Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

1- Kiến thức :

 Đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình về phương diện nội dung kiến thức ở cả ba phân môn.

2- Kĩ năng :

 Đánh giá lại các kĩ năng làm bài cơ bản về văn bản, TV, TLV, đặc biệt là TLV.

3- Thái độ :

 Có ý thức tham gia tự nhận xét và chữa lỗi một cách tích cực.

=> Năng lực, phẩm chất hình thành:

- Năng lực tự quản, năng lực hợp tác.

- Phẩm chất: trách nhiệm với bài viết của mình.

B- Chuẩn bị:

- Thầy: Giáo án, bài đã chấm, biên soạn đề kiểm tra 15 phút.

 

doc 26 trang cucpham 25/07/2022 3000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 23/ 11/ 2020- Dạy: / 11/ 2020
Tuần 13- Tiết 61 TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
 Đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình về phương diện nội dung kiến thức ở cả ba phân môn. 
2- Kĩ năng :
 Đánh giá lại các kĩ năng làm bài cơ bản về văn bản, TV, TLV, đặc biệt là TLV.
3- Thái độ :
 Có ý thức tham gia tự nhận xét và chữa lỗi một cách tích cực.
=> Năng lực, phẩm chất hình thành:	
- Năng lực tự quản, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: trách nhiệm với bài viết của mình.
B- Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, bài đã chấm, biên soạn đề kiểm tra 15 phút.
 * Ma trận: 
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng.
TN
TL
TN
TL
Bậc thấp
Bậc cao
Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Nhớ thời điểm sáng tác
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Đoàn thuyền đánh cá
Hiểu được một số chi tiết nghệ thuật trong bài
Cảm nhận được cái hay trong nghệ thuật và nội dung của một khổ thơ trong bài
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm: 7
Tỉ lệ: 70%
Số câu:3
Số điểm:9
Tỉ lệ: 90%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 7
Tỉ lệ: 70%
Số câu: 4
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
* Đề bài:	
I- Trắc nghiệm: Khoanh trong vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời vào thời kì nào?
	A- Trước cách mạng tháng Tám
	B- Trong kháng chiến chống pháp
	C- Trong kháng chiến chống Mĩ.
	D- Sau đại thắng mùa xuân năm 1975.
Câu 2: Trong khổ thơ sau tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
 Thuyền ta lái gió với buồm trăng
 Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
 Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
	A- So sánh B- Nói quá. 
 	C- Nhân hoá D- Hoán dụ.
Câu 3: Phép so sánh trong hai câu thơ sau " Biển cho ta cá như lòng mẹ. Nuôi lớn đời ta tự buổi nào" có tác dụng gì?
	A- Nhấn mạnh sự rộng lớn của biển cả.
	B- Nhấn mạnh tác dụng của biển cả
	C- Nhấn mạnh vẻ đẹp của biển cả
	D- Nhấn mạnh sự ân tình của biển cả và lòng biết ơn biển cả đã nuôi sống con người.
II- Tự luận:
 Phân tích cái hay của đoạn thơ sau:
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi
 ( Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận).
Đáp án- biểu điểm:
I- Trắc nghiệm( 3đ). Mỗi câu đúng 1đ.
Câu 1: - Mức đạt: Đáp án C.
 - Mức chưa đạt: Không làm bài hoặc có câu trả lời khác.
Câu 2: - Mức đạt: Đáp án B.
 - Mức chưa đạt: Không làm bài hoặc có câu trả lời khác.
Câu 3: - Mức đạt: Đáp án D.
 - Mức chưa đạt: Không làm bài hoặc có câu trả lời khác.
II- Phần tự luận( 7đ):
* Yêu cầu về hình thức:
 Biết viết một đoạn văn cảm thụ, mô hình đoạn văn học sinh tự lựa chọn.
* Yêu cầu về nội dung: 
- Khung cảnh thiên nhiên:
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa.
-> Nghệ thuật so sánh ( " Mặt trời"- " Hòn lửa"), nhân hoá( " sóng cài then, đêm sập cửa"
 Khung cảnh hoàng hôn trên biển hiện lên thật tráng lệ. Biển trời, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, sóng là then, màn đêm là cánh cửa. Cửa đã đóng, then đã cài là dấu hiệu của một ngày chấm dứt, vũ trụ đã bắt đầu vào đêm.
- Hình ảnh đoàn thuyền:
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Cụm từ " lại ra khơi" diễn tả hoạt động của đoàn thuyền trong thế tương phản với sự nghỉ ngơi của vũ trụ. Điều đó chứng tỏ: Đánh cá là công việc hết sức vất vả, không giống những công việc lao động khác( được làm trong đêm)
