Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt.

1- Về kiến thức .

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2- Về kĩ năng.

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa.

3- Về thái độ.

- Bồi dưỡng lòng yêu kính lãnh tụ

- Bồi dưỡng tinh thần yêu bản sắc văn hóa dân tộc trong sự hội nhập thế giới hiện nay.

=> Định hướng về phẩm chất, năng lực:

 - Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.

 - Hình thành năng lực Tự học, NL thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ.

B- Chuẩn bị :

 + Thầy: Giáo án, sgk, sgv, bút dạ, bảng nhóm, phiếu học tập.

 + Trò: sgk, vở ghi, vở chuẩn bị bài.

C- Tổ chức các hoạt động dạy học.

Hoạt động 1: Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.

- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.

- Hình thức: cá nhân.

- Năng lực, phẩm chất hướng tới:

 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.

 + Phẩm chất nhân ái.

- Thời gian: 5 phút.

 

doc 21 trang cucpham 4820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 31/ 8/ 2020- Dạy: / 9/ 2020
Tuần 1- Tiết 1:
	Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.
 ( Lê Anh Trà)
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Về kiến thức .
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2- Về kĩ năng.
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa.
3- Về thái độ.	
- Bồi dưỡng lòng yêu kính lãnh tụ
- Bồi dưỡng tinh thần yêu bản sắc văn hóa dân tộc trong sự hội nhập thế giới hiện nay.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực:
 - Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
 - Hình thành năng lực Tự học, NL thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ.
B- Chuẩn bị :
 + Thầy: Giáo án, sgk, sgv, bút dạ, bảng nhóm, phiếu học tập.
 + Trò: sgk, vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất nhân ái.	
- Thời gian: 5 phút.
1- Ổn định tổ chức.
 Kiểm tra bàn ghế, vs, chấn chỉnh thái độ, trang phục, sĩ số.
2- Khởi động vào bài mới: 
HĐ của GV	
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
 - Cho hs nghe bài hát Đêm Trường Sơn nhớ Bác.
? Bài hát gợi em điều gì? 
- dg: Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề đang được đặt ra trong thời kì hiện đại. Để hiểu rõ hơn điều này hôm nay ta cùng tìm hiểu văn bản Phong cách Hồ Chí Minh. 
- HS nghe bài hát
- Dự kiến: Bài hát với giai điệu hào hùng, gợi nhớ thời kì chống đế quốc Mĩ oanh liệt. Mỗi cảnh, mỗi âm thanh ở Trường Sơn đều gợi nỗi nhớ Bác da diết. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV	
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Mục tiêu: Nắm được những nét chính về tác giả và tác phẩm.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Thu thập thông tin, tự học.
 + Chăm chỉ.	
- Thời gian: 10 phút.
- Hd hs tìm hiểu về tác giả, kiểu văn bản, phương thức biểu đạt, bố cục.
? Tác giả bài viết là ai? 
? Xác định kiểu văn bản của bài Phong cách Hồ Chí Minh?
? Chủ đề nghị luận của VB là gì?
? Mục đích của văn bản là gì?
? Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- Mục tiêu : Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Yêu nước, chăm chỉ.
- Thời gian : 20 phút.	
- Hd hs đọc đoạn 1:
? Đoạn văn đã khái quát về vốn tri thức văn hóa của Bác như thế nào? Câu văn nào khái quát vốn tri thức đó ?
? So sánh vốn tri thức của Bác với các lãnh tụ khác nhằm mục đích gì?
? Bằng con đường nào Người có được vốn tri thức đó? 
- dg: Người xưa nói: “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Bác đi nhiều nơi, nhiều vùng từ châu Á đến châu Phi rồi châu Mĩ La Tinh; từng sống dài ngày ở Pháp, Anh, Hoa, NgaĐó là vốn sống cơ bản làm nên vốn tri thức về văn hóa của Bác.
? Ngoài việc đi nhiều nơi, tiếp xúc và học hỏi được nhiều thì tri thức đến với Bác còn bằng cách nào?
- dg : Nói và viết thạo các thứ tiếng ngoại quốc là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu, giao lưu với các dân tộc trên thế giới.
