Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Về kiến thức:

- Cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng ( cái quạt, cái bút, cái kéo.)

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

2- Về kĩ năng:

- Xác định yêu cầu của đề bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng cụ thể.

- Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.

3- Về thái độ:

Bồi dưỡng thái độ nghiêm túc khi viết văn thuyết minh, đặc biệt sử dụng một số biện pháp nghệ thuật để lôi cuốn được người nghe.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.

- Chăm chỉ, có trách nhiệm.

B- Chuẩn bị:

 - Thầy: Giáo án, sgk, sgv.

 - Trò: sgk, vở ghi, vở bài tập.

C- Tổ chức các hoạt động dạy học.

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.

- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề.

- Hình thức: cả lớp

- Năng lực, phẩm chất hướng tới:

 + Tư duy sáng tạo.

 + Trách nhiệm.

- Thời gian 5 phút.

1- Ổn định tổ chức

2- Kiểm tra bài cũ:

? Sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh có tác dụng gì?

? Cần lưu ý gì khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong VBTM?.

3- Khởi động:

 Cho học sinh hát chung bài hát Nối vòng tay lớn.

 ? Bài hát gợi trong em tinh thần nào?

GV dẫn vào bài mới.

 

doc 16 trang cucpham 25/07/2022 2840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 31/ 8/2020- Dạy: / 9/2020
Tuần 2- Tiết 6,7- Tập làm văn:
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:	
- Cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng ( cái quạt, cái bút, cái kéo...)
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
2- Về kĩ năng:
- Xác định yêu cầu của đề bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng cụ thể.
- Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
3- Về thái độ:
Bồi dưỡng thái độ nghiêm túc khi viết văn thuyết minh, đặc biệt sử dụng một số biện pháp nghệ thuật để lôi cuốn được người nghe.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
- Chăm chỉ, có trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
 - Thầy: Giáo án, sgk, sgv.
 - Trò: sgk, vở ghi, vở bài tập.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cả lớp
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Trách nhiệm.
- Thời gian 5 phút.
1- Ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ:
? Sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh có tác dụng gì?
? Cần lưu ý gì khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong VBTM?.
3- Khởi động: 
 Cho học sinh hát chung bài hát Nối vòng tay lớn.
 ? Bài hát gợi trong em tinh thần nào?
GV dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Luyện tập. 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết về các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh qua hình thức luyện tập.
- PP và KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL giao tiếp, hợp tác.	
 + Phẩm chất : trách nhiệm, chăm chỉ.
- Thời gian: 37'.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động cá nhân:
? Bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng có mục đích gì?
? Nêu một số biện pháp nghệ thuật dùng trong VBTM?
? Tác dụng của việc dùng một số biện pháp nghệ thuật trong VBTM?
- Kiểm tra học sinh phần chuẩn bị ở nhà.
- Gv hướng dẫn Hs đọc đề bài, tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết đoạn văn, trình bày:
? Đề yêu cầu thuyết minh vấn đề gì?
? Em dự kiến thuyết minh ntn?
? Hãy lập dàn ý cho một trong những đề thuyết minh trên?
 Hoạt động nhóm: 10’
- Bước 1 : Chia nhóm, giao nhiệm vụ: mỗi nhóm 1 đối tượng.
 Nêu yêu cầu:
 + Diễn đạt bằng lời nói có kèm theo điệu bộ, cử chỉ, tuyệt đối k đọc bài đã viết sẵn.
 + Có thể t/bày 1 đoạn, 1 ý lớn (với Hs yếu) hoặc cả bài với Hs khá.
 + Kĩ năng nói: Lời nói phải đảm bảo chuẩn mực (phát âm k ngọng), trong sáng (k lạm dụng từ ngữ địa phương hoặc từ ngữ vay mượn), văn hóa (k dùng biệt ngữ, tiếng lóng).