- Tâm thế ngư dân: 
 Câu hát căng buồm với gió khơi.
-> Khí thế hào hứng, phấn chấn, khẩn trương, niềm lạc quan tin tưởng vào chuyến đi biển của người lao động.
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa: Điểm 6-7: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa: Điểm 3,5- 5 : Đảm bảo ít hơn những yêu cầu trên, tùy theo mức độ.
- Mức không đạt: Điểm 0- 3: Không đảm bảo yêu cầu, làm bài lạc sang yêu cầu khác.
2- Trò : Vở ghi, vở bài tập.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra 15 phút:
Hoạt động 2: Tổ chức trả bài:
Hoạt động của GV 
HĐ của HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm lại yêu cầu đề bài; lập dàn ý cho đề bài
- Phương pháp, KT: Luyện tập, nêu và giải quyết vấn đề.
- Hình thức: Cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hình thành: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất : trách nhiệm với bài làm của mình.
- Thời gian: 15’
- GV yêu cầu HS đọc lại đề bài
- GV yêu cầu HS phân tích đề: chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức từng câu trong đề bài.
- Gv trả bài cho Hs
- Mục tiêu: nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài viết; sửa chữa những lỗi mình đã mắc; học tập cách làm bài tốt của bạn.
- Phương pháp, KT: Luyện tập, thực hành.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Năng lực tự đánh giá, tự tin. 
 + Phẩm chất: Trách nhiệm với bài làm của mình.
- Thời gian: 20’.
- GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình ( ưu, nhược điểm ) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu.
- GV nêu nhận xét của mình về bài viết của HS:
- GV thống kê một số lỗi tiêu biểu trong bài viết của HS và yêu cầu HS phát hiện, sửa lỗi ( tập trung vào lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu ).
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận về hướng sửa chữa.
- GV chọn một bài viết tốt cho HS đọc, bình để học tập.
- GV cho học sinh đọc bài viết tốt và bài viết yếu kém.
- HS đọc đề.
- HS phân tích đề, làm bài.
HS nhận bài
HS đọc lại bài.
HS lắng nghe, ghi chép.
HS lên bảng viết những lỗi hay mắc phải.
I- Tìm hiểu những yêu cầu của đề 
1- Đề bài.
2- Chữa bài 
( theo đáp án tiết 48+ 49) 	
II- Trả bài
III- Nhận xét 
1- Hs đọc và tự nhận xét
2- Gv nhận xét chung
a- Ưu điểm:
- Phần Đọc- hiểu khá tốt.
- Phần Tập làm văn: Nhiều bài viết tỏ ra hiểu kĩ năng làm bài văn Biểu cảm kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự; kĩ năng viết đoạn văn khá rõ ràng,...
b- Tồn tại:
- Phần TLV Tự sự còn chưa tự nhiên, thiếu sáng tạo, kết hợp các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm còn chưa thật tốt và hợp lí.
- Kĩ năng viết đoạn văn ở nhiều em còn hạn chế.
- Diễn đạt chưa lưu loát.
- Chữ viết nhiều bài ẩu thả, khó đọc, sai chính tả nhiều. Cụ thể: Thuận, Đạt, Quân, 
IV- Chữa lỗi điển hình	
- Chính tả .
- Chấm câu . 
- Diễn đạt. 
V- Đọc, bình các bài viết tốt và bài viết yếu
- Bài tốt: Phương Anh, Trà My, Quỳnh.
- Bài nhiều hạn chế: Tài, Quân, Đức Anh, An.
Hoạt động 3: Tìm tòi mở rộng.
- Làm lại bài hoàn chỉnh sau khi đã chữa.
- Ôn tập, nắm chắc nội dung chương trình đã học.
- Chuẩn bị: Bếp lửa.
..Soạn: 23/ 11/ 2020- Dạy: / 12/ 2020.
Tiết 62- Văn bản:
BẾP LỬA.
 ( Bằng Việt)
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Về kiến thức .
- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời bài thơ. 
- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh.
- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.
2- Về kĩ năng.
- Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại.
- Nhận diện, phân tích được các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ Quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước .
3- Về thái độ.
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, thức dậy khát vọng học tập để cống hiến cho đất nước trong công cuộc đổi mới.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- Yêu quê hương đất nước, nhân ái.
