Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Kiến thức.

- Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.

- Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.

- Tác dung của 2 phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.

2- Kĩ năng

- Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợp.

- Vận dụng 2 phép lập luận này khi tạo lập và đọc - hiểu văn bản nghị luận.

3- Thái độ:

Tuân thủ và sử dụng đúng các phép lập luận phân tích và tổng hợp trong khi viết văn nghị luận.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Năng lực giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, NL hợp tác.

- Phẩm chất: Trách nhiệm với hoạt động nhóm, chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập.

B- Chuẩn bị:

- Gv : SGK, SGV, Giáo án

- Hs : SGK, vở Bt, vở ghi.

C- Tổ chức dạy học bài mới.

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, kết nối vào bài mới.

- Phương pháp và kĩ thuật: động não.

- Hình thức: cá nhân.

- Năng lực, phẩm chất hướng tới:

 + Tư duy sáng tạo.

 + Chăm chỉ tự học bài cũ

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Khởi động vào bài mới:

 ? Ở lớp 8, các em đã được làm quen với phương pháp trình bày đoạn văn theo những cách nào? ( diễn dịch, quy nạp, song hành.).

Gv dẫn vào bài: Ở bài này, chúng ta được làm quen với một phương pháp nữa cao hơn, rộng hơn, tổng hợp cả các cách trình bày đoạn văn trong một văn bản. Đó là phép phân tích, tổng hợp.

 

