Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt.

1- Về kiến thức .

- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những chiến sĩ trong bài thơ.

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : Ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực

2- Về kĩ năng.

- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.

- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc của trong bài thơ.

- Tìm một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.

3- Về thái độ.

- Yêu quý, trân trọng tình cảm cao đẹp và lí tưởng của anh bộ đội Cụ Hồ

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất.

- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.

- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm.

B- Chuẩn bị:

- Thầy : SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.

- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài, vở bài tập, sgk.

 

doc 22 trang cucpham 25/07/2022 3940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 3/11/ 2020- Dạy: /11/ 2020.
Tuần 10- Tiết 47- Văn bản: ĐỒNG CHÍ.
 ( Chính Hữu).
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Về kiến thức .
- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những chiến sĩ trong bài thơ. 
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : Ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực
2- Về kĩ năng.
- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc của trong bài thơ. 
- Tìm một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.
3- Về thái độ.
- Yêu quý, trân trọng tình cảm cao đẹp và lí tưởng của anh bộ đội Cụ Hồ
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài, vở bài tập, sgk.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, tạo tâm thế vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày vấn đề.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ.
? Đọc thuộc lòng đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga? Nêu cảm nhận chung của em về nội dung đoạn trích?
* Khởi động vào bài mới: 
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Em được biết đến những cây bút nào thường viết về đề tài người lính và chiến tranh?
? Em có biết tác phẩm nào của một trong những tác giả đó không? Hãy kể tên?
- Thuyết trình: Và hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu một tác giả với lối viết giản dị chân thành. Hình tượng người lính trong thời kì KC chống Pháp xuất hiện trong trang thơ của ông ra sao, ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ Đồng chí. 
- TL cá nhân: Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê, Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mỹ Dạ...
Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê, Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mỹ Dạ...).	
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.	
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
- Mục tiêu: Nắm những nét sơ lược về tác giả, đề tài, hoàn cảnh sáng tác, bố cục, thể thơ, PTBĐ.
- Phương pháp và kĩ thuật: Học hợp đồng, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Định hướng NL, phẩm chất: 
 + Hình thành NL tự học.
 + Phẩm chất: Chăm chỉ.
- Thời gian: 10 phút.
- Cho HS quan sát chân dung nhà thơ Chính Hữu.
? Dựa vào kết quả thực hiện hợp đồng đã giao từ tiết trước, hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
- Y/c nhóm 2 lên bảng trình bày.
- Nhận xét, khái quát nét chính.
- HD đọc, đọc mẫu, gọi hs đọc, tìm hiểu chú thích.
? Bài thơ viết về đề tài gì?
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Nêu bố cục bài thơ và nội dung từng phần?
? Về thể thơ bài thơ này có gì khác với những bài thơ em đã học?
? Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- Mục tiêu: hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta; lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những chiến sĩ trong bài thơ; đặc điểm nghệ thuật của bài thơ .
 - Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, chia sẻ cặp đôi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Yêu nước, trách nhiệm.
- Thời gian : 25 phút.	
 - HD HS theo dõi 7 câu thơ đầu:
? Mở đầu bài thơ tác giả giới thiệu về hoàn cảnh xuất thân của những người lính cách mạng ntn?
? Hình ảnh “ nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá” nói gì về cảnh ngộ của họ?
? Trước khi gặp nhau, họ có mối liên hệ gì không?
- Liên hệ: giống như sự gặp gỡ của người lính trong thơ Hồng Nguyên:
Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ thuở 1,2
Súng bắn chưa quen
Quân sự mươi bài.
? Khi gặp nhau và trở thành người lính, tình cảm của họ ntn?
? Điều gì khiến họ nhanh chóng trở thành 
“ đôi tri kỉ”?
? Sự gắn bó từ những người xa lạ, không hẹn mà gặp trong quân ngũ, tác giả gọi là gì?
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 2’.
? Đoạn thơ đầu tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì? 
( Gợi ý: Nhận xét về lời thơ, hình ảnh thơ, nhịp thơ?)
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
- HS quan sát
- Các nhóm trưng bày sản phẩm
- Đại diện trình bày
- Các nhóm bổ sung.
- Đọc, tìm hiểu chú thích
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo cặp đôi.
- HĐ cá nhân 1’, cặp 1’.
- Báo cáo 
- Bổ sung.
I- Đọc và tìm hiểu chung:
1- Tác giả.
( sgk)
2- Bài thơ.
a- Đọc và tìm hiểu chú thích.
b- Tìm hiểu chung.
* Đề tài: người lính trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
* Hoàn cảnh sáng tác:
Đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc- thu đông 1947( sgk), in trong tập “ Đầu súng trăng treo”.
* Bố cục: 2 phần.
P1: 7 câu đầu: Cơ sở của tình đồng chí.
P2: 13 câu thơ còn lại: Những biểu hiện về sức mạnh của tình đồng chí.
* Thể thơ:
Thơ tự do( các câu thơ số tiếng khác nhau, chủ yếu là vần chân, nhịp thơ không cố định, theo dòng mạch cảm xúc.
* Phương thức biểu đạt:
 Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
II- Phân tích.
1- Cơ sở của tình đồng chí.
- Hoàn cảnh xuất thân: 
 + Anh: nước mặn đồng chua.
 + Tôi : đất cày lên sỏi đá.
-> Xuất thân từ những vùng quê nghèo khó, cằn cỗi, họ là những người nông dân mặc áo lính có cùng cảnh ngộ, cùng giai cấp.
- Trước khi gặp nhau. Họ là :
 + Đôi người xa lạ-> không hề quen biết.
 + Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau -> Không hẹn mà gặp.
- Khi trở thành người lính: Rất tự nhiên, họ nhanh chóng trở thành “ đôi tri kỉ”.
 Lí do : 
 + Chung giai cấp nông dân nên có niềm đồng cảm tự nhiên.
 + Chung nhiệm vụ “ súng bên súng”
 + Chung lí tưởng “ đầu sát bên đầu”.
 + Chung thiếu thốn của chiến trường “ đêm rét chung chăn”.
-> Đồng chí!
 - Nghệ thuật :
+ Lời thơ giới thiệu về quê hương tự nhiên như những lời trò chuyện tâm tình.
+ Hình ảnh thơ sóng đôi, đối ứng “ quê hương anh- làng tôi”, “ súng bên súng- đầu sát bên đầu”.
+ Những thành ngữ “ nước mặn đồng chua”, “ đất cày lên sỏi đá”.
+ Những câu thơ tự do, ngắt nhịp đột ngột làm thành câu đặc biệt .
-> Những người lính trong thơ Chính Hữu là những người xuất thân từ giai cấp nông dân. Tình cảm của họ là sự gắn bó tự nhiên của tình cảm giai cấp. Nói khác đi: Cơ sở của tình đồng chí là sự kết tinh cao đẹp của tình bạn, tình người, tình giai cấp, tình đồng đội cao cả.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: luyện tập, củng cố thêm về bài thơ.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'	
? Bức tranh sgk minh họa cho cảnh tượng nào? Vì sao em biết?
? Đoạn thơ đầu mang đến cho em cảm nhận gì về cở sở hình thành tình đồng chí đồng đội của những anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu KCCP?
Hoạt động 4: Vận dụng:
- Mục tiêu: biết vận dụng kiến thức về bài thơ để viết đoạn văn cảm thụ theo hình thức diễn dịch về vẻ đẹp ba câu thơ cuối.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
