Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học Hs có được:

1- Về kiến thức .

- Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, t/c

- Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương

2- Về kĩ năng.

- Nhận biết 1 số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau.

- Phân tích td của việc sử dụng phương ngữ trong 1 số VB

3- Về thái độ.

- Tuân thủ và sử dụng đúng từ ngữ địa phương trong khi giao tiếp, viết.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- NL giải quyết vấn đề, hợp tác .

- Phẩm chất: Yêu nước: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

 Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi vốn từ ngữ địa phương.

 Có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

B- Chuẩn bị:

- Thầy : SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.

- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài, vở bài tập, sgk.

C- Tổ chức các hoạt động dạy học.

Hoạt động 1: Khởi động.

- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi khi vào bài.

- Phương pháp: Nêu vấn đề.

- Hình thức: Cá nhân.

- Định hướng năng lực, phẩm chất:

 + NL giải quyết vấn đề.

 + Phẩm chất: chăm chỉ tự học .

- Thời gian: 3 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ.

? Thế nào là so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.?

* Khởi động vào bài mới :

? Hãy hát một bài dân ca ( của vùng quê em càng tốt) ?

 

doc 20 trang cucpham 25/07/2022 2000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
 Soạn: 6/ 12/ 2020- Dạy: /12 / 2020
Tuần 15- Tiết 71- Văn bản.
LÀNG( tiếp).
 (Kim Lân).
Gv dẫn từ nội dung tiết 60 chuyển sang 61.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới .
- Mục tiêu: Hiểu tấm lòng yêu làng quê, yêu đất nước qua một tình huống cụ thể
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Yêu quê hương đất nước.
 Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Thời gian : 35 phút.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Quan sát đoạn văn về cuộc đối thoại giữa ông Hai và những người tản cư:
? Khi nghe tin làng Việt gian theo Tây từ người đàn bà tản cư lên, phản ứng của ông ntn?
? Phản ứng đó giúp ta thấy gì về tâm trạng ông Hai lúc này?
? TS ông Hai có tâm trạng đó?
(Dự kiến: Vì ông Hai vốn là người rất yêu làng, tự hào về làng. Ông luôn khoe về làng ông một cách hãnh diện và tự hào. Hàng ngày nói chuyện với mọi người, bao giờ câu chuyện về làng cũng là câu chuyện sôi nổi nhất của ông. Giờ đây nhận được tin sét đánh, bao nhiêu niềm tự hào trước đó về làng sụp đổ trong ông. Ông không muốn tin nhưng những người tản cư khẳng định chắc chắn họ vừa ở dưới lên và kể rành rọt từng sự việc, từng tên người, ông đành không thể không tin. Lảng tránh những người tản cư bằng cái "chèm chẹp miệng", điệu cười nhạt và ông bước ra khỏi quán).
? Khi nghe tiếng chửi: "cha mẹ tiên sư.. nhát" (T166) ông Hai có biểu hiện ntn?
? “Cúi gằm mặt xuống mà đi” là biểu hiện của tâm trạng gì? 
? Biểu hiện của ông Hai khi về nhà?
? Tâm trạng ông Hai diễn biến ntn qua những chi tiết trên?
( dg: Trong đau khổ và xấu hổ nhìn đàn con thơ chơi sậm chơi sụi với nhau ở sau nhà, ông Hai nghĩ đến sự hắt hủi, khinh bỉ của mọi người giành cho những đứa trẻ ở làng Việt gian. Thương con, ông thoắt căm giận dân làng- những kẻ mà ông gọi là “chúng bay” 1 cách căm ghét và khinh bỉ. Ông nguyền rủa họ đã làm cái việc nhục nhất, tổn hại đến danh dự của làng. Đó là sự phản bội, đầu hàng, bán nước).
