Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Kiến thức.

- Phương pháp đọc sách có hiệu quả.

- Hiểu cảm nhận được nghệ thuật lập luận giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

2- Kĩ năng.

- Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch( không sa đà vào phân tích ngôn từ).

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rèn kĩ năng viết văn nghị luận.

3- Thái độ:

Có ý thức lựa chọn sách để đọc và có phương pháp đọc sách.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.

B- Chuẩn bị:

- Gv: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.

- Hs: SGK, vở soạn vở ghi.

C- Tổ chức dạy học bài mới.

 

doc 21 trang cucpham 2940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 1/ 1/ 2020- Dạy: / 1/ 2020
Tuần 20 - Tiết 91- văn bản:
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (T1)
 Chu Quang Tiềm
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức.
- Phương pháp đọc sách có hiệu quả.
- Hiểu cảm nhận được nghệ thuật lập luận giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản. 
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. 
2- Kĩ năng.
- Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch( không sa đà vào phân tích ngôn từ).
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn kĩ năng viết văn nghị luận.
3- Thái độ: 
Có ý thức lựa chọn sách để đọc và có phương pháp đọc sách.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Gv: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ. 
- Hs: SGK, vở soạn vở ghi. 
C- Tổ chức dạy học bài mới.
Hoạt động 1: khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày một phút.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 5 phút.	
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới:
? Em có thường hay xem chương trình Mỗi ngày một cuốn sách không? Theo em, chương trình ấy được đưa ra nhằm mục đích gì ?
? Hãy nói về cách đọc sách mà em vẫn thường đọc ?
- GV dẫn vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của Gv
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Mục tiêu: Nắm sơ lược về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi, học hợp đồng.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 15 phút.
 Hoạt động nhóm: 3’
 ( KT học hợp đồng)
- GV yêu cầu HS các nhóm trưng bày sản phẩm tìm hiểu về tác giả. Nhóm 2 trình bày. 
- GV chuẩn kiến thức
? Dựa vào hợp đồng học tập đã giao, hãy trình bày những hiểu biết đã thu thập được về tác giả?
- Giáo viên nêu yêu cầu đọc, hướng dẫn học sinh đọc, gọi học sinh đọc bài:
- Đọc rõ ràng rành mạch, tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò chuyện.
- Chú ý hình ảnh so sánh trong bài.
? Nêu xuất xứ của văn bản?
? Văn bản thuộc kiểu văn bản nào? PT biểu đạt của VB?
? Ý kiến được trình bày theo hình thức nào? 
? Văn bản có bố cục mấy phần? Nêu ý mỗi phần.
- Mục tiêu: Nắm được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi, nhóm.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác.
 + Phẩm chất : Yêu nước, trách nhiệm.
- Thời gian : 20 phút.	
- Theo dõi phần đầu văn bản
? Hãy tìm câu văn nêu luận điểm?
? Em hiểu về ý nghĩa từ " học vấn" ntn?
? Học vấn thu được từ đọc sách là gì?
? Nhận xét cách đặt vấn đề của tác giả? Tác dụng của cách đặt vấn đề là cho ta hiểu được điều gì về học vấn?
? Để lí giải về sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả dùng những lí lẽ nào?
 Hoạt động nhóm:
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 hóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
 + GV giao nhiệm vụ:
 1. Theo ý kiến của tác giả, đọc sách là hưởng thụ, là chuẩn bị trên con đường học vấn. Em hiểu ý kiến này như thế nào?
? Những cuốn sách em đang học có phải là " di sản tinh thần" không? Vì sao?
2. Em hưởng thụ được những gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + Gv quan sát, hỗ trợ hs khi cần
 + Đại diện nhóm trình bày kết quả
 + Gv chốt kiến thức.