B- Chuẩn bị:
- Thầy: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
- Trò: Vở ghi, vở chuẩn bị bài, vở bài tập, sgk.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng vào bài mới 
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày một phút.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ.
? Đọc thuộc lòng bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá của" Huy Cận. Nêu vài nét về tác giả?
? Phân tích cảnh đánh cá đêm trên biển?
? Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được miêu tả ntn? Phân tích?
* Khởi động vào bài mới:
- Gv cho hs nghe bài hát: Bà tôi( Phương Thảo).
? Bài hát gợi em nhớ tới kỉ niệm với ai ( HS: người bà của mình).
- GV dẫn vào bài: Trong bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, anh lính trẻ trên đường hành quân, nghe tiếng gà gáy trưa lại chợt nhớ tới bà mình khum khum soi trứng và mắng yêu cháu mình đừng nhìn gà đẻ mà lang mặt. Tình cảm bà cháu ấy thật cảm động biết bao! Một thanh niên khác du học tận Liên Xô lại nhớ về bà mình khi hằng ngày sử dụng bếp ga, bếp điện hiện đại, chợt nhớ thương cái bếp lửa ấp iu tình bà cháu tuổi thơ xa. Để hiểu được tình cảm bà cháu trong bài thơ, ta tìm hiểu tiết 56- bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
- Mục tiêu: Học sinh có được những hiểu biết ban đầu về Tác giả, tác phẩm
 - Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 15 phút.
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Huy Cận?
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
? Dựa vào mạch tâm trạng nhân vật trữ tình, hãy xác định bố cục bài thơ?
? Xác định thể thơ?
? Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- Mục tiêu: Hs hiểu được ý nghĩa của hình tượng bếp lửa, những kí ức tuổi thơ bên bà và niềm thương nhớ của cháu nơi chân trời xa xôi.
 - Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Yêu nước thông qua tình yêu quê hương, trách nhiệm tiếp nối truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương.
- Thời gian : 20 phút.	
- Quan sát vào 3 câu thơ thơ đầu:
? Trong kí ức của người cháu về bà trước tiên xuất hiện hình ảnh nào ? Lời thơ nào làm hiện lên hình ảnh ấy?
? Nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng trong ba câu thơ?
? Từ láy " chờn vờn", " ấp iu" có giá  ... hứ.
* Hồi nhỏ: Hồi nhỏ sống với đồng
 với sông rồi với bể
 - Điệp từ với nhắc lại ba lần nhấn mạnh vào không gian đồng, sông, bể- không gian làng quê gần gũi. 
- Phép liệt kê những vùng không gian bằng những từ cùng trường nghĩa( đồng, sông, bể), trình tự liệt kê không gian cứ mở rộng dần từ đồng- sông- bể.
-> Gợi một tuổi thơ vất vả nhọc nhằn nhưng gắn bó chan hòa trong thiên nhiên rộng lớn .
* Hồi chiến tranh: 
 Hồi chiến tranh ở rừng : 
- Cụm từ hồi chiến tranh.
- định ngữ ở rừng.
-> Hiện thực gian khổ- chồng chất những mất mát hi sinh, nghĩa tình đồng đội trong cuộc chiến đấu.
 vầng trăng thành tri kỉ.
- Nhân hóa+ ẩn dụ:
-> Trăng trở thành bạn bè và cũng là đồng chí, đồng đội với người lính
 Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
 ngỡ không bao giờ quên
 cái vầng trăng tình nghĩa
- Ngôn từ giản dị, mộc mạc, không cầu kì, hoa mĩ ( trần trụi, hồn nhiên). 
- Hình ảnh so sánh hồn nhiên như cây cỏ 
- Nghệ thuật ẩn dụ vầng trăng tình nghĩa
- Động từ ” ngỡ” khẳng định sự đinh ninh trong lòng mình- một nghĩa tình thủy chung và mãi mãi giữa người và trăng.
TL: Hai khổ đầu bài thơ, trình tự kể theo thời gian; kể theo kí ức đẹp đẽ của người lính => Đó là khoảng thời gian con người sống với cuộc sống thiếu thốn nhưng hồn nhiên, rộng mở. Người với trăng là quan hệ tri kỉ, tình nghĩa .
b- Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.
* Hồi về thành phố:
 Từ hồi về thành phố
 quen ánh điện cửa gương.
Không gian: thành phố.
Điều kiện sống: ánh điện cửa gương.
 phòng buyn- đinh khép kín.
-> Cuộc sống hòa bình, đầy đủ tiện nghi, sang trọng và hiện đại. 
Tình cảm con người với vầng trăng: 
 vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
