Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ

- Lòng cảm thông, chia sẻ giữa những người nghệ sĩ nghèo

- Ý nghĩa của tác phẩm: nghệ thuật vì cuộc sống của con người.

2- Kĩ năng

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc - hiểu tác phẩm

- Phát hiện, phân tích vẻ đẹp nổi bật của nhà văn.

- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

3- Thái độ

- Lòng yêu thương, sự cảm thông đối với những người nghèo.

- Có ý thức rèn nghị lực sống.

=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.

- Bồi dưỡng tình yêu thương, lòng nhân ái giữa con người với con người trong xã hội.

- Hình thành năng lực hợp tác, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ.

B- Chuẩn bị:

- Thầy : Giáo án, tranh ảnh, tài liệu nói về O- Hen- Ri, phiếu học tập.

- Trò : Tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi ở SGK.

C- Tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động.

- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.

- Phương pháp và kĩ thuật: động não.

- Hình thức: cá nhân.

- Năng lực, phẩm chất hướng tới:

 + Trình bày một phút.

 + Nhân ái.

- Thời gian: 5 phút.

 1- Ổn định tổ chức.

 2- Kiểm tra bài cũ:

? Chỉ ra những nét đối lập, tương phản giữa hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-Pan-xa trong truyện " Đánh nhau với cối xay gió" của nhà văn Xéc-van-tét?

 ? Nhận xét, đánh giá của em về hai nhân vật đó?

 