? Diễn biến ấy giúp ta hiểu gì về ông Hai?
- Hs đọc đoạn đối thoại giữa ông Hai và vợ:
? Pt tâm trạng và thái độ của ông Hai trong cuộc đối thoại với vợ? 
? Tình cảnh bế tắc của ông Hai khi chưa nhận được tin cải chính diễn tả ntn?
? Trong lúc tuyệt vọng ấy ý nghĩ nào xảy đến với ông lão?
? Ý nghĩ ấy của ông Hai phản ánh điều gì?
( GV: Và đến đây sự lựa chọn đã rõ: tình yêu nước rộng lớn đã bao trùm lên tình cảm làng quê).
 ? Trong lúc bế tắc đó, ông Hai đã ngỏ lòng mình với ai? Ông hỏi con về điều gì?
? Trong những lời tâm sự ấy ông Hai cố khắc sâu hình ảnh nào?
? Khi tâm sự với con, tâm trạng của ông Hai ra sao?
? Vậy thực chất của những lời tâm sự này là gì?
? Tóm lại, đặt ông Hai trong tình huống nhận tin thất thiệt về làng để nhân vật bộc lộ vẻ đẹp nào?
( GV: Có thể nói, tác giả đã tạo ra một nút thắt khi xây dựng tình huống về tin thất thiệt, đẩy mâu thuẫn lên cao trào, từ đó giúp ta hiểu tình yêu làng quê của ông Hai hài hòa gắn bó trong tình yêu đất nước, CM) 
? Khi nghe tin làng được cải chính tâm trạng của ông Hai ntn?
? Ông Hai khiến ta cảm động vì sao?
( Cảm động vì ông không tiếc hay buồn vì ngôi nhà của ông bị đốt, đốt nhẵn. Nét tâm lí này rõ ràng không bình thường nhưng lại hoàn toàn chân thực. Dường như đối với ông lúc này, sự việc phũ phàng kia là chứng cớ hùng hồn nói với mọi người rằng làng xóm quê hương ông đã dũng cảm chiến đấu, căn nhà ông bị thiêu rụi đã như một dũng sĩ ngã xuống vì sự nghiệp chung. Sau cái nhà bị đốt là hình ảnh làng quê ông anh dũng chống Pháp. Khoe tin nhà bị đốt cháy, ông Hai đã quên đi nỗi đau, sự mất mát riêng để tự hào, sung sướng trong vẻ đẹp sức mạnh chung của làng quê đất nước. Tình yêu làng một lần nữa mở rộng hoà trong tình yêu đất nước). 
? Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?
 - Nghệ thuật tạo tình huống?
 - NV ông Hai được t/h qua nghệ thuật nào?
- Em có NX gì về ngôn ngữ của truyện?
- Cách trần thuật truyện?
? Nêu nd cơ bản của bài?
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
II. Phân tích.
2. Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
“cổ ông nghẹn ắng... giọng lạc hẳn đi”- (T165) 
-> Tâm trạng ông Hai bàng hoàng, từ ngạc nhiên sững sờ đến hốt hoảng, cao hơn là nỗi xấu hổ, nhục nhã, ê chề vì làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian.
* Khi nghe tiếng chửi " Việt gian bán nước ": Ông cúi gằm mặt xuống mà đi
-> Đau đớn, xấu hổ, nhục nhã. Ông Hai lo lắng khi thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
* Về đến nhà: 
 - “Ông nằm vật ra giường”
 - Tủi thân nhìn đàn con: “nước mắt ông lão cứ giàn ra"
 - Ông tự hỏi: " Những đứa trẻ vô tội kia cũng là trẻ con làng Việt gian ư” .
- Căm tức rít lên: " Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm...thế này".
- Ông lại ngờ ngợ hình như mình đã sai nên đã kiểm điểm lại từng người: " Họ toàn là những người có tinh thần cả".
- Một loạt câu hỏi đến nối nhau trong đầu: “ Nhưng sao lại nảy ra cái tin ....chưa”
-> Tâm trạng ông Hai diễn biến từ thất vọng, đau khổ, tủi thân đến căm giận, nguyền rủa, cao nhất là nỗi cực nhục. (Tất cả được diễn tả một cách cảm động).
=> Ông Hai là người nông dân yêu làng, yêu KC, căm giận khi làng làm Việt gian. Tình cảm ấy rạch ròi giữa yêu và ghét.
* Tình cảnh bế tắc của ông Hai:
- Đau đớn, cố kìm nén ông gắt vợ vô cớ, trằn trọc, thở dài, lo lắng đến mức chân tay nhủn ra, nín thở, lắng nghe k nhúc nhích, nằm im không nhúc nhích.
