Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức:

- Nắm được khái niệm lượt lời.

- Việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp.

2- Kĩ năng:

- Xác định các lượt lời trong các cuộc thoại.

- Sử dụng lượt lời trg giao tiếp.

3- Thái độ: Nghiêm túc, đúng mực, nhã nhặn, lịch sự trong giao tiếp, tránh sự xô bồ hoặc trầm lặng một cách thái quá.

 Định hướng năng lực, phẩm chất.

- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.

- Phẩm chất: trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài, làm bài tập cô giao.

B- Chuẩn bị:

- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.

- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.

C- Tổ chức các hoạt động dạy học.

Hoạt động 1: Khởi động.

- Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, tạo kết nối với bài mới

- Phương pháp và kĩ thuật: Trò chơi.

- Hình thức: cả lớp.

- Năng lực, phẩm chất hướng tới:

 + Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác

 + Chăm chỉ học bài cũ.

- Thời gian: 5 phút.

* Cách tiến hành: Trò chơi: HỘP QUÀ BÍ MẬT.

 

doc 13 trang cucpham 25/07/2022 2840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn:21 / 4/ 2021- Dạy : / 4 / 2021
Tuần 30- Tiết 117- Tập làm văn
 HỘI THOẠI ( tiếp )
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Nắm được khái niệm lượt lời.
- Việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp.
2- Kĩ năng: 
- Xác định các lượt lời trong các cuộc thoại.
- Sử dụng lượt lời trg giao tiếp.
3- Thái độ: Nghiêm túc, đúng mực, nhã nhặn, lịch sự trong giao tiếp, tránh sự xô bồ hoặc trầm lặng một cách thái quá.
à Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài, làm bài tập cô giao.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.
- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học. 
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, tạo kết nối với bài mới
- Phương pháp và kĩ thuật: Trò chơi.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác
 + Chăm chỉ học bài cũ.	
- Thời gian: 5 phút.
* Cách tiến hành: Trò chơi: HỘP QUÀ BÍ MẬT.	
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết :
Câu hỏi 1: Vai hội thoại trong xã hội được xác định bởi những yếu tố nào?
Câu hỏi 2: Em hiểu gì về lượt lời trong hội thoại?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Hs nắm được lượt lời trong hội thoại
- Phương pháp, KT: Đặt câu hỏi, nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Tự học.	
 + Có trách với công việc được giao.
- Thời gian: 20 phút.
- HS đọc đoạn hội thoại theo yêu cầu trong SGK.
? Trong cuộc hội thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt ?
? Vậy, em hiểu thế nào là lượt lời ?
? Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng 
được nói nhưng Hồng không nói ? 
? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào ?
? Vì sao Hồng không cắt lời bà cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe.
? Như thế, khi tham gia hội thoại, khi đến lượt lời mình lại im lặng không nói để biểu thị điều gì ? 
 ? Nêu những kiến thức rút ra từ bài học ?
+ HS nêu. GV nhấn mạnh. HS đọc ghi nhớ.
* Lưu ý : 
+ Không nên lạm dụng sự im lặng. Bởi nếu im lặng không đúng lúc sẽ trở thành người vô lễ, khinh khỉnh,...
Hs đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Lượt lời trong hội thoại:
1- Tìm hiểu ví dụ:
 Bà cô 5 lượt, Hồng có 2 lượt:
Bà cô (5)
bé Hồng (2)
1- Hồng! Mày có muốn ...
2- Sao lại không vào ...
3- Mày dại quá ...
(cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe)
4- Vậy mày hỏi ...
5- Mấy lại rằm ...
1- Không! Cháu không muốn vào ...
2- Sao cô biết ...
-> Đoạn hội thoại trên có 7 lượt lời
+ Trong hội thoại, khi có một người được tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
+ 3 lượt:
 - Tôi cúi đầu không đáp ...
 - Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất ...
 - Cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
+ Hồng không nói vì bất bình với bà cô.
+ Vai dưới phải tôn trọng vai trên, không được cắt lời người đối thoại -> Hồng phải im lặng.
+ Tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm xen vào lời của người khác.
+ Đôi im lặng không nói khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ ( đồng ý, khinh bỉ, bực tức, ... )