- dg : Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác thật gian nan: Trên con tàu La-tut-sơ của Pháp, Người từng làm bồi bàn để kiếm sống. Người cũng từng làm phu quét tuyết trên đất nước Nga, làm cho một hiệu ảnh ở Pa- ri, khi lại rải truyền đơn tuyên truyền Bằng những cách ấy, Bác có được vốn tri thức uyên thâm, sâu sắc) 
? Em có nhận xét gì về con đường hình hành vốn tri thức của Bác?
? Từ con đường hình thành vốn văn hóa của Bác, em có suy nghĩ gì về cách hình thành vốn văn hóa cho bản thân?
? Tác giả cho thấy cách tiếp thu tri thức của Bác ntn?
? Em có nhận xét gì về cách tiếp thu đó?
- Dg : Chính cách tiếp thu đó đã khiến Bác trở thành một phong cách rất độc đáo - nhân cách rất VN, một lối sống rất bình dị, rất VN, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại
 Nói cách khác: Chỗ độc đáo, kì lạ nhất trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị. Đây là sự kết hợp thống nhất hài hòa bậc nhất trong lịch sử dân tộc VN từ xưa đến nay. Một mặt là tinh hoa Hồng Lạc hun đúc nên Người, một mặt là tinh hoa nhân loại cũng góp phần tạo nên phong cách văn hóa Hồ Chí Minh)
? Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt của đoạn văn khi tác giả nói về phong cách Hồ Chí Minh? Tác dụng của phương thức đó? 
 Hoạt động cặp đôi: 2’
? Người có văn hóa có phải là người thích nói chen tiếng nước ngoài, dùng từ Hán Việt khi nói và viết không? 
? Người có văn hóa có phải là người chỉ thích “ Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” không?
? Những người chê bai chèo cổ, dân ca, chỉ ham mê nhạc Tây, nhạc Tàu có phải là người có văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?
- GV nhận xét, bổ sung, khái quát:
- dg : Có thể nói : Vốn tri thức văn hóa của Bác rất sâu rộng. Con đường hình thành vốn tri thức ấy vô cùng dày công. Cách tiếp thu tri thức trong quá trình hội nhập rất tinh tế không để bản chất dân tộc bị che lấp mà luôn gắn bó hài hoà giữa dân tộc và hiện đại. Cách tiếp thu đó rất đáng để chúng ta học tập.
TL cá nhân
TL cá nhân
- Chủ đề nghị luận:
Hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Mục đích của VB:
 Trình bày cho người đọc hiểu và quý trọng vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh.
TL cá nhân
- HS đọc và trả lời câu hỏi cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- hs bộc lộ.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- HS tạo cặp đôi theo hướng dẫn.
- HS làm việc cá nhân 1 phút ; thảo luận cặp 1 phút. Đại diện cặp trả lời.
I- Đọc và tìm hiểu chung.
1- Tác giả.
Lê Anh Trà.
2- Tác phẩm :
a- Đọc và tìm hiểu chú thích.
b- Tìm hiểu chung:
* Kiểu văn bản:
Văn bản nhật dụng nghị luận một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
* Phương thức biểu đạt.
 Lập luận kết hợp với tự sự, biểu cảm và thuyết minh.
* Bố cục: 2 phần.
P1- Từ đầu -> “ rất hiện đại”: Phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
2- Còn lại: Phong cách sống của Hồ Chí Minh.
II- Phân tích.
1- Phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
* Vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh rất sâu rộng :
 Ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và ND thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Bác Hồ.
-> So sánh nhằm khẳng định vốn tri thức văn hóa vô cùng sâu rộng của Hồ Chí Minh, hơn hẳn các lãnh tụ khác.
* Con đường hình thành:
 - Do đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều vùng văn hoá trên thế giới: từ châu Á đến châu Phi rồi châu Mĩ La Tinh; từng sống dài ngày ở Pháp, Anh, Hoa, Nga 
- Do tự học tập, trau dồi ngoại ngữ:
 ( nắm chắc phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ qua việc tự học) Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga.
 - Do Người đã làm nhiều nghề.
-> Đó là con đường của sự dày công học tập, rèn luyện một cách tự giác, có ý thức, là con đường lâu dài, không phải một sớm một chiều mà có được .
* Cách tiếp thu tri thức: 
- Học hỏi, tìm hiểu tới mức uyên thâm
( không hời hợt)
- Chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hóa, tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của CNTB.
