Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 19+20 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt.

1- Về kiến thức .

- Nắm chắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách; phương pháp đọc sách có hiệu quả; hiểu và cảm nhận được nghệ thuật lập luận giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.

- Đặc điểm, yêu cầu và biết cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

- Đặc điểm, yêu cầu và biết cách làm bài văn về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí.

2- Về kĩ năng.

- Biết cách đọc- hiểu một văn nghị luận với các đặc điểm : Nhận ra đối tượng nghị luận, bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng.

- Biết làm bài văn về một sự việc, hiện tượng đời sống và một tư tưởng đạo lí theo quy trình các bước.

3- Về thái độ.

- Có ý thức lựa chọn sách để đọc và có phương pháp đọc sách.

- Tuân thủ hình thức kiểu bài Nghị luận xã hội.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Hình thành năng lực tự học, thu thập thông tin, thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt, giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác

- Phẩm chất: Yêu tri thức cha ông để lại, trách nhiệm đọc sách để giữ gìn vốn tri thức, văn hóa của dân tộc, chăm chỉ học tập và rèn luyện để làm văn nghị luận.

B- Chuẩn bị:

- Thầy: Giáo án, sgk, sgv, bình giảng văn học, Những bài làm văn chọn lọc.

- Trò : Chuẩn bị bài, sgk, vở bài tập, vở ghi.

 

