Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học HS có được:

1- Về kiến thức .

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong đoạn truyện “Chiếc lược ngà”.

- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.

2- Về kĩ năng.

- Đọc- hiểu VB truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

3- Về thái độ

- Biết trân trọng tình cảm gia đình nhất là tình cảm ruột thịt.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.

- Phẩm chất: Yêu những con người có chí hướng, lí tưởng cao đẹp.

 Chăm chỉ học tập, trau dồi phẩm chất đạo đức.

 Có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng đất nước.

B- Chuẩn bị:

- Thầy: SGK, SGV, giáo án, phiếu học tập, máy chiếu, bút dạ.

- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài, sgk.

C- Tổ chức các hoạt động dạy học.

Hoạt động 1: khởi động.

- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.

- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề

- Hình thức: Cá nhân.

- Năng lực, phẩm chất hướng tới:

 + Hình thành NL trình bày một phút.

 + Phẩm chất: yêu những con người có chí hướng, lí tưởng cao đẹp.

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Khởi động vào bài mới:

- Cho HS xem đoạn phim tư liệu về kháng chiến chống Mĩ.

? Em có suy nghĩ gì về đoạn phim tư liệu trên?

- GV giới thiệu bài: Sự hi sinh thầm lặng của những con người luôn ngày đêm lo nghĩ cho đất nước bao giờ cũng đáng trân trọng, đáng giữ gìn. Trong những năm tháng chống Mĩ ác liệt, biết bao con người VN đã phải chịu đựng những tổn thất do chiến tranh gây nên. Một trong những hi sinh của họ là phải chịu sự chia cắt của tình thân. Chúng ta sẽ cảm nhận được rõ hơn điều này trong đoạn trích “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

 