 - Một mặt Bác chịu ảnh hưởng quốc tế sâu đậm. Mặt khác gìn giữ cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển
-> Tiếp thu có chọn lọc. 
=> Tác giả dùng lời kể đan xen lời bình luận 
( “ có thể nói ít có vị lãnh tụ nào ”) -> Thể hiện một cách nổi bật phong cách riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng thể hiện sự ngưỡng mộ của tác giả với phong cách đó.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã được học.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Vốn tri thức văn hóa của Bác sâu rộng ntn? Vì sao Người có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?
HS trả lời theo nội dung bài học.
* Củng cố:
 Cần nắm được những vấn đề gì từ tiết học này?
Hoạt động 4: Vận dụng.	
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để viết đoạn văn cảm nhận.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
 	Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
Hoạt động 5: Mở rộng tìm tòi	
- Tìm đọc: 157 câu chuyện kể về Bác Hồ.
 Sưu tầm, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Học, nắm chắc nội dung phân tích.
- Chuẩn bị : phần còn lại.
........................................................................................................................................
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.( tiếp)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.	
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, khăn phủ bàn.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Định hướng NL, phẩm chất:
+ Hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.
+ Yêu nước, nhân ái.	
- Thời gian : 25 phút.
? Em đã được học văn bản nào nói về phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh?
- Theo dõi phần còn lại của VB:
 Tổ/c Hoạt động nhóm: 7’
( KT khăn trải bàn) 
- Bước 1: Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ: cả lớp chia thành 6 nhóm. 
 + GV phát phiếu học tập, mỗi nhóm 1 tờ T- rô-ki, chia các góc cho từng học sinh. 
+ Nhiệm vụ:
? Tác giả đã đề cập đến những khía cạnh nào trong phong cách sống của Bác?
- Bước 2: Tiến hành hoạt động:
 + GV quan sát giúp đỡ HS.
 + GV chốt kiến thức.
 Hoạt động cá nhân:
? Tác giả trình bày các khía cạnh trong lối sống của Bác bằng phương thức nào? 
Gợi ý: 
+ Em có nhận xét gì về ngôn ngữ thuyết minh của tác giả?
+ Tác giả bình luận về cách sống ấy ntn?
? Qua những khía cạnh tác giả trình bày, em có ... huyết minh thường gặp?
HS trả lời
3- Khởi động vào bài mới: 
 Cho đoạn văn sau:
 Họ hàng nhà lúa chúng tôi tự hào vì mình cũng có những đặc điểm riêng biệt. Chúng tôi là anh chị em với ngô khoai sắn cùng họ ngũ cốc. Cây lúa nào cũng có tấm thân cỏ rỗng, mềm mại, lá xanh, dẹp, dát mỏng. Chúng tôi bám vào đất bằng rễ chùm, không khỏe và chắc được như anh rễ cọc nhưng cũng đủ để chúng tôi sống qua một mùa vụ dãi nắng dầm mưa và dễ dàng trở về với các bác nông dân trong mùa thu hoạch. Khi đương thì con gái, chúng tôi đều mặc trên mình bộ trang phục màu xanh non mát mẻ. Nhưng khi đến mùa vụ, chúng tôi háo hức được diện những chiếc đầm xòe màu vàng, trĩu nặng những bông lúa. Mỗi hạt lúa có phần bên ngoài là vỏ trấu màu vàng, sờ vào thấy ráp tay, bao bọc lấy phần bên trong là hạt gạo trắng ngần, thơm mùi sữa. 
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt.
 ? Đoạn văn đã cung cấp được những tri thức nào về cây lúa?
 ? Đoạn văn ngoài cung cấp tri thức khách quan còn sử dụng phương thức nào?
- GV dẫn vào bài: Trong văn TM, ngoài tri thức khách quan, để tri thức thực sự hấp dẫn, lôi cuốn được người đọc, người nghe, ta cần vận dụng các hình thức nghệ thuật và yếu tố miêu tả. Bài học hôm nay ta sẽ làm quen với các hình thức nghệ thuật dùng trong văn bản thuyết minh. 
HS trả lời cá nhân
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt.
- Mục tiêu: Hiểu được một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ ( bàn).
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + NL: Giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác
 + Phẩm chất: chăm chỉ.	
- Thời gian: 10 phút.
 Hoạt động cá nhân:
? Văn bản thuyết minh là gì?
? Mục đích của VB thuyết minh?
? Các phương pháp thuyết minh đã học?
- Yêu cầu Hs đọc Vb “ Hạ Long đá và nước”: 
? VB này thuyết minh vấn đề gì?
? Vấn đề thuyết minh có khó không? Vì sao?
( Dự kiến: Khó. Vì đối tượng thuyết minh rất trừu tượng. Ngoài việc cung cấp tri thức còn phải truyền tới người đọc cảm giác thích thú)
? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không?
? Vận dụng hiểu biết về các phương pháp thuyết minh ở lớp 8, cho biết văn bản đã sử dụng phương pháp thuyết minh chủ yếu nào?
? Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê “ Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động lạ lùng...” thì đã nêu được sự kì lạ của đá nước Hạ Long chưa?
? Để cho đối tượng thuyết minh sinh động, tác giả còn dùng biện pháp nghệ thuật nào?
? Phương pháp thuyết minh kết hợp ntn với các biện pháp nghệ thuật trong bài?
? Các biện pháp nghệ thuật trong bài sử dụng có tác dụng gì?
? Từ việc tìm hiểu trên hãy nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
? Sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh cần lưu ý điều gì? 
TL cá nhân.
TL cá nhân.
TL cá nhân.
- HS đọc 
TL cá nhân.
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
1- Ôn tập văn bản thuyết minh.
- VB TM là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, XH bằng các phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. 
- Mục đích : cung cấp tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng, vấn đề...được chọn làm đối tượng để thuyết minh.
- Các phương pháp thuyết minh:
 + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
 + Phương pháp liệt kê.
 + Phương pháp nêu VD.
 + Phương pháp dùng số liệu.
 + Phương pháp so sánh đối chiếu.
 + Phương pháp phân loại, phân tích.
 2- Viết VB thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
a- Tìm hiểu ví dụ.
- Đối tượng thuyết minh: Sự kì lạ của đá, nước Hạ Long.
- VB đã cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng .
- Những phương pháp thuyết minh chủ yếu:
 + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
( đoạn 1).
 + Phương pháp liệt kê ( đoạn 2,3 ).
- Chưa.
- Dùng biện pháp liên tưởng, tưởng tượng qua nghệ thuật kể chuyện, miêu tả, nhân hóa.
- Kết hợp:
 + Liệt kê với miêu tả. Tác giả kể ra một loạt cách di chuyển của nước Hạ Long:
 x- Có thể để mặc cho con thuyền trôi...
 x- Có thể thả trôi theo chiều gió.
 x- Có thể thong thả khua khẽ.
 x- Có thể hơi nhanh tay một chút.
 x- Có thể bơi...
 x- Có thể như người bộ hành...
 + Liệt kê kết hợp với nhân hóa, tác giả tưởng tượng sự hóa thân không ngừng của đá:
 “Và cái thập loại chúng sinh chen chúc...... biết đâu”; “để rồi ...chưa muốn dứt...”
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật có tác dụng:
 + Giới thiệu được sự kì lạ của đá nước Hạ Long- “ cái vẫn được coi là trơ lì, vô tri nhất để thể hiện cái hồn ríu rít của sự sống”.
 + Đem lại cảm giác thú vị cho du khách tham quan về cảnh sắc thiên nhiên.
b- Ghi nhớ ( sgk tr 13).
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: củng cố kiến thức lý thuyết.
- PP và KT: Đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Trình bày 1 phút.	
 + Trách nhiệm.
- Thời gian: 5'.
 ? Hãy nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
 ? Sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh cần lưu ý điều gì? 
Hoạt động 4: Vận dụng.
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
- TG: 2 phút	
 Hãy viết một đoạn văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật thuyết minh về cái phích nước?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc tham khảo một số bài văn mẫu về thuyết minh có sử dụng yếu nghệ thuật.
- Nắm chắc ghi nhớ.
- Làm bài tập trong sgk và vở bài tập.
- Chuẩn bị: phần luyện tập.
......................................................................................................................................