doc 30 trang cucpham 4580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 19+20 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 19+20 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 19+20 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 10/ 01/ 2021- Dạy: / 1/ 2021
Tuần 19+ 20 CHỦ ĐỀ: 
 ĐỌC HIỂU VÀ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Về kiến thức .
- Nắm chắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách; phương pháp đọc sách có hiệu quả; hiểu và cảm nhận được nghệ thuật lập luận giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản. 
- Đặc điểm, yêu cầu và biết cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Đặc điểm, yêu cầu và biết cách làm bài văn về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2- Về kĩ năng.
- Biết cách đọc- hiểu một văn nghị luận với các đặc điểm : Nhận ra đối tượng nghị luận, bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng.
- Biết làm bài văn về một sự việc, hiện tượng đời sống và một tư tưởng đạo lí theo quy trình các bước.
3- Về thái độ.
- Có ý thức lựa chọn sách để đọc và có phương pháp đọc sách.
- Tuân thủ hình thức kiểu bài Nghị luận xã hội.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Hình thành năng lực tự học, thu thập thông tin, thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt, giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác
- Phẩm chất: Yêu tri thức cha ông để lại, trách nhiệm đọc sách để giữ gìn vốn tri thức, văn hóa của dân tộc, chăm chỉ học tập và rèn luyện để làm văn nghị luận.
B- Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, sgk, sgv, bình giảng văn học, Những bài làm văn chọn lọc.
- Trò : Chuẩn bị bài, sgk, vở bài tập, vở ghi.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày vấn đề.
 + Phẩm chất: Trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của bản thân.	
- Thời gian: 5 phút.
1- Ổn định tổ chức.
2- Khởi động vào bài mới: 
? Em có thường hay xem chương trình Mỗi ngày một cuốn sách không? Theo em, chương trình ấy được đưa ra nhằm mục đích gì ?
? Hãy nói về cách đọc sách mà em vẫn thường đọc ?
- GV dẫn vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Tiết 91- Văn bản BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 ( Chu Quang Tiềm)
HĐ của Gv
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Mục tiêu: Nắm sơ lược về tác giả Chu Quang Tiềm, tác phẩm Bàn về đọc sách.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi, học hợp đồng.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Chăm chỉ tự tìm tòi tri thức về tác giả.	
- Thời gian: 15 phút.
 Hoạt động nhóm: 3’
 ( KT học hợp đồng)
- GV yêu cầu HS các nhóm trưng bày sản phẩm tìm hiểu về tác giả. Nhóm 2 trình bày. 
- GV chuẩn kiến thức
? Dựa vào hợp đồng học tập đã giao, hãy trình bày những hiểu biết đã thu thập được về tác giả?
- Giáo viên nêu yêu cầu đọc, hướng dẫn học sinh đọc, gọi học sinh đọc bài:
- Đọc rõ ràng rành mạch, tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò chuyện.
- Chú ý hình ảnh so sánh trong bài.
? Nêu xuất xứ của văn bản?
? Văn bản thuộc kiểu văn bản nào? PT biểu đạt của VB?
? Ý kiến được trình bày theo hình thức nào? 
? Văn bản có bố cục mấy phần? Nêu ý mỗi phần.
- Mục tiêu: Nắm được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi, nhóm.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác.
 + Phẩm chất : Yêu tri thức cha ông để lại, trách nhiệm đọc sách để giữ gìn vốn tri thức, văn hóa của dân tộc..
- Thời gian : 20 phút.	
- Theo dõi phần đầu văn bản
? Hãy tìm câu văn nêu luận điểm?
? Em hiểu về ý nghĩa từ " học vấn" ntn?
? Học vấn thu được từ đọc sách là gì?
( Dự kiến: + Học vấn: là những hiểu biết của con người do quá trình học tập.
+ Học vấn thu được từ việc đọc sách: Là những hiểu biết do đọc sách mà có).
? Nhận xét cách đặt vấn đề của tác giả? Tác dụng của cách đặt vấn đề là cho ta hiểu được điều gì về học vấn?
? Để lí giải về sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả dùng những lí lẽ nào?
 Tổ/c hoạt động nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 hóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
 + GV giao nhiệm vụ:
 1. Theo ý kiến của tác giả, đọc sách là hưởng thụ, là chuẩn bị trên con đường học vấn. Em hiểu ý kiến này như thế nào?
? Những cuốn sách em đang học có phải là " di sản tinh thần" không? Vì sao?
2. Em hưởng thụ được những gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + Gv quan sát, hỗ trợ hs khi cần
 + Đại diện nhóm trình bày kết quả
 + Gv chốt kiến thức.
 Tủ sách của nhân loại đồ sộ, có giá trị. Sách là những giá trị quý giá, là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ lưu giữ cẩn thận.
 Có, vì nó là một phần tinh hoa học vấn của nhân loại trong các lĩnh vực KHXH, KHTN mà chúng ta được tiếp nhận.
 VD: Tri thức về tiếng Việt và VB giúp ta có kĩ năng sử dụng dụng và hay ngôn ngữ dân tộc trong nghe đọc, nói, viết, kĩ năng đọc- hiểu các loại VB trong văn hoá đọc sau này của bản thân.
