Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Về kiến thức.

- Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong Vb tự sự.

- Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong Vb tự sự.

2- Về kĩ năng.

- Nghị luận trong khi làm bài tự sự.

- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một Vb tự sự.

3- Về thái độ.

Có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận trong Vb tự sự cụ thể.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Năng lực giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, NL hợp tác.

- Phẩm chất : Chăm chỉ, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.

B- Chuẩn bị:

- Thầy: Giáo án, sgk, sgv.

- Trò: sgk, vở ghi, vở bài tập.

C- Tổ chức dạy học bài mới.

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, tạo tâm thế vào bài mới.

- Phương pháp: Nêu vấn đề.

- Hình thức: cá nhân.

- Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề.

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ:

? Miêu tả nội tâm trong Vb tự sự là gì? Có mấy cách miêu tả nội tâm trong Vb tự sự?

 Làm bài tập 3.

 

doc 21 trang cucpham 25/07/2022 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 16/ 11/ 2020- Dạy: /11 / 2020
Tuần 12- Tiết 56- TLV NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức.
- Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong Vb tự sự.
- Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong Vb tự sự.
2- Về kĩ năng.
- Nghị luận trong khi làm bài tự sự.
- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một Vb tự sự.
3- Về thái độ.
Có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận trong Vb tự sự cụ thể.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, NL hợp tác.
- Phẩm chất : Chăm chỉ, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, sgk, sgv.
- Trò: sgk, vở ghi, vở bài tập.
C- Tổ chức dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, tạo tâm thế vào bài mới.
- Phương pháp: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề..
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Miêu tả nội tâm trong Vb tự sự là gì? Có mấy cách miêu tả nội tâm trong Vb tự sự?
 Làm bài tập 3.
* Khởi động vào bài mới: 
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV cho đoạn văn : 
Phải, người họa sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. Ông thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng chặng đường đi nhỏ của ông, nhưng nó như là một quả tim nữa của ông, hay chính là quả tim cũ được đề cao lên, do đó mà ông khao khát, mà ông yêu thêm cuộc sống. Thế nhưng, đối với chính nhà họa sĩ vẽ bao giờ cũng là một việc khó nặng nhọc, gian nan. Làm một bức chân dung, phác họa như ông làm đây, hay rồi vẽ dầu, làm thế nào làm hiện lên được mẫu người ấy ? cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa ? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà họa sĩ vào giữa bức tranh đó. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách.
? Đoạn văn kể về sự việc gì?
? Hãy chỉ ra yếu tố miêu tả nội tâm trong đoạn văn ?
? Ngoài yếu tố miêu tả nội tâm, đoạn văn còn nêu ý kiến, hãy chỉ ra ý kiến đó ?
- dẫn vào bài : Ý kiến được nêu trong đoạn văn trên chính là yếu tố nghị luận trong văn tự sự. Vậy nghị luận có vai trò ntn ? Bài hôm nay ta cùng nhau giải đáp.
Đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân 
Kể sự việc nhà họa sĩ vẽ chân dung người thanh niên và những trăn trở của ông về nghệ thuật
- Làm thế nào làm hiện lên được mẫu người ấy ? cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa ? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà họa sĩ vào giữa bức tranh đó. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
- Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. Ông thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng chặng đường đi nhỏ của ông, nhưng nó như là một quả tim nữa của ông, hay chính là quả tim cũ được đề cao lên, do đó mà ông khao khát, mà ông yêu thêm cuộc sống
