Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức:

- HS hiểu biết bước đầu về tấu.

- Học sinh thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.

- Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.

2- Kĩ năng:

- Đọc hiểu văn bản viết theo thể tấu.

- Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích bài cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch, quy lạp cach sắp xếp và trình bày luận điểm của văn bản tấu.

3- Thái độ: Giáo dục ý thức, thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc.

 Định hướng về phẩm chất, năng lực.

- Hình thành năng lực hợp tác, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ.

- Trách nhiệm với công việc được giao, yêu nước, chăm chỉ học bài cũ.

B- Chuẩn bị:

- GV: Soạn giáo án. GSK, SGV

- HS: Chuẩn bị SGK, đồ dùng học tập, soạn bài đầy đủ.

C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:

 

doc 8 trang cucpham 2860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 1/4 / 2021- Dạy: / 4/ 2021
Tuần 27 - Tiết 105- Văn bản:
 BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
 ( Luận học pháp – Nguyễn Thiếp ) 
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 
1- Kiến thức:
- HS hiểu biết bước đầu về tấu. 
- Học sinh thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
- Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.
2- Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản viết theo thể tấu. 
- Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích bài cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch, quy lạp cach sắp xếp và trình bày luận điểm của văn bản tấu.
3- Thái độ: Giáo dục ý thức, thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc. 
à Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- Hình thành năng lực hợp tác, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ.
- Trách nhiệm với công việc được giao, yêu nước, chăm chỉ học bài cũ.
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn giáo án. GSK, SGV 
- HS: Chuẩn bị SGK, đồ dùng học tập, soạn bài đầy đủ.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, tạo tâm thế kết nối với bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Trò chơi.
- Hình thức: Nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hơp tác.
 + Chăm chỉ học bài cũ	
- Thời gian: 5 phút.
 * Ổn định tổ chức.	
 * Khởi động vào bài mới: Cách thức thực hiện: 
- Gv phổ biến luật chơi: Có 2 đội chơi, mỗi đội có 5 em. Nhiệm vụ của mỗi đội là trong 5 phút, viết được những câu tục ngữ, danh ngôn nói về việc học tập lên bảng. Đội nào viết được số lượng câu nhiều hơn thì đội đó sẽ chiến thắng.
? Hãy tìm những câu tục ngữ, những câu danh ngôn nói về việc học tập?
- Gv tổng kết điểm, tuyên dương đội chơi tích cực. 
- GV dẫn vào bài: Như vậy có rất nhiều câu danh ngôn, tục ngữ nói về vấn đề học tập. Chúng ta học để làm gì? Học cái gì và học ntn? Nói chung vấn đề học đã được ông cha ta bàn đến từ lâu. Một trong những ý kiến tuy ngắn ngọn nhưng rất sâu sắc, thấu tình đạt lí là đoạn “Bàn luận về phép học” trong bản tấu dâng vua Quang Trung của nhà nho lừng danh La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. 
HĐ2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: hs nắm được vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Trình bày 1 phút.
 + Chăm chỉ học bài.	
- Thời gian: 8 phút.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Thiếp ?
+ HS trả lời. GV nhấn mạnh một vài nét chính.
- Đọc to, rõ, giọng điệu chân tình, bày tỏ thiệt hơn, vừa tự tin, vừa khiêm tốn. 
- GV đọc 1 đoạn. 
 GV sửa.
? Em hiểu thế nào là: tam cương, ngũ thường, ngũ kinh, Chu Tử ?
? Nêu xuất xứ của VB?
? Em hiểu ntn về thể tấu?
? Có thể xếp tấu vào vào kiểu VB nào?
? Nêu bố cục của bài văn ?
- Mục tiêu: Hs nắm được mục đích của việc học.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Yêu nước, trách nhiệm với công việc được giao.
- Thời gian :35 phút.
- HS đọc câu văn mở đầu VB.
? Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả ? Qua câu văn, tác giả muốn bày tỏ điều gì ?
 ? Vậy qua đây em hiểu, mục đích chân chính của việc học là gì ? Em có bổ sung thêm điều gì về mục đích học ?
? Tìm trong đoạn văn đầu câu văn phê phán lối học vì dnah lợi của người đương thời?
? Hậu quả của lối học đó ?
? Như thế tác giả muốn đề cao mục đích tiếp theo của việc học là gì ? 
? Nhận xét về những câu văn trong đoạn văn này ?
? Suy nghĩ của em về những mục đích mà tác giả nêu ra trong đoạn đầu bài tấu này ?
TL cá nhân
HS đọc tiếp. HS nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I - Đọc và tìm hiểu chung:
1- Về tác giả: 
+ Nguyễn Thiếp ( 1723 – 1804 )
+ Quê : Hà Tĩnh