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
- Gv bổ sung chốt kiến thức.
 Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS luyện nói trước lớp:
? Hãy nói theo dàn ý đã chuẩn bị ở nhà.
? Hãy viết thành văn đoạn Mở bài và Kết bài đề bài trên?
- GV nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- HS tạo nhóm theo yêu cầu, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
- HS thực hiện việc thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày trước nhóm
- HS trong nhóm góp ý.
- Đại diện trình bày theo dàn ý đã chuẩn bị.
- Hs, Gv nhận xét, bổ sung.
- Hs viết, đọc trước lớp.
- HS nhận xét.
I- Củng cố kiến thức:
- Bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng có mục đích: giới thiệu công dụng, chủng loại, lịch sử ra đời của đồ dùng đó.
- Một số biện pháp nghệ thuật: như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa...
- Tác dụng : Làm cho bài văn hấp dẫn, sinh động.
II- Chuẩn bị ở nhà.
Đề: Thuyết minh một trong những đồ dùng sau:
 Cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón.
1- Tìm hiểu đề.
- Đối tượng thuyết minh: Cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón.
- Thuyết minh:
 + Lịch sử.
 + Cấu tạo.
 + Chủng loại.
 + Công dụng.
 + Cách sử dụng, bảo quản.
2- Lập dàn ý( thuyết minh về chiếc nón).
 a- Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón.
 VD : Là người VN ai chẳng biết chiếc nón trắng quen thuộc: Chiếc nón mẹ ta ra đồng, em ta đi học, người diễn viên lên sân khấu...Chiếc nón thân thiết và gần gũi thế nhưng nó có từ khi nào ? được làm ntn và giá trị kinh tế, văn hóa, nghệ thuật của nó ra sao? Ta sẽ cùng tìm hiểu.
b- Thân bài:
- Lịch sử ra đời của chiếc nón.
- Cấu tạo của chiếc nón.
- Quy trình làm ra chiếc nón.
- Giá trị kinh tế, văn hóa, nghệ thuật của chiếc nón.
c- Kết bài:	
Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện nay.
III- Luyện nói ở lớp
1. Luyện nói theo nhóm.
2. Luyện nói trước lớp.
VD đoạn kết bài: Chiếc nón trắng VN không chỉ dùng che mưa che nắng mà dường như nó còn là một phần không thể thiếu góp phần làm nên vẻ duyên dáng cho người phụ nữ VN. Chiếc nón trắng từng đi vào ca dao” Qua đình ngả nón trông đình, đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu” và ngày nay nó lại làm nên biết bao giá trị, tạo nên bản sắc riêng cho người phụ nữ VN hiện đại. Mãi mãi chiếc nón trắng sẽ là bạn đồng hành của dân tộc VN trong con mắt bạn bè thế giới.
* Củng cố: 
? Sử dụng biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh có tác dụng gì?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về các biện pháp nghệ thuật trong VB TM để giải quyết tình huống trong thực tế.
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
- TG: 2 phút	
 Hãy viết một đoạn văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật thuyết minh về chiếc bút bi.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc thêm: Họ nhà Kim.
- Tìm đọc một số bài văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật 
- Viết đề văn thuyết minh trên thành văn. 
- Chuẩn bị: Sử dụng yếu tố miêu tả trong VB thuyết minh.
.	
Soạn: 23/ 8/ 2020- Dạy: / 8/ 2020.
 Tiết 8- Văn bản : ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH.
 ( Gac-xia Mac- ket)
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Về kiến thức .
- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
- Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
2- Về kĩ năng.
Đọc- hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.
3- Về thái độ.
Yêu thích hòa bình, phản đối chiến tranh.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, có trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bình giảng văn học.
- Trò : Chuẩn bị bài, sgk, vở bài tập, vở ghi.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất yêu nước.	
- Thời gian: 5 phút.	
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ.