? Nhận xét những lí lẽ tác giả bàn về ý nghĩa của việc đọc sách? Tác dụng?
? Theo em trong thời đại nay nay để trau dồi học vấn, ngoài con đường đọc sách còn có con đường nào khác?
( Có thể trau dồi học vấn bằng văn hoá nghe, nhìn)
- Các nhóm trưng bày sản phẩm
- Đại diện nhóm 2 trình bày.
- HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- HS tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 2 phút
- Nhóm tập hợp ý kiến 3 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung
1- Tác giả.
Chu Quang Tiềm (1897- 1986) là nhà mĩ học và lí luận nổi tiếng của Trung Quốc.
2- Tác phẩm.
 a- Đọc- Tìm hiểu chú thích.
 * Đọc.
 * Tìm hiểu chú thích.
b- Tìm hiểu chung.
 * Xuất xứ : " Bàn về đọc sách" trích trong cuốn “ Danh nhân Trung Quốc” bàn về niềm vui nỗi buồn của người đọc sách do giáo sư Trần Đình Sử dịch.
* Kiểu văn bản:
- Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề ).
- PTBĐ: Nghị luận.
- - Ý kiến được trình bày theo hệ thống luận điểm.
 * Bố cục: 4 phần ( 4 luận điểm)
P1: Từ đầu -> "phát hiện thế giới mới": Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.
P2: Tiếp ->"tự tiêu hao lực lượng": Khó khăn, nguy hại, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
 P3: Tiếp -> “ qua loa ” : Bàn về phương pháp đọc sách.
 P4: Còn lại: Mối quan hệ giữa học vấn chuyên môn và học vấn phổ thông.
II- Phân tích
1- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
* Luận điểm: " Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách.của học vấn"
-> Cách đặt vấn đề ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng. Khi đặt vấn đề như vậy tác giả muốn ta nhận thức:
 + Học vấn được tích lũy từ mọi mặt trong hoạt động, học tập của con người.
 + Trong đó đọc sách là một mặt nhưng đó là mặt quan trọng.
 + Muốn có học vấn không thể không đọc sách.
* Lí lẽ:
 - Học vấn nhân loại có được là do đâu? (" Là thành quả của toàn nhân loại...tích luỹ ngày đêm mà có ").
- Thành quả nhân loại tích luỹ bằng cách nào?
( "Do sách vở ghi chép lại, lưu truyền").
- Sách có vai trò gì? ( "là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, là cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại).
- Muốn tiến lên từ văn hoá học thuật phải bắt đầu từ đâu? (" lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát").
- Nếu xoá bỏ các thành quả nhân loại đã đạt trong quá khứ thì sẽ ra sao?( " sẽ lùi điểm xuất phát đến mất trăm năm, thậm chí mấy nghìn năm, là lạc hậu...")
- Đọc sách có ý nghĩa gì?( "Đọc sách là muốn trả món nợ với quá khứ, là ôn lại là một mình hưởng thụ các kiến thức; là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm tiến vào thế giới mới").
-> Lí lẽ chặt chẽ, mạch lạc, lô gíc.
Tác giả cho ta hiểu:
 - Sách là di sản quý báu của nhân loại.
 - Đọc sách là cách để tạo học vấn.
 - Muốn tiến lên trên con đường học vấn không thể không đọc sách. 
Hết tiết 91:	
? Trình bày những hiểu biết của em về Chu Quang Tiềm ?
? Nêu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách?
YÊU CẦU:
- Nắm chắc nội dung bài, biết cách phân tích luận điểm trong bài văn nghị luận.
- Chuẩn bị: tiếp nội dung còn lại của bài Bàn về đọc sách.
..............................................................................................................................................
Soạn 10/ 01/ 2021- Dạy: / 1/ 2021.
Tiết 92 - Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (T2)
 Chu Quang Tiềm
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Đọc sách có dễ không?
( Dự kiến: Đọc sách không dễ).
? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc?
( Dự kiến: Sách nhiều chất đầy thư viện nhưng những quyển nhất thiết phải đọc chỉ mấy nghìn quyển)
 Hoạt động nhóm: 7’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1 : Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
 + GV giao nhiệm vụ:
 Nhóm 1,2,3: Cái hại thứ nhất trong việc đọc sách hiện nay là gì?
? Em hiểu ntn là đọc không chuyên sâu?
? Tác giả lí giải ntn về lối đọc sách không chuyên sâu hiện nay?
* Nhóm 2,3,4: Cái hại thứ hai do đọc sách mang lại là gì?
? Tác giả nhận xét ntn về cách đọc lạc hướng?
? Cái hại do đọc lạc hướng được tác giả chỉ ra ntn?
? Khi nói về tác hại của đọc lạc hướng tác giả đã lí giải nt nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.	
 + GV bổ sung, chốt kiến thức:
 ? Từ hai tác hại nói trên, em hãy nhận xét về cách lập luận của tác giả? Tác dụng của lối lập luận ấy?
? Hãy liên hệ về việc đọc sách của mình?
? Từ đây em thấy mình phải có ý thức ntn trong việc chọn và đọc sách?
Quan sát phần 3:
? Muốn tích luỹ học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước hết cần biết chọn lựa sách mà đọc?
( Dự kiến: Sách nhiều nên dễ lạc hướng chọn lầm, chọn sai những cuốn sách tầm phào, vô bổ, thậm chí những cuốn sách độc hại( bạo lực, phản động, ăn chơi thác loạn, kích động tình dục)
 ? Tác giả khuyên chúng ta nên chọn sách ntn?
? Sách chọn nên hướng vào những loại nào?
? Em hiểu gì về sách phổ thông và sách chuyên môn? Cho vài VD?
 ...  tục tích luỹ tri thức, kĩ năng.