doc 22 trang cucpham 25/07/2022 2420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 21/10/2020- Dạy: /10/2020. 
Tuần 8- Tiết 29 – Văn bản : 
 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG. 
 ( Trích) O-hen-ri 
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ
- Lòng cảm thông, chia sẻ giữa những người nghệ sĩ nghèo
- Ý nghĩa của tác phẩm: nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
2- Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc - hiểu tác phẩm
- Phát hiện, phân tích vẻ đẹp nổi bật của nhà văn.
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
3- Thái độ
- Lòng yêu thương, sự cảm thông đối với những người nghèo.
- Có ý thức rèn nghị lực sống.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- Bồi dưỡng tình yêu thương, lòng nhân ái giữa con người với con người trong xã hội.
- Hình thành năng lực hợp tác, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, tranh ảnh, tài liệu nói về O- Hen- Ri, phiếu học tập.
- Trò : Tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi ở SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Trình bày một phút.
 + Nhân ái.	
- Thời gian: 5 phút.
 1- Ổn định tổ chức.	
 2- Kiểm tra bài cũ:	
? Chỉ ra những nét đối lập, tương phản giữa hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-Pan-xa trong truyện " Đánh nhau với cối xay gió" của nhà văn Xéc-van-tét?
 ? Nhận xét, đánh giá của em về hai nhân vật đó? 
 3- Khởi động vào bài mới: 
? Tác phẩm văn học nào của Việt Nam đã được học cho em hình dung về cuộc sống nghèo khổ của con người? 
? Em cảm nhận được điều gì về thái độ của tác giả trước cuộc sống của họ?
- Gv dẫn vào bài. 
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm vài nét về tác giả O.Hen-ri và tác phẩm Chiếc lá cuối cùng.
- Phương pháp và kĩ thuật: dạy học dự án,nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: nhóm, cá nhân.
- Định hướng NL, phẩm chất: 
 + Hình thành NL tự học.
 + Phẩm chất: chăm chỉ.
- Thời gian: 18 phút.
? Dựa trên dự án đã được giao về nhà:
 + Nhóm 1 lên bảng trình bày nhanh những thông tin đã thu thập của nhóm về tác giả O-hen-re?
 + Gv bổ sung, chốt:	
 - Giới thiệu về tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”
? Em biết gì về thời điểm sáng tác truyện ngắn?
? Hãy tóm tắt truyện?
- GV nêu yêu cầu đọc:
- Lời dẫn chuyện: khi thì chậm rãi, lo lắng (phần đầu), khi thì nhẹ nhàng, xót xa (đoạn cuối).
- Lời nhân vật Xiu: từ lo lắng (sợ chiếc lá rơi xuống), thất vọng (thấy Giôn-xi ngày càng yếu hơn), mừng rỡ (Giôn-xi khỏi bệnh) đến xót xa (khi thuật lại cái chết của cụ Bơ-men).
- Lời nhân vật Giôn-xi: từ chán nản, buông xuôi đến vui vẻ, yêu đời.
GV đọc mẫu- gọi HS đọc:
? Xác định vị trí của đoạn trích?
? Xác định nhân vật chính? Ngôi kể và PTBĐ?
- Mục tiêu: Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhan vật Giôn-xi, họa sĩ già và nghị lực sống của con người sẽ làm nên điều kì diệu.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Nhân ái.	
- Thời gian : 35 phút.
? Nội dung tóm tắt cho em biết gì về cảnh ngộ của Giôn-xi?
? Cảnh ngộ bệnh tật và nghèo túng, không đủ tiền thuốc thang khiến cô rơi vào tình trạng gì?
? Cô suy nghĩ như thế nào về sự sống của mình?
GV bình: Với Giôn – xi, những chiếc lá thường xuân đang rụng dần trong gió lạnh giờ trở thành thước đo thời gian cuộc đời cô. Cô đã xây dựng cho mình một niềm tin bất hạnh: Cô sẽ ra đi – sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Đó là một niềm tin thật đớn đau, nó làm mọi thứ thuốc men đều trở thành vô dụng 
? Em đánh giá như thế nào về cô gái này qua cảnh ngộ và suy nghĩ đó?
? Khi Xiu kéo mành lần thứ nhất, Giôn-xi thấy điều gì? 
 Chiếc lá ấy đã tác động như thế nào đến Giôn-xi?
