Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

C- Tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động.

- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới.

- Phương pháp và kĩ thuật: Kĩ thuật động não.

- Hình thức: cá nhân.

- Định hướng năng lực: Trình bày 1 phút.

- Thời gian: 5 phút.

1- Ổn định tổ chức.

2- Kiểm tra bài cũ:

? Bố cục của VB là gì? VB thường có mấy phần? nêu nhiệm vụ từng phần? Các phần VB có quan hệ với nhau ntn?

 ? Việc sắp xếp nội dung phần thân bài phụ thuộc vào những yếu tố nào? Các ý trong phần TB thường được sắp xếp theo trình tự nào?

3- Khởi động vào bài mới: như tiết 1

Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học

- PP và KT: KT thảo luận nhóm.

- Hình thức: Nhóm lớn, mỗi bàn là 1 nhóm nhỏ.

- Năng lực, phẩm chất hướng tới:

 + Giải quyết vấn đề.

 + Trách nhiệm, chăm chỉ.

- Thời gian: 35'.

 

doc 18 trang cucpham 25/07/2022 2760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 21/ 9 /2020- Dạy: / 9 / 2020.
Tuần 4- Tiết 13- Tập làm văn: 
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Kĩ thuật động não.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực: Trình bày 1 phút.
- Thời gian: 5 phút.
1- Ổn định tổ chức.	
2- Kiểm tra bài cũ: 
? Bố cục của VB là gì? VB thường có mấy phần? nêu nhiệm vụ từng phần? Các phần VB có quan hệ với nhau ntn?
	? Việc sắp xếp nội dung phần thân bài phụ thuộc vào những yếu tố nào? Các ý trong phần TB thường được sắp xếp theo trình tự nào?
3- Khởi động vào bài mới: như tiết 1
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học
- PP và KT: KT thảo luận nhóm.
- Hình thức: Nhóm lớn, mỗi bàn là 1 nhóm nhỏ.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Trách nhiệm, chăm chỉ.
- Thời gian: 35'.
 HĐ của GV
 HĐ của HS
 Nội dung cần đạt
 Hoạt động nhóm:
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 2 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
 + GV giao nhiệm vụ: Nhóm 1: bài 1 Nhóm 2: bài 2. 
 + Thời gian: 5 phút.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
, GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần
 - GV bổ sung và chốt.
 Hoạt động cá nhân:
- Cho câu chủ đề : '' Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta''. 
? Hãy viết 1 đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đổi đoạn văn đó thành đoạn văn quy nạp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh
+ HS thực hiện việc thảo luận.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ HS nhóm khác nhận xét.
- HS viết đoạn văn theo yêu cầu.
III- Luyện tập.
Bài tập 1: văn bản gồm 2 ý, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn. 
 mỗi đoạn văn trình bày 1 ý, những đoạn văn tạo thành 1 văn bản 
Bài tập 2:
+ Đoạn a: diễn dịch 
+ Đoạn b: song hành 
+ Đoạn c: song hành 
Bài tập 3:
- Câu chủ đề
- Các câu khai triển:
Câu 1: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Câu 2: Chiến thắng của Ngô Quyền
Câu 3: Chiến thắng của nhà Trần
Câu 4: Chiến thắng của Lê Lợi
Câu 5: Kháng chiến chống Pháp thành công.
Câu 6: Kháng chiến chống Mĩ cứu nước toàn thắng
 đổi sang quy nạp: trước câu chủ đề thường có các từ: vì vậy, cho nên, do đó, tóm lại
* Củng cố:	
 	? Đoạn văn là gì? Dấu hiệu nào về mặt hình thức để nhận biết đoạn văn? 
	? Câu chủ đề có vai trò gì trong đoạn văn?
 ? Viết đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề sau: Hs hiện nay vẫn con thiếu trung thực trong thi cử.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức viết đoạn văn.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 3 phút.	
 ? Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch với câu chủ đề: Tai nạn giao thông gây nên rất nhiều hậu quả. 
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
 - Tìm một văn bản tự sự và nhận xét cách dây dựng đoạn văn trong văn bản đó
 - Học và nắm chắc bài.	
 - Làm bài tập 4 ở nhà.
 - Ôn lại toàn bộ kiến thức để viết bài số 1- văn tự sự.