 Tủ sách của nhân loại đồ sộ, có giá trị. Sách là những giá trị quý giá, là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ lưu giữ cẩn thận.
 Có, vì nó là một phần tinh hoa học vấn của nhân loại trong các lĩnh vực KHXH, KHTN mà chúng ta được tiếp nhận.
 VD: Tri thức về tiếng Việt và VB giúp ta có kĩ năng sử dụng dụng và hay ngôn ngữ dân tộc trong nghe đọc, nói, viết, kĩ năng đọc- hiểu các loại VB trong văn hoá đọc sau này của bản thân.
? Nhận xét những lí lẽ tác giả bàn về ý nghĩa của việc đọc sách? Tác dụng?
? Theo em trong thời đại nay nay để trau dồi học vấn, ngoài con đường đọc sách còn có con đường nào khác?
( Có thể trau dồi học vấn bằng văn hoá nghe, nhìn)
- Các nhóm trưng bày sản phẩm
- Đại diện nhóm 2 trình bày.
- HS đọc
- TL cá nhân
- TL cá nhân
- TL cá nhân
- TL cá nhân
- TL cá nhân
 + Học vấn: là những hiểu biết của con người do quá trình học tập.
+ Học vấn thu được từ việc đọc sách: Là những hiểu biết do đọc sách mà có.
- TL cá nhân
- TL cá nhân
- HS tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 2 phút
- Nhóm tập hợp ý kiến 3 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung
1- Tác giả.
Chu Quang Tiềm (1897- 1986) là nhà mĩ học và lí luận nổi tiếng của Trung Quốc.
2- Tác phẩm.
 a- Đọc- Tìm hiểu chú thích.
 * Đọc.
 * Tìm hiểu chú thích.
b- Tìm hiểu chung.
 * Xuất xứ : " Bàn về đọc sách" trích trong cuốn “ Danh nhân Trung Quốc” bàn về niềm vui nỗi buồn của người đọc sách do giáo sư Trần Đình Sử dịch.
* Kiểu văn bản:
- Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề ).
- PTBĐ: Nghị luận.
- - Ý kiến được trình bày theo hệ thống luận điểm.
 * Bố cục: 4 phần ( 4 luận điểm)
P1: Từ đầu -> "phát hiện thế giới mới": Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.
P2: Tiếp ->"tự tiêu hao lực lượng": Khó khăn, nguy hại, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
 P3: Tiếp -> “ qua loa ” : Bàn về phương pháp đọc sách.
 P4: Còn lại: Mối quan hệ giữa học vấn chuyên môn và học vấn phổ thông.
II- Phân tích
1- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
* Luận điểm: " Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách.của học vấn"
-> Cách đặt vấn đề ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng. Khi đặt vấn đề như vậy tác giả muốn ta nhận thức:
 + Học vấn được tích lũy từ mọi mặt trong hoạt động, học tập của con người.
 + Trong đó đọc sách là một mặt nhưng đó là mặt quan trọng.
 + Muốn có học vấn không thể không đọc sách.
* Lí lẽ:
 - Học vấn nhân loại có được là do đâu? (" Là thành quả của toàn nhân loại...tích luỹ ngày đêm mà có ").
- Thành quả nhân loại tích luỹ bằng cách nào?
( "Do sách vở ghi chép lại, lưu truyền").
- Sách có vai trò gì? ( "là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, là cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại).
- Muốn tiến lên từ văn hoá học thuật phải bắt đầu từ đâu? (" lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát").
- Nếu xoá bỏ các thành quả nhân loại đã đạt trong quá khứ thì sẽ ra sao?( " sẽ lùi điểm xuất phát đến mất trăm năm, thậm chí mấy nghìn năm, là lạc hậu...")
- Đọc sách có ý nghĩa gì?( "Đọc sách là muốn trả món nợ với quá khứ, là ôn lại là một mình hưởng thụ các kiến thức; là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm tiến vào thế giới mới").
-> Lí lẽ chặt chẽ, mạch lạc, lô gíc.
Tác giả cho ta hiểu:
 - Sách là di sản quý báu của nhân loại.
 - Đọc sách là cách để tạo học vấn.
 - Muốn tiến lên trên con đường học vấn không thể không đọc sách. 
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật sơ đồ tư duy.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'	
? Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung kiến thức bài học hôm nay?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức bài học vào hoàn cảnh thực tế.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
Viết một đoạn văn về vai trò của sách Ngữ văn đối với bản thân em?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc thêm: + Văn hóa đọc và văn hóa nghe nhìn ( G.s Ts Phạm Đức Dương, Tạp chí người đọc sách)