+ Là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, có tấm lòng vì nước, vì dân.
2- Tác phẩm: 
a- Đọc và tìm hiểu chú thích:
b- Tìm hiểu chung : 
* Xuất xứ: “Bàn luận về phép học” là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung tháng 8- 1791.
* Thể loại: 
Thể tấu ( SGK – Tr. 77 )
- Thể tấu: là 1 loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua ( chúa) để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
- Tấu có thể đc viết = văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu
* Kiểu văn bản: nghị luận- trình bày đề nghị 1 vấn đề, chủ trương chính sách thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo con người.
* Bố cục: 3 phần
+ P1: từ đầu "tệ hại ấy": Nêu những sai lệch về việc học, từ đó bàn về mục đích của việc học.
+ P2: tiếp “bỏ qua”: Bàn về cách học.
+ P3: còn lại: Tác dụng của phép học.
III- Phân tích: 
1- Bàn về mục đích của việc học:
- Câu văn mở đầu dùng kiểu câu văn biền ngẫu với 2 vế : Vế 1 dẫn dụ một thực tế hiển nhiên “ ngọc không mài không thành đồ vật”, vế 2 khẳng định “người không học không biết rõ đạo”. Từ đó, tg nhấn mạnh về mục đích của việc học.
- Mục đích của việc học:
 + Học để có được đạo làm người
 + Học để có kiến thức 
( Tiên học lễ, hậu học văn” )
( “ Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”- Bác Hồ )
- Phê phán lối học vì danh lợi của người đương thời: “ Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”.
 Hậu quả: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan.
-> Tác giả đề cao lối học không vì danh lợi.
-> Câu văn ngắn gọn, liên kết chặt chẽ, ý văn mạch lạc, sáng rõ, dễ hiểu.
=> Những mục đích học chân chính, mọi người cần phải thực hiện.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: củng cố kiến thức vừa học.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ làm bài tập cô giao.
- TG: 5'
 ? Mục đích của việc học là gì?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức viết đoạn văn.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ làm bài tập cô giao.
	? Viết đoạn văn cảm nhận về mục đích của việc học.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
+ Học kĩ, hiểu nội dung bài học.
+ CBBM: Phần tiếp theo.
 ...................................................................................................
 Soạn: 3/ 4/ 2021- Dạy: / 4/ 2021
Tuần 27 - Tiết 106- Văn bản
 BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC( tiếp)
 ( Luận học pháp – Nguyễn Thiếp ) 
HĐ2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: Hs nắm được cách học và tác dụng của việc học.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : chăm chỉ học bài, chú ý nghe giảng, trách nhiệm với công việc được giao..
- Thời gian :35 phút
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- HS đọc đoạn 2:
? Để khuyến khích việc học, tác giả Nguyễn Thiếp đã khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách nào ? 
? Trong bài tấu, tg Nguyễn Thiếp đã nêu những “phép học” nào ?
* Học theo cách của Chu Tử :
? Theo em, các cách học này ngày nay có còn phù hợp ?
+ Vẫn còn phù hợp và chắc chắn sẽ còn phù hợp mãi mãi.
 Hoạt động cặp đôi:
? Hãy giải thích vì sao phải học theo các cách trên ?
+ GV chuẩn kt.
( GV liên hệ đến tinh thần hiếu học của nhân dân ta và chính sách khuyến học của Đảng và Nhà nước ta )
? Đọc câu văn thể hiện tác dụng của phép học ?
? Nhận xét cách viết câu văn nêu tác dụng của phép học ?
? Từ đó, câu văn khẳng định những tác dụng nào của phép học ?
? Từ thực tế học của bản thân, em thấy PP học tập nào là tốt nhất ? Vì sao ?
+ GV uốn nắn, định hướng.
? Nhận xét về cách lập luận của bài văn ?
+ Lập luận chặt chẽ, lô gic, theo trình tự hợp lí.
? Hãy thể hiện trình tự lập luận hợp lí của Đv bằng một sơ đồ ?
Phương pháp lệch lạc,
 sai trái
Khẳng định quan điểm;
phương pháp đúng đắn
Mục đích chân chính 
 của việc học
Tác dụng của việc học chân chính
? Nhắc lại nội dung chính của bài tấu ?
+ GV tổng kết nghệ thuật, nội dung.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS làm việc cá nhân 1 phút
- Hoạt động cặp 1 phút.
- Đại diện nhóm trình bày .
- Cặp khác bổ sung.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
+ HS nêu nội dung. 
+ HS đọc ghi nhớ.
2- Bàn về cách học:
- Đề nghị: Mở trường dạy học của phủ, huyện, các trường tư.
- Cách học: 
 + Học theo cách của Chu Tử :
 Học theo tuần tự: Tiểu học - tứ thư - ngũ kinh - chư sử -> Học từ thấp lên cao.
 Học rộng, nắm chắc, gọn
 Học đi đôi với hành
-> Cách học này sẽ mãi mãi phù hợp.
3- Tác dụng của phép học:
+ “ Đạo học thành  thịnh trị”
+ Câu văn gồm 2 vế, hai vế câu liên kết chặt chẽ: từ kết quả của vế 1 dẫn đến các kết quả của vế 2