GV bình: Giôn-xi biết đó là chiếc lá cuối cùng. Cô đã tưởng qua một đêm gió phũ phàng, mưa vùi dập ắt nó đã rụng, vậy mà thật bất ngờ, chiếc lá vẫn còn đó. Tác giả đã rất khéo khi chỉ cần hai tiếng “ Ô kìa”, không cần dài dòng diễn tả vẫn khiến người đọc cảm nhận rõ sự bất ngờ, ngạc nhiên của Giôn-xi lúc này
- Gv đọc: " Đó là chiếc lá cuối cùng... sẽ chết"
? Khi chiếc mành được kéo lên lần thứ 2, Giôn-xi nhận thấy điều kì diệu nào?
? Phản ứng của cô như thế nào trước sự tồn tại của chiếc lá?
 Phản ứng đó cho thấy sự chuyển biến gì trong tâm trạng cô?
? Sự chuyển biến ấy thể hiện bằng suy nghĩ của cô về điều gì?
- GV bình: 
Rõ ràng, Giôn-xi nhận thấy chiếc lá nhỏ bé, úa vàng, yếu ớt, cô đơn mà vẫn chống chọi với mưa gió để tồn tại, để bám lấy sự sống, nó buộc cô phải nhìn nhận lại thái độ và quyết định của mình. Và cô đã nhận ra một điều: cô còn trẻ, có tình yêu thương của những người xung quanh, có ước mơ hoài bão mà lại muốn từ bỏ cuốc sống thực sự là một tội lỗi.
? Như vậy cô đã nhận thức được điều gì?
? Những yêu cầu và mong muốn của cô sau đó là gì?
? Những yêu cầu và mong muốn ấy đánh dấu 1 bước chuyển biến nào nữa trong tâm trạng của cô?
- Gv bình: Như thế là tâm trạng Giôn-xi đã có sự thay đổi: Nếu ở lần kéo mành thứ nhất là tâm trạng tuyệt vọng buông xuôi thì ở lần thứ hai tâm trạng cô chuyển biến tích cực khi nghĩ về nghị lực của chiếc lá. Sự bám trụ kiên cường của chiếc lá trong đêm mưa tuyết đã đem đến cho cô nghị lực sống. Cô nhận ra mình còn rất trẻ, cuộc sống phía trước còn rất đẹp. Và Giôn- xi đã thực sự hồi sinh, trở về với cuộc sống, với khát khao nghệ thuật mà cô còn chưa đạt được.
 Thực tế cuộc sống có biết bao con người vượt lên số phận bằng nghị lực của mình. Bên cạnh nhân vật Giôn-xi, ta còn gặp thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, hay những vận động viên Paragame... Họ là những con người không hề gục ngã trước số phận, vẫn vươn lên để sống thậm chí sống có ích cho cuộc đời.
? Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật Giôn-xi?
- Nhân vật hiện lên bởi những phương diện nào?
- Các chi tiết được sắp xếp theo kiểu nào?
? Qua nội dung phân tích, em thấy Giôn-xi là người thế nào?
? Xây dựng nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
- Học sinh trưng bày sản phẩm chuẩn bị ở nhà.
- Đại diện nhóm 2 trình bày sản phẩm.
 + Đại diện nhóm trình bày.
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
HS tóm tắt
- Hs đọc 
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I. Đọc và tìm hiểu chung
1- Tác giả
- O.Hen ri- nhà văn Mĩ (1862-1910)
( Tên khai sinh : William Sydey Porter)
- Là cây bút sở trường về truyện ngắn.
- Sáng tác của ông rất nhiều, đa dạng phong phú về đề tài nhưng phần lớn hướng vào cuộc sống nghèo khổ của người dân Mĩ.
- Truyện của O.Hen-ri thường nhẹ nhàng, toát lên tinh thần nhân đạo cao cả
- Các tác phẩm chính: các tập truyện
+ Bắp cải và vua chúa
+ Trung tâm miền Tây
+ Những sự lựa chọn 
 2- Tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng”
- Thời điểm sáng tác: năm 1907
- Tóm tắt: SGK
 3- Đoạn trích
 a- Đọc và thảo luận chú thích.
 * Đọc:
* Thảo luận chú thích.
 b- Tìm hiểu chung
- Vị trí: là đoạn cuối truyện “ Chiếc lá cuối cùng”
- Nhân vật chính: Giôn-xi, Xiu và cụ Bơ- men.
- Ngôi kể: ngôi thứ 3
- PTBĐ: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
 II- Phân tích
1- Nhân vật Giôn-xi
a- Cảnh ngộ của Giôn-xi
- Nữ họa sĩ nghèo.
- Bị bệnh sưng phổi
- Tình trạng: Không muốn sống nữa.
- Cô gắn sự sống của mình với những chiếc lá thường xuân.
( và cho rằng khi nào chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân rụng xuống thì buông xuôi, lìa đời).
-> Một cô gái yếu đuối về tinh thần, cạn kiệt về sức sống. Cô tuyệt vọng và muốn buông xuôi trước sự sống.
 b. Tâm trạng của Giôn- xi qua những lần kéo mành.
* Lần kéo mành thứ nhất:
 "Vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch".