 + Mác-xim Gor-ki Sách và tôi đã đọc sách như thế nào) 
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi còn lại trong bài.
- Soạn phần còn lại.
..............................................................................................................................................
Soạn 1/ 1/ 2020- Dạy: / 1/ 2020.
Tiết 92 - Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (T2)
 Chu Quang Tiềm
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Đọc sách có dễ không?
? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc?
 Hoạt động nhóm: 7’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
 + GV giao nhiệm vụ:
 Nhóm 1,2,3: Cái hại thứ nhất trong việc đọc sách hiện nay là gì?
? Em hiểu ntn là đọc không chuyên sâu?
? Tác giả lí giải ntn về lối đọc sách không chuyên sâu hiện nay?
* Nhóm 2,3,4: Cái hại thứ hai do đọc sách mang lại là gì?
? Tác giả nhận xét ntn về cách đọc lạc hướng?
? Cái hại do đọc lạc hướng được tác giả chỉ ra ntn?
? Khi nói về tác hại của đọc lạc hướng tác giả đã lí giải nt nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.	
 + GV bổ sung, chốt kiến thức:
 ? Từ hai tác hại nói trên, em hãy nhận xét về cách lập luận của tác giả? Tác dụng của lối lập luận ấy?
? Hãy liên hệ về việc đọc sách của mình?
? Từ đây em thấy mình phải có ý thức ntn trong việc chọn và đọc sách?
Quan sát phần 3:
? Muốn tích luỹ học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước hết cần biết chọn lựa sách mà đọc?
 ? Tác giả khuyên chúng ta nên chọn sách ntn?
? Sách chọn nên hướng vào những loại nào?
? Em hiểu gì về sách phổ thông và sách chuyên môn? Cho vài VD?
- Định hướng: Sách phổ thông: cung cấp kiến thức phổ thông, cơ bản mà mọi công dân trên thế giới đều phải biết. VD: SGK các môn học ở bậc Tiểu học, THCS, THPT.
 Sách chuyên môn: Loại sách dùng cho nghiên cứu một chuyên ngành ở mức độ cao sâu. VD: Phương pháp dạy học tiếng Việt , TLV, VB; Ngôn ngữ học, Lập trình; Triết học, Kinh tế học, Tâm lí học...)
? Nếu được chọn sách chuyên môn, em sẽ chọn loại sách chuyên môn nào?
( hs bộc lộ).
? Cách đọc sách đúng đắn nên ntn?
 - dg: Cần đọc- hiểu. Có nhiều cách đọc khác nhau: đọc to, đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc bằng mắt, đọc một lần, đọc nhiều lần.  ... p lập luận tổng hợp thường đứng ở vị trí nào trong bài văn?
? Lập luận tổng hợp là gì? Vị trí của phép lập luận tổng hợp?
? Giả sử không có phân tích thì có thể tổng hợp được không ?
? Nếu chỉ có phân tích mà không tổng hợp lại có được không ? 
? Phân tích là gì? Tổng hợp là gì?
- HS tạo cặp đôi theo hướng dẫn.
- HS làm việc cá nhân 1 phút ; thảo luận cặp 2 phút. 
- Đại diện cặp trả lời
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
( HS bày tỏ)
HS đọc ghi nhớ.
I- Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
1- Tìm hiểu văn bản:
a- 3 phần : MB, TB, KB.
- Tác giả nêu 2 dẫn chứng có tính chất giả thiết:
 + Quần áo chỉnh tề mà đi chân đất.
 + Đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt trước mặt mọi người.
-> Mục đích đặt vấn đề: ăn mặc phải đúng quy cách, đồng bộ và chỉnh tề( nêu vấn đề).
- Hai luận điểm chính:
+ Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh, tức là tuân thủ những quy tắc ngầm mang tính văn hóa xã hội.
+ Trang phục phù hợp với đạo đức (là giản dị và hài hòa với môi trường sống xung quanh.)
-> Tác giả dùng phép lập luận phân tích. Cụ thể : 
a- Luận điểm 1: ăn mặc của con người phù hợp với văn hoá xã hội.
- Đưa dẫn chứng câu nói : Ăn cho mình, mặc cho người.
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng phân tích sự đối lập giữa hoàn cảnh và cách ăn mặc:
 + Cô gái một mình trong hang sâuchắc không đỏ chót móng chân, móng tay.
 + Anh thanh niên đi tát nướcchắc không sơ mi là phẳng tắp.
 + Đi đám cướichân lấm tay bùn.
 + Đi dự đám tang không được ăn mặc quần áo lòe loẹt, nói cười oang oang.
b- Luận điểm 2: Ăn mặc phù hợp với đạo đức (Y phục xứng kì đức).
