Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong tiết học này HS có được:
1- Kiến thức:
- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và nền văn học nhân loại.
- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới .
- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm
- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện “Cố hương”
2- Kĩ năng
- Đọc –hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được truyện.
3- Thái độ.
Có sự yêu thích tác phẩm văn học nước ngoài, nhận thức được vai trò của việc học để xây dựng đất nước và tương lai của bản thân .
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Thầy: SGK, SGv, tài liệu tham khảo, bảng phụ, tranh.
- Trò: SGK, vở soạn, vở ghi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 26/ 12/ 2020 - Dạy: / 1/ 2021. Tuần 18- Tiết 86- Văn bản. CỐ HƯƠNG (Lỗ Tấn) A- Mục tiêu cần đạt: Học xong tiết học này HS có được: 1- Kiến thức: - Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và nền văn học nhân loại. - Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới . - Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm - Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện “Cố hương” 2- Kĩ năng - Đọc –hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. - Kể và tóm tắt được truyện. 3- Thái độ. Có sự yêu thích tác phẩm văn học nước ngoài, nhận thức được vai trò của việc học để xây dựng đất nước và tương lai của bản thân . => Định hướng năng lực, phẩm chất: - NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo. - Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm. B- Chuẩn bị: - Thầy: SGK, SGv, tài liệu tham khảo, bảng phụ, tranh.. - Trò: SGK, vở soạn, vở ghi. C- Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1: khởi động. - Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới. - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Hình thành NL trình bày một phút. + Phẩm chất: yêu nước. - Thời gian: 5 phút. * Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh ông Sáu trong đoạn trích truyện Chiếc lược ngà? * Khởi động vào bài mới: - Em đã được học những tác phẩm văn học nào của Trung Quốc ? Kể tên tác phẩm và nêu tác giả ? - Giới thiệu vào bài: Nỗi nhớ quê hương xa vời từng là đề tài cho bao nhà thơ cổ kim hướng tới. Nhưng khi có dịp trở về quê cũ sau nhiều năm xa cách thì không phải ai cũng vui mừng, hài lòng. Hạ Tri Chương trong bài Hồi hương ngẫu thư từng viết: Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi sương pha mái đầu Gặp nhau mà chẳng biết nhau Trẻ cười hỏi khách từ đâu đến làng ? Sau nhiều năm đi xa, nhân vật tôi trong Cố hương của Lỗ Tấn trở lại quê nhà, tuy không đến nỗi bẽ bàng như nhà thơ họ Hạ nhưng cũng bùi ngùi một nỗi buồn tê tái vì cảnh quê, người quê. Và tâm trạng người trở về thăm quê lần cuối không chỉ có thế... Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Mục tiêu: Nắm được vài nét về tác giả, tác phẩm. - Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi, học hợp đồng. - Hình thức: cá nhân, nhóm. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Tư duy sáng tạo, hợp tác. + Chăm chỉ tự tìm tòi tri thức về tác giả, tác phẩm. - Thời gian: 15 phút. ? Dựa vào hợp đồng đã giao, nhóm 1 đại diện lên trình bày những hiểu biết về tác giả Nguyễn Quang Sáng? - GV bổ sung, chốt. - Gv hd cách đọc: + Chú ý giọng trầm buồn, hơi bùi ngùi khi kể tả, giọng ấp úng của nhân vật Nhuận Thổ, giọng suy ngẫm triết lí ở một số đoạn. + Bỏ phần chữ nhỏ không đọc. + GV đọc mẫu, gọi Hs đọc tiếp. ? Em hãy tóm tắt một cách ngắn gọn cốt truyện? - HS đọc một số chú thích như: 1, 3, 6, 9, 10, 11 ? Cố hương thuộc thể loại nào? ? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện? ? Truyện sử dụng ngôi kể thứ mấy? Có thể đồng nhất nhân vật “tôi” với tác giả được không ? ? Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật trung tâm của truyện là ai? Ai là nhân vật chính ? ? Truyện có thể được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? ? Truyện sử dụng phương thức biểu đạt nào ? ? Truyện có kết cấu như thế nào? ( Gv: Song đây không phải là sự lặp lại đơn thuần vì khi trở về "tôi" hình dung dự đoán thực trạng của cố hương còn khi dời quê "Tôi" mơ ước cố hương đổi mới). - Mục tiêu : Hs nắm được sư thay đổi của tôi trong quá khứ và hiện tại. - Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, nêu vấn đề.. - Hình thức : cá nhân - NL, PC: + Cảm thụ thẩm mĩ. + Yêu quê hương đất nước. - Thời gian: 35 phút. - HS quan sát phần 1 : ? Nhân vật Tôi trở về quê trong hoàn cảnh nào? ? Nhận xét về khoảng thời gian xa quê và thời gian, không gian hiện tại? ? Thời gian, không gian ấy có ảnh hưởng gì tới tâm trạng người trở về không? ? Mục đích về thăm quê của “tôi” là gì? ( Như vậy mục đích trở về của Tôi là vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu, mang gđ đến nơi Tôi đang làm ăn để sinh sống. Có lẽ vì thế mà tg chọn bối cảnh thời gian, không gian rất phù hợp với tâm trạng người trở về). ? Cảnh làng quê trong con mắt người trở về sau 20 năm xa cách đã hiện ra như thế nào? Trong kí ức thì cảnh quê ra sao? ? Em có nhận xét gì về cảnh làng quê hiện tại? ? Đứng trước cảnh làng quê như vậy, tâm trạng của “tôi” được diễn tả như thế nào? Tiếng nói nào vang lên trong nội tâm người trở về? ? Tác giả sử dụng kiểu ngôn ngữ nào? Kiểu câu văn? ? Cụm từ “ se lại”, câu cảm thán “ A!” và tiếng vọng nội tâm này em thấy nhân vật “tôi” có cảm giác nào? ? Tại sao tác giả lại có tâm trạng, cảm xúc ấy? ( Dự kiến: - Vì nhân vật tôi cảm thấy thất vọng. So với cái làng trong kí ức mà mình vẫn tưởng nhớ, thương yêu thì nó đẹp hơn nhiều với cảnh làng quê hiện tại. Bởi vậy mà tôi buồn thương cảm nhưng đành chấp nhận hoàn cảnh). ? Ở phần đầu truyện, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ? Có thể thấy tâm trạng nào của người trở về cố hương? Tác giả hẳn là người như thế nào mới mang tâm trạng ấy? - Các nhóm trưng bày sản phẩm. - Đại diện 1 nhóm trình bày. - Các nhóm nhận xét HS đọc, tóm tắt. TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân HS bộc lộ TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân I- Đọc và tìm hiểu chung 1- Tác giả - Lỗ Tấn (1881- 1936), tên chữ là Chu Thụ Nhân, quê phủ Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang- Trung Quốc. Là nhà văn nổi tiếng TQ, sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút, mẹ xuất thân nông dân nên có cơ hội tiếp xúc với đời sống nông thôn. - Từ giã gia đình ông theo học ngành hàng hải, địa chất, rồi y học, sau đó chuyển sang hoạt động văn học. - Tác phẩm chính: 17 tập tạp văn, 2 tập truyện ngắn nổi tiếng là “Gào thét” và “Bàng hoàng”(1926) 2- Văn bản : Cố hương. a- Đọc và tìm hiểu chú thích * Đọc, tóm tắt : Sau 20 năm xa quê, nhân vật “tôi” trở về thăm làng cũ. So với ngày trước, cảnh vật và con người nơi quê thật tàn tạ, nghèo nàn. Mang nỗi buồn thương, nhân vật “tôi” rời cố hương ra đi với ước vọng cuộc sống làng quê mình sẽ được