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nhận biết được yếu tố nghị luận và tác dụng của nó trong văn tự sự.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + NL: Tự học, giải quyết vấn đề.
 + Phẩm chất: chăm chỉ.	
- Thời gian: 28 phút.
- Y/c HS đọc sgk phần I:
? Về nội dung, đoạn văn thể hiện tư tưởng nào? Mục đích thuyết phục người đọc, người nghe hoặc chính mình về điều gì? Thuyết phục bằng cách nào?
? Về hình thức, các câu văn trong đoạn trích thường là loại câu gì?( câu miêu tả, trần thuật, câu phủ định, câu khẳng định, câu ghép có cặp từ hô ứng?)
? Xác định các câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận?
- dg: Những đặc điểm về nội dung và hình thức trên chứng tỏ đoạn văn có chứa yếu tố nghị luận.
? Yếu tố nghị luận có tác dụng gì trong đoạn văn tự sự này?
? Về nội dung, cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư diễn ra dưới hình thức nào?
? Lập luận của Kiều thể hiện ntn?
? Lập luận của Hoạn Thư diễn ra ntn?
? Về hình thức, các câu trong đoạn trích thuộc kiểu câu gì? ( câu miêu tả, trần thuật, câu phủ định, câu khẳng định, câu ghép có cặp từ hô ứng?)
? Yếu tố nghị luận đã làm cho đoạn văn tự sự ntn?
? Để người đọc, người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, trong Vb tự sự người kể hoặc nhân vật phải dùng đến hình thức gì?
? Nghị luận bằng cách nào?
- Hs đọc ghi nhớ.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân:
Nghị luận 
TL cá nhân
I- Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong VB tự sự.
1- Tìm hiểu ví dụ.
Đoạn a:
* Nội dung: 
- Đây là những suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc của Nam Cao( ông giáo đối thoại với chính mình).
 Thuyết phục với chính mình rằng: vợ mình không ác để " chỉ buồn chứ không nỡ giận".
 - Để đi đến kết luận ấy, ông giáo đã đưa các luận điểm và lập luận lô gíc sau:
 + Luận điểm nêu vấn đề: " Nếu ta không cố mà tìm hiểu thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ".
 + Luận điểm phát triển vấn đề: " Vợ tôi không ác nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỉ tàn nhẫn là vì thị quá khổ.
 x- Luận cứ 1: Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau( từ một quy luật tự nhiên)
 x- Luận cứ 2: Khi người ta quá khổ thì không nghĩ đến ai được nữa ( như một quy luật tự nhiên).
 x- Luận cứ 3: vì cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng buồn đau ích kỉ che lấp mất.
 x- Luận điểm kết thúc vấn đề: " Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận".
* Về hình thức:
Chứa nhiều từ, câu mang tính chất nghị luận ( ít dùng câu miêu tả, trần thuật) hay dùng loại câu sau:
- Các câu đều là những câu khẳng định ngắn gọn, khúc chiết như diễn đạt những chân lí.
- Các câu có cặp từ hô ứng thể hiện phán đoán dưới dạng " Nếu thì"; " Vì thế cho nên"; " Sở dĩlà vì"; " Khi thì".
-> Tác dụng: Làm nổi bật tính cách của nhân vật ông giáo- một người có học thức, hiểu biết, giàu lòng yêu thương con người, luôn suy nghĩ, trăn trở, dằn vặt về cách sống, cách nhìn người, nhìn đời.
Đoạn b: 
* Nội dung:
Cuộc đối thoại giữa Kiều và hoạn Thư diễn ra dưới hình thức nghị luận( một vị quan toà- một bị cáo)
 + Lập luận của kiều thể hiện ở mấy câu đầu: sau câu chào mỉa là lời đay nghiến " Xưa nay đàn bà có mấy người gớm ghê như mụ" và 
" Xưa nay càng cay nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái".
 + Lập luận của Hoạn Thư rất xuất sắc. Tám 8 dòng thơ, Hoạn Thư nêu 4 luận điểm:
 Luận điểm 1: tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường thình( nêu một lẽ thường).
 Luận điểm 2: Ngoài ra tôi cũng đã đối xử với cô rất tốt khi ở gác viết kinh; khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo( dẫn chứng-> kể công)
 Luận điểm 3: Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung- chắc gì ai đã nhường cho ai 
( Lẽ thường từ xưa đến nay)
 Luận điểm 4: Dù sao tôi cũng đã chót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông vào lượng khoan dung của cô.( Nhận tội và tâng bốc Kiều)
* Hình thức:
- Câu phủ định có từ phủ định " chẳng", "chưa".
- Kiểu câu ghép có cặp từ hô ứng "càng-càng".
- Ngoài ra Hoạn Thư ý thức được vai trò của một bị cáo nên lời lẽ mềm mỏng thấu lí đạt tình.