Tác giả phân tích bằng những lí lẽ:
 + Dù mặc đẹp đến đâulàm mình tự xấu đi mà thôi.
 + Xưa nay cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường.
- Vai trò: 
Phép lập luận phân tích giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người từng hoàn cảnh cụ thể.
- Lập luận phân tích đứng ở phần thân bài ( hoặc giữa đoạn văn, sau câu chủ đề).
=> KL1: Lập luận phân tích( SGK)
b- Để chốt vấn đề : Tác giả dùng phép lập luận tổng hợp bằng một kết luận ở cuối văn bản: " Thế mới biết.là trang phục đẹp".
- Vai trò: Phép lập luận tổng hợp giúp ta hiểu ý nghĩa văn hóa và đạo đức của cách ăn mặc, nghĩa là không ăn mặc tùy tiện, cẩu thả như một số người tầm thường tưởng đó là sở thích và quyền "bất khả xâm phạm".
- Lập luận tổng hợp thường đứng cuối bài văn ( đoạn văn).
=> KL 2: Lập luận tổng hợp( SGK)
2- Ghi nhớ. 
Hoạt động 3 : Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, kĩ thuật khăn phủ bàn.
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ	
Thời gian: 15 phút.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
 Hoạt động nhóm : 5’
- Bước 1 : + Phân nhóm, phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ:
 Cả lớp chia thành 6 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí. 
 + Nhiệm vụ:
Nhóm 1,2,3: Bài tập 1.
Nhóm 4,5,6: Bài tập 2.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ HS thực hiện việc thảo luận, GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả
+ HS nhóm khác nhận xét, Gv bổ sung chốt kiến thức.
II- Luyện tập:
1- Bài tập 1
Phân tích:
- Học vấn là thành quả tích lũyđời sau.
- Bất kì ai muốn phát triển học thuật
- Đọc sách là hưởng thụ
2- Bài tập 2
- Bất cứ lĩnh vực học vấn nàochọn sách mà đọc.
- Phải chọn những cuốn sách "đích thực,cơ bản"
- Đọc sách cũng như đánh trận
Hoạt động 4 : Vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để tạo lập đoạn văn theo các cách lập luận trên.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ 	
 Hãy viết một đoạn văn theo mô hình phân tích, một đoạn văn theo mô hình tổng hợp? 
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tự tìm một văn bản và chỉ ra đoạn văn lập luận theo lối phân tích, tổng hợp?
- Học nắm chắc nội dung bài
- Chuẩn bị bài: Luyện tập phân tích và tổng hợp.
..............................................................................................................................................
Soạn: 1/ 1/ 2020- Dạy: / 1/ 2020
Tiết 95 - Tập làm văn:
LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức .
 Mục đích, đặc điểm, tác dụng của phép phân tích và tổng hợp.
2- Kĩ năng.
- Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép phân tích và tổng hợp
- Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc –hiểu và tạo lập văn bản.
3- Thái độ:
 - Tuân thủ và sử dụng đúng phép phân tích và tổng hợp trong khi viết văn bản nghị luận.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, NL hợp tác.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Gv : SGK, SGV ,giáo án, bảng phụ. 
- Hs : SGK , vở Bt, vở ghi.
C- Tổ chức dạy học bài mới .
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thế nào là phép phân tích, tổng hợp?
* Khởi động vào bài mới: 
Gv dẫn vào bài: Để củng cố chắc chắn kiến thức, ở tiết hôm nay chúng ta sẽ luyện tập thực hành về phép phân tích, tổng hợp. 
Hoạt động 2: Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về lập luận phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp và kĩ thuật: KT khăn phủ bàn.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 35 phút
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
 Hoạt động nhóm: 7’
 ( KT động não)
- Bước 1 : Phân nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm. 
 + Nhiệm vụ:
 Nhóm 1, 2,3: Tìm luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn a?
 Nhóm 4,5,6: Tìm luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn b?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
+ Gv bổ sung chốt kiến thức.