2- Ghi nhớ: SGK- Tr. 94
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
 - Mục tiêu: củng cố kiến thức vừa học.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ học bài.	
- Thời gian: 15'.
- Học sinh đọc bài tập 1,2,4 trong SGK – Tr.102.
 Hoạt động nhóm( kt động não): 7 phút
* Bước 1: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ:
Cả lớp chia thành 6 nhóm, 2 nhóm 1 bài tập:
Nhóm 1,2: Bài tập 1
Nhóm 3,4: Bài tập 2
Nhóm 5,6: Bài tập 4.
* Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hướng dẫn hs nếu cần.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt
- Hs chia nhóm.
- Hs hoạt động cá nhân 2 phút.
- Hs hoạt động nhóm 5 phút.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác bổ sung
- Các nhóm khác treo bảng nhóm và nhận xét.
II- Luyện tập: 
Bài 1: 
+ Học sinh nêu lượt lời của từng nhân vật: Chị Dậu, cai lệ, anh Dậu, người nhà lí trưởng.
+ Những người nói nhiều nhất: cai lệ và chị Dậu
+ Người nhà lí trưởng nói ít hơn, anh Dậu chỉ nói với vợ khi cuộc xung đột đã kết thúc.
+ Kẻ cắt lời người khác tronng cuộc hội thoại là cai lệ.
- Xét về vai XH, chị Dậu từ chỗ nhún nhường (cháu - ông) đã vùng lên kháng cự (tao - mày; đe doạ) và thực hiện lời đe doạ.
=> chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, cai lệ hống hách, ngoan cố, người nhà lí trưởng a dua, anh Dậu nhút nhát, yếu đuối, sợ hãi.
Bài 2:
a) Thoạt đầu cái Tí nói rất nhiều, rất hồn nhiên, còn chị Dậu thì chỉ im lặng. Về sau cái Tí nói ít hẳn đi, còn chị Dậu lại nói nhiều hơn.
b)Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy rất phù hợp với tâm lí nhân vật: Thoạt đầu cái Tí rất vô tư vì nó chưa biết là sắp bị bán đi, còn chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng. Về sau cái Tí biết là sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn, ít nói hẳn đi, còn chị Dậu phải nói để thuyết phục cả hai đứa con nghe lời mẹ.
c) Việc tác giả tả cái Tí hồn nhiên kể lể với mẹ những việc nó đã làm, khuyên bảo thằng Dần để phần những củ khoai to hơn cho bố mẹ, hỏi thăm mẹ ... càng làm cho chị Dậu đau lòng khi buộc phải bán đưa con hiếu thảo, đảm đang như vậy đi và càng làm tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tí.
Bài 4
+ Cả hai nhận xét trên đều đúng ở những khía cạnh khác nhau dựa vào vănn cảnh của mỗi lời nói.
- T.H 1: Im lặng để giữu bí mật, để thể hiện sự tôn trọng người khác tham gia lượt lời -> Im lặng là vô cùng quý giá.
- T.H 2: Trước hành vi sai trái, trước sự xúc phạm nhân phẩm của mình hay của người lương thiện thì sự im lặng ( không dám nói ra ý kiến phản đối, tố cáo, ) thì là sự dại khờ, ngu dốt.
* Như vậy, khi hội thoại cần đảm bảo quy tắc về lượt lời và cần sử dụng sự im lặng cho phù hợp.
* Củng cố:
? Thế nào là lượt lời trong hội thoại?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức viết đoạn hội thoại
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ học bài, trách nhiệm với công việc được giao.	
 Hãy viết đoạn hội thoại và chỉ ra các lượt lời.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng:
- Học kĩ nội dung bài học
- Xem các BT đã làm, làm BT3
- CBBM: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
.....................................................................................................................................
Soạn: 21 / 4/ 2021- Dạy : / 4 / 2021
Tiết 118- Tập làm văn
LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN.
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết luyện tập, HS hiểu:
1- Kiến thức: 
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết tập làm văn trước.
- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xen yếu tố biểu cảm.
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc, trung thực, tự giác.
à Định hướng năng lực, phẩm chất:
+ Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.
+ Phẩm chất: trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài, làm bài tập cô giao.
B- Chuẩn bị: 	 	
- GV: Soạn bài, sách tham khảo.
- HS: Học bài cũ, CBBM. 
C- Tổ chức các hoạt động dạy học. 
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Trò chơi.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác
 + Chăm chỉ học bài cũ .	
- Thời gian: 5 phút.
* Cách tiến hành: Trò chơi: HỘP QUÀ BÍ MẬT.	
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết :
Câu hỏi 1: Yếu tố biểu cảm có vai trò gì trong bài văn nghị luận?
Câu hỏi 2: Cần sử dụng yếu tố biểu cảm như thế nào để bài nghị luận được hiệu quả? 
 ( HS trả lời)
Hoạt động 2: Luyện tập.
- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học về đưa yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân	
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ học bài cũ.	
- Thời gian: 35 phút.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
? Bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề gì ?
? Đối tượng ?
? Xác định kiểu lập luận cơ bản để làm đối với đề đó ?
? Trình bày bài tập 1 ? 
(Các luận điểm sắp xếp chưa hợp lí. Vì thiếu mạch lạc, lộn xộn).
? Vậy cần sắp xếp các luận điểm ntn?
a- Đọc đoạn văn tham khảo trong ''Đi bộ ngao du''.
? Vấn đề nghị luận trong đoạn văn ? 
? Yếu tố biểu cảm thể hiện trong ĐV ?
b- HS làm BT 2b:
+ Luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc gì ?
- HS đọc ĐV tham khảo trong SGK- Tr. 109.
 ? ĐV nghị luận đó đã thể hiện hết được cảm xúc ấy chưa ?
? C.H ý 3 phần 2b ? -109
- HS đọc bài tập 3 :
- HS thảo luận đưa các yếu tố biểu cảm vào đoạn văn - trình bày.
- HS- GV nhận xét- bổ sung.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I - Đề bài: 
Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh .
- Yêu cầu: Lập dàn ý các luận điểm và luận cứ cần thiết.
 + Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch.
+ Học sinh
- Lập luận chứng minh
II- Luyện tập trên lớp: 
Bài tập 1 :
- Sắp xếp các luận điểm:
- Sắp xếp các luận điểm phải hợp lí: 
( Có thể tham khảo dàn bài sau ) 
a- MB: Nêu nhận định, đánh giá về việc tham quan.
b- TB: Nêu các lợi ích cụ thể:
- Về thể chất: giúp ta khoẻ mạnh, có thêm sức chịu đựng bền bỉ hơn.
- Về kiến thức: 
+ Hiểu sâu thêm những điều đã học ở trường lớp.
+ Đưa lại nhiều ... ợp tác.	
 + Có trách nhiệm với công việc được giao.
- Thời gian: 10 phút.
- Học sinh đọc đoạn văn, chú ý câu in đậm.
 Hoạt động nhóm( KT động não) 
- Gv chia nhóm: cả lớp chia thành 6 nhóm. Thời gian hoạt động 7 phút:
Giao nhiệm vụ.
? Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu ? 
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, tháo gỡ cho HS( nếu cần)
- Bổ sung, chốt kiến thức, biểu dương nhóm hoạt động tích cực
Hoạt động cá nhân:
? Theo em, vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như trong đoạn trích ?
( Gợi ý: Từ roi ở đầu câu có tác dung gì ? Dụng ý của tác giả khi để từ thét ở cuối câu ? Tác giả để cụm từ “gõ đầu roi xuống đất” đứng đầu câu có dụng ý gì ? )
? Câu hỏi 3 / SGK – Tr. 111 ?
+ GV đưa bảng so sánh, hướng dẫn HS thảo luận nhóm
+ Đại diện báo cáo. GV nêu đáp án đúng:
? Qua trên, em hãy rút ra nhận xét gì về cách sắp xếp từ ngữ trong câu ?
- GV nhấn mạnh các kết luận trên 
- Mục tiêu: Hs nắm được tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ.
- Phương pháp, KT: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Tự học, hợp tác.	
 + Có trách nhiệm với công việc được giao.
- Thời gian: 15 phút.
- Y/c HS đọc các VD ở phần 1
 T/c hoạt động nhóm: 7’
( KT khăn phủ bàn)
+ Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ:
- Gv chia nhóm: cả lớp chia thành 6 nhóm. Thời gian hoạt động 7 phút:
- GV phát mỗi nhóm 1 tờ T- rô-ki, chia các góc cho từng học sinh, mỗi hs 1 phiếu học tập số 1( ghi sẵn những câu in đậm). Giao nhiệm vụ cho học sinh:
 ? Trật tự từ trong những câu in đậm thể hiện điều gì ?
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, tháo gỡ cho HS( nếu cần)
- Bổ sung, chốt kiến thức, biểu dương nhóm hoạt động tích cực 
Hoạt động cá nhân:
- HS đọc 3 VD ở phần 2, chú ý câu in đậm
? So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận của câu in đậm ?
? Từ những điều đã phân tích ở mục I và II, hãy khái quát tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu văn?
- HS khái quát lại các tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ . Đọc ghi nhớ.
 Tạo nhóm.
- HĐ cá nhân 2’ 
- HĐ nhóm 5’.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác bổ sung