-------------------------------------------------------------------------
Soạn: 21/ 9 /2020- Dạy: / 9 /2020.
Tiết 14- Văn bản: LÃO HẠC 
 (Nam Cao)
A- Mục tiêu cần đạt
1- Kiến thức:
- Hiểu được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
- Tài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả kể chuyện khắc hoạ hình tượng nhân vật.
2- Kĩ năng: 
- Đọc- hiểu văn bản, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong Vb tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3- Thái độ:
- Học tập cách viết văn tự sự của Nam Cao.
- Có thái độ thương cảm và trân trọng dành cho những người lao động nghèo khổ.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ.
- Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị
 + Thầy : Giáo án, SGK, SGV, tranh ảnh, tài liệu nói về Nam Cao, phiếu học tập.
 + Trò : SGK, Vở chuẩn bị, vở ghi, tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi ở SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Nhân ái.	
- Thời gian: 5 phút.
 1- Ổn định tổ chức.	
 2- Kiểm tra bài cũ:
? Nhân vật chị Dậu đã giúp em nhìn thấy được vẻ đẹp nào trong tâm hồn của người phụ nữ nông dân?
	? Trình bày những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
 3- Khởi động vào bài mới: 
 HĐ của GV
HĐ của HS
 Nội dung cần đạt
- GV cho hs xem một vài hình ảnh tư liệu về đời sống của nhân dân ta trước cách mạng Tháng Tám.
? Em có suy nghĩ gì khi xem những tư liệu trên?
- HS bộc lộ.
- GV dẫn vào bài: Cũng như Ngô Tất Tố, Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong XH cũ. Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao. Tiết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu nội dung của tác phẩm này.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
 HĐ CỦA GV
 HĐ CỦA HS
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT.
- Mục tiêu: Hs nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp, KT: KT nêu vấn đề, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, cảm thụ thẩm mỹ.
 + Có trách nhiệm, chăm chỉ.
- Thời gian: 10 phút.
 Hoạt động nhóm:
GV y/c các nhóm trưng bày sp ở gọc học tập của mình.
? Dựa trên dự án đã được giao về nhà:
 + Nhóm 1 lên bảng trình bày nhanh những thông tin đã thu thập của nhóm về tác giả Nam Cao?
 + Gv chốt:	
- GV hướng dẫn: đọc to, rõ ràng, phù hợp với tâm trạng nhân vật.
- GV đọc mẫu -> gọi hs.
 Hoạt động cá nhân:
? Hãy tóm tắt VB?
(Gv lưu ý HS phần Vb được học: Từ " Hôm sau sang nhà tôi" -> hết).
? Nêu những hiểu biết của em về xuất xứ tác phẩm "Lão Hạc"?
? Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật nào là chính?
? VB có thể chia mấy phần? Nêu nội dung mỗi phần?
? Truyện sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
 - Mục tiêu: Hs nắm được tình cảnh và những phẩm chất của lão Hạc.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Nhân ái.	
- Thời gian : 25 phút.
? Trình bày một số nét về tình cảnh lão Hạc?
? Lão còn gặp những rủi ro nào nữa?
? Em có nhận xét gì về cuộc sống của lão Hạc?
HS trưng bày sp ở góc ht.
+ Đại diện nhóm trình bày.
 + Các nhóm bổ sung thông tin.
- Hs đọc 
- HS tóm tắt vb.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung.
1- Tác giả: (1915-1951): 
- Quê Nam Hà.
- Là nhà văn hiện thực, có những hiểu biết sâu sắc về cuộc sống ở nông thôn.
- Có những truyện ngắn, dài chân thực viết về người nông thôn nghèo đói bị vùi dập, và người trí thức nghèo sống mòn, bế tắc trong xã hội cũ.
- Được truy tặng giải thưởng HCM về VHNT.
2- Tác phẩm:
a- Đọc và tìm hiểu chú thích.
 * Đọc- tóm tắt: 
- Lão Hạc sống cô đơn, nhà nghèo, vợ chết, con trai phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su.
- Lão nuôi con chó vàng của con trai để lại.
- Bị đói kém và ốm nên số tiền dành dụm đã tiêu hết, lão phải bán chó đi, lão rất ân hận và đau khổ.
- Lão nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con trai, gửi tiền ma chay và lão tự tử bằng bả chó.
 * Tìm hiểu chú thích (SGK).
b- Tìm hiểu chung về văn bản.