-> Tác dụng: Thông qua lập luận sắc bén, lí lẽ dẫn chứng thấu lí đạt tình buộc Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư " Khôn ngoan đến mức nói năng phải lời" và tha cho Hoạn Thư " Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay".
- Nghị luận bằng cách:
 + Nêu ý kiến, nhận xét cùng những lí lẽ, dẫn chứng ( nội dung).
 + Sử dụng hình thức lập luận phù hợp
( hình thức).
2- Kết luận( ghi nhớ)
Hoạt động 4: Luyện tập
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào làm bài tập.
 - PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề..
 + Chăm chỉ.
- Thời gian: 5'.
 ? Thế nào là Nghị luận trong VB tự sự? Vai trò của yếu tó nghị luận trong văn bản tự sự?
Hoạt động 4: Vận dụng : 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về Nghị luận, viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
 	? Viết một đoạn văn tự sự ( chủ đề tự chọn, khoảng 15- 20 câu) có sử dụng yếu tố nghị luận?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc tham khảo một số bài văn mẫu về tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
- Nắm chắc yếu tố nghị luận và tác dụng của nó trong VB tự sự.
- Chuẩn bị: Phần Luyện tập.
.............................................................................................................................................
Soạn: 16/ 11/ 2020- Dạy: /11 / 2020
 Tiết 57- TLV: NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ( tiếp).
Hoạt động 2: Luyện tập
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào làm bài tập.
 - PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề..
 + Chăm chỉ.
- Thời gian: 40'.
- Y/c Hs đọc bài
- Nhận xét bổ sung.
- Y/c Hs đọc bài
- Nhận xét bổ sung.
GV ra bài tập: Em hãy viết một đoạn văn cho đề sau:
Đóng vai người lính lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính để kể lại những ngày tháng hào hùng của những năm kháng chiến chống Mĩ.
- Đọc, làm việc cá nhân.
- Báo cáo kq
- Đọc, làm việc cá nhân.
- Báo cáo kq
II- Luyện tập:
Bài 1: Lời văn trong đoạn trích là lời của ông giáo đang thuyết phục chính mình, tin vào con người, tin vào bản chất tốt đẹp của con người.
Bài 2: Trong đoạn thơ, Hoạn Thư tỏ ra rất khôn ngoan, tìm những lời lẽ sắc bén để biện minh cho mình rằng việc ghen tuông là chuyện thường tình.
 Sau lời lẽ đó, Hoạn Thư tìm chứng lí về cách đối xử hậu hĩnh của mình ( " Nghĩ cho khi gác viết kinh.chẳng theo") để mong gỡ tội-> Mụ là người không chỉ khôn ngoan còn có những lời lẽ có vẻ thấu tình đạt lí Cách thưa gửi của Hoạn Thư mềm mỏng khiến cho cuộc tự cứu mìn ...  hoạt động đánh bắt của ngư trường. Ta hình dung công việc lao động đòi hỏi kĩ thuật: dò tìm luồng cá, tạo thế vây bắt cá. 
* Sự giàu đẹp của biển cả:
 Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
 Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
 Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
 Đêm thở, sao lùa nước Hạ Long. 
- Liệt kê một loạt các loài cá, làm nổi bật sự đa dạng, giàu có của biển cả.
 - Sử dụng từ láy gợi hình " lấp lánh" kết hợp với so sánh khi miêu tả cá song .
 - Miêu tả bằng những từ ngữ gợi tả màu sắc " đuốc, đen, hồng, vàng choé"
 - Nhân hoá: "em" (gọi cá như gọi người).
Cá song hiện lên không chỉ đẹp ở sắc màu rực rỡ như ngọn đuốc lung linh mà còn đẹp ở cử động mềm mại như múa. Cử động quẫy của nó dường như làm cho trăng sáng hơn. Chính cử động ấy làm nên nét thơ mộng làm tâm hồn nhà thơ bật lên tiếng " em" trìu mến.
- Kết thúc là hình ảnh thơ đẹp, một vẻ đẹp huyền ảo lung linh như đưa người đọc vào cõi mộng. Tác giả dùng nhân hoá: màn đêm như một con vật khổng lồ, nhịp thở của nó làm xao động mặt nước, xao động cả ánh trăng. Đây là một sáng tạo mới mẻ của tác giả.
* Niềm vui say lao động:
 Ta hát bài ca gọi cá vào
 Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
-> Hình ảnh thơ vừa hiện thực vừa lãng mạn bay bổng.
 - Hai câu thơ:
 Biển cho ta cá như lòng mẹ 
 Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
 + Sử dụng so sánh " biển- lòng mẹ"
 + Câu thơ mang tính chất suy tưởng