Em hãy viết đoạn văn theo mô hình diễn dịch trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ lí giải cơ sở của tình đồng chí.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm đọc: + Đồng chí của Chính Hữu (Trần Đình Sử - “ Đọc văn, học văn”).
 + Đồng chí- bài thơ hiện thực hay lãng mạn ( Nguyễn Mạnh Hùng - Báo GD và thời đại số 24).
 + Bài thơ được biết đến nhiều nhất của Chính Hữu ( Vũ Quần Phương – Thơ với lời bình).
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc nội dung phân tích.
- Chuẩn bị : phần còn lại.
Soạn: 3/11/ 2020- Dạy: /11/ 2020.
Tiết 48- Văn bản: ĐỒNG CHÍ( tiếp).
 ( Chính Hữu).
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.	
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
- HD hs quan sát 10 câu thơ tiếp: 
? Lời thơ nào tái hiện những tâm sự của người lính về hoàn cảnh riêng của mình? 
? Em có nhận xét gì về những hình ảnh thơ “ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa”? 
? Hình ảnh “ gian nhà không mặc kệ gió lung lay” gợi trong em điều gì? 
- dg: Tác giả không viết “ gian nhà trống”, “ gian nhà xiêu” vì nó gợi sự tội nghiệp không cần thiết. Viết về cái nghèo nhưng lại rất tự nhiên, không ảm đạm mà vẫn lạc quan nhẹ nhàng. Ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa”- Những vật vốn gắn bó sâu sắc với người nông dân nhưng khi Tổ quốc cần họ sẵn sàng gửi lại, sẵn sàng ra đi vì nghĩa lớn)
? Từ “mặc kệ” mang ý nghĩa gì?
- dg: Đó cũng là thể hiện sự hi sinh lớn, một trách nhiệm lớn với non sông, đất nước, bởi họ ý thức sâu sắc việc họ làm:
 Ta hiểu vì sao ta chiến đấu
 Ta hiểu vì sao ta hiến máu.
Và Nguyễn Đình Thi trong "Đất nước” cũng viết:
 Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”).
? Hãy hình dung khi tâm sự với nhau về cảnh ngộ riêng, trong họ nảy sinh tình cảm gì?
? Như vậy tình đồng chí có sức mạnh như thế nào khi họ thấu hiểu tâm sự về hoàn cảnh riêng?
- Tiếp tục quan sát 10 câu thơ:
? Lời thơ nào tái hiện trải nghiệm cuộc sống của người lính khi ở chiến trường?
? Nhận xét về những chi tiết thơ( có thật hay hư cấu)? Cấu trúc câu thơ có gì đặc biệt?
? Từ đó ta thấy cuộc sống của những người lính hiện lên ntn?
- dg: Những câu thơ về những trải nghiệm của người lính trong quân ngũ như dựng lại cả một thời kì dài- đầu KCCP gian khổ, khốc liệt. Ta đánh giặc trong muôn vàn thiếu thốn: cơm không đủ no, áo không đủ mặc, chiến sĩ ta có gì mặc nấy, không có quân trang cấp phát như bây giờ . Vì vậy có những giai thoại vui về các anh vệ túm, vệ trọc: Áo quần rách lấy dây rừng túm lại; thiếu thuốc thang nên tóc trọc cả đầu.
? Cuộc sống thiếu thốn song tinh thần của họ được thể hiện bằng câu thơ nào? Đó là tinh thần gì?
- dg: Đến đây ai mà không hiểu, không cảm động trước hình ảnh cha ông ta đánh giặc giữa trăm ngàn thiếu thốn. Có hiểu mới th ... .
- Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ , biệt ngữ xã hội.
2- Về kĩ năng.
- Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc hiểu và tạo lập VB.
3- Về thái độ.
Có ý thức tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về từ vựng tiếng Việt.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.
- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, KT tổ chức trò chơi.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề..
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là từ đơn? Từ phức? Từ phức chia mấy loại?
 	? Thế nào là từ nhiều nghĩa? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi THI TÌM NHANH THÀNH NGỮ.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Phổ biến luật chơi: Có hai đội, mỗi đội khoảng 5 em. Khi có lệnh là câu hỏi đưa ra của GV, đội nào giơ tay trước thì đội đó giành được quyền trả lời.
Câu hỏi số 1: Tìm ba thành ngữ chỉ động vật?
Câu hỏi số 2: Tìm nhanh ba thành ngữ liên quan đến thực vật.
Câu hỏi số 3: Thành ngữ nào có nghĩa: tham lam vô độ, có cái này rồi còn đòi cái khác cao hơn.