 ? Nêu những cảm nhận của em về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh ( Về văn hóa? Về lối sống và sinh hoạt hàng ngày?)
 ? Nêu nội dung và nghệ thuật VB “ Phong cách Hồ Chí Minh”?
* Khởi động vào bài mới: 
- Gv cho HS nghe bài hát: Chất độc màu da cam.
- Bài hát gợi trong em điều gì? ( HS tự bộc lộ)
- DG: Chiến tranh chính là thảm họa của loài người trên trái đất chứ không riêng gì ở VN. Để hiểu được những nguy cơ, tác động của chiến tranh đối với cuộc sống con người, và để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân để bảo vệ hòa bình thế giới cô và các em sẽ đến với văn bản Tuyên bố....của nhà văn Mác-két. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm những nét chính về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp và kĩ thuật: 
 PP nêu vấn đề, KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng NL, phẩm chất: 
 + Hình thành NL tự học.
 + Phẩm chất: Chăm chỉ.
- Thời gian: 10 phút.
? Em hãy nêu những hiểu biết về tác giả Mac-ket ?
? Cho biết hoàn cảnh ra đời văn bản?
? Xác định kiểu văn bản của bài ?
? Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Văn bản chia thành mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
- Mục tiêu: Hiểu biết về nguy cơ, tác động của chiến tranh hạt nhân và lời kêu gọi của tác giả với thế giới loài người.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Yêu nước, trách nhiệm.	
- Thời gian : 25 phút.
- Đọc đoạn 1:
 Hoạt động cá nhân:
? Tác giả mở đầu cho luận điểm về nguy cơ chiến tranh hạt nhân bằng cách nào?
? Để gây ấn tượng mạnh hơn tác giả còn so sánh hiểm họa của việc tàng trữ vũ khí hạt nhân với điều gì?
? Ngoài việc đưa ra dẫn chứng, tác giả còn sử dụng những lí lẽ ntn?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn văn?
? Bằng cách lập luận ấy, đoạn văn mở đầu có sức tác động ntn đến người đọc, người nghe?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung.
1- Tác giả.
- Mac-ket là nhà văn Cô-lôm-bi-a, sinh năm 1928, mất năm 2014.
- Là tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo.
- Ông được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1982.
 2- Tác phẩm :
a- Đọc và tìm hiểu chú thích.
b- Tìm hiểu chung:
* Hoàn cảnh ra đời :
Tháng 8 năm 1986, nguyên thủ của 6 nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác –hen-ti-na, Hi-lạp, Tan-da-ni-a họp lần thứ hai tại Mê-hi-cô đã ra bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo đảm an ninh và hòa bình thế giới. Nhà văn Mac-ket được mời tham dự cuộc gặp gỡ này. VB trên trích từ tham luận của ông.
* Kiểu văn bản:
Văn bản nhật dụng – nghị luận một vấn đề chính trị xã hội.
* Phương thức biểu đạt.
Nghị luận.
* Bố cục: 3 phần.
P1- Từ đầu -> “ vận mệnh thế giới” : Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
2- Tiếp -> “ điểm xuất phát của nó” : Tác động của chiến tranh hạt nhân.
3- Còn lại : Nhiệm vụ của mỗi người.
II- Phân tích.
1- Ng ... rữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân.
 -> Là thông điệp về cuộc sống đã từng tồn tại đẹp đẽ trên Trái Đất .
 Cũng là thông điệp về những kẻ ngu ngốc, man rợ - thủ phạm mang tính tội ác diệt môi sinh toàn cầu, xóa bỏ cuộc sống trên Trái Đất bằng vũ khí hạt nhân phải cần được mọi người khắc ghi và cực lực lên án, nguyền rủa.
 - Tác giả là người quan tâm sâu sắc tới vấn đề vũ khí hạt nhân với nỗi niềm lo lắng và công phẫn cao độ; đồng thời cũng bộc lộ tinh thần yêu chuộng hòa bình của ông. 
III- Tổng kết.
1- Nghệ thuật:
Hệ thống luận điểm, luận cứ ngắn gọn , rành mạch; dẫn chứng xác thực giàu sức thuyết phục, gây được ấn tượng mạnh với người đọc
2- Nội dung:
Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của Mác-ket đối với hòa bình nhân loại. SGK) 
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề, sơ đồ tư duy.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'.	
? Theo em vì sao VB lại được đặt tên là “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”? 