doc 17 trang cucpham 25/07/2022 4300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn : 15/ 2/ 2021- Dạy : / 2/ 2021 
Tuần 21- Tiết 101- Tập làm văn:
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức.
- Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp. 
- Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp. 
- Tác dung của 2 phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
2- Kĩ năng 
- Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Vận dụng 2 phép lập luận này khi tạo lập và đọc - hiểu văn bản nghị luận.
3- Thái độ: 
Tuân thủ và sử dụng đúng các phép lập luận phân tích và tổng hợp trong khi viết văn nghị luận.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, NL hợp tác.
- Phẩm chất: Trách nhiệm với hoạt động nhóm, chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập.
B- Chuẩn bị:
- Gv : SGK, SGV, Giáo án
- Hs : SGK, vở Bt, vở ghi.
C- Tổ chức dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Chăm chỉ tự học bài cũ	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới: 
 ? Ở lớp 8, các em đã được làm quen với phương pháp trình bày đoạn văn theo những cách nào? ( diễn dịch, quy nạp, song hành...).
Gv dẫn vào bài: Ở bài này, chúng ta được làm quen với một phương pháp nữa cao hơn, rộng hơn, tổng hợp cả các cách trình bày đoạn văn trong một văn bản. Đó là phép phân tích, tổng hợp. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Mục tiêu: Nắm chắc phép lập luận phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp tiếng Việt.
 + Trách nhiệm với hoạt động nhóm, chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập.	
- Thời gian: 20 phút.
- Học sinh đọc SGK:
? Văn bản có bố cục mấy phần?
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Phần MB, tác giả nêu những dẫn chứng gì về trang phục?
? Thông qua dẫn chứng ở đoạn mở bài, tác giả đã rút ra nhận xét về vấn đề gì?
? Phần thân bài gồm mấy luận điểm chính ? Các luận điểm chính đó là gì?
? Để làm rõ cho 2 luận điểm trên, tác giả dùng phép lập luận nào ? Cụ thể ra sao ? 
? Nêu vai trò của phép lập luận phân tích?
? Phép lập luận này đứng ở vị trí nào trong văn bản?
? Vậy phép lập luận phân tích là gì?
? Sau khi đã nêu một số biểu hiện của những quy tắc ngầm về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luận gì để chốt lại vấn đề? 
? Nêu vai trò của phép lập luận tổng hợp trong đoạn văn?
? Vậy phép lập luận tổng hợp thường đứng ở vị trí nào trong bài văn?
? Lập luận tổng hợp là gì? Vị trí của phép lập luận tổng hợp?
? Giả sử không có phân tích thì có thể tổng hợp được không ?
? Nếu chỉ có phân tích mà không tổng hợp lại có được không ? 
? Phân tích là gì? Tổng hợp là gì?
- HS tạo cặp đôi theo hướng dẫn.
- HS làm việc cá nhân 1 phút ; thảo luận cặp 2 phút. 
- Đại diện cặp trả lời
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
( HS bày tỏ)
HS đọc ghi nhớ.
I- Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
1- Tìm hiểu văn bản:
a- 3 phần : MB, TB, KB.
- Tác giả nêu 2 dẫn chứng có tính chất giả thiết:
 + Quần áo chỉnh tề mà đi chân đất.
 + Đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt trước mặt mọi người.
-> Mục đích đặt vấn đề: ăn mặc phải đúng quy cách, đồng bộ và chỉnh tề( nêu vấn đề).
- Hai luận điểm chính:
+ Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh, tức là tuân thủ những quy tắc ngầm mang tính văn hóa xã hội.
+ Trang phục phù hợp với đạo đức (là giản dị và hài hòa với môi trường sống xung quanh.)
-> Tác giả dùng phép lập luận phân tích. Cụ thể : 
a- Luận điểm 1: ăn mặc của con người phù hợp với văn hoá xã hội.
- Đưa dẫn chứng câu nói : Ăn cho mình, mặc cho người.
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng phân tích sự đối lập giữa hoàn cảnh và cách ăn mặc:
 + Cô gái một mình trong hang sâuchắc không đỏ chót móng chân, móng tay.
 + Anh thanh niên đi tát nướcchắc không sơ mi là phẳng tắp.
 + Đi đám cướichân lấm tay bùn.
 + Đi dự đám tang không được ăn mặc quần áo lòe loẹt, nói cười oang oang.
b- Luận điểm 2: Ăn mặc phù hợp với đạo đức (Y phục xứng kì đức).
Tác giả phân tích bằng những lí lẽ:
 + Dù mặc đẹp đến đâulàm mình tự xấu đi mà thôi.
 + Xưa nay cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường.
- Vai trò: 
Phép lập luận phân tích giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người từng hoàn cảnh cụ thể.
- Lập luận phân tích đứng ở phần thân bài ( hoặc giữa đoạn văn, sau câu chủ đề).
=> KL1: Lập luận phân tích( SGK)
b- Để chốt vấn đề : Tác giả dùng phép lập luận tổng hợp bằng một kết luận ở cuối văn bản: " Thế mới biết.là trang phục đẹp".
- Vai trò: Phép lập luận tổng hợp giúp ta hiểu ý nghĩa văn hóa và đạo đức của cách ăn mặc, nghĩa là không ăn mặc tùy tiện, cẩu thả như một số người tầm thường tưởng đó là sở thích và quyền "bất khả xâm phạm".