Câu hỏi số 4: Thành ngữ nào có 5 tiếng nói về màu da đen?
Câu hỏi số 5: Thành ngữ nào có chứa từ voi?
 - GV nhận xét, bổ sung, biểu dương đội chơi tốt.	
Chơi theo luật
Nhận xét.
1- Chó treo mèo đậy
Con sâu làm xấu nồi canh.
Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói.
2- Cây nhà lá vườn
Rau nào sâu ấy
Nước đổ lá khoai
3- Thành ngữ: được voi đòi tiên
4- đen như cột nhà cháy
5- đầu voi đuôi chuột
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm được các cách phát triển từ vựng.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 10 phút.	
- Gv hướng dẫn hs điền vào ô trống.
 Tổ/ c thảo luận nhóm: 7’ 
 ( KT động não)
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm.
+ GV giao nhiệm vụ: 
 ? Tìm những từ ngữ theo cách biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ theo phương thức thêm nghĩa.
? Tìm những từ ngữ theo cách biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ theo phương thức chuyển nghĩa.
? Tìm những từ ngữ theo cách tăng số lượng từ ngữ theo phương thức tạo thêm từ ngữ mới.
? Tìm những từ ngữ theo cách tăng số lượng từ ngữ theo phương thức mượn từ của tiếng nước ngoài?
? Có thể có ngôn ngữ nào mà từ vựng chỉ PT theo cách PT số lượng từ ngữ hay không?	
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + GV bổ sung, chốt kiến thức:
- Mục tiêu: Củng cố về từ mượn.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 10 phút.	
? Từ mượn là gì?
? Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì? Ngoài ra tiếng Việt còn mượn ngôn ngữ nào?
? Chọn nhận định đúng.
? Chỉ ra sự khác nhau: 
- Mục tiêu: Củng cố về từ Hán Việt
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 3 phút.	
? Từ Hán Việt là gì? 
? Theo em quan niệm nào đúng.
- Mục tiêu: Củng cố về thuật ngữ.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 10 phút.	
? Thuật ngữ là gì? Đặc điểm của thuật ngữ?
? Thế nào là biệt ngữ XH?
? Trong đời sống hiện nay thuật ngữ có vai trò ntn?
 Tổ chức chia sẻ cặp đôi: 2’.
? Tìm một số biệt ngữ của một số tầng lớp XH ?
- Bổ sung, chốt.
- Mục tiêu: Củng cố các hình thức trau dồi vốn từ, nghĩa của từ.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 10 phút.	
? Nêu các hình thức trau dồi vốn từ?
Tổ/ c thảo luận nhóm: 7’ 
 ( KT động não)
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm.
+ GV giao nhiệm vụ: 
 ? Giải nghĩa các từ trong bài.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + GV bổ sung, chốt kiến thức:
- Y/c Hs đọc, làm bài.
- GV nhận xét bổ sung.
TL cá nhân
-Tạo nhóm
- HĐ cá nhân 4’; nhóm 4’.
- Đại diện báo cáo từng câu hỏi.
- Nhóm khác nhận xét.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo cặp đôi.
- HĐ cá nhân 1’; cặp 2’
- Báo cáo
- Nhận xét
TL cá nhân
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- HĐ cá nhân 4’; nhóm 4’.
- Đại diện báo cáo từng câu hỏi.
- Nhóm khác nhận xét.
- Đọc, làm việc các nhân
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét.
I- Sự phát triển của từ vựng.
1- Các cách phát triển từ vựng.
Các cách phát triển từ vựng
Biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
Phát triển số lượng từ ngữ
 Tạo từ ngữ mới
Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2- Dẫn chứng về sự phát triển của từ vựng.
a- Biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
* Thêm nghĩa:
VD ( dưa) chuột, ( con) chuột-> Một bộ phận của máy vi tính -> Biến đổi theo phương thức ẩn dụ. 
con rùa-> xe rùa-> Biến đổi theo phương thức ẩn dụ.
* Chuyển nghĩa: (tay, xuân, ngọt, già....)
VD 1: " Đánh" :
- Hoạt động dùng lực tác động vào một vật khác.
- Tạo nên sản phẩm( Đánh chiếc nhẫn)
- Dùng máy chữ vi tính để tạo ra VB( Máy máy bài phát biểu)
-> Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
VD 2: " Gạch".
- Hoạt động tạo thành đường thẳng.
- Xoá bỏ cái đã viết.( gạch tên).