- Tinh thần tự học là gì?
 + Là có ý thức tự học, trở thành 1 nhu cầu thường trực
 + Là có ý chí vượt qua mọi khó khăn
 + Là có phương pháp tự học phù hợp.
 + Là luôn luôn khiêm tốn học hỏi bạn bè và những người khác
- Dẫn chứng: Các tấm gương trong sách báo và những người ở xung quanh.
* KB: Khẳng định vai trò của tự học và tinh thần tự học trong việc phân tích nhân cách và hoàn thiện mỗi con người
Hết tiết 97+98:
? Hãy nêu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách? Phương pháp đọc sách hiệu quả ?
? Trình bày các bước làm một bài văn nghị luận về một sựu việc, hiện tượng đời sống (tư tưởng, đạo lí)?
YÊU CẦU:
 - Nắm chắc nội dung của chủ đề, đặc biệt hiểu và nắm chắc quy trình làm bài nghị luận về sự việc, hiện tượng trong đời sống (tư tưởng, đạo lí).
 - Chuẩn bị: Vận dụng và đánh giá chủ đề.
..
Soạn: 5/ 1/ 2021- Dạy: / 1/ 2021
Hoạt động 4: Tiết 99- VẬN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 
ĐỌC HIỂU VÀ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức được học vào giải quyết các câu hỏi ở các mức độ khác nhau của chủ đề.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Kiểm tra 15 phút + giao câu hỏi về nhà để học sinh hoàn thành qua phiếu học tập.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Trung thực khi làm bài kiểm tra nhận thức, trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân.
- Thời gian: 45 phút.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Qua chủ đề, học sinh nhận biết được phương pháp đọc sách có hiệu quả.
- Hiểu cảm nhận được nghệ thuật lập luận giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản. 
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. 
- Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch( không sa đà vào phân tích ngôn từ).
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
 - Hiểu, cảm nhận được giá trị hai tác phẩm được học.
- Hiểu được cách sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản .
- Hiểu ý nghĩa một số hình ảnh đặc sắc và có ý nghĩa sâu sắc.
- Hiểu được vai trò và ý nghĩa của việc đọc sách trong các tác phẩm văn học.
- Hiểu được tư tưởng, tình cảm của các tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng viết đoạn văn cảm nhận về ngữ liệu từ văn bản .
- Xây dựng đoạn hội thoại có yếu tố nghị luận về, một sự việc, hiện tượng trong đời sống. Đó là việc tuyên truyền phòng chống Covid- 19 .
- Viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận về chủ đề cho trước.
- Rèn kĩ năng viết văn nghị luận , làm bài văn về một sự việc, hiện tượng đời sống .
Hệ thống câu hỏi đánh giá chủ đề ở các mức độ: 
( GV chọn một câu hỏi bài tập trong phần vận dụng thấp để làm bài kiểm tra, đánh giá. Những câu hỏi còn lại yêu cầu học sinh về nhà làm bài, hoàn thành bằng phiếu học tập cá nhân). 
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
? Những hiểu biết về tác giả Chu Quang Tiềm?
 ? Văn bản Bàn về đọc sách thuộc kiểu văn bản nào? Cho biết PT biểu đạt của VB?
? VB Bàn về đọc sách gồm mấy luận điểm? Chỉ ra những câu văn nêu luận điểm?
? Nêu nội dung và nghệ thuật của VB Bàn về đọc sách?
? Thế nào là Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống?
? Thế nào là Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
? Văn bản Bàn về đọc sách đã cung cấp cho em được những điều gì?
? Tại sao tác giả cho rằng “ sách nhiều dễ khiến ta lạc hướng”?
? Phân biệt dạng Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống với Nghị luận về tư tưởng, đạo lí? 
? Viết đoạn văn khoảng 200 chữ theo hình thức diễn dịch bàn về phương pháp đọc sách?
? Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về biện pháp phòng chống covid- 19?
? Cho câu chủ đề sau: “ Corona là một loại vi rút vô cùng có hại”. Hãy triển khai câu chủ đề thành một đoạn văn theo hình thức quy nạp( khoảng 15- 20 câu)
Đề 1: Hãy viết một bài văn nghị luận bàn về lối sống ảo của thanh niên hiện nay.
Đề 2: Suy nghĩ của em về đức tính trung thực.
- Câu hỏi định tính và định lượng: Câu tự luận trả lời ngắn, phiếu làm việc cá nhân, nhóm. 
- Các bài tập thực hành: Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành).
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc thêm: + Văn hóa đọc và văn hóa nghe nhìn ( G.s Ts Phạm Đức Dương, Tạp chí người đọc sách)
 + Mác-xim Gor-ki Sách và tôi đã đọc sách như thế nào) 
- Đọc thêm những bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống và tư tưởng đạo lí.
- Hoàn thiện bài văn trên.
- Chuẩn bị chương trình địa phương phần TLV: + Tổ 1: Vấn đề môi trường 
 + Tổ 2: Vấn đề quyền trẻ em.
 + Tổ 3: Vấn đề xã hội.
Soạn: 18/ 1/ 2021- Dạy: / 1/ 2021
Tiết 100- Tiếng Việt
 KHỞI NGỮ
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức :
Học sinh nắm được khái niệm, đặc điểm, công dụng của khởi ngữ trong câu.
2- Kĩ năng 
Nhận diện khởi ngữ trong câu; biết cách đặt câu có khởi ngữ
3- Thái độ: 
Tuân thủ và sử dụng đúng khởi ngữ trong khi nói và viết.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, sử dụng Tiếng Việt...