- Lập luận tổng hợp thường đứng cuối bài văn ( đoạn văn).
=> KL 2: Lập luận tổng hợp( SGK)
2- Ghi nhớ. 
Hoạt động 3 : Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, kĩ thuật khăn phủ bàn.
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Trách nhiệm với hoạt động nhóm, chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Thời gian: 15 phút.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
 Hoạt động nhóm : 5’
- Bước 1 : + Phân nhóm, phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ:
 Cả lớp chia thành 6 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí. 
 + Nhiệm vụ:
Nhóm 1,2,3: Bài tập 1.
Nhóm 4,5,6: Bài tập 2.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ HS thực hiện việc thảo luận, GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả
+ HS nhóm khác nhận xét, Gv bổ sung chốt kiến thức.
II- Luyện tập:
1- Bài tập 1
Phân tích:
- Học vấn là thành quả tích lũyđời sau.
- Bất kì ai muốn phát triển học thuật
- Đọc sách là hưởng thụ
2- Bài tập 2
- Bất cứ lĩnh vực học vấn nàochọn sách mà đọc.
- Phải chọn những cuốn sách "đích thực,cơ bản"
- Đọc sách cũng như đánh trận
Hoạt động 4 : Vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để tạo lập đoạn văn theo các cách lập luận trên.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập.
 Hãy viết một đoạn văn theo mô hình phân tích, một đoạn văn theo mô hình tổng hợp? 
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tự tìm một văn bản và chỉ ra đoạn văn lập luận theo lối phân tích, tổng hợp?
- Học nắm chắc nội dung bài
- Chuẩn bị bài: Luyện tập phân tích và tổng hợp.
..............................................................................................................................................
Soạn: 15/ 2/ 2021- Dạy: / 2/ 2021
Tiết 102+ 103 - Tập làm văn:
LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức .
 Mục đích, đặc điểm, tác dụng của phép phân tích và tổng hợp.
2- Kĩ năng.
- Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép phân tích và tổng hợp
- Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc –hiểu và tạo lập văn bản.
3- Thái độ:
 - Tuân thủ và sử dụng đúng phép phân tích và tổng hợp trong khi viết văn bản nghị luận.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, NL hợp tác.
- Phẩm chất: Trách nhiệm với hoạt động nhóm, chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập.
B- Chuẩn bị:
- Gv : SGK, SGV ,giáo án, bảng phụ. 
- Hs : SGK , vở Bt, vở ghi.
C- Tổ chức dạy học bài mới .
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Chăm chỉ tự học để củng cố kiến thức.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thế nào là phép phân tích, tổng hợp?
* Khởi động vào bài mới: 
Gv dẫn vào bài: Để củng cố chắc chắn kiến thức, ở tiết hôm nay chúng ta sẽ luyện tập thực hành về phép phân tích, tổng hợp. 
Hoạt động 2: Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về lập luận phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp và kĩ thuật: KT khăn phủ bàn.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ.
 + Trách nhiệm với hoạt động nhóm, chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập.	
- Thời gian: 35 phút
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
 Hoạt động nhóm: 7’
 ( KT động não)
- Bước 1 : Phân nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm. 
 + Nhiệm vụ:
 Nhóm 1, 2,3: Tìm luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn a?
 Nhóm 4,5,6: Tìm luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn b?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
+ Gv bổ sung chốt kiến thức.
 Hoạt động nhóm: 7’
 ( KT động não)
- Bước 1 : Phân nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm. 
 + Nhiệm vụ:
 Nhóm 1, 2: Thế nào là học qua loa, đối phó?
 Nhóm 3,4: Nêu những biểu hiện của học đối phó?
 Nhóm 5,6: Phân tích bản chất của lối học đối phó? Nêu tác hại của lối học đối phó?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
+ Gv bổ sung chốt kiến thức.
- Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách để lập dàn ý
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 3 phút
- Nhóm tập hợp ý kiến 4 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 3 phút
- Nhóm tập hợp ý kiến 4 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
Làm việc cá nhân
Bài tập 1: Nhận diện văn bản phân tích.
1- Đoạn a:
- Luận điểm: "Thơ hay cả hồn lẫn xác
- Trình tự phân tích:
 + Thứ nhất: Cái hay thể hiện ở các làn điệu xanh: xanh ao.xanh bèo’.
 + Thứ hai: Cái hay thể hiện ở các cử động: thuyền nhích, sóng gợn tí lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, con cá động
 + Thứ ba: Cái hay thể hiện ở các vần thơ: tử vận hiểm hóc kết hợ ...  Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + NL giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Tg: 5 phút