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Đọc ghi nhớ.
HS đọc
Tạo nhóm.
- HĐ cá nhân 2 ’
- HĐ nhóm 5 phút.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác bổ sung
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Nhận xét chung:
1- Tìm hiểu ví dụ:
1- Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
2- Cai lệ thét bằng giọng ... cũ, gõ đầu ...
3- Thét bằng giọng khàn khàn ... cũ, cai lệ gõ ...
4- Bằng giọng khàn khàn ... cũ, cai lệ gõ ... đất thét.
5- Bằng ... cũ, gõ đầu ... đất, cai lệ thét.
6- Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của người hút ... cũ, cai lệ thét.
 + Việc lặp lại từ roi ở ngay đầu câu có tác dụng liên kết chặt câu ấy với câu trước.
 + Việc đặt từ thét ở cuối câu có tác dụng liên kết chặt câu ấy với câu sau.
 + Việc mở đầu bằng cụm từ ''gõ đầu roi xuống đất'' có tác dụng nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ. 
Câu
Nhấn mạnh sự hung hãn
Liên kết chặt chẽ 
với câu trước
Liên kết 
chặt chẽ 
với câu sau
Của tác giả
+
+
+
1
+
+
2
+
3
4
+
5
+
6
+
+
+ Trong một câu ta có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ ngữ khác nhau.
+ Mỗi cách sẽ đem lại hiệu quả giao tiếp khác nhau.
-> Ta phải biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp
2- Ghi nhớ ( SGK- 111)
II- Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ :
1- Tìm hiểu ví dụ:
* Ví dụ 1:
Câu a: 
a1- Thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động
a2- ( Như trên )
Câu b:
b1- Thứ tự người có địa vị cao – thấp, thứ tự của sự xuất hiện (cai lệ đi trước, người nhà lí trưởng theo sau )
b2- Tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước: cai lệ thì mang roi song, còn người nhà lí trưởng mang tay thước, dây thừng.
* Ví dụ 2:
+ a: Nhịp điệu hài hòa
+ b, c: Nhịp điệu không hài hòa
* Ví dụ 3:
+ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm, tính chất, nào đó
+ Liên kết câu
- Sắp xếp như ở câu a đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm, tạo cho câu văn có thêm nhạc tính.
2- Ghi nhớ 2 (SGK – Tr. 112)
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố: 
- Mục tiêu: củng cố kiến thức vừa học.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ học bài.	
- Thời gian: 10'.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1:
Hoạt động nhóm( KT động não): 
* Bước 1: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ:
Cả lớp chia thành 6 nhóm, làm bài tập 1: Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm SGK.
* Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ
 + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, tháo gỡ cho HS( nếu cần)
- Bổ sung, chốt kiến thức, biểu dương nhóm hoạt động tích cực
 Hoạt động cá nhân.
- HS đọc yêu cầu, làm bài
- HS nhận xét, GV chốt.
Hs chia nhóm.
- Hs hoạt động cá nhân 2 phút.
- Hs hoạt động nhóm 5 phút.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác bổ sung
- Các nhóm khác treo bảng nhóm và nhận xét.
III- Luyện tập: 
Bài 1: SGK – Tr. 112
a) Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử.
b) Đẹp vô cùng, Tổ Quốc ta ơi. Nhấn mạnh cái đẹp của non sông mới được giải phóng.
- Hò ô được đảo lên trước để bắt vần ''Sông lô'' tạo cảm giác kéo dài, thể hiện sự mênh mang của sông nước đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm cho lời thơ.
c) Lặp lại các từ trong cụm từ mật thám, đội con gái ở 2 đầu vế câu là để liên kết chặt chẽ câu ấy với câu đứng trước.
Bài 2: Tìm 5 ví dụ thể hiện rõ sự lựa chọn trật tự từ trong câu. Giải thích tác dụng của cách sắp xếp ấy.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức tìm một số văn bản đã được học hoặc văn bản ngoài chương trình một đoạn văn có chứa cách sắp xếp trật tự từ đặc biệt và phân tích tác dụng.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ học bài.	
Hãy tìm trong một số văn bản đã được học hoặc văn bản ngoài chương trình một đoạn văn có chứa cách sắp xếp trật tự từ đặc biệt và phân tích tác dụng.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng 
- Học kĩ nội dung bài học
- Xem các BT đã làm, làm BT2
- CBBM: Trả bài TLV số 6
 ..................................................................
Soạn: 21/ 4/ 2021- Dạy: /4 /2021