- Nghệ thuật so sánh kết hợp với nhân hoá ( biến trăng trở thành con người, lặng lẽ đi bên cạnh con người): diễn tả sự đổi thay trong tình cảm con người.
=> Con người lãng quên trăng, coi trăng như chưa hề quen biết. 
Hoạt động 4: Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố nội dung toàn bài.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật tổ chức trò chơi.
- Hình thức: nhóm.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'
	? Phân tích cảm xúc của tác giả với vầng trăng trong quá khứ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trong bài để tạo lập đoạn văn theo yêu cầu.
 - PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
Viết một đoạn văn trình bày một tâm sự khác của ánh trăng với em trong một đêm trăng tình cờ em ngắm trăng.
Hoạt động 5 : Mở rộng tìm tòi.
- Đọc thêm: Hơi ấm ổ rơm ( Nguyễn Duy).
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc phần đã học.
- Chuẩn bị: phần còn lại.
..............................................................................................................................................
Soạn: 23/ 11/ 2020- Dạy: / 12/2020
Tiết 65- Văn bản:
ÁNH TRĂNG.
 ( Nguyễn Duy)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
- Quan sát vào khổ thơ thứ 4:
? Con người gặp lại vầng trăng trong khoảnh khắc nào?
? Từ láy thình lình diễn tả được điều gì?
( Dự kiến: Thình lình: diễn tả tình huống bất thường của cuộc sống. Đèn điện tắt, không gian chật hẹp của phòng buyn đinh trở nên ngột ngạt, tối om).
? Phản xạ tự nhiên của họ khi ấy là gì?
? Câu thơ sử dụng nhiều từ loại gì? Ý nghĩa của việc dùng ba động từ cạnh nhau ấy?
( Gv: Họ không ý thức được rằng chính hành động vội vàng tìm nguồn sáng của họ đã đưa họ tới không gian mênh mông bao la) 
? Và điều bất ngờ nào đã đến với họ?
? Vầng trăng tròn tượng trưng cho điều gì?
? Đánh giá mối quan hệ giữa người và trăng lúc này ntn? 
( GV: Ánh sáng của vầng trăng tròn bất ngờ xuất hiện trong tình huống con người khó khăn, bức bách nhất. Ánh sáng của nó tỏa rộng trong không gian, ùa vào căn phòng tối, làm cho căn phòng bất giác sáng bừng lên. Tuy nhiên lúc này con người nhìn trăng vẫn chỉ như nhìn vật phát sáng thay cho ánh điện trong căn phòng tối. Khổ thơ giống như một cái nút thắt của câu chuyện nhưng nó lại mở ra biết bao trăn trở, suy tư trong tâm hồn con người. Nỗi trăn trở ấy ntn, ta tìm hiểu sang phần 3.
- Quan sát 2 khổ cuối:
? Ở 2 khổ thơ cuối vì sao tác giả viết:
 Ngửa mặt lên nhìn mặt 
mà không viết : 
 Ngửa mặt lên nhìn trăng?
 Viết như vậy tác giả đã dùng nghệ thuật gì? Tác dụng? 
( GV: Nếu viết Ngửa mặt lên nhìn trăng
Thì trăng chỉ là hình ảnh của thiên nhiên, tạo hóa. Nguyễn Duy viết Ngửa mặt lên nhìn mặt là tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa. Trăng được nhân hoá trở thành con người, mặt trăng chính là mặt người. 
( Gv: Ngửa mặt lên nhìn nghĩa là con người lúc này không trốn chạy trong bốn bức tường của phòng buyn đinh khép kín nữa mà dám dối diện với vầng trăng, đối diện với người tri kỉ, với tình nghĩa năm nào) 
? Trong tư thế mặt đối mặt như thế, trạng thái tâm hồn của con người ntn?
? Từ láy rưng rưng gợi tả cảm xúc nào? 
GV: Rưng rưng- không biết là cái gì, chỉ biết đó là một tình cảm như đang thức dậy trong lòng thật khó nói. Trong giây phút đối diện đàm tâm, trái tim nhà thơ xúc động nghẹn ngào dường như có ai đó bóp nghẹt một cảm giác gợi nhớ, gợi thương.
? Vầng trăng gợi tác giả nhớ về điều gì?
? Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp và nghệ thuật của hai câu thơ: 
 như là đồng là bể
 như là sông là rừng
? Ta nhận thấy tình cảm nào của trăng với con người?
( GV: Trăng đã trả cho người tất cả những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, những tri kỉ, nghĩa tình đồng đội, những nơi anh đi qua, những nơi anh từng sống, thậm chí nơi đã để lại một phần máu thịt...Tất cả bỗng ùa về, vụt hiện lên, giễu qua hồi tưởng của anh khi anh ngửa mặt lên ngắm vầng trăng sáng).
? Khổ thơ cuối bài, những hình ảnh thơ trăng tròn vành vạnh, trăng im phăng phắc có ý nghĩa gì?