 + Ban đầu: thấy bất ngờ, ngạc nhiên (vì chiếc lá đã "vàng úa mà vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ"
+ Sau đó: Vẫn lạnh lùng, buông xuôi, tuyệt vọng, sẵn sàng đến với cái chết.
* Lần kéo mành thứ hai:
" chiếc lá thường xuân vẫn còn đó"
 + "Nằm nhìn chiếc lá hồi lâu" -> Tâm trạng Giôn-xi dường như đang có sự chuyển biến tích cực. 
 + Cô nghĩ:
 - Về chiếc lá: Thấy chiếc lá thật gan góc.
 - Về bản thân: Thấy mình thật hư, thật yếu đuối, hèn nhát, thấy việc từ bỏ cuộc sống là một tội.
 -> Nhận thức được giá trị của cuộc sống và đã hướng về sự sống .
+ Yêu cầu Xiu: 
 - Cho một ít cháo, ít sữa, rượu vang đỏ
-> Nhu cầu sống trở lại trong cô.
 - Muốn soi gương để ngắm mình, kê gối để ngồi dậy xem Xiu nấu nướng-> Giôn- xi trở nên vui vẻ khác hẳn hôm trước, sinh hoạt thường nhật cũng trở lại.
+ Cô mong muốn được vẽ vịnh Na-plơ
-> Tình yêu và khát khao nghệ thuật lại cháy lên.
-> Giôn- xi đã hồi sinh, trở về với cuộc sống. 
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật Giôn- xi:
 - Nhân vật hiện lên qua cảnh ngộ, diễn biến tâm trạng.
 - Các chi tiết được sắp xếp theo kiểu đảo ngược tình huống (Mở đầu VB Giôn-xi rơi vào tình cảnh tuyệt vọng đón đợi cái chết. Nhưng kết thúc truyện lại là sự hồi sinh của cô. Đây chính là sự đảo ngược tình huống truyện).
 -> Giôn-xi là một cô gái nghèo, yếu đuối, bệnh tật đang tiến dần đến cái chết. Nhờ chiếc lá cuối cùng, cô đã lấy lại được khát khao, tình yêu cuộc sống và hồi sinh, khỏe lại
 * Tình cảm của tác giả: cảm thông đối với bất hạnh của người nghèo, thể hiện niềm tin vào sức mạnh của ý chí và nghị lực.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức tiết 1 về sự hồi sinh của Giôn-xi.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'.	
? Tóm tắt truyện ngắn " Chiếc lá cuối cùng"? 	
 ? Giôn-xi hiện lên trong đoạn trích là một nhân vật như thế nào? Em rút ra điều gì về vấn đề nghị lực sống của con người?
Hoạt động 4: Vận dụng.	
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức tiết 1 vào viết đoạn văn cảm nhận về vấn đề nghị lực sống.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
 Hãy viết đoạn v ... ợ của anh trai)
chị dâu
25
Em trai
em trai
chú
26
Em dâu (vợ của anh trai)
27
Chị gái
chị gái
28
Anh rể (chồng của chị gái)
anh rể
29
Con
Con
em
30
Con dâu (vợ của anh trai)
con dâu
mợ
31
Con rể (chồng của em gái)
con rể
cậu
32
Em gái
em gái
33
Em rể (chồng của em gái)
em rể
34
Cháu (con của con)
Cháu
Bài tập 3. Sưu tầm một số (từ ngữ) thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích của địa phương em hoặc địa phương khác. 
Ví dụ
1
Anh em như thể tay chân
11
Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con
2
Chị ngã em nâng
12
Cha mẹ nuôi con bằng giời, bằng bể
Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày
3
Anh em như khúc ruột trên, khúc ruột dưới
13
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như ... nguồn chảy ra
4
Anh em đánh nhau đằng cán chứ không đánh nhau đằng lưỡi
14
Sẩy cha ăn cơm với cá, sẩy mẹ gặm lá đứng đường
5
Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú gì.
15
Con không cha như nhà không nóc
6
Chú cũng như cha
16
Có cha có mẹ thì hơn
Không cha không mẹ như đờn đứt dây
7
Con chị nó đi, con dì nó lớn
17
Người dưng có ngãi, ta đãi người dưng
Chị em bất ngãi, ta đừng chị em
8
Nó lú nhưng chú nó khôn
18
Bán anh em xa, mua láng giềng gần
9
Quyền huynh thế phụ
19
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng
10
Phúc đức tại mẫu
20
Thật thà như thể lái trâu
Thương nhau như thể nàng dâu, mẹ chồng
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn hội thoại có sử dụng từ địa phương.
 - PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.	
? Hãy viết một đoạn hội thoại, trong đó có sử dụng một số từ địa phương. 