doc 22 trang cucpham 25/07/2022 2720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 22/12/ 2020 - Dạy: / 12/2020
Tiết 81- Văn bản:
 CHIẾC LƯỢC NGÀ ( Trích)
 Nguyễn Quang Sáng
A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học HS có được:
1- Về kiến thức .
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong đoạn truyện “Chiếc lược ngà”.
- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
2- Về kĩ năng.	
- Đọc- hiểu VB truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
3- Về thái độ
- Biết trân trọng tình cảm gia đình nhất là tình cảm ruột thịt.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- Phẩm chất: Yêu những con người có chí hướng, lí tưởng cao đẹp.
 Chăm chỉ học tập, trau dồi phẩm chất đạo đức.
 Có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng đất nước.
B- Chuẩn bị:
- Thầy: SGK, SGV, giáo án, phiếu học tập, máy chiếu, bút dạ...
- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài, sgk.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày một phút.
 + Phẩm chất: yêu những con người có chí hướng, lí tưởng cao đẹp.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới:
- Cho HS xem đoạn phim tư liệu về kháng chiến chống Mĩ.
? Em có suy nghĩ gì về đoạn phim tư liệu trên?
- GV giới thiệu bài: Sự hi sinh thầm lặng của những con người luôn ngày đêm lo nghĩ cho đất nước bao giờ cũng đáng trân trọng, đáng giữ gìn. Trong những năm tháng chống Mĩ ác liệt, biết bao con người VN đã phải chịu đựng những tổn thất do chiến tranh gây nên. Một trong những hi sinh của họ là phải chịu sự chia cắt của tình thân. Chúng ta sẽ cảm nhận được rõ hơn điều này trong đoạn trích “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG VẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm được vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi, học hợp đồng.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Chăm chỉ tự học, tìm tòi tri thức về Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm của ông.	
- Thời gian: 15 phút.	
? Dựa vào hợp đồng đã giao, nhóm 1 đại diện lên trình bày những hiểu biết về tác giả Nguyễn Quang Sáng?
GV bổ sung, chốt.	
- Gv chiếu những tác phẩm tiêu biểu của NQS, giới thiệu nhanh.
( Gv đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu. Trên thực tế NQS viết rất nhiều tác phẩm)
- Gv hướng dẫn đọc: Ở đoạn trích này, các em cần đọc với giọng thong thả, rõ ràng, chú ý phân biệt:
 Giọng người kể chuyện, giọng ông Sáu, giọng bé Thu.
 Vì đoạn trích này rất dài nên tiết trước cô đã dặn các em đọc ở nhà. Vì thế chúng ta sẽ kết hợp việc đọc khi phân tích truyện.
- Yêu cầu hs quan sát lên máy chiếu. GV chiếu: Trên đây là một số sự việc trong đoạn trích được sắp xếp lộn xộn. Dựa vào việc đọc và chuẩn bị bài ở nhà: 
? Em hãy sắp xếp lại các sự việc sao cho phù hợp với diễn biến của đoạn trích? Hãy tóm tắt đoạn trích?
- Quan sát chú thích:
? Giải thích nghĩa của 1 số từ “ vết thẹo”, “ nói trổng”, “ lui cui”, “cái vá”, “lòi tói”.
? Truyện được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
? Nêu vị trí đoạn trích?
? Nhan đề truyện mang ý nghĩa gì?
? Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích?
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Bằng lời kể của ai?
? Nhân vật chính trong truyện này là ai?
( Dự kiến: - Ông Sáu
 - Bé Thu.
 - Cả hai).
? Vì sao em xác định như vậy?
( Dự kiến: Vì câu chuyện về tình cảm cha con ông Sáu xoay quanh 2 nhân vật này từ đầu đến cuối truyện)
? Truyện thể hiện tình cha con sâu sắc trong hai tình huống chính. Đó là tình huống nào?
( TH-1 bộc lộ mãnh liệt tình cảm của bé Thu với cha-> tình huống cơ bản của truyện).
( TH-2: bộc lộ tình cảm sâu sắc của người cha với con gái)
? Từ tình huống truyện hãy xác định bố cục VB? 
- Mục tiêu: hs nắm được tình yêu cha của bé Thu.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Yêu những con người có chí hướng, lí tưởng cao đẹp.
 Chăm chỉ học tập, trau dồi phẩm chất đạo đức.
 Có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng đất nước.
- Thời gian : 35 phút.
- Gv đọc: từ đầu -> chới với:
Hoạt động cá nhân:
? Bé Thu được gặp ba của mình trong hoàn cảnh nào?
? Họ là cha con mà sao tám năm mới được gặp lại?
 ( Dự kiến: Vì cuộc chiến tranh, ông Sáu phải xa nhà khi bé Thu chưa đầy 1 tuổi. Và phải 8 năm sau, Thu mới được gặp lại ba của mình). 
? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh gặp gỡ?
- Quan sát phần văn bản tiếp theo: Anh bước vội vàng( tr 195)-> từ từ tuột xuống (tr199):
? Khi gặp ông Sáu, tâm lí, tình cảm của bé Thu được kể theo mấy giai đoạn?
( Dự kiến: 2 giai đoạn : 
 + Trước khi nhận ông Sáu là ba
 + Khi nhận ra ông Sáu là ba).
? Lúc đầu gặp mặt, khi thấy người đàn ông có gương mặt thẹo gớm ghiếc gọi con xưng ba, bé Thu có biểu hiện ntn?
? Bé Thu đã giật mình, tròn mắt nhìn. Đôi mắt ấy biểu lộ điều gì ?
? Ông Sáu với vẻ mặt xúc động, vết thẹo dài bên má phải ửng lên, giần giật tiến về phía con, với cái giọng lặp bặp run run Ba đây con ! Ba đây con ! thì bé Thu có biểu hiện ntn ? 