? Phát biểu những suy nghĩ của em sau khi học xong VB trên?
* Củng cố:
? Vẽ sơ đồ tư duy cho nội dung bài học ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức từ VB để viết đoạn văn cảm nhận của bản thân.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
- TG: 2 phút.
Em hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về những tác động của chiến tranh hạt nhân?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Sưu tầm những tài liệu về chiến tranh, đặc biệt về chiến tranh hạt nhân.
- Nắm chắc nội dung bài.
- Chuẩn bị : Tuyên bố thế giới về sự sống còn.
Soạn: 8/ 9/ 2020- Dạy: /9/ 2020.
Tiết 10- Tiếng Việt: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp).
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
Nắm được những hiểu biết cốt yếu về phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
2- Về kĩ năng:
- Vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp.
- Nhận biết và phân tích cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
3- Về thái độ:
Vận dụng các phương châm trong giao tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp cao.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bình giảng văn học.
- Trò : Chuẩn bị bài, sgk, vở bài tập, vở ghi
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là phương châm về lượng?Lấy một VD về trường hợp vi phạm phương châm về lượng?
 	? Thế nào là phương châm về chất? Tìm một vài thành ngữ có liên quan đến phương châm về chất?
* Khởi động vào bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Gv đàm thoại: Vì sao gọi là Các phương châm hội thoại mà không phải là Các quy tắc hội thoại?
- GV dẫn vào bài mới.
Hs hoạt động cá nhân trả lời
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu và vận dụng được phương châm quan hệ trong giao tiếp.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm..
- Thời gian: 10 phút.
- Y/c HS đọc ví dụ sgk:
 Tổ/c HĐ nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn):
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, phát phiếu cá nhân.
 + Nhiệm vụ: 
? Thành ngữ : “ Ông nói gà bà nói vịt ” dùng để chỉ tình huống hội thoại ntn?
? Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện tình huống hội thoại như vậy? 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
 Hoạt động cá nhân:
? Có thể rút ra kết luận gì khi giao tiếp?
* Lưu ý : - Có những trường hợp xét về mặt câu chữ là lạc đề nhưng đặt vào tình huống giao tiếp cụ thể vẫn đáp ứng được phương châm quan hệ. VD:
+ Khách : Nóng quá! 
+ Chủ nhà : Mất điện rồi.
( chủ nhà hiểu “ nóng quá” không phải là thông báo thời tiết mà là một yêu cầu “ Làm ơn bật quạt lên” nên mới đáp như vậy tức là “ không bật quạt được vì mất điện”)
- Trong giao tiếp, khi người nói chuẩn bị hỏi về một điều không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ, người hỏi dùng những cách diễn đạt kiểu như “Nhân đây xin hỏi” , “ À này, còn chuyện hôm qua thì sao nhỉ?”
- Mục tiêu: Hiểu và vận dụng được phương châm cách thức trong giao tiếp.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Trách nhiệm..
- Thời gian: 10 phút.
- Y/c Hs đọc VD sgk tr 21: 
 Hoạt động cá nhân:
? Hãy giải thích nghĩa thành ngữ “ Dây cà ra dây muống”, “ Lúng búng như ngậm hột thị”?
? Những cách nói đó có ảnh hưởng ntn trong giao tiếp?
? Bài học rút ra từ hậu quả của những cách nói trên?
 Tổ/c HĐ nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn):
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, phát phiếu cá nhân.
 + Nhiệm vụ: 
Có thể hiểu câu sau đây theo mấy cách?
Tôi đồng ý những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.
? Trong tình huống trên, để người nghe không hiểu lầm phải nói ntn?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
 Hoạt động cá nhân:
? Qua việc tìm hiểu trên, khi giao tiếp để người nghe không hiểu lầm cần có cách nói ntn?
? Hiểu thế nào là phương châm cách thức?