- Ba bốn ngày “ không dám bước chân ra...rồi” (T168).
- Mụ chủ bóng gió không cho ở nhờ, ông rơi vào bế tắc tuyệt vọng " Thật là tuyệt đường sinh sống".
- Ý nghĩ : " Hay là quay về làng" nhưng lại được phủ định ngay: " Về làng tức là bỏ KC, bỏ Cụ Hồ...làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù".
-> Ý nghĩ phản ánh mâu thuẫn nội tâm sâu sắc cần được giải quyết, đặt ông trước một lựa chọn : Làng hay KC. 
* Ông Hai trút nỗi lòng của mình với đứa con nhỏ ngây thơ:
 - Ông hỏi nó con ai? Làng ở đâu? Có thích về làng không? Nó ủng hộ ai?
 - Cố khắc sâu hình ảnh làng chợ Dầu (nghĩa là ông rất yêu nó, rất tự hào và gắn bó với nó, gắn bó với quê hương). Ông cũng rất trung thành với CM, với cụ Hồ 
- Tâm trạng: “Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng... nước mắt ông lão giàn ra chảy ròng ròng trên má...ông nói như để ngỏ lòng mình... nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vợi đi đôi phần”- (T169- 170)
 -> Thực chất của những lời tâm sự là những lời ông Hai tự nhủ với lòng mình giãi bày tình yêu sâu nặng với làng chợ Dầu, tấm lòng trung thành với k/c, với CM mà biểu tượng là Cụ Hồ.
 => Bộc lộ cảm động tình yêu sâu sắc với làng chợ Dầu và tấm lòng thuỷ chung với cách mạng, với KC.
3- Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng được cải chính.
- Mặt tươi vui rạng rỡ, ông chia quà cho các con, đi hết nhà này đến nhà khác báo tin.
- Không buồn không tiếc khi nhà bị đốt (Gvdg).
- Mọi ê chề, tủi nhục đã tiêu tan.
- Lòng tự hào vẫn còn nguyên vẹn.
- Kể rành rọt, tỉ mỉ về làng mình k/c.
III. Tổng kết.
1- Nghệ thuật: 
- Tạo tình huống gay cấn: NV ông Hai được đặt trong tình huống thử thách tâm lí để bộc lộ xung đột nội tâm.
 - Miêu tả tâm lí NV chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói (đối thoại và độc thoại nội tâm).
 - Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ thể hiện cá tính nhân vật.
- Cách trần thuật tự nhiên linh hoạt, lời dẫn truyện và lời NV có sự thống nhất cao về sắc thái, giọng điệu, có lúc t/g như hoà nhập vào NV ông Hai mà kể mà tả mà lí giải.
- Nhiều chi tiết SH đời sống hàng ngày xen vào với mạch tâm trạng khiến cho truyện sinh động hơn. 
2- Nội dung.
(Ghi nhớ- T174)
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'	
 ? Tâm trạng ông Hai diễn biến ntn khi nghe tin đồn làng Việt gian theo tây?
Hoạt động 4: Vận dụng:	
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn phân tích tâm trạng ông Hai.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
 ? Viết đoạn văn từ 8-10 câu pt tâm trạng NV ông khi nghe tin làng chợ Dầu Việt gian theo Tây.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc thêm: Ông Hai yêu làng yêu nước ( Nguyễn Văn Long, Ôn tập Ngữ văn 9)
- Học, nắm chắc nd bài.
- Soạn: Lặng lẽ ... ............................................................................................................................................
Soạn: 6/12/ 2020- Dạy: /12/2020
Tiết 72- Tiếng Việt:
	 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT.
A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học Hs có được:
1- Về kiến thức .
- Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, t/c
- Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương
2- Về kĩ năng.
- Nhận biết 1 số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau.
- Phân tích td của việc sử dụng phương ngữ trong 1 số VB
3- Về thái độ.