? Cử chỉ chớp mắt nhìn như muốn hỏi, mặt bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên Má! Má!. Đó là những cử chỉ biểu lộ thái độ gì?
? Có thể thấy, khi mới gặp ông Sáu, bé Thu có tâm trạng và thái độ gì ?
- GV chuyển ý: Vậy những ngày tiếp theo, bé Thu có thái độ và hành động ntn. Cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu tiếp tiết sau.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Đại diện 1 nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét
HS đọc, tóm tắt đoạn trích.
Hs bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
Hs bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung.
1- Tác giả.
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
- Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ và cũng bắt đầu viết văn từ sau 1954. Đề tài mà NQS hướng tới đó là cuộc sống và con người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hòa bình.
- Truyện của Nguyễn Quang Sáng hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện chặt chẽ, xoay quanh những tình huống bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí; biệt tài kể chuyện và ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ.
- Tác phẩm của NQS gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản, phim...
2- Đoạn trích: Chiếc lược ngà.
a- Đọc, tóm tắt- Tìm hiểu chú thích.
* Tóm tắt: 
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra ba vì vết thẹo trên mặt làm ba em không giống với người ba trong bức ảnh mà em biết. Em đối xử với ba như với một người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra ba, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường trở lại căn cứ.
 Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào làm chiếc lược ngà voi tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người đồng đội là bác Ba.
* Tìm hiểu chú thích.
b- Tìm hiểu chung:
* Hoàn cảnh sáng tác: 
- Viết năm 1966.( tại chiến trường Nam Bộ)
- Trích trong tập truyện ngắn cùng tên. 
* Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần giữa của truyện.
* Nhan đề: Chiếc lược ngà
 + Là kỉ vật thiêng liêng của người cha luôn nâng niu, gìn giữ tình phụ tử trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. 
+ Là vật kết tụ tất cả tình cảm yêu thương của ông Sáu dành cho con gái.
* Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả, biểu cảm và lập luận.
* Ngôi kể: 
 Ngôi thứ nhất( vai bác Ba)
* Nhân vật chính: 
Ông Sáu và bé Thu.
* Tình huống truyện.
 + Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách, bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận cha thì ông Sáu phải lên đường.
 + Ở khu căn cứ ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm cây lược ngà để tặng con nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà cho con gái.
* Bố cục: 2 phần.
P1- Từ đầu-> “ từ từ tuột xuống”: Cuộc gặp gỡ và chia tay của hai cha con ông Sáu.
P2- Còn lại: Những ngày ông Sáu ở chiến trường.
II- Phân tích.
1. Nhân vật bé Thu 
a- Hoàn cảnh gặp ba: Sau 8 năm xa cách.
-> Hoàn cảnh éo le.
b- Diễn biến tâm trạng Thu :
 b1- Trước khi nhận ông Sáu là ba.
* Khi mới gặp ba:
 Giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác lạ lùng.
-> Biểu lộ sự bất ngờ, ngạc nhiên
 chớp mắt nhìn... như muốn hỏi, mặt bỗng tái..., vụt chạy và kêu thét lên: Má ! Má !
-> Thái độ ngờ vực, sợ hãi.
=> Bất ngờ, ngạc nhiên; ngờ vực, sợ hãi.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật tổ chức trò chơi.
- Hình thức: Nhóm.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + NL hợp tác
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'
 Trò chơi ô chữ:
- Gv phổ biến luật chơi: Có hai đội chơi, mỗi đội gồm 5 bạn HS. Lần lượt hai đội sẽ lựa chọn các câu hỏi trong 8 câu để giải các ô chữ và tìm ra từ khóa của trò chơi. Đầu tiên hai đội sẽ oản để tìm ra đội được quyền trả lời trước. Khi đến lượt của đội mình lựa chọn trả lời mà chưa đưa ra được câu trả lời trong 5 giây thì quyền trả lời sẽ thuộc về đội kia. Đội nào tìm ra được từ khóa trước sẽ là đội chiến thắng. 
- HS chơi theo luật.
- GV tổng kết trò chơi, biểu dương cho điểm đội thắng cuộc.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: hs nhập vai bé Thu kể lại câu truyện.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
Nhập vai nhân vật bé Thu kể lại thật sinh động kỉ niệm với ba Sáu trong lần ông về phép.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc thêm: 	
 + Phần cuối truyện Chiếc lược ngà.
 + Tình cha con đằm thắm bất diệt ( Bình giảng văn 9, Vũ Dương Quỹ- Lê Bảo)
- Học, nắm chắc nd bài.
- Soạn: Chiếc lược ngà- phần còn lại.
................ ...  lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ học tập tổng hợp tri thức.
TG: 5'
 ? Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu với con thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? Điều đó bộc lộ nét đẹp nào trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Hs viết đoạn văn trình bày cảm nhận.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ vận dụng tri thức vào giải quyết tình huống .