? Hãy tìm một ví dụ trong thực tế vi phạm phương châm cách thức? ( có thể lấy VD câu chuyện Mất rồi- cháy!)
- Mục tiêu: Hiểu và biết cách vận dụng phương châm lịch sự trong giao tiếp.
- Phương pháp, KT: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề.
 + Trách nhiệm, nhân ái.
- Thời gian: 7 phút.
- Y/c HS đọc truyện “ Người ăn xin”
? Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
? Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?
? Hiểu thế nào về phương châm lịch sự?
- HS đọc 
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
HS đọc ghi nhớ
HS đọc VD
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
TL cá nhân
HS đọc.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Phương châm quan hệ.
1- Tìm hiểu VD:
 - Thành ngữ này chỉ tình huống hội thoại trong đó những người tham gia hội thoại không nói đúng vào đề tài giao tiếp , mỗi người nói một đằng dẫn đến không hiểu nhau.
- Hiệu quả giao tiếp không đạt được do không hiểu nhau.
 VD : A: - Lan về đường nào nhỉ?
 B: - Tớ về đường này.
2- Ghi nhớ ( sgk trang 21).
II- Phương châm cách thức.
1- Tìm hiểu ví dụ.
a- Ví dụ 1:
- Dây cà ra dây muống: Chỉ cách nói năng rườm rà, dài dòng.
- Lúng búng như ngậm hột thị: Chỉ cách nói năng ấp úng, không rành mạch, không thoát ý.
-> Những cách nói đó làm người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung truyền đạt, làm việc giao tiếp không đạt hiệu quả như mong muốn.
-> KL: Khi giao tiếp cần nói năng ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch, để tạo được mối quan hệ tốt đẹp với người giao tiếp.
b- Ví dụ 2:
 Tôi đồng ý những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.
Có thể hiểu theo hai cách:
 - Cách 1: Khi cụm từ “ của ông ấy” bổ nghĩa cho “ truyện ngắn”, sẽ được hiểu : 
 Tôi đồng ý với nhận định của ai đó về truyện ngắn do ông ấy sáng tác.
- Cách 2: Khi cụm từ “ của ông ấy” bổ nghĩa cho “ nhận định” , sẽ được hiểu:
 Tôi đồng ý với nhận định của ông ấy về một truyện ngắn nào đó.
* Để người nghe không hiểu lầm cần nói:
- Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
- Tôi đồng ý với nhận định của các bạn về truyện ngắn của ông ấy.
-> KL: Cần nói rõ ràng, tránh cách nói mơ hồ.
2- Ghi nhớ( sgk trang 22).
III- Phương châm lịch sự.
1- Tìm hiểu ví dụ:
- Vì cả hai đều cảm nhận được sự chân thành và tôn trọng của nhau : 
 + Cậu bé không khinh miệt xa lánh người ăn mày, không phân biệt địa vị sang hèn, vẫn có thái độ, lời nói hết sức chân tình, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến ông lão. 
 + Còn ông lão ăn mày thì cảm nhận được sự sự ấm áp từ tình cảm cậu bé dành cho ông đã đáp lại bằng nụ cười và lời cảm ơn.
-> Kết luận: Trong giao tiếp, dù địa vị XH và hoàn cảnh người đối thoại ntn cũng cần phải chú ý đến cách nói tôn trọng người đó
-> Phương châm lịch sự.
2- Ghi nhớ ( sgk trang 23).
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết.
- PP và kĩ thuật: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề.
- Hình thức: nhóm, cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
- Thời gian: 5'.
? Trong giao tiếp, để đạt hiệu quả, người tham gia giao tiếp cần tuân thủ những phương châm nào?
? Nêu đặc điểm từng phương châm hội thoại?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về các phương châm hội thoại để tạo lập một cuộc thoại theo yêu cầu.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.	
Hãy tạo lập một cuộc hội thoại, trong đó một trong ba phương châm ( quan hệ, cách thức, lịch sự ) được hoặc không được tuân thủ.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm những tình huống trong thực tế đời sống hoặc trong thơ văn vi phạm một trong ba phương châm hội thoại ( quan hệ, cách thức, lịch sự )
- Học, nắm chắc ghi nhớ, phân tích ví dụ để rõ hơn về ba phương châm hội thoại tiếp theo.
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị: Các phương châm hội thoại( tiếp).

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_theo_cv417_tuan_2.doc