- Tuân thủ và sử dụng đúng từ ngữ địa phương trong khi giao tiếp, viết.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL giải quyết vấn đề, hợp tác ...
- Phẩm chất: Yêu nước: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi vốn từ ngữ địa phương.
 Có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài, vở bài tập, sgk.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi khi vào bài.
- Phương pháp: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL giải quyết vấn đề.
 + Phẩm chất: chăm chỉ tự học .
- Thời gian: 3 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là so sánh, ẩn dụ, hoán dụ..?
* Khởi động vào bài mới : 
? Hãy hát một bài dân ca ( của vùng quê em càng tốt) ?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
 ...  tay thì chụm tay lại, người đang chụm tay ở tay của bạn phải rụt tay ra. Ai không rụt tay kịp sẽ bị bắt đứng ra quan sát và bị phạt.
Kết thúc trò chơi, GV khen ngợi sự nhanh trí, phản ứng nhanh và biết quan sát tình hình của học sinh.
Chơi theo luật.
- Gv dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Mục tiêu: Nắm chắc các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong VB tự sự.
- Phương pháp: Nghiên cứu tình huống, nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết tình huống, thu thập thông tin.
 + Phẩm chất: chăm chỉ.	
- Thời gian: 10 phút. 
- Y/ c Hs đọc ví dụ.
? Trong 3 câu đầu ai nói với ai?
? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người?
- Dấu hiệu nào cho thấy đó là 1 cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?
? Câu “Hà nắng gớm, về nào” ông Hai nói với ai? Đây có phải cuộc đối thoại k? Vì sao?
? Trong đ.trích có câu nào kiểu này không ? Trích dẫn?
? Những câu như “chúng nó cũng là trẻ con... tuổi đầu” là những câu ai hỏi ai?
? Tại sao những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm a,b?
? Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng ntn trong việc t/h diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ?
 ? Các hình thức đó đã giúp nhà văn thể hiện thành công diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai ntn?
? Qua việc tìm hiểu ví dụ trên, em hãy cho biết đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là gì?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong VBTS.
1- Tìm hiểu ví dụ.
a- Cuộc đối thoại của những người phụ nữ tản cư.
- 2 người.
* Dấu hiệu:
- 2 lượt lời đối thoại.
 + Lượt 1: “Sao bảo... mà”
 + Lượt 2: “Ấy thế... đấy”
-> là cặp lời đối thoại
- Nd nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện và hình thức t/h trong đoạn văn bằng 2 gạch đầu dòng.
b- Là câu nói trống không của ông Hai
 - Nội dung ông nói không hướng tới người tiếp chuyện cụ thể nào cũng chẳng liên quan gì đến chủ đề mà 2 người đàn bà tản cư đang trao đổi. Hơn nữa câu nói to của ông Hai cũng chẳng có ai đáp lại
- Thực ra ông nói với chính mình-> Đó chỉ là 1 lời độc thoại
- “Ông lão nắm... nhục nhã thế này”.
-> Những câu đó ông Hai hỏi chính mình. Những câu hỏi này k phát ra thành tiếng mà chỉ là 1 “mạch ngầm” âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và t/c của ông Hai-> Chúng t/h tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai trong những giây phút nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
- Vì không thốt ra thành lời, chỉ nghĩ thầm nên những lời nói đó là lời độc thoại nội tâm .
* Tác dụng:
- Các hình thức đối thoại
 + Tạo cho câu chuyện có không khí như c/sống đang diễn ra trong thực tế.
