bị gò bó bởi câu chữ.
- Giọng điệu thơ thiết tha, trìu mến, ấm áp.
- Cách diễn đạt của thơ ca miền núi (vừa cụ thể, mộc mạc vừa có tính khái quát, giàu chất thơ)
2- Nội dung - ý nghĩa: 
- Mượn lời nói với con, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
- Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống, về vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
-> Y Phương là một con người giàu tình cảm, biết trân trọng những vẻ đẹp truyền thống.
Hoạt động 4: Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức cả hai bài.
- PP và kĩ thuật: khái quát hóa.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + trình bày 1’.
 + Chăm chỉ.
TG: 5'
 ? Hãy khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật hai bài thơ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức và viết đoạn văn trình bày cảm nhận
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.	
 + Chăm chỉ.
Viết một đoạn văn với câu chủ đề: thiên nhiên quê hương luôn là người bạn của con người.
Hoạt động 5 : Mở rộng tìm tòi.
- Đọc thêm: Những bài thơ quê hương và về tình cảm gia đình.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích để thấy rõ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật bài thơ.
- Làm bài luyện tập(sgk)
- Chuẩn bị bài : Mây và sóng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_theo_cv417_tuan_25.doc