đổi thay. * Tìm hiểu chú thích b- Tìm hiểu chung : * Thể loại: Truyện ngắn (có tính chất hồi kí) * Hoàn cảnh sáng tác: Trước năm 1903, trong xã hội phong kiến nửa thuộc địa (Lỗ Tấn chưa phải là một chiến sĩ cộng sản nhưng ông đã là một tri thức tiến bộ). * Ngôi kể : Thứ nhất ( tôi) Không thể đồng nhất nhân vật “tôi” với tác giả được bởi đây chỉ là nhân vật văn học, là kết quả sáng tạo hư cấu của Lỗ Tấn (tuy nó mang bóng dáng của Lỗ Tấn) * Nhân vật - Truyện có 7 nhân vật: Tôi, Nhuận Thổ, Thím Hai Dương, Hoàng, Thủy Sinh, mẹ, nhân vật làng. - Nhân vật “tôi” là nhân vật trung tâm của truyện. Vì nhân vật “tôi” là đầu mối của truyện và có quan hệ với toàn bộ hệ thống trong truyện. Từ nhân vật tôi, tư tưởng chủ đạo của truyện được bộc lộ rõ. - Nhân vật chính là Nhuận Thổ. * Bố cục: 3 phần - Phần 1: Từ đầu-> " làm ăn, sinh sống": nhân vật "tôi" trên đường về quê. - Phần 2: tiếp-> " như quét": "tôi" trong những ngày ở quê. - Phần 3: còn lại: "tôi" trên đường xa quê. * Phương thức biểu đạt: Tự sự+ miêu tả+ biểu cảm+ lập luận. * Kết cấu: Đầu cuối tương ứng - Mở đầu: "tôi" đang suy tư trên một chiếc thuyền về quê dưới bầu trời u ám. - Kết thúc: "tôi" đang suy tư trên một chiếc thuyền rời cố hương . II- Phân tích 1- Nhân vật “Tôi” trên đường về quê. * Hoàn cảnh: - Sau 20 năm xa cách và ở xa quê cách 2 nghìn dặm. - Về thăm quê trong một ngày đông giá lạnh. -> Thời gian xa quê đã rất lâu; thời gian không gian hiện tại là một ngày đông giá lạnh. => Tôi rất khao khát được về thăm quê. Nhưng trong lòng có lẽ không mấy vui, tình cảm có vẻ như sự ảm đạm của bầu trời mùa đông giá lạnh. * Mục đích: Vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã nơi làng quê cũ thân yêu, đem gia đình đến nơi đất khách làm ăn sinh sống. * Cảnh vật ở làng quê Cảnh trước mắt Cảnh trong hồi ức - Xóm thôn tiêu điều hoang vắng nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa. - Bầu trời u ám, lạnh lẽo của tiết cuối đông. => Cảnh làng quê xơ xác, ảm đạm, tàn tạ và nghèo khổ. Đẹp hơn và không có hình ảnh ngôn ngữ nào diễn tả cho được. * Tâm trạng: - Không nén được lòng tôi se lại. - A! Đây có phải là làng cũ mà 20 năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong kí ức không? -> Ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Cụm từ “ se lại”+ câu cảm thán “ A!” => Cảm giác: Ngạc nhiên, buồn, chua xót. Đặc biệt là khi về đến nhà nhìn cảnh nhà, nhân vật tôi thấy cảnh hiu quạnh lại càng hiu quạnh hơn. * Nghệ thuật: - Phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm trực tiếp. - So sánh đối chiếu giữa cảnh hiện tại và cảnh trong hồi ức. - Dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, câu văn cảm thán. * Nội dung: Nhân vật tôi khao khát trở về quê hương để từ biệt nó. Nhìn cảnh vật thay đổi, tôi ngạc nhiên, lòng dâng lên một cảm xúc buồn, chua xót. -> Tác giả rất yêu quý và trân trọng quê hương . Hoạt động 3: Luyện tập. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học - PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề. - Hình thức: Nhóm. - Hình thành năng lực, phẩm chất: + NL trình bày 1 phút. + Chăm chỉ . - TG: 5' ? Hãy tóm tắt và nêu một vài hiểu biết về Lỗ Tấn. Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu:Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn - PP: Nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Định hướng năng lực, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Chăm chỉ. ? Viết một đoạn văn trình bày hiểu biết của em về cuộc cách mạng Tân Hợi( Trung Quốc)? Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. - Đọc thêm: + Lịch sử Trung Quốc hai thập kỉ đầu thế kỉ 20. + Day dứt băn khoăn hướng về phía trước ( Bình giảng văn 9, Vũ Dương Quỹ- Lê Bảo) + Về truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn( Trần Đình Sử- Đọc văn, họ ... hó !... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềngCon người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.” Hoạt động 4 : Vận dụng - Mục tiêu:Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn. - PP: Nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Định hướng năng lực, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Chăm chỉ. Viết một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận. Hoạt động 5 : Tìm tòi mở rộng. - Tìm những đoạn văn trong các tác phẩm tự sự có sự kết hợp các yếu tố đã học. - Về nhà nắm chắc lí thuyết . - Làm các bài tập tiếp theo. Soạn: 26/12/ 2020- Dạy: /1 /2021 Tiết 88 - Tập làm văn. ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (TIẾP) Hoạt động 2: Ôn luyện kiến thức đã học. HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động nhóm: 7’ ( KT 1,2,3) - Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ + GV chia lớp làm 8 nhóm. + Nhiệm vụ: Nhóm 1+ 5: Bài tập 5 Nhóm 2+ 6: Bài tập 6 Nhóm 3+7: Bài tập 7 Nhóm 4+8: Bài tập 8 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + Gv quan sát, giúp đỡ HS nếu cần. + GV chốt kiến thức từng bài. ? Em hãy nêu khả năng kết hợp của các kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng trong nó?( SGK Tr 220) ? Một số tác phẩm tự sự được học trong SGK NV từ lớp 6-> 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ ràng bố cục 3 phần : MB, TB, KB . Tại sao bài tập làm văn tự sự của HS vẫn phải có đủ 3 phần đã nêu? Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’ ? Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn, có giúp gì trong việc đọc – hiểu các văn bản, tác phẩm văn học tương ứng trong SGK ngữ Văn không? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ? Gv chốt kiến thức. Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’ ? Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc hiểu văn bản và phần TV tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ? - Gv chốt kiến thức. - Hs tạo nhóm - Hs hoạt động cá nhân 3 phút. HĐ nhóm 4 phút. - Đại diện trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Hs làm việc cá nhân. - Báo cáo kết quả. - Nhận xét - Hs làm việc cá nhân. - Báo cáo kết quả. - Nhận xét - HS tạo cặp đôi theo hướng dẫn. - HS làm việc cá nhân 1 phút ; thảo luận cặp 1 phút. Đại diện cặp trả lời. - HS tạo cặp đôi theo hướng dẫn. - HS làm việc cá nhân 1 phút ; thảo luận cặp 1 phút. Đại diện cặp trả lời. Bài tập 5: - Đối thoại: Là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa 2 người hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và đáp. - Độc thoại: Là lời nói của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng. - Độc thoại nội tâm: Là lời không phát ra thành tiếng của một người nào đó nói với mình hoặc với ai trong tưởng tượng. Không có gạch đầu dòng. * Vai trò: Tạo nên các lượt lời giữa các cuộc thoại. - Tác dụng: Làm cho câu chuyện được kể như đang diễn ra, khắc họa tính cách, tâm trạng của nhân vật. - Hình thức: là lời nói và các gạch đầu dòng. (HS công khai đoạn văn đã tìm) Bài tập 6: * HS công khai đoạn văn * Vai trò: + Kể theo ngôi thứ nhất: Người kể nói được