 + Thể hiện thái độ yêu, ghét phân minh của những người phụ nữ tản cư.
- Đối thoại, độc thoại nội tâm tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật
-> Khắc hoạ sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông khi nghe tin làng chợ Dầu- cái làng mà ông Hai luôn luôn lấy làm tự hào và hãnh diện giờ theo giặc- nghĩa là làm cho câu chuyện thêm sinh động hơn.
2. Ghi nhớ- T178
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết bằng hình thức thực hành.
- Phương pháp, KT: thảo luận nhóm
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 10 phút.
Tổ/c thảo luận nhóm: 7’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
 + GV giao nhiệm vụ.
? Phân tích hình thức đối thoại trong đoạn trích?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + GV bổ sung, chốt kiến thức:
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 3 phút
- Nhóm tập hợp ý kiến 4 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
II- Luyện tập.
Bài 1.
Nhân vật bà Hai có 3 lượt lời:
1: Thầy nó ạ
2: Thầy nó ngủ rồi à?
3: Tôi thấy người ta đồn.
- Nhân vật ông Hai có 2 lượt lời:
1: K đáp lại.
2: Gì?
3: Biết rồi.
- Ông Hai bỏ lượt lời đáp của bà Hai ở lần 1 thể hiện tâm trạng chán chường đến mức không muốn nói đến cái chuyện (làng chợ Dầu theo giặc đang làm ông đau lòng ấy nữa).
 - Hai lượt lời 2 và 3 ông đều trả lời cộc lốc thể hiện sự miễn cưỡng bất dắc dĩ của ông khi buộc phải trả lời bà Hai.
 + Ông Hai là người từng trải do đó ông tự thấy việc ông k trả lời bà Hai hình như có cái gì đó k phải trong quan hệ vợ chồng
 + Ông Hai đủ tỉnh lại để hiểu rằng bà hai k có lỗi gì trong cái “sự cố” làng chợ Dầu theo giặc, bà Hai cũng vô can, vô tội như lũ trẻ. Tuy nhiên vì đang dằn vặt, đau đớn nên ông hai chỉ có thể trả lời cho xong chuyện để bà Hai khỏi tủi thân mà thôi.
Hoạt động 4: Vận dụng.	
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào việc tạo lập một đoạn văn có sử dụng một trong các kiểu ngôn ngữ trên.
 - PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
? Tạo lập một đoạn văn trong đó có sử dụng một trong các kiểu ngôn ngữ trên?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
Tìm trong những văn bản đã học các kiểu ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
Học, nắm chắc nd bài, Làm BT còn lại
Chuẩn bị luyện nói TS k/hợp với NL...
GV phân công 3 tổ chuẩn bị 3 đề trong SGK để giờ sau luyện nói .
...............................................................................................................................................Soạn: 6/12/ 2020- Dạy: /12/ 2020
 Tiết 75- TLV:
 LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
A- Mục tiêu cần đạt. 
1- Về kiến thức .
- TS, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
- Td của việc Sd các yếu tố TS, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
2- Về kĩ năng.
- Nhận biết đc các yếu tố TS, nghị luận và miêu tả nội tâm trong 1 VB
- Sử dung các yếu tố TS, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện
3- Về thái độ, phẩm chất:
- Tuân thủ đúng bố cục của bài văn TS kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- Hợp tác, thuyết trình theo văn bản chuẩn bị trước, giao tiếp ngôn ngữ.
- Phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài, vở bài tập, sgk.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề..
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
? Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là gì?