Soạn: 31/ 8/ 2020- Dạy: / 9/2020.
Tiết 5- Tập làm văn:
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN 
THUYẾT MINH( tiếp).
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Củng cố được văn bản thuyết minh và một số phương pháp thuyết minh thường dùng.
- Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.
2- Về kĩ năng:
- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.
3- Về thái độ:
Có ý thức tiếp nhận kiến thức các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản thyết minh để làm bài thuyết minh cho tốt.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, NL hợp tác.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, sgk, sgv.
- Trò: sgk, vở ghi, vở bài tập.
C- Tổ chức dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Kĩ thuật nghiên cứu tình huống, đặt câu hỏi, nêu vấn đề, thảo luận nhóm..
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực: 
 + LN: Trình bày 1 phút.
 + PC: Chăm chỉ.
- Thời gian: 5 phút.
1- Ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ:
 ? Hãy nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
 ? Sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh cần lưu ý điều gì? 
Hoạt động 2: Luyện tập.
- Mục tiêu: củng cố kiến thức lý thuyết bằng việc thực hành làm bài tập.
- PP và KT: KT thảo luận nhóm.
- Hình thức: Nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác.	
 + Trách nhiệm, chăm chỉ.
- Thời gian: 35'.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt.
- Yêu cầu Hs đọc bài 1.
Hoạt động nhóm: 7 phút
( KT khăn trải bàn): 
- Chia nhóm: cả lớp chia thành 4 nhóm. 
- Phát phiếu học tập, mỗi nhóm 1 tờ T- rô-ki, chia các góc cho từng học sinh. Giao nhiệm vụ cho học sinh: Làm bài tập 1
- Chốt kiến thức.
 Hoạt động cá nhân:
- Yêu cầu Hs đọc bài 2. 
- Gv nhận xét, bổ sung.
- Hs đọc yêu cầu.
- HS tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc 4 phút
- Nhóm tập hợp ý kiến 3 phút.
- Đại diện trình bày.	
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS đọc bài 2
- Làm việc cá nhân.
- Báo cáo kết quá
- Nhận xét 
III- Luyện tập:
Bài 1:
a- Bài văn có tính chất thuyết minh vì đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết khách quan về loài ruồi .
* Tính chất ấy thể hiện ở những chi tiết:
- Con là ruồi xanh, thuộc họ côn trùng...sinh sống....
- sống ở nơi dơ bẩn...mang 6 triệu vi khuẩn...19 triệu tỉ con ruồi.
- mắt ruồi như mắt lưới ...trượt chân....
* Những phương pháp thuyết minh sử dụng trong bài:
- Định nghĩa : thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới...
- Phân loại : Các loại ruồi.
 - Số liệu: Số vi khuẩn, số lượng sinh sản của một cặp ruồi.
- Liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dính.
b- Nét đặc biệt:
- Về hình thức: Giống Vb tường thuật một phiên tòa.
- Về cấu trúc: giống biên bản một cuộc tranh luận về pháp lí.
- Về nội dung : giống như một câu chuyện kể về loài ruồi.
* Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật:
- Kể chuyện.
- Miêu tả.
- Nhân hóa.
- Ẩn dụ.
c- Các biện pháp nghệ thuật làm văn bản trở nên hấp dẫn, sinh động, thú vị. Nhờ đó gây hứng thú với người đọc; vấn đề thuyết minh trở nên nổi bật.
Bài 2:	
- Nghệ thuật kể chuyện: Lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.
- Đoạn văn thuyết minh nhằm nói về tập tính của chim cú dưới dạng một ngộ nhận ( một định kiến) hồi ấu thơ, sau đó lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ
* Củng cố: 
? Sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh có tác dụng gì?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
- TG: 2 phút	
 Hãy viết một đoạn văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật thuyết minh về cái phích nước?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc tham khảo một số bài văn mẫu về thuyết minh có sử dụng yếu nghệ thuật.
- Nắm chắc ghi nhớ.
- Làm bài tập còn lại sgk và vở bài tập.
- Chuẩn bị: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật....
......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_theo_cv417_tuan_1.doc