 * Xuất xứ: Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân, được đăng báo lần đầu năm 1943.
* Nhân vật: ông giáo, lão Hạc, Binh Tư.
 Nhân vật chính: lão Hạc.
* Bố cục: 2 phần
P1- Từ đầu -> " Hôm sau -> đáng buồn": Những việc làm của Lão Hạc trước khi chết.
P2- Còn lại: Cái chết của lão Hạc.
* Phương thức biểu đạt:
Kết hợp tự sự, trữ tình, lập luận
II- Phân tích
1- Nhân vật Lão Hạc.
a- Tình cảnh lão Hạc:
- Vợ mất sớm.
- Nhà rất nghèo.
- Con trai lão không đủ tiền cưới vợ phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.
- Mình lão Hạc phải sống thui thủi với một con chó mà lão vẫn nựng là " cậu Vàng". Lão làm thuê kiếm ăn.
- Rủi ro liên tục đến với lão:
 + Trận ốm 2 tháng 18 ngày, số tiền dành dụm từ hoa lợi khu vườn hết sạch. Lão yếu hẳn đi những việc nặng không làm được nữa.
 + Làng mất vé sợi, đàn bà rỗi rãi nhiều, việc nhẹ họ làm tranh hết cả.
 + Trận bão làm hoa màu bị phá sạch, giá gạo ngày càng tăng.
-> Đó là cuộc sống hết sức khốn khó. Cảnh sống của lão cũng là cảnh sống của người nông dân VN trước CM tháng Tám.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5 phút.	
? Những hiểu biết của em về Nam Cao?
	? Phân tích tình cảnh lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.
Hoạt động 4: Vận dụng.	
- Mục tiêu:Vận dụng kiến thức viết đoạn văn.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
 ? Hãy viết một đoạn văn 	trình bày cảm nhận của em về tình cảnh lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.
Hoạt động 5: Mở rộng tìm tòi.
- Tìm đọc những tác phẩm của Nam Cao.
- Học và nắm chắc nội dung và nghệ thuật bài, tập phân tích lại bài.
	- Chuẩn bị bài : Lão Hạc.( phần còn lại)
------------------------------------------------------------------------------------------------
Soạn: 21/ 9/2020 - Dạy: / 9/2020
Tiết 15- Văn bản: LÃO HẠC 
 ( Nam Cao)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
 HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Y/c HS theo dõi vào văn bản.
? Tại sao lão Hạc gọi con chó là "cậu Vàng"?
? Lão Hạc có thái độ như thế nào với cậu Vàng? Tìm dẫn chứng?.
? Tại sao Lão Hạc lại phải bán cậu Vàng mà lão yêu quý ... , sẻ chia của ông với lão.
 + Lời bộc bạch bộc lộ một chiều sâu tâm lí, thấm đượm triết lí nhân sinh của Nam Cao trước cuộc đời của con người. Đó là lòng đồng cảm, xót xa, yêu thương ; là lời đánh giá sự lương thiện đáng kính của lão Hạc.
- Nghe Binh Tư kể về Lão Hạc xin bả chó, nghe câu nói đầy vẻ mỉa mai của Binh Tư: ông giáo càng buồn hơn. 
- Cái chết của lão Hạc khiến ông giáo giật mình nghĩ về cuộc đời :
 " Không. Cuộc đời đáng buồn theo một nghĩa khác".
 + "Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn" bởi vẫn có những con người cao quý như lão Hạc, bởi không có gì có thể huỷ hoại được nhân phẩm người lương thiện như lão Hạc để ta có quyền hi vọng tin tưởng ở con người.
 + " Nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo một nghĩa khác": Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà không được sống. Sao ông lão đáng thương, đáng kính như vậy mà phải chịu cái chết vật vã dữ dội đến vậy?
III- Tổng kết.
1- Nghệ thuật:
- Phương thức TS + MT + nghị luận.
- Cách xây dựng nhân vật sắc sảo, bút pháp khắc hoạ nhân vật tài tình-> nhân vật hiện ra rõ nét, sinh động.
- Nghệ thuật dựng truyện, kể chuyện, bút pháp trần thuật linh hoạt sáng tạo, mới mẻ (GVphân tích), truyện rất mực chân thực thấm đượm cảm xúc trữ tình thể hiện qua giọng kể và những câu cảm thán, qua tâm sự của nhân vật tôi. 
- Kết thúc bất ngờ, độc đáo.
2- Nội dung:
- Kể một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ.
- Tố cáo, lên án chế độ phong kiến.
- Nêu lên một kinh nghiệm sống: nhân ái, độ lượng.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: củng cố những kiến thức đã học.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Hình thức : Cá nhân.
- Hình thành năng lực, phẩm chất:
 + Trình bày một phút.
 + Nhân ái.
- Thời gian: 5'.	
 HĐ của GV
 HĐ của HS