-> Thể hiện sự ân tình của biển, niềm tự hào, biết ơn của người dân chài với biển cả quê hương đã cho họ cuộc sống.
 * Nhịp điệu lao động: khẩn trương, gấp rút:
 Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
-> Hình ảnh thơ đặc tả động tác kéo lưới rất căng, rất khoẻ và đẹp. Hình ảnh ấy như tạc vào thơ một bức tượng đài ngư dân tràn đầy sức sống.
 * Thành quả lao động: 
 Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông
3- Cảnh đoàn thuyền trở về.
- Thời gian: buổi bình minh (khép kín hành trình một chuyến đi biển)
- Nghệ thuật: 
 + Điệp lại cấu trúc câu thơ ở khổ đầu chỉ biến đổi chữ " cùng" thành "với".
 + Lặp từ " câu hát" nhiều lần trong bài thơ, biến công việc lao động nặng nhọc thành niềm vui, thành khúc tráng ca về lao động.
 + Phép nói quá " mặt trời đội biển" đối lập với "xuống biển" ở đầu bài. 
 + ĐT " đội" thể hiện sự mạnh mẽ, khoẻ khoắn, một ban mai tươi đẹp lại trở về.
 + Phép nhân hoá: Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
-> Khí thế khẩn trương, cuộc chạy đua để giành lấy thời gian lao động và cống hiến.
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật:
- Bài thơ là sự kết hợp hài hoà 2 bút pháp : hiện thực và LM.
- Các hình ảnh so sánh, nhân hoá, nói quá, liên tưởng, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu.
- Cảm quan về thế giới của Huy Cận bắt gặp khí thế bừng bừng của sự sống mới lạ tạo cho bài thơ một vẻ đẹp hoành tráng thơ mộng.
2- Nội dung : SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập:
- Mục tiêu: luyện tập, củng cố thêm về bài thơ
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'	
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Nêu đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ?
Hs hoạt động cá nhân trả lời.
- Nghệ thuật:
- Bài thơ là sự kết hợp hài hoà 2 bút pháp : hiện thực và LM.
- Các hình ảnh so sánh, nhân hoá, nói quá, liên tưởng, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu.
- Cảm quan về thế giới của Huy Cận bắt gặp khí thế bừng bừng của sự sống mới lạ tạo cho bài thơ một vẻ đẹp hoành tráng thơ mộng.
- Nội dung : SGK.
* Tích hợp với môi trường:
 	? Học xong bài thơ, trong em thức dậy tình cảm gì( Về ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường biển? Về tinh thần lao động cống hiến cho đất nước?)
Hoạt động 4: Vận dụng 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để viết cảm nhận một đoạn thơ.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
 ? Hãy viết một đoạn văn cảm nhận một đoạn thơ mà em thích nhất?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Học thuộc lòng bài thơ, phân tích lại bài thơ theo hướng đã phân tích?
- Chuẩn bị: Bếp lửa.
..............................................................................................................................................
Soạn: 24/ 11/2020- Dạy: / 11/2020
Tiết 60- Tiếng Việt: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( tiếp).
 ( Từ tượng thanh....Một số phép tu từ)
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2- Về kĩ năng.
- Nhận diện từ tượng thanh, từ tượng hình. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, tượng thanh trong VB.
- Nhận diện các phép tu từ nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một VB. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong Vb cụ thể.
3- Về thái độ.
Có ý thức tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về từ vựng tiếng Việt.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp tiếng Việt ...
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị:
 + Thầy: Giáo án, sgk, sgv, bút dạ, bảng nhóm, phiếu học tập.
 + Trò: sgk, vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, tạo tâm thế vào bài mới.
- Phương pháp, KT: KT tổ chức trò chơi.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề..
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
 ? Trình bày sự hiểu biết của em về các phép tu từ đã học?
* Khởi động vào bài mới: TRÒ CHƠI CHUYỀN HOA.