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Nắm chắc khái niệm từ toàn dân và từ địa phương.
 - Tìm hiểu bài: Nói quá.
__________________________
Soạn: 21 /10/2020- Dạy: /10/2020.
Tiết 32- Tập làm văn: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ
 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức: Cách lập dàn ý cho bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2- Kĩ năng: 
- Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ. 
3- Thái độ: Có thái độ học bài nghiêm túc, nắm chắc phần trọng tâm của bài.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Hình thành năng lực: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.
B- Chuẩn bị: 
1- Thầy: Bảng phụ ghi các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản ''Món quà sinh nhật''.
2- Trò: Học sinh đọc kĩ văn bản ''Món quà sinh nhật'' và trả lời (?) trong SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Kĩ thuật nghiên cứu tình huống.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Trình bày 1 phút.
 + Chăm chỉ
- Thời gian: 5 phút.
1- Ổn định tổ chức.	
2- Kiểm tra 15 phút.
 ? Yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò gì trong bài văn tự sự?	
3- Khởi động vào bài mới: 
Cho đoạn văn sau: 
	 Sáng hôm sau, Xiu tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ thì thấy Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống.
 Kéo nó lên, em muốn nhìn”, cô thều thào ra lệnh.
	Xiu làm theo một cách chán nản.
	Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”.
	 ? Hãy tìm những yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn tự sự trên?
- Gv dẫn vào bài mới.	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu và lập được dàn ý cho bài văn Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, nêu vấn đề, thảo luận nhóm
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ.	
- Thời gian: 15 phút.
- Giáo viên gọi học sinh đọc văn bản ''Món quà sinh nhật'' trong SGK - tr92
? Xác định 3 phần MB, TB, KB?
 Nội dung chính của mỗi phần?
Hoạt động nhóm: 5’
( KT khăn trải bàn):
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia 6 nhóm.
 + Nhiệm vụ: 
? Truyện kể về việc gì? Ai là người kể? (Ngôi kể)?
? Câu chuyện xảy ra ở đâu, vào lúc nào, trong hoàn cảnh nào?
? Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách mỗi nhân vật ra sao? Sự việc xoay quanh nhân vật nào?
? Câu chuyện diễn ra như thế nào ?
 (mở đầu, diễn biến kết thúc)
? Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp thể hiện ở những chỗ nào? Tác dụng của chúng?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần
 + Gv chốt kiến thức
? Những nội dung trên được tác giả kể theo thứ tự nào?
? Em hãy rút ra nhận xét: Dàn ý một bài tự sự gồm mấy phần? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?
HS đọc
TL cá nhân
+ Tạo nhóm
+ HĐ cá nhân: 2’
+ HĐ nhóm: 3’.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả
+ HS nhóm khác nhận xét.
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự 
1- Tìm hiểu ví dụ: văn bản ''Món quà sinh nhật''. 
a- Bố cục: 3 phần.
+ MB: Từ đầu -> la liệt trên bàn: kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật
+ TB: tiếp chỉ gật đầu không nói: kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.
+ KB: còn lại cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật
b- Truyện kể về buổi sinh nhật ( xác định đối tượng) 
- Ngôi kể: thứ nhất- tôi (Trang) ( xác định ngôi kể).
- Địa điểm: tại nhà Trang( xác định không gian).
- Thời gian: Buổi sáng( xác định thời gian).
- Trong ngày sinh của Trang có các bạn đến chúc mừng( xác định hoàn cảnh).
- Sự việc xoay quanh nhân vật Trang (nhân vật chính)
 Ngoài ra còn có Trinh, Thanh và các bạn khác.
 + Trang hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột
 + Trinh: kín đáo, đằm thắm, chân tình
 + Thanh: hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý.