 Nội dung cần đạt
? Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc đã giúp em hiểu gì về cuộc đời, tính cách người nông dân trong XH cũ?
? Em học tập được gì về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Nam Cao trong văn bản Lão Hạc 
- HS dựa vào những VB đã học để rút ra nhận xét.
Hoạt động 4: Vận dụng.	
- Mục tiêu; vận dụng kiến thức đề kể chuyện tưởng tượng.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
 Tưởng tượng em là anh con trai lão Hạc, sau khi trở về nhận mảnh vườn từ tay ông giáo, em sẽ nghĩ gì. Hãy ghi lại tâm trạng mình lúc đó.
Hoạt động 5: Mở rộng tìm tòi.
- Tìm đọc tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
- Học và nắm chắc nội dung và nghệ thuật bài, tập phân tích lại bài.
`	- Chuẩn bị bài : Lão Hạc( tiếp).
.............................................................................................................................................
Soạn: 21/ 9/2020- Dạy: /9/2020.
Tiết 16- Tiếng Việt : 
 TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Về kiến thức:
 - Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh. 
2- Về kĩ năng: 
 - Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.
 - Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp, trong đọc- hiểu và tạo lập VB 
3- Thái độ: 
Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp, trong tạo lập Vb.
=> Định hướng về năng lực, phẩm chất:
- Hình thành năng lực : giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.
- Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
 +Thầy: SGK, SGV, GA, hệ thống câu hỏi, bảng phụ, phiếu học tập
 + Trò: SGK, Vở ghi, vở BT, tìm hiểu bài qua SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Động não.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ 
- Thời gian: 5 phút.
1- Ổn định tổ chức.	
2- Kiểm tra bài cũ: 	
? Thế nào là trường từ vựng? Những lưu ý riêng về trường từ vựng? Cho ví dụ?
? Làm bài tập 1,4,6.
3- Khởi động vào bài mới: 
- Quan sát bài thơ: 
 Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
 Cỏ cây chen lá đá chen hoa
 Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà
 Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
 Dừng chân đứng lại trời non nước
 Một mảnh tình riêng ta với ta.
 Hãy tìm những từ ngữ gợi tả hình ảnh, trạng thái của sự vật; những từ mô phỏng âm thanh của con vật trong bài thơ
- Gv dẫn vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
 HĐ CỦA GV 
 HĐ CỦA HS
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hs nắm được đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, tượng thanh.
- Phương pháp, KT: KT mảnh ghép, tổ chức trò chơi
- Hình thức: Nhóm, cá nhân .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Hợp tác.	
 + Có trách nhiệm..
- Thời gian: 20 phút.
- Y/c HS đọc các đoạn văn và chú ý các từ in đậm.
 Hoạt động nhóm: 10’
 ( kĩ thuật khăn trải bàn )
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm. 
 + Giao nhiệm vụ cho học sinh:
Câu 1: Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật? Những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người? 
Câu 2: Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật hoặc mô phỏng âm thanh có tác dụng gì trong văn Miêu tả, Tự sự?
 - Tiến hành hoạt động
 + Quan sát, giúp đỡ HS( nếu cần)
 + Bổ sung, chốt kiến thức:
- GV dẫn dắt chuyển sang kết luận.
 Các từ gợi tả hình dáng, trạng thái của sự vật gọi là từ tượng hình.
Những từ mô tả âm thanh của tự nhiên, của con người gọi là từ tượng thanh. 
 ? Vậy từ việc tìm hiểu các ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
* Bài tập nhanh: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh, chỉ ra tác dụng của nó:
"Anh Dậu uốn vai, ngáp dài....roi song, tay thước và dây thừng"
KT tổ chức trò chơi tiếp sức: 5’
 Ai nhanh hơn:
- GV phổ biến luật chơi:
 Có 2 đội, mỗi đội 5 HS. Hai đội lần lượt đứng về hai phía của bảng, lần lượt mỗi em lên bảng viết nhanh những từ tượng thanh, tượng hình mà mình tìm được vào phần bảng của đội mình. Trong 5 phút, đội nào viết được nhiều, viết đúng những từ theo yêu cầu thì sẽ chiến thắng. 
- GV đưa ra hiệu lệnh để các đội thực hiện.
- GV chốt và biểu dương đội có thành tích xuất sắc.
HS đọc 
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 2 phút.
- Nhóm tập hợp ý kiến 3 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
TL cá nhân
- Các đội tiến hành chơi theo luật.
- HS bên dưới cổ vũ.
- Hết giờ HS nhận xét.
I- Đặc điểm, công dụng.
1- Tìm hiểu ví dụ.
* Các từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật: móm mém, vật vã, rũ rượi, xồng xộc, xộc xệch, sòng sọc.
-> Tác dụng tái hiện một cách sinh động hình ảnh lão Hạc, một lão nông già nua đang trong tâm trạng ân hận đau khổ vì trót lừa con chó. Đồng thời làm nổi bật cái chết thương tâm của lão.
* Những từ mô tả âm thanh của tự nhiên, của con người: hu hu, ư ử.
-> Tác dụng:	
 - hu hu: gợi âm thanh tiếng khóc của lão Hạc khi nghĩ mình đã lừa một con chó.
 - ư ử: gợi tiếng rên của con chó khi nó bị trói.
* Do khả năng tái hiện sinh động, cụ thể mọi sự vật, hiện tượng nên những từ ngữ này thường được dùng trong văn Tự sự, Miêu tả.
2- Kết luận : Ghi nhớ (SGK T49).
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học.
- PP và kĩ thuật: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề.
- Hình thức: nhóm, cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
- Thời gian: 10 phút
 HĐ của GV
 HĐ của Hs
 Nội dung cần đạt
Hoạt động cá nhân:
- Y/c HS đọc nội dung của BT1.
? Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong các từ sau. (SGK-49-50).
- Y/c HS đọc BT 3
Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ.
- HS đọc 
- Làm việc cá nhân.
- Báo cáo kết quả.
- HS đọc.
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân 1 phút.
- HĐ cặp: 2 phút.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Cặp khác nhận xét.
II- Luyện tập.
Bài 1.
Câu 1: Xoàn soạt: Tượng thanh.
 Rón rén: Tượng hình.
Câu 2: Bịch: Tượng thanh.
Câu 3: Bốp: Tượng thanh.
Câu 4: Lẻo khẻo, chỏng quèo: Tượng hình.
 nham nhảm-> tượng thanh.
Bài 3:
- Hả hả: tả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí.
- Hì hì: cười phát ra đằng mũi, biểu lộ thái độ không đồng tình cũng khoong phản đối.
- Hô hố: cười to và thô lỗ.
- Hơ hớ: cười thoải mái, vui vẻ, không cần che đậy, gìn giữ.
* Củng cố:
1- Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
 	 A – Xôn xao B – Rũ rượi 
 	 C – Xộc xệch. D – Xồng xộc.
2- Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Tác dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức tìm hiểu giá trị của từ tượng hình, tượng thah trong văn thơ.
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
 Tìm hiểu giá trị miêu tả của các từ tượng hình, tượng thanh trong bài thơ sau: 
 MÙA XUÂN CHÍN
 ( Hàn Mặc Tử)
 Trong làn nắng ửng khói mơ tan
 Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
 Trên giàn thiên lí bóng xuân sang
 Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
 - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy.
 Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
 Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
 Hổn hển như lòi của nước mây
 Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc
 Nghe ra ý vị và thơ ngây.
 Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
 Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng :
 - Chị ấy năm nay còn gánh thóc
 Dọc bờ sông trắng nắng chang chang ?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm một bài thơ hoặc đoạn văn trong chương trình hoặc ngoài chương trình có sử dụng Từ tượng hình, tượng thanh. Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, tượng thanh
- Làm thành thục các bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị : Từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH. 
.............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_8_theo_cv417_tuan_4.doc