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát vừa chuyền bông hoa đến khi bài hát kết thúc ở vị trí nào thì bông hoa sẽ tặng cho người ở vị trí đó. Tuy nhiên người nhận hoa sẽ phải trả lời những câu hỏi có liên quan đến nội dung bài:
	 Phép tu từ nào được sử dụng trong những câu sau:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
 ( Hồ Chí Minh)
Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
 ( Võ Quảng)
Núi cao chi lắm núi ơi
 ( Ca dao).
- Cả lớp tiến hành chơi
- GV tổng kết trò chơi, biểu dương tinh thần chơi của cả lớp, cho điểm học sinh trả lời được câu hỏi.
Hoạt động 2: Tổng kết .
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Luyện tập về các phép tu từ từ vựng. 
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 35 phút.
Tổ/c HĐ thảo luận nhóm: 5’
 ( KT 1,2,3)
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 10 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
 + GV giao nhiệm vụ:
 ? Vận dụng phép tu từ để phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ?
 Nhóm 1+6: Ví dụ a.
 Nhóm 2+7: Ví dụ b.
 Nhóm 3+8: Ví dụ c.
 Nhóm 4+9: Ví dụ d.
 Nhóm 5+10: Ví dụ e.
 + Thời gian: 5 phút.	
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + GV bổ sung, chốt kiến thức:
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi : 2’
? Phân tích nghệ thuật độc đáo trong những câu sau?
GV chốt :
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 2’
- Nhóm tập hợp ý kiến 3’.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS tạo cặp đôi.
- Làm việc cá nhân 1 phút ; thảo luận cặp 2 phút. Đại diện cặp trả lời
II- Một số phép tu từ từ vựng.
1- Khái niệm.
2- Vận dụng biện pháp tu từ, phân tích.
a- Phép ẩn dụ.
 " Hoa", " cánh" : dùng để chỉ Thuý Kiều và cuộc đời nàng.
" Lá", " cây" : chỉ gia đình Kiều và cuộc sống của họ.
-> Quyết định bán mình của Kiều để cứu gia đình.
b- So sánh.
Tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa-> thể hiện các cung bậc khác nhau trong tiếng đàn cũng là cung bậc khác nhau trong thiên Bạc Mệnh.
c- Phép nói quá.
- Sắc đẹp của Kiều đến mức hoa ghen, liễu hờn.
- Tài nghệ siêu quần " sắc đòi một, tài hoạ hai"
-> Vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn của Kiều.
d- Phép nói quá.
Gác Quan Âm- nơi Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh rất gần phòng đọc của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong một khu vườn nhà Hoạn Thư gần nhau " trong gang tấc" nhưng giờ đây 2 người cách trở " gấp mười quan san"-> Cực tả nỗi xa cách thân phận, cảnh ngộ của Kiều và Thúc Sinh.
e- Chơi chữ.
 Tài", " tai".
3- Vận dụng kiến thức về phép tu từ từ vựng để phân tích.
a- Phép điệp ngữ " còn", dùng từ đa nghĩa " say sưa" ( vừa được hiểu chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu là chàng trai say đắm cô gái vì tình cảm).
-> Nhờ cách nói đó mà chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ mà kín đáo.
b- Nói quá để nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c- Nhờ so sánh mà nhà thơ đã miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng ( trăng rất sáng khiến cảnh vật hiện rõ từng đường nét)
d- Nhân hoá.
Trăng biến thành người bạn tri âm tri kỉ 
( " Nhòm qua khe cửa ngắm nhà thơ")
-> Thiên nhiên trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.
e- Phép ẩn dụ tu từ
" Mặt trời" trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ -> Thể hiện sự gắn bó của đứa con với mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai tươi sáng.
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu : Vận dụng kiến thức về phép tu từ từ vựng để phân tích giá trị nghệ thuật của bài ca dao.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
Vận dụng kiến thức về phép tu từ từ vựng để phân tích giá trị nghệ thuật của bài ca dao :
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm một số đoạn thơ, đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về tác dụng của biện pháp tu từ đó.
- Gv khái quát nội dung.
- Học thuộc, nắm chắc các kiến thức đã tổng kết.
- Chuẩn bị : Tổng kết từ vựng( Luyện tập tổng hợp)
..............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_theo_cv417_tuan_12.doc