( GV: Ánh sáng của trăng soi tỏ mọi ngõ ngách, làm sáng lên góc tối trong tâm hồn con người).
? Trước sự hào phóng mà nghiêm khắc của vầng trăng, con người đã xuất hiện trạng thái nào? Em có cảm nhận gì về cái giật mình của nhân vật trữ tình trong khổ thơ?
( GV: Giật mình là một cảm giác, một phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Giật mình để biết mình đã phản bội người xưa. Cái giật mình ấy như một lời thức tỉnh bản thân không sùng bái hiện tại mà quên đi giá trị truyền thống. Chính bởi sự giật mình đã làm nên ý nghĩa triết lí cho bài thơ)
TL: Khổ thơ cuối ngôn ngữ thơ hàm súc nhờ lối nói ẩn dụ và nhân hoá; sử dụng 2 vế đối lập mà song song. Trăng hiện ra độ lượng phóng khoáng nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc. Con người thì nhận ra sai lầm của mình đang sám hối dưới trăng.
? Từ sự sám hối của người lính với vầng trăng, bài thơ toát lên triết lí nhân văn nào?
? Khái quát nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
? Nêu nội dung bài thơ?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân 
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung:
II- Phân tích.
1- Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ và hiện tại.
2- Tình huống gặp lại vầng trăng
 Thình lình đèn điện tắt
 Phòng buyn đinh tối om
- Từ láy thình lình 
Phản xạ: đi tìm nguồn sáng
 vội bật tung cửa sổ
 - 3 động từ " vội, bật, tung" đặt liền nhau diễn tả sự bức xúc khó chịu và hành động khẩn trương hối hả của tác giả để đi tìm nguồn ánh sáng.
 Vầng trăng tròn đột ngột hiện ra:
 đột ngột vầng trăng tròn
- Vầng trăng tròn tượng trưng cho 1 con người thuỷ chung, tình nghĩa với con người trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.
 => Người nhìn trăng như nhìn một vật chiếu sáng thay thế cho ánh điện.
3- Suy tư của tác giả.
Ngửa mặt lên nhìn mặt 
- Trăng tiếp tục được nhân hoá trở thành con người. 
Trạng thái tâm hồn con người: 
 có cái gì rưng rưng
- Từ láy rưng rưng: 
=> Cảm xúc xúc động, nghẹn ngào.
như là đồng là bể
 như là sông là rừng
- Những câu thơ ngắt nhịp ngắn ( 3/2), giọng thơ ào ạt như xúc cảm ùa về; điệp từ như là gắn với đồng, sông, bể, rừng kết hợp so sánh.
-> Trăng vô tư, hào phóng, rộng lượng. 
- Ẩn dụ : Trăng tròn vành vạnh : tượng trưng cho vẻ đẹp của nghĩa tình, quá khứ vẫn đầy đặn, thuỷ chung.
 - Nhân hóa: Ánh trăng im phăng phắc : trăng hiện lên như một người bạn, một nhân chứng vô cùng nghiêm khắc. 
- Con người: giật mình
=> Đó là cảm giác ân hận vì đã nhận ra sự bội bạc của mình với trăng, với quá khứ. 
=> Có cuộc sống tốt đẹp hôm nay hãy đừng quên đi quá khứ. Hay đó chính là đạo lí uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật:
Kết hợp tự sự với trữ tình; hình tượng thơ đa nghĩa, sử dụng nhân hoá, ẩn dụ, điệp từ ngữ, đối lập...
2- Nội dung:
Bài thơ như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
Hoạt động 4: Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố nội dung toàn bài.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật tổ chức trò chơi.
- Hình thức: nhóm.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'
- GV tổ chức trò chơi Đi tìm ẩn số: 
	Trên màn hình là 18 ô chữ. 18 ô chữ này là một câu tục ngữ về một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc mà bài thơ Ánh trăng biểu đạt. Nhiệm vụ của chúng ta là mở từng ô chữ để tìm ẩn số câu tục ngữ ấy là câu nào. Hai đội sẽ oản xem đội nào có quyền mở trước, lần lượt mỗi đội sẽ mở và đội nào đoán được câu tục ngữ trước thì đội đó sẽ thắng. 
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trong bài để tạo lập đoạn văn theo yêu cầu.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
Viết một đoạn văn trình bày một tâm sự khác của ánh trăng với em trong một đêm trăng tình cờ em ngắm trăng.
Hoạt động 5: Mở rộng tìm tòi.
- Đọc thêm: Hơi ấm ổ rơm ( Nguyễn Duy).
- Học thuộc lòng bài thơ, phân tích bài thơ.
- Chuẩn bị: Làng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_theo_cv417_tuan_13.doc