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận về tình cảm cha con cao đẹp qua nhân vật ông Sáu. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc thêm Bình giảng văn học 9 về đoạn trích Chiếc lược ngà.
- Nắm chắc cốt truyện, tóm tắt thành thạo.
- Nhớ được hai tình huống thể hiện tình cảm cha con ông Sáu trong chiến tranh.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, trần thuật.
- Giờ sau ôn tập kĩ để kiểm tra 45 phút về thơ và truyện hiện đại.
........................................................................................................................................
Soạn: 12/ 12/ 2020 - Dạy: /12/ 2020
Tiết 84, 85
	KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI KÌ I 
A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài kiểm tra, HS có được.
1- Về kiến thức: 
Hệ thống hoá kiến thức cơ bản về cả 3 phần ( đọc- hiểu VB, TV và TLV) trong SGK Ngữ Văn 9 tập I.
2- Về kĩ năng: 
Khả năng vận dụng các kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra và đánh giá mới.
3- Về thái độ: 
nghiêm túc ôn tập và tự giác làm bài.
=> Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tự quản, năng lực hợp tác, tư duy sáng tạo.
- Phẩm chất: Trung thực trong làm bài kiểm tra, chăm chỉ .
B- Chuẩn bị:
 + Thầy: Giáo án, sgk, sgv, bút dạ, bảng nhóm, phiếu học tập.
Xây dựng bảng mô tả, ma trận đề, đề bài, đáp án, thang biểu điểm
BẢNG MÔ TẢ CÁC ĐƠN VỊ KIẾN THỨC VÀ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:
 Mức độ 
 Chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu.
Vận dụng
Văn bản:
- Các văn bản thơ hiện đại:
 Đồng chí
Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Đoàn thuyền đánh cá
Bếp lửa
Ánh trăng
- Các văn bản truyện hiện đại:
Làng
Chiếc lược ngà
Lặng lẽ Sa Pa
- Nắm vài nét sơ lược về tác giả.
- Nhận biết phương thức biểu đạt chính của văn bản; bố cục, đề tài, ...
- Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật và nội dung mỗi VB thơ, truyện hiện đại
- Cảm nhận được những hình ảnh thơ, những câu văn( đoạn văn) giàu giá trị nghệ thuật. 
Vận dụng kiến thức về liên kết câu, đoạn văn, chủ đề,... để viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một đoạn thơ, hình ảnh thơ hoặc đoạn văn có giá trị nghệ thuật.
Tiếng Việt: 
Các phương châm hội thoại,
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp,
Sự phát triển từ vựng, Thuật ngữ, Tổng kết từ vựng.
- Nắm được các khái niệm và đặc điểm : phương châm về lượng, về chất, về quan hệ, về cách thức, lịch sự; dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp; các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt; thuật ngữ; từ vựng tiếng Việt.
- Phân biệt được các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
- Nhận biết các loại từ đơn, từ phức, từ láy, từ ghép, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, các phép tu từ từ vựng...trong văn bản cụ thể.
- Sử dụng các phương châm về lượng, về chất, về quan hệ, về cách thức, lịch sự; dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp; các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt; thuật ngữ; từ vựng tiếng Việt, các phép tu từ từ vựng...phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
Đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các phương châm về lượng, về chất, về quan hệ, về cách thức, lịch sự; dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp; các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt; thuật ngữ; từ vựng tiếng Việt, các phép tu từ từ vựng.
Tập làm văn
- Tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm,...trong VB tự sự.
- Nắm chắc quy trình làm một văn bản Tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm,... trong văn tự sự.
- Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm,... trong văn tự sự.
- Hiểu được tầm quan trọng của việc kết hợp yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm,...trong văn tự sự.
Vận dụng tạo lập được một bài văn Tự sự kết hợp với miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm,... 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA .
 Mức độ 
 Chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu.
Vận dụng
Cộng
Phần đọc- hiểu.
 - Nhận biết phương thức biểu đạt trong phần văn bản.
- Nhận biết được biện pháp tu từ trong văn bản 
- Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn bản cụ thể. 
- So sánh để tìm ra điểm giống nhau giữa các đoạn văn bản
Số câu.
Số điểm.
Tỉ lệ %
 Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2	
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 4.
Số điểm 3
Tỉ lệ: 30%
Tập làm văn
Kiểu văn bản: Tự sự 
- Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội về một chủ đề được gợi ra từ đoạn văn bản.
- Biết làm bài văn tự sự kết hợp các yếu tố khác.
Số câu.
Số điểm.
Tỉ lệ %
 Số câu: 2
 Số điểm: 7
 Tỉ lệ: 70%
Số câu: 2
 Số điểm: 7
 Tỉ lệ: 70%