 Hoạt động nhóm: 7’
 ( KT động não)
- Bước 1 : Phân nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm. 
 + Nhiệm vụ:
 Nhóm 1, 2: Thế nào là học qua loa, đối phó?
 Nhóm 3,4: Nêu những biểu hiện của học đối phó?
 Nhóm 5,6: Phân tích bản chất của lối học đối phó? Nêu tác hại của lối học đối phó?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
+ Gv bổ sung chốt kiến thức.
- Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách để lập dàn ý
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 3 phút
- Nhóm tập hợp ý kiến 4 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 3 phút
- Nhóm tập hợp ý kiến 4 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
Làm việc cá nhân
Bài tập 1: Nhận diện văn bản phân tích.
1- Đoạn a:
- Luận điểm: "Thơ hay cả hồn lẫn xác
- Trình tự phân tích:
 + Thứ nhất: Cái hay thể hiện ở các làn điệu xanh: xanh ao.xanh bèo’.
 + Thứ hai: Cái hay thể hiện ở các cử động: thuyền nhích, sóng gợn tí lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, con cá động
 + Thứ ba: Cái hay thể hiện ở các vần thơ: tử vận hiểm hóc kết hợp với từ, với nghĩa chữ tự nhiên, không non ép .
2- Đoạn b: Luận điểm và trình tự phân tích
- Luận điểm "Mấu chốt của thành đạt là ở đâu"?
- Trình tự phân tích:
+ Do nguyên nhân khách quan (đây là điều kiện cần): Gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện học tập thuận lợi, tài năng trời phú
+ Do nguyên nhân chủ quan(đây là điều kiện đủ): Tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi và không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
- Đoạn đầu: Nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt
- Đoạn 2 phân tích từng q/n đúng sai thế nào và kq ở việc pt bản thân chủ quan của mỗi người.
Bài tập 2: Thực hành phân tích một vấn đề
1- Học qua loa có những biểu hiện sau:
- Học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một tí nhưng không có kiến thức cơ bản, hệ thống sâu sắc.
- Học cốt chỉ để khoe mẽ có bằng nọ, bằng kia nhưng thực ra đàu óc trống rỗng, chỉ que nghe lỏm, học mót, nói dựa, ăn theo người khác, không dám bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề có liên quan đến học thuật.
2- Học đối phó có những biểu hiện sau:
- Học cốt để thầy cô không khiển trách,cha mẹ không mắng,chỉ lo việc giải quyết trước mắt.
- Kiến thưc phiến diện nông cạn ,hời hợt
3- Bản chất của lối học qua loa đối phó và tác hại của nó.
 a- Bản chất 
- Có hình thức học tập như: cũng đến lớp, cũng đọc sách, cũng có điểm thi cũng có bằng cấp.
- Không có thực chất, đầu óc rỗng tuếch
 b- Tác hại:	
- Đối với xã hội: Những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt.
- Đối với bản thân: Những kẻ học đối phó sẽ không có hứng thú học tập và do đó hiệu quả học tập ngày càng thấp
Bài tập 3: Thực hành phân tích một văn bản
Dàn ý:
- Thứ nhất: Sách là kho tàng về tri thức được tích lũy từ hàng nghìn năm của nhân loại. Vì vậy, bất kì ai muốn có hiểu biết đều phải đọc sách.
- Thứ hai: Tri thức trong sách bao gồm những kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn đã được đúc kết. Nếu không đọc sách nguồn tri thức sẽ không rộng, sẽ bị lạc hậu, không thể theo kịp đà phát triển của XH.
- Thứ ba: Tri thức của nhân loại mênh mông như đại dương, hiểu biết của con người vô cung hạn hẹp như giọt nước. Cần phải tiếp cận và chiếm lĩnh sự mênh mông đó.
=> Đọc sách là vô cùng cần thiết nhưng cũng phải biết chọn sách mà đọc và phải biết cách đọc mới có hiệu quả.
Hoạt động 3 : Vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào bài.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ 
Bài tập 4: Thực hành tổng hợp
Yêu cầu: Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài"Bàn về đọc sách" 
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
- Tự tìm một văn bản và chỉ ra đoạn văn lập luận theo lối phân tích, tổng hợp?
- Học nắm chắc nội dung bài
- Chuẩn bị bài: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_theo_cv417_tuan_19.doc