-> Nghĩa (2) chuyển thoe phương thức hoán dụ.
b- Tăng số lượng từ ngữ ( PT số lượng ừ ngữ)
* Tạo thêm từ ngữ mới.
- Mô hình X+ hoá: 
 Quốc hữu hoá, vi tính hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
* Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
Ma-ket-tinh, công-ten-nơ, com-pu-tơ, phô-tô-cop-pi, la-de, In-tơ-net.
3- Đây chỉ là giả định, không xảy ra với bất kì ngôn ngữ nào. Nếu không có sự phát triển nghĩa thì mỗi từ ngữ chỉ có mọt nghĩa -> Để đáp ứng được nhu cầu giao tiếp ngày càng cao -> số lượng từ ngữ sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
II- Từ mượn.
1- Khái niệm.
Ngoài những từ thuần việt là những từ ngữ do ông cha ta sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp . Đó là từ mượn.
- Mượn tiếng Hán.
- Mượn tiếng Anh, Nga, Pháp.
2- Chọn nhận định đúng.
c- Tiếng Việt.
3- Sự khác nhau:
 - Những từ " săm, lốp, ga, xăng, phanh" tuy là từ vay mượn nhưng đã được việt hoá hoàn toàn. Về âm, nghĩa, cách dùng những từ này không có gì khác những từ thuần việt, được coi là từ thuần việt.
- Những từ a-xít, vi-ta-min, ra-đi-ô..." là những từ vay mượn còn giữ được nhiều nét ngoại lai, chưa được việt hoá hoàn toàn. Mỗi từ được cấu tạo bởi nhiều âm tiết và mỗi âm tiết trong từ chỉ có chức năng cấu tạo vỏ âm thanh cho từ chứ không có ý nghĩa gì. 
III- Từ Hán Việt.
1- Khái niệm.
 Là từ mượn của tiếng Hán nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của tiếng Việt.
VD: Quốc gia, chính trị, hiệu trưởng...
2- Quan niệm đúng:
( b) từ Hán Việt ....Hán.
IV- Thuật ngữ và biệt ngữ XH..
1- Khái niệm.
a- Thuật ngữ: là những từ biểu thị quan niệm KH công nghệ và thường được dùng trong các VB KH công nghệ.
* Đặc điểm: 
- Thường thì mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại mỗi khái niệm chỉ biểu thị bằng một thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
b- Biệt ngữ XH.
Là những từ chỉ được dùng trong một tầng lớp Xh, một bộ phận nhất định.
Vd: - HS, sinh viên: học gạo, học tủ, ngỗng,
- Quý tộc PK: ngài, bệ hạ, thần, quan.
- Buôn bán: cân, lít, mét., sập thước.
2- Vai trò của thuật ngữ.
 Chúng ta đang sống trong thời đại KHKT phát triển hết sức mạnh mẽ và có ảnh hưởng to lớn đến đời sống con người . Trình độ dân trí của người VN cũng không ngừng được nâng cao ; nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về vấn đề KH công nghệ tăng lên chưa từng thấy -> Thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn.
3- Một số từ ngữ là biệt ngữ Xh:
- Ngỗng, trúng tủ, trứng, gậy-> Hs, SV.
- phe phẩy, cân, lít, phỏm, tây du kí..-> buôn bán.
V- Trau dồi vốn từ .
1- Các hình thức trau dồi vốn từ.
- Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
- Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
2- Giải thích nghĩa của từ.
- Bách khoa toàn thư: Từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức các ngành.
- Bảo hộ mậu dịch: Chính sách bảo vệ sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình.
- Dự thảo: Thảo ra để đưa thông qua.
- Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu.
- Hậu duệ: Con cháu của người đã chết.
- Khẩu khí: Khí phách của con người phát ra qua lời nói.
- Môi sinh: Môi trường sống của sinh vật.
3- Sửa lỗi dùng từ.
a- Sai từ " béo bổ". Sửa : "béo bở".
b- Sai từ " đạm bạc" . Sửa thành " tệ bạc".
c- Sai từ " tấp nập" . Sửa thành " tới tấp, dồn dập".
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu : Vận dụng kiến thức vào tạo lập một đoạn văn.
 - PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
Viết một đoạn văn( 10-12 câu) có sử dụng từ Hán Việt tạo không khí cổ xưa.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
- Tìm một số từ mới đang được dùng trong thời đại hiện nay.
- Học thuộc, nắm chắc các kiến thức đã tổng kết.
- Chuẩn bị phần còn lại.	
...............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_theo_cv417_tuan_10.doc