Tổng số câu.
Tổng số điểm.
Tỉ lệ %
 Số câu: 2
 Số điểm: 1
 Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 2.
Số điểm: 7
Tỉ lệ: 70 %
Số câu:6
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
Đề bài:
I- Đọc- hiểu ( 3đ):
Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
 (1) Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
 Còn những bí và bầu thì lớn xuống
 Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
 Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
 ( Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm)
 (2) Thời gian chạy qua tóc mẹ
 Một màu trắng đến nôn nao
 Lưng mẹ cứ còng dần xuống
 Cho con ngày một thêm cao
 ( Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương)
Câu 1( 0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính trong hai đoạn thơ trên.
Câu 2( 0,5đ): Chỉ ra nghệ thuật tương phản được sử dụng trong hai đoạn thơ.
Câu 3(1,0đ): Phép tu từ được sử dụng và tác dụng của phép tu từ trong câu thơ Thời gian chạy qua tóc mẹ.
Câu 4(1,0đ): Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật giữa hai đoạn thơ trên là gì?
II- Phần Tập làm văn ( 7đ):
Câu 1( 2đ): Từ nội dung ở phần đọc- hiểu, em hãy viết một đoạn văn về ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử đối với mỗi người.
Câu 2(5đ): Một lần trót xem nhật kí của bạn.
 HƯỚNG DẪN CHẤM:
 Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I- Đọc- hiểu
1
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
0,5đ
2
Nghệ thuật tương phản:
- Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
 Còn những bí những bầu thì lớn xuống
- Lưng mẹ cứ còng dần xuống
 Cho con ngày một thêm cao
0,5đ
3
- Biện pháp tu từ nhân hóa.
- Hiệu quả: Câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm, sinh động, diễn tả sự trôi chảy của thời gian khiến mẹ già đi vì năm tháng gian khó nhọc nhằn, nuôi dạy các con.
0,5đ
0,5đ
4
- Về nội dung: diễn tả được đức hi sinh, công lao trời biển của mẹ trong việc nuôi dạy các con khôn lớn; tấm lòng của người con với mẹ trong sự yêu thương lo lắng khi thấy mái tóc mẹ đã bạc vì thời gian.
- Về nghệ thuật: hai đoạn thơ sử dụng phép tương phản, nhân hóa, ẩn dụ để làm nổi bật tình cảm của người con dành cho mẹ.
0,5đ
0,5đ
II- Phần Tập làm văn
1
a- Đảm bảo thể thức 1 đoạn văn.
b- Xác định đúng vấn đề nghị luận
c- Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn về ý nghĩa tình mẫu tử thiêng liêng theo hướng sau:
- Đó là tình cảm đầu tiên mà mỗi con người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời : từ khi mẹ mang nặng đẻ đau, nâng đỡ con khi chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời. Cuộc đời của người con cũng chính là cuốn nhật kí của người mẹ.
- Là tình cảm mang tính cao cả: mẹ là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố.
- Tình mẫu tử cũng là tình cảm tự nhiên và mang tính trách nhiệm.
- Tình mẫu tử có cội rễ sâu xa từ lòng nhân ái, truyền thống đạo lí ngàn đời.
d- Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25đ
0,25đ
1đ
0,25đ
0,25đ
2
a- Đảm bảo cấu trúc của một bài văn Tự sự: mở bài, thân bài, kết bài.
b- Xác định sự việc được kể: kể chuyện đời thường dưới hình thức tưởng tượng- một lần trót xem nhật kí của bạn.
0,25đ
0,25đ
c- Triển khai nội dung hợp lí:
 1- Mở bài:
– Ai cũng đã từng mắc sai lầm.
– Với tôi, đó là một lần trót xem trộm nhật kí của bạn.
2- Thân bài:
– Kể lại tình huống dẫn đến việc xem trộm nhật kí của bạn: Đến nhà bạn học nhóm; cầm hộ bạn cặp sách.vô tình nhìn thấy quyển nhật kí của bạn.
– Kể lại cuộc đấu tranh nội tâm: Có nên xem hay không? Bao biện cho bản thân: Xem để hiểu thêm về bạn, sự tò mò đã chiến thắng, quyết định cầm quyển nhật kí rồi mở ra xem (kể đan xen với miêu tả nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại).
– Kể lại một số nội dung được ghi trong nhật kí: Hoàn cảnh khó khăn hiện tại của gia đình bạn? Suy nghĩ của bạn về tình bạn, tình thầy trò?
– Kể lại tâm trạng: Hiểu bạn, vỡ lẽ ra nhiều điều, tự trách bản thân mình, ân hận vì hành động vội vàng, thiếu văn minh của mình, thấy xấu hổ, thầm xin lỗi bạn (kể đan xen với bộc lộ nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại).
3- Kết bài:
– Tình cảm với người bạn sau sự việc ấy.
– Rút ra bài học ứng xử cho bản thân.
0,5đ
0,5đ
1đ
0,5đ
1đ
0,25đ
0,25đ
d- Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, biết kết hợp các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận,...một cách hợp lí
0,25đ
e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25đ
2- HS: Giấy, bút, kiến thức.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động kiểm tra:
Hoạt động 1: Khởi động:
* Ổn định tổ chức.
Hoạt động 2: Tổ chức kiểm tra.
 - Phát đề kiểm tra và làm bài.
 - Thu bài kiểm tra, nhận xét giờ làm bài.
Hoạt động 3: Tìm tòi và mở rộng:
- Xem và làm lại bài kiểm tra ở nhà.
- Ôn tập tổng hợp kiến thức đã học từ đầu năm đến nay 
- Chuẩn bị bài : Tập làm thơ 8 chữ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_theo_cv417_tuan_17.doc