- Phẩm chất: Chăm chỉ tự học, tự phân tích các thành phần câu.
 Trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của bản thân.
B- Chuẩn bị:
- Gv : SGK, SGV, Giáo án 
- Hs : SGK, vở Bt, Vở ghi
C- Tổ chức dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, kết nối vào bài mới.
- Phương pháp: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Phẩm chất: Chăm chỉ tự học, tự phân tích các thành phần câu.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới:
	? Nhắc lại những thành phần câu đã được học? 
	? Hãy phân biệt hai bộ phận đứng trước trong những câu sau:
 Vào mùa hạ, những đóa sen trong hồ thơm ngát. ( Trạng ngữ: không phải là thành phần chính của câu)
 Giàu, tôi cũng giàu rồi. ( Khởi ngữ: là thành phần câu- có liên quan đến vị ngữ của câu).
- Gv dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Mục tiêu: Nắm chắc đặc điểm, công dụng của khởi ngữ.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Chăm chỉ tự học, tự phân tích các thành phần câu.
 Trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của bản thân.
- Thời gian: 20 phút.	
- Đọc 3 ngữ liệu SGK:
 Hoạt động nhóm: 7,
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ: 
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm.
 + Nhiệm vụ: 
? Xác định CN, VN trong các câu có chứa những từ ngữ in đậm?
? Các từ in đậm đứng ở vị trí nào so với nòng cốt câu?
? Chúng có mối quan hệ gì với phần câu còn lại (Với CN-VN)?
? Tác dụng của chúng trong câu?
? Trước bộ phận in đậm thường có những từ nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 + Quan sát, giúp đỡ HS.
 + Bổ sung chốt kiến thức
- dg: bộ phận in đậm có những đặc điểm và công dụng như trên được gọi là khởi ngữ.
? Khởi ngữ là gì? Nêu đặc điểm của khởi ngữ?
? Hãy đặt câu có dùng khởi ngữ?
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 3 phút
- Nhóm tập hợp ý kiến 4 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
TL cá nhân
HS thực hiện
I- Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
1- Tìm hiểu VD:
a- Còn anh(1), anh(2)/ không ghìm nổi xúc động. CN VN
b- Giàu(1), tôi/ cũng giàu(2) rồi.
 CN VN
c- Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta /có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó
 CN VN
 thiếu giàu và đẹp.
* Nhận xét bộ phận in đậm:
- Vị trí: đứng trước CN
- Về quan hệ với câu : không có quan hệ CN-VN theo kiểu quan hệ nòng cốt câu ( nghĩa là bộ phận in đậm không phải là chủ ngữ, vị ngữ. Nhưng nó lại có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với thành phần câu- GV phân tích cụ thể: trực tiếp – câu a,b ; gián tiếp câu c)
- Công dụng: Thông báo về đề tài được nói đến trong câu ( ở chủ ngữ - câu a, ở vị ngữ- câu b,c).
- Trước bộ phận in đậm có thể có QHT:
còn, đối với, về
2- Kết luận:
Khởi ngữ là thành phần câu, đứng trước CN, nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Trước các khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ.
( Ghi nhớ: SGK)
Hoạt động 3- Luyện tập :
- Mục tiêu: củng cố, thực hành làm bài tập.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy.
- Hình thức: cá nhân, nhóm 
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + PC: Chăm chỉ tự học, tự phân tích các thành phần câu.
 Trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của bản thân.	
- Thời gian: 15 phút
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
 Hoạt động nhóm: 7,
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ: 
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm.
 + Nhiệm vụ: 
 Nhóm 1+ 4: Bài tập 1
 Nhóm 2+ 5: Bài tập 2
 Nhóm 3+ 6: Bài tập 3
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 + Quan sát, giúp đỡ HS.
 + Bổ sung chốt kiến thức
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 3 phút
- Nhóm tập hợp ý kiến 4 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
II- Luyện tập:
1- Bài tập 1SGK
- Các khởi ngữ:
a- điều này
b- đối với chúng mình
c- một mình
2- Bài tập 2
a- Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
-> Về làm bài, ( thì) anh ấy cẩn thận lắm.
b- Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
-> Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
3- Bài tập bổ trợ
a- Mà y, y không muốn chịu của Oanh một tí gì gọi là tử tế.
b- Cái khăn vuông thì chắc đã phải soi gương mà sửa đi sửa lại.
c- Nhà, bà ấy có hàng dãy nhà ở các phố. Ruộng, bà ấy có hàng trăm mẫu ở nhà quê.
* Trả lời:
a- Mà y
b- Cái khăn vuông
c- Nhà, ruộng
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào làm bài tập
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + PC: Chăm chỉ tự học, tự phân tích các thành phần câu.
 Trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của bản thân.	
Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng khởi ngữ.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm trong những Vb đã được học câu văn có chứa khởi ngữ.
- Học sinh đọc lại bài và nắm chắc Ghi nhớ. Về nhà đọc trước bài: Các thành phần biệt lập

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_theo_cv417_tuan_19.doc