 ? Luận điểm chính của bài Tiểu luận của Nguyễn Đình Thi mà em vừa tiếp thu được?
Hoạt động 4: Vận dụng.
 - Mục tiêu: vận dụng kiến thức để viết đoạn văn.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập.
? Viết một đoạn văn về nội dung phản ánh và thể hiện của một tác phẩm văn nghệ ?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc thêm: + Mấy vấn đề văn học ( Nguyễn Đình Thi)
 + Tuyển tập Nguyễn Đình Thi. 
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi còn lại trong bài.
- Soạn phần còn lại.
 ................................................................................................................................
Soạn: 15/ 2/ 2021- Dạy: / 2/ 2021.
Tiết 105- Văn bản:
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ(Tiếp)
 (Nguyễn Đình Thi )
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
 Tiết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu nội dung phản ánh của văn nghệ. Giờ học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của văn bản, để thấy Nguyễn Đình Thi còn bàn về những nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu gì của nó đối với con người. 
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Chuyển ý:
Để làm rõ chức năng giáo dục (điều kì diệu) của văn nghệ, tác giả tiếp tục triển khai bằng luận điểm phụ 2.(GV ghi mục 2)
 (?) Ở luận điểm này, tác giả nêu ý kiến trong lời văn nào?
- Tổ/c chia sẻ cặp đôi : 3’
(?) Tóm tắt những lí lẽ phân tích của tác giả?
Gợi ý: 
 + Cần lao là gì? (cần cù lao động)
 + Tình tự là gì? (Tâm tư, tình cảm)
 + Chiến khu là gì?
(Khu vực tác chiến quan trọng -> Lĩnh vực chủ yếu mà văn nghệ tác động đến)
(?) Em có nhận xét gì về lời văn phân tích của tác giả? Từ đó, em hiểu điều tác giả phân tích là gì? 
(?) Sau đó, tác giả rút ra kết luận như thế nào?
(?) Nhận xét về kết cấu đoạn văn?
(?) Hãy lấy VD từ tác phẩm văn nghệ đã học để thấy: Văn nghệ đã phản ánh cuộc sống và đã tác động đến đời sống tâm tư, tình cảm của chúng ta như thế nào?
 (?) Trình bày ý kiến này, tác giả nêu luận điểm trong lời văn nào?
(?) Tư tưởng là gì?
( HS : Suy nghĩ, thái độ, quan điểm của con người đối với hiện thực tự nhiên và XH)
- Tổ/c chia sẻ cặp đôi : 3’
(?) Sau khi nêu luận điểm, tác giả phân tích, triển khai luận điểm như thế nào? Hãy tóm tắt trình tự lí lẽ và dẫn chứng của tác giả?
(?) Em hiểu như thế nào về ý kiến này của tác giả?
(?) Khi trình bày luận điểm này, tác giả không chỉ khẳng định điều kì diệu đó của văn nghệ, mà tác giả còn chỉ rõ cách văn nghệ đem điều kì diệu đó đến với người đọc, hãy chỉ ra những lời văn có nội dung này?
(?) Em hiểu như thế nào về cách nói của văn nghệ?
Em có nhất trí với ý kiến này không?
(?) Hãy lấy VD về những tư tưởng em có được khi đọc những TP văn nghệ?
(?) Nhận xét về nghệ thuật nghị luận ở đoạn này?
(Lí lẽ, dẫn chứng, giọng điệu lời văn ...
(?) Em hãy tổng hợp cả phần 1:
- Phần lớn bài tiểu luận đã trình bày "Tiếng nói của văn nghệ", chính là sức mạnh kì diệu của nó, đó là gì? 
- Cách nói của văn nghệ là cách nào?
(?) Nếu thiếu văn nghệ, đời sống con người sẽ ra sao?
( HS : Nếu thiếu VN, đ/s con người sẽ rất nghèo nàn).
- Mục tiêu: Hiểu được tác giả bài viết đã tổng hợp về tiếng nói của văn nghệ và cách nói của văn nghệ.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
 - Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Nhân ái trong cách ứng xử với mọi người; trách nhiệm với hoạt động nhóm; chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Thời gian : 20 phút.
( Dg : Ở phần cuối, tác giả đã tổng hợp những ý đã phân tích).
(?) Đầu tiên là ý kiến tổng hợp nào, về điều gì? 
(?) Theo tác giả, tác phẩm văn nghệ là gì? Em hiểu như thế nào về định nghĩa đó?
(?) Ý tổng hợp tiếp theo được nói trong lời văn nào? Nội dung cơ bản đã được tổng hợp là gì? Em hiểu như thế nào về điều đó?
(?) Ý tổng hợp quan trọng nhất là gì và được diễn đạt trong lời văn nào? 
Em hiểu như thế nào về những lời văn tổng hợp này?
(?) Tổng kết những nét cơ bản về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài viết?
(?) Những ý kiến của tác giả được trình bày trong bài là gi?
Hs trả lời
- Tạo cặp.
- HĐ cá nhân 1 phút.
- HĐ cặp 3 phút.
- Đại diện trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
- Tạo cặp.
- HĐ cá nhân 1 phút.
- HĐ cặp 2 phút.
- Đại diện trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
I - Đọc và tìm hiểu chung
II - Phân tích.
A- Phần 1: Phân tích tiếng nói của văn nghệ và cách nói của văn nghệ.
1- Văn nghệ là sự sống và là sự sống của tâm hồn.
2- Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm.
* Nêu ý kiến (luận điểm): 
 Văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc.
* Phân tích: 
- Văn nghệ không xa lìa cuộc sống, sống là ... cần lao, chiến đấu cũng là cần lao.