* Khởi động: Mời 1 HS lên hát 1 bài.
? Theo em để thành công trong việc biểu diễn một bài hát cần có những yếu tố nào?
- GV dẫn vào bài: Hát cũng như nói cần chủ động, tự tin mới có thể mang lại thành công. Bài hôm nay nhằm giúp các em có khả năng nói tự tin trước nhiều người.
Hoạt động 2: Luyện nói.	
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: tái hiện kiến thức trọng tâm.
- PP và KT: KT đặt câu hỏi .
- Hình thức: cá nhân.
- NL, phẩm chất: 
 + NL tự học, thu thập và xử lí thông tin
 + PC: chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 5 phút.	
- Phương pháp và KT: Học hợp đồng.
- Hình thức: cá nhân.
- NL và phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
- TG: 10 phút.
? Nguyên nhân nào khiến em có lỗi với bạn?
? Tâm trạng của em sau khi để xảy ra có lỗi với bạn em?
? Kể lại buổi SH lớp ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn tốt?
? Dựa vào nd phần đầu VB “Chuyện NCGNX” (Từ đầu-> qua rồi) hãy đóng vai T.Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận?
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng thuyết trình, tự tin trước lớp. 
- Phương pháp và KT: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL và phẩm chất hướng tới: 
 + Giao tiếp bằng ngôn ngữ, hợp tác.
 + Chăm chỉ, có trách nhiệm.
- TG: 25 phút.	
- GV nêu yêu cầu luyện nói:
 + Diễn đạt bằng lời nói có kèm theo điệu bộ, cử chỉ, tuyệt đối k đọc bài đã viết sẵn.
 + Có thể t/bày 1 đoạn, 1 ý lớn (với Hs yếu) hoặc cả bài với Hs khá.
 + Kĩ năng nói: Lời nói phải đảm bảo chuẩn mực (phát âm k ngọng), trong sáng (k lạm dụng từ ngữ địa phương hoặc từ ngữ vay mượn), văn hóa (k dùng biệt ngữ, tiếng lóng).
- GV nhận xét, bổ sung kết luận chung.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- HS luyện nói trước nhóm.
- Đại diện các nhóm t/bày.
- Hs NX- BS (nd, khả năng nói)
I- Tái hiện kiến thức trọng tâm.
Gv gợi nhớ kiến thức đã học: TS kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm .
II- Chuẩn bị ở nhà.
1- Đề 1.
* Thuật lại sự việc có lỗi với bạn.
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự việc sai trái của em.
- Sự việc gì? Mức độ có lỗi với bạn
- Có ai chứng kiến hay chỉ mình em biết
* Suy nghĩ, tâm trạng của em sau sự việc đó.
- TS em phải suy nghĩ, dằn vặt? Do em tự vấn lương tâm hay có ai nhắc nhở?
- Em có suy nghĩ cụ thể ntn? Lời tự hứa với bản thân.
2- Đề 2.
* Kể lại diễn biến và không khí chung của buổi SH lớp.
- Là buổi SH định kì hay đột xuất.
- Có nhiều nd hay chỉ là 1 nd phê bình góp ý cho bạn N.
- Thái độ của các bạn đối với N ra sao?
* Nội dung ý kiến của em.
- Phân tích nguyên nhân khiến các bạn có thể hiểu lầm bạn N, khách quan, chủ quan, cá tính của bạn N, quan hệ của bạn N.
- Những lí lẽ và d/c dùng để khẳng định N là người bạn tốt.
- Cảm nghĩ của em về sự hiểu lầm đáng tiếc đối với bạn N và bài học chung trong quan hệ bạn bè.
3- Đề 3:
- Xác định ngôi kể.
+ Ngôi kể: Ngôi thứ 1 xưng “tôi”.
- Tái hiện câu chuyện dưới con mắt của Trương Sinh (chú ý dùng lời nói độc thoại, độc thoại nôi tâm để t/h sự ân hận đã trách lầm vợ)
II- Luyện nói trên lớp.
1. Yêu cầu luyện nói.
2. Luyện nói.
a. Luyện nói theo nhóm.
b. Luyện nói trước lớp.
Hoạt động 3: Tìm tòi mở rộng
Tìm đọc một số bài văn tự sự có sử dụng kết hợp các yếu tố đã được học.
 Học, nắm chắc nd bài.
Làm lại các đề trên.
Chuẩn bị: Luyện nói tiếp.
..

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_theo_cv417_tuan_15.doc