Tiết 120- Tập làm văn:
	TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II	
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết trả bài, HS sẽ:
1- Kiến thức: 
- Củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học về phép lập luận CM và giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu và đặc biệt là về luận điểm và cách trình bày luận điểm, đọc hiểu văn bản.
- Có thể đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ bài làm văn của bản thân mình so với yêu cầu của đề bài và so với các bạn cùng trong lớp học, nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm bài tốt hơn nữa những bài sau.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xen yếu tố biểu cảm.
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc, trung thực, tự giác phát hiện sửa lỗi sai và tích cực phát huy, học tập mặt mạnh trong bài làm của mình, của bạn.
=> Hình thành năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tự quản, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: chăm chỉ học bài.
B- Chuẩn bị của thầy và trò : 
1- Thầy: Bài TLV đã chấm điểm, nhận xét của HS, bảng phụ. 
2- Trò: Xem trước đề bài của tiết viết bài, tìm hiểu yêu cầu, lập dàn ý và viết lại bài văn . 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học 
Hoạt động 1: Khởi động.
* Ổn định tổ chức.	
Hoạt động 2: Tổ chức trả bài.
Hoạt động của GV 
HĐ của HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm lại yêu cầu đề bài; lập dàn ý cho đề bài
- Phương pháp, KT: Luyện tập, nêu và giải quyết vấn đề.
- Hình thức: Cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hình thành: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất : trách nhiệm với bài làm của mình.
- Thời gian: 15’
- GV yêu cầu HS đọc lại đề bài
- GV yêu cầu HS phân tích đề: chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức từng câu trong đề bài.
- Gv trả bài cho Hs
- Mục tiêu: nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài viết; sửa chữa những lỗi mình đã mắc; học tập cách làm bài tốt của bạn.
- Phương pháp, KT: Luyện tập, thực hành.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Năng lực tự đánh giá, tự tin. 
 + Phẩm chất: Trách nhiệm với bài làm của mình.
- Thời gian: 20’.
- GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình ( ưu, nhược điểm ) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu.
- GV nêu nhận xét của mình về bài viết của HS :
- GV thống kê một số lỗi tiêu biểu trong bài viết của HS và yêu cầu HS phát hiện, sửa lỗi ( tập trung vào lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu ).
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận về hướng sửa chữa.
- GV chọn một bài viết tốt cho HS đọc, bình để học tập.
- GV cho học sinh đọc bài viết tốt và bài viết yếu kém.
HS đọc đề.
HS phân tích đề, làm bài.
HS nhận bài
HS đọc lại bài.
HS lắng nghe, ghi chép.
HS lên bảng viết những lỗi hay mắc phải.
I- Tìm hiểu những yêu cầu của đề 
1- Đề bài.
2- Chữa bài 
( theo đáp án tiết 37+ 38) 	
II- Trả bài
III- Nhận xét 
1- Hs đọc và tự nhận xét
2- Gv nhận xét chung
a- Ưu điểm:
- Phần Đọc- hiểu khá tốt.
- Phần Tập làm văn: Nhiều bài viết tỏ ra hiểu kĩ năng làm bài văn Tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, viết đoạn văn khá rõ ràng,...
b- Tồn tại:
- Phần TLV đảm bảo sự việc những thiếu sáng tạo, kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm còn chưa thật tốt và hợp lí.
- Kĩ năng viết đoạn văn ở nhiều em còn hạn chế.
- Diễn đạt chưa lưu loát.
- Chữ viết nhiều bài ẩu thả, khó đọc, sai chính tả nhiều. Cụ thể: Hoàng Anh, Hoàng, .
IV- Chữa lỗi điển hình	
- Chính tả .
- Chấm câu . 
- Diễn đạt. 
V- Đọc, bình các bài viết tốt và bài viết yếu
- Bài tốt: Châu, Lâm, Kiều.
- Bài nhiều hạn chế: Hoàng Anh, Dũng, Bùi Long, Hoàng,
Hoạt động 3: Vận dụng.
 Áp dụng phần rút kinh nghiệm để chữa lỗi trong bài. Viết lại bài văn hoàn chỉnh sau khi đã sửa chữa.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
- Học, nắm chắc lại kiểu bài tự sự.
- Đọc thêm một số bài văn tự sự có vận dụng các yếu tố.... trong sách tham khảo.
- Tự sửa chữa các lỗi còn lại trong bài.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_8_theo_cv417_tuan_30.doc