- Câu chuyện:
 + Mở đầu: buổi sinh nhật vui vẻ đã sắp đến hồi kết thúc, Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến.
 + Diễn biến: Trinh đến và giải toả những nỗi băn khoăn của Trang. Đỉnh điểm là món quà độc đáo: 1 chùm ổi được Trinh chăm sóc từ nhỏ
 + Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo.
- Miêu tả:
 + suốt buổi sáng, nhà tôi tấp nập ... chật cả nhà 
 + Trinh đang tươi cười ...
 + năm sáu quả tròn to, láng bóng,...
 + Trinh lom khom...những cành ổi la đà gần sát mặt đất...
 + Chùm hoa trắng muốt.
 + Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói.
-> T/dụng: miêu tả tỉ mỉ các diễn biến của buổi sinh nhật, giúp người đọc hình dung ra không khí của nó, cảm nhận được tình bạn thắm thiết giữa Trang và Trinh.
- Biểu cảm:+ vui thì vui thật nhưng tôi cứ bồn chồn không yên...
 + bắt đầu lo, tủi thân, giận trinh, giận mình, run run cảm ơn Trinh quáquý giá làm sao ...
-> T/dụng: bộc lộ tình bạn chân thành, sâu sắc, giúp người đọc hiểu được tặng cái gì không quan trọng bằng tặng ntn.
c- Theo trình tự thời gian( diễn biến từ đầu đến cuối buổi sinh nhật) kết hợp hồi ức (nhớ lại quá khứ sự việc)
2- Kết luận
(tr 95, SGK).	
II- Dàn ý của một bài văn tự sự.
+ MB: Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện (có thể nêu kết quả, số phận của nhân vật trước)
+ TB: kể lại diễn biến câu chuyện theo 1 trình tự nhất định. Trong khi kể, kết hợp miêu tả người, sự việc, thể hiện tình cảm, thái độ của người viết.
- KB: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.	
- Mục tiêu : Củng cố kiến thức toàn bài bằng hình thức thực hành làm bài tập.
- PP và KT: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Trách nhiệm, chăm chỉ.
- Thời gian: 10'.
 Hoạt động cá nhân:
? Lập dàn ý văn bản ''Cô bé bán diêm''?
- Gợi ý theo SGK – tr 95
? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện được thể hiện ở chỗ nào?
- HS làm việc độc lập
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
II- Luyện tập. 
 Bài tập 1 :
a- Mở bài:
- Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa
- Giới thiệu nhân vật chính: cô bé bán diêm 
- Giới thiệu gia cảnh của nhân vật chính cô bé bán diêm 
b- Thân bài:
* Lúc đầu do không bán được diêm nên:
- Sợ không dám về nhà
- Tìm chỗ tránh rét
- Vẫn bị gió rét hành hạ đến nỗi đôi bàn tay đã cứng đờ ra.
* Em bé quẹt từng que diêm để sưởi ấm cho mình: 
- Lần 1 tưởng như ngồi trước lò sưởi
- Lần 2 thấy một bàn ăn thịnh soạn
- Lần 3 thấy cây thông Nô-en, nến...
- Lần 4 thấy bà đang mỉm cười
- Cuối cùng bật hết diêm để níu giữ bà
* Miêu tả: ngọn lửa xanh lam, trắng ra, rực hồng, tuyết phủ kín mặt đất, diêm cháy và sáng rực lên, khăn bàn trắng tinh, hàng ngàn ngọn nến sáng rực...
* Biểu cảm:
+ Chà! Giá quẹt 1 que diêm ... nhỉ?
+ Chà! ánh sáng kì dị làm sao
+ Thật là dễ chịu...
+ Em chưa bao giờ thấy bà to lớn...
 Các yếu tố này đan xen trong quá trình kể chuyện cảnh mộng tưởng và thực được tác giả miêu tả sinh động, kèm theo là suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật 
c- Kết bài:
- Em chết vì giá rét trong đêm giao thừa
- Thái độ của mọi người vào sáng năm mới khi nhìn thấy thi thể em
* Củng cố: ? Nhắc lại dàn ý bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức làm bài tập 2.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.	
 Làm bài tập 2 (SGK-tr95). 
 Giáo viên gợi ý:
* MB: Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì?
* TB: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
 - Thời gian, hoàn cảnh, nhân vật 
 - Diễn biến sự việc
 - Miêu tả các biểu hiện của sự xúc động ấy
 * KB: Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Học thuộc ghi nhớ.	
- Chuẩn bị: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (tiếp).

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_8_theo_cv417_tuan_8.doc