+ Sử dụng phép tăng tiến 
=> Khẳng định tác dụng to lớn:
+ Có nhiều người tốt
+ Triều đình ngay ngắn
+ Thiên hạ thịnh trị
III- Tổng kết: 
1- Nghệ thuật
+ Lập luận chặt chẽ, lô gic, theo trình tự hợp lí.
2- Nội dung
* Ghi nhớ / SGK-Tr.79
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ học bài, trả lời các câu hỏi, bài tập cô giao.
- TG: 5'
 ? Em rút ra bài học gì qua việc học văn bản này ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức viết đoạn văn.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ học bài, trách nhiệm với công việc được giao.
	? Viết đoạn văn phân tích sự cần thiết và tác dụng to lớn của việc “ học đi đôi với hành”.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
+ Học kĩ, hiểu nội dung bài học.
+ CBBM: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
................................................................
Soạn: 1/ 4/ 2021- Dạy: / 4/ 2021
Tiết 107+ 108: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
 DANH LAM THẮNG CẢNH
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 - Xây dựng được tập báo ảnh về danh lam thắng cảnh.
- Viết được đoạn văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
2- Về kĩ năng:
Tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin, xây dựng ý tưởng về buổi triển lãm theo chủ đề danh lam thắng cảnh.
3- Về thái độ:
=> Định hướng năng lực, phẩm chất : 
- Giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Phẩm chất : Chăm chỉ tự tìm tư liệu về danh lam thắng cảnh, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị:
 + Thầy: Giáo án trải nghiệm, máy tính có kết bối internet.
 + Trò: vở ghi, vở chuẩn bị sách, báo, tạp chí, giấy bìa cứng, sáp màu, bút màu.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái kết nối vào bài học.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất: nhiệm với công việc được giao.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới :
Gv đưa một số hình ảnh về danh lam thắng cảnh sau đó cho hs đoán tên.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái kết nối vào bài học.
- Phương pháp và kĩ thuật:hợp đồng.
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Phẩm chất: nhiệm với công việc được giao.80 phút
- Thời gian: 
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 Tổ/c hoạt động nhóm: 5’
 ( PP hợp đồng)
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm. Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho từng thành viên:
 + Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu trước thông tin về danh lam thắng cảnh qua nhiều hình thức: tham quan trưc tiếp hay các phương tiện hỗ trợ hs xử lí thông tin và xây dựng ý tưởng thiết kế báo ảnh.
- Tiến hành hoạt động.
 + GV nhắc nhở HS tinh thần làm việc .
Bước 1: Mỗi cá nhân trình bày giải thích cho ý tưởng thiết kế sản phẩm của mình cả về nội dung và hình thức. Ý tưởng nên được trình bày cụ thể trên giấy, có hình vẽ minh họa.
Bước 2: Cả nhóm trao đổi, thảo luận thống nhất ý tưởng.
Bước 3: Tập hợp lại sản phẩm của tất cả các thành viên, ra bản thảo lần thứ nhất. Cùng nhau rà soát lại toàn bộ nội dung các từ đã được khảo sát.
- Tạo nhóm
- Cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.
- Các nhóm thảo luận.
- HS lắng nghe, ghi chép lại những nhiệm vụ để thực hiện.
I- Tìm kiếm và xử lí thông tin.
1- Xác định danh lam thắng cảnh sẽ tìm hiểu.
- Miền Bắc: Lăng Bác, Hồ Gươm, Vịnh Hạ Long.
- Miền Trung: Hội An, Chùa Thiên Mụ.
- Miền Nam: Nhà thờ Đức Bà, Phú Quốc.
2- Thông tin từ tham quan trực tiếp.
3-Thông tin từ các phương tiện hỗ trợ
II- Xử lí thông tin
Từ các nội dung tìm được, cả nhóm tổng hộp thông tin theo nhánh chính như đã đạt yêu cầu.
Tên danh lam thắng cảnh:
+ Vị trí địa lí
+ Lịch sử hình thành
+ Cảnh quan, kiến trúc.
+ Giá trị văn hóa, lịch sử
III- Xây dựng ý tưởng thiết kế báo ảnh.
B1: Lên ý tưởng trình bày nội dung và hình thức.
B2: Phác thảo ý tưởng hoang thiện bản thiết kế.
B3: Hoàn thiện tập báo ảnh
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Tìm hiểu về một danh lam thắng cảnh em yêu thích .
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức : Cá nhân.
- Hình thành năng lực, phẩm chất:
 + Tự học.
 + Trách nhiệm.	
- Thời gian: 3'.
 ? Tìm hiểu về một danh lam thắng cảnh em yêu thích?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Hs viết đoạn văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
Viết đoạn văn thuyết minh một danh lam thắng cảnh mà em yêu thích..
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. 
- Tìm hiểu danh lam thẵng cảnh trên quê hương, đất nước.
- Viết một bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_8_theo_cv417_tuan_27.doc