- Chỗ đứng của văn nghệ: Chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống hành động, cuộc đời sản xuất...ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu ...
- Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc ... là chiến khu chính của văn nghệ...
-> Lời văn phân tích bằng lí lẽ nhưng giàu hình ảnh
Tác giả chỉ rõ: Văn nghệ luôn bám sát để phản ánh cuộc sống lao động và chiến đấu, đặc biệt là phản ánh và tác động mạnh mẽ đến đời sống tâm tư, tình cảm của con người.
* Kết luận: "Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm"
=> Đoạn văn Tổng- Phân- Hợp chặt chẽ.
Ví dụ: 
- "Đoàn thuyền đánh cá": Tình yêu lao động, tự hào ...
- "Làng": Tình yêu quê hương, đất nước ...
3/ Văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng.
* Nêu ý kiến (luận điểm): 
"Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng"
* Phân tích- triển khai: 
 + "Không tư tưởng, con người không còn là con người ... tư tưởng của nghệ thuật không là trí thức trừu tượng một mình trên cao... (mà) là tư tưởng náu mình, yên lặng" (lí lẽ)
 + Câu thơ, trang truyện, vở kịch, tranh, đàn ...có bao giờ để trí óc ta nằm lười yên một chỗ.(d/c)
 -> T/giả muốn khẳng định: 
 + Văn nghệ đem đến cho con người nhiều suy nghĩ, quan điểm, cách nhìn ... cụ thể về cuộc đời - điều không thể thiếu trong cuộc sống.
 + "Nghệ sĩ không đến mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học. Anh làm cho chúng ta nhìn, nghe, rồi từ những con người, những câu chuyện, những hình ảnh, những nỗi niềm của tác phẩm sẽ khơi mông lung trong trí óc ta những vấn đề suy nghĩ..." 
=> Cách văn nghệ mang tư tưởng đến với người đọc (cách nói của Văn nghệ): Đi vào tâm hồn người đọc, tạo sự đồng tình trong người đọc.
VD: 
 "Lặng lẽ Sa Pa": Thái độ trân trọng người lao động, nghiêm túc hơn trong công việc lao động và học tập ...
 "Truyện Kiều": Thấy XH cũ bất công cần bị phá bỏ; trân trọng những con người lương thiện.
- Nghệ thuật nghị luận: 
 + Lí lẽ sâu sắc
 + Dẫn chứng thích hợp
 + Giọng văn chân thành, say sưa.
Tiểu kết (cả phần1):
- Tiếng nói của văn nghệ: Văn nghệ luôn phản ánh, là tiếng nói của nhiều mặt đời sống xã hội và con người, nhưng quan trọng nhất là đời sống tâm hồn: Là tiếng nói của tư tưởng và tình cảm. Văn nghệ vừa phản ánh vừa bồi đắp tâm hồn con người - một mặt quan trọng của sự sống.
- Cách nói của văn nghệ: Đi sâu vào tâm hồn người đọc, nói khi tạo được sự đồng tình, đồng cảm ở người đọc
B- Phần 2: Tổng hợp về tiếng nói của văn nghệ và cách nói của văn nghệ.
1- Tác phẩm văn nghệ:
"Vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng"
-> Tác phẩm là tiếng nói của tâm hồn người sáng tác nói với người đọc.
2- Cách nói của văn nghệ: 
- Không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi
- Vào đốt lửa trong lòng ta, khiến ta phải tự bước lên đường ấy.
-> Văn nghệ đến với người đọc bằng những rung cảm của tâm hồn chứ không chỉ là nhận thức bề ngoài. 
3- Tiếng nói của văn nghệ:
" ...tạo sự sống tâm hồn con người, mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người buồn vui nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn ...nghệ thuật xây dựng con người ... Nghệ thuật xây dựng tâm hồn cho xã hội"
-> Văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn nên có tác động kì diệu đến tâm hồn con người: Xây dựng tâm hồn con người, qua đó, xây dựng xã hội.
III - Tổng kết.
1 - Nghệ thuật:
- Hệ thống luận điểm - bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên.
- Lời văn giàu hình ảnh, dẫn chứng toàn diện (thơ văn, thực tế), lí lẽ sâu sắc, tạo sự hấp dẫn và thuyết phục
- Giọng văn: chân thành, say sưa, giàu nhiệt tình
2 - Nội dung:
- Văn nghệ phản ánh, là tiếng nói của đời sống, trong đó, đặc biệt quan trọng là văn nghệ phản ánh tâm hồn (Tư tưởng, tình cảm) của con người.
- Văn nghệ có tác động kì diệu đến tâm hồn con người: Xây dựng, bồi đắp tình cảm, tư tưởng cho con người - Mặt quan trọng của đời sống xã hội.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + NL giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Tg: 5 phút
 (?) Nêu 1 tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của nó đối với mình?
Gợi ý: Tác phẩm văn nghệ đó:
- Giúp em nhận thức được những gì?
- Làm giàu thêm (tác động) đến tư tưởng, tình cảm của em như thế nào?
Hoạt động 4: Vận dụng.
 - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để viết đoạn văn.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập.
	? Viết một đoạn văn về tác động của một tác phẩm văn nghệ đối với bản thân em ?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc thêm: + Mấy vấn đề văn học ( Nguyễn Đình Thi)
 + Tuyển tập Nguyễn Đình Thi. 
- Năm chắc kiến thức toàn bộ bài. Tự học văn bản: "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_theo_cv417_tuan_21.doc