những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình một cách trực tiếp, kể toàn bộ những gì mình nghe, mình thấy . + Kể theo ngôi thứ 3: Người kể: giấu mình nhưng biết hết mọi việc, mọi hành động tâm tư, tình cảm của các nhân vật Bài tập 7: * Giống: - Văn bản tự sự phải có : + Nhân vật chính và một số nhân vật phụ + Cốt truyện: Sự việc chính và một số sự việc phụ * Khác: Ở lớp 9 có thêm: + Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm. + Sự kết hợp giữa tự sự với các yếu tố nghị luận . + Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tứ sự. Bài tập 8: - Vì các yếu tố đó chỉ góp phần làm nổi bật đối tượng hiện lên một cách cụ thể, sinh động tức là các yếu tố đó chỉ có vai trò phụ trợ. Ví dụ: - Tự sự: Có thể kết hợp với miêu tả, NL, BC, TM. + Miêu tả+ BC+ TM + NL+ Miêu tả+ BC+ TM. + BC+ TS+ Miêu tả+ NL. + Thuyết minh+ MT+ NL. - Không có. Bài tập 9: Các yếu tố kết hợp với văn bản chính: 1- Tự sự: Miêu tả+ NL+ BC+ TM 2- Miêu tả: BC+ TM 3- Nghị luận: MT+ BC+ TM 4- Biểu cảm: TS+ MT+ NL 5- Thuyết minh: MT+ NL Bài tập 10: Một số tác phẩm tự sự được học trong SGK NV từ lớp 6->9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ 3 phần : MB, TB, KB. Tuy vậy bài viết tập làm văn kể chuyện của HS vẫn phải có đủ 3 phần vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, HS đang trong giai đoạn luyên tập, phải rèn luyện theo những yêu cầu “chuẩn mực” của nhà trường. Sau khi đã trưởng thành, HS có thể viết tự do, “phá cách” như các nhà văn. Bài tập 11: - Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần TLV đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc – hiểu VB- tác phẩm văn học tương ứng trong SGK ngữ văn . VD1: + Khi học về các yếu tố đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự, các kiến thức về TLV đã giúp cho việc đọc –hiểu sâu hơn các đoạn trích “Truyện Kiều”. + Đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích" với những suy nghĩ nội tâm thấm nhầu đạo hiếu và đức hi sinh: Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm. .ghế ngồi" VD2: Trong truyện ngắn " Làng" có hai đoạn đối thoại giữa bà chủ nhà với vợ chồng ông Hai rất thú vị: Cuộc đối thoại 1: Bà chủ trục xuất gia đình ông Hai " Sáng hôm sau.đáo để đấy nhớ" Cuộc đối thoại 2: Bà chủ nhà mời gia đình ông Hai ở nhà mình " Đến cả mụ chủ nhà .. phải nuôi chứ". => Qua hai cuộc đối thoại trên ta thấy mụ chủ nhà có 2 cách ứng xử rất khác nhau những lại rất thống nhất về thái độ chính trị : Tẩy chay tuyệt đối kẻ thù và những ai làm tay sai cho chúng, đồng thời sãn sàng cưu mang, đùm bọc những người cùng cảnh ngộ. Như vậy thông qua đối thoại, tính cách của nhân vật cũng được khắc hoạ sâu sắc và sinh động. Câu 12: Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc –Hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp cho HS học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện. Chẳng hạn, các VB tự sự trong sách Ngữ Văn đã cung cấp cho HS các đề tài nội dung và cách kể chuyện cách dùng các ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật sự việc. Hoạt động 3: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng viết đoạn văn. - PP: Nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Định hướng năng lực, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Chăm chỉ. Viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, vận dụng ngôi kể phù hợp. Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng - Tìm hiểu các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong những văn bản tự sự đã được học và phân tích vai trò của các yếu tố trong các VB tự sự đó. - Nắm chắc nội dung ôn tập . - Làm bài tập còn lại. - Chuẩn bị ôn tập TLV ( tiếp). Soạn: 26/12/2020- Dạy: / 1/ 2021 Tiết 90 - TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP KÌ I A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS có được: 1- Kiến thức: - Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, nghị luận đặc biệt là miêu tả nội tâm; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này. - Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả. 2- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt. 3- Thái độ: Tích cực lắng nghe và tham gia ý kiến trước tập thể => Năng lực, phẩm chất hình thành: - Năng lực tự quản, năng lực hợp tác. - Phẩm chất: trách nhiệm. B- Chuẩn bị của thầy và trò : 1- Thầy: Bài TLV đã chấm điểm, nhận xét của HS, bảng phụ. 2- Trò: Xem trước những yêu cầu của tiết trả bài ở bài 10, lập dàn ý và viết lại bài văn . C- Tổ chức các hoạt động dạy và học Hoạt động 1: Khởi động. * Ổn định tổ chức. Hoạt động 2: Tổ chức trả bài: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt - Mục tiêu: Giúp Hs nắm lại yêu cầu đề bài; lập dàn ý cho đề bài - Phương pháp: Luyện tập, nêu và giải quyết vấn đề - Năng lực: Tư duy - GV yêu cầu HS đọc lại đề bài - GV yêu cầu HS phân tích đề: chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức từng câu trong đề bài. - Gv trả bài cho Hs - Mục tiêu: nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài viết; sửa chữa những lỗi mình đã mắc; học tập cách làm bài tốt của bạn. - Phương pháp: Luyện tập, thực hành - Năng lực: Năng lực tự đánh giá, tự tin. - GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình ( ưu, nhược điểm ) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu. - GV nêu nhận xét của mình về bài viết của HS : - GV thống kê một số lỗi tiêu biểu trong bài viết của HS và yêu cầu HS phát hiện, sửa lỗi ( tập trung vào lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu ). - GV nhận xét, bổ sung và kết luận về hướng sửa chữa. - GV chọn một bài viết tốt cho HS đọc, bình để học tập. - GV cho học sinh đọc bài viết tốt và bài viết yếu kém. - HS nghe và đưa ra những nhận xét, tự sửa chữa và rút kinh nghiệm cho bài của mình. I- Tìm hiểu những yêu cầu của đề 1- Đề bài. ( Gv đọc lại đề Tiết 86, 87) 2- Chữa bài ( theo đáp án tiết 86,87) II- Trả bài III- Nhận xét 1- Hs đọc và tự nhận xét 2- Gv nhận xét chung a- Ưu điểm: - Phần trắc nghiệm làm tốt. - Phần tự luận câu 7 làm tốt. Câu 8 một số bài đã xác định đúng yêu cầu đề bài và viết khá tốt. b- Tồn tại: - Phần TLV làm đủ ý, đúng kiểu bài nhưng chưa sáng tạo, kết hợp các yếu tố nghị luận, biểu cảm, mtả nội tâm còn mờ nhạt. - Diễn đạt chưa có h/ảnh và chưa biểu cảm, nội tâm chưa sâu. - Chữ viết một số bài cẩu thả, khó đọc, sai chính tả nhiều: IV- Chữa lỗi điển hình - Chính tả . - Chấm câu . - Diễn đạt. V- Đọc, bình các bài viết tốt và bài viết yếu - Bài tốt: Linh, Ánh - Bài nhiều hạn chế: Chiển, Kiên. Hoạt động 3: Vận dụng. Áp dụng phần rút kinh nghiệm để chữa lỗi trong bài. Viết lại bài văn hoàn chỉnh sau khi đã sửa chữa. Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng - Học, nắm chắc lại kiểu bài tự sự. - Đọc thêm một số bài văn tự sự có vận dụng các yếu tố.... trong sách tham khảo. - Tự sửa chữa các lỗi còn lại trong bài.
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_theo_cv417_tuan_18.doc