Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức:

+ Khái niệm về hành động nói.

+ Các kiểu hành động nói thường gặp.

2- Kĩ năng:

+ Xác định hành động nói trg các VB đã học và trong giao tiếp.

+ Tạo lập được hành động nói phù hợp với giao tiếp.

3- Thái độ: Học tập nghiêm túc; tích cực, chủ động, sáng tạo.

 Định hướng năng lực, phẩm chất.

- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.

- Phẩm chất: trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài cũ.

B- Chuẩn bị:

- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.

- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

Hoạt động 1: Khởi động.

- Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, tạo tâm thế kết nối với bài mới.

- Phương pháp: Nêu vấn đề.

- Hình thức: cá nhân

- Định hướng năng lực, phẩm chất:

 + Giải quyết vấn đề.

 + Chăm chỉ học bài cũ.

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ:

? Nêu đặc điểm và chức năng của câu phủ định? Cho VD?

? Làm bài tập 4 (SGK)

 

doc 20 trang cucpham 3080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 20/03/2021- Dạy: /3/2021
Tuần 26- Tiết 101- Tiếng Việt
 HÀNH ĐỘNG NÓI
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
+ Khái niệm về hành động nói.
+ Các kiểu hành động nói thường gặp.
2- Kĩ năng: 
+ Xác định hành động nói trg các VB đã học và trong giao tiếp.
+ Tạo lập được hành động nói phù hợp với giao tiếp.
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc; tích cực, chủ động, sáng tạo.
à Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài cũ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.
- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, tạo tâm thế kết nối với bài mới.
- Phương pháp: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ học bài cũ.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm và chức năng của câu phủ định? Cho VD?
? Làm bài tập 4 (SGK)
* Khởi động vào bài mới:
Gv đưa tình huống: 
? Các câu sau thuộc kiểu câu nào? Chức năng của chúng là gì?
 - Anh có thể xem giúp em mấy giờ rồi được k? (Câu nghi vấn, chức năng cầu khiến)
 - Không chờ em thì còn chờ ai nữa? (Câu nghi vấn, chức năng khẳng định)
 - Ai lại bỏ về giữa chừng bao giờ? ( Câu nghi vấn, chức năng phủ định)
 - Bông hoa này rất đẹp . (Câu trần thuật, chức năng nhận định)
 - Mày muốn ăn đòn hả? ( Câu nghi vấn, chức năng đe dọa)
- GV dẫn dắt vào bài: Khi phát ra âm thanh bằng ngôn ngữ tức là chúng ta đang thực hiện một hành động nói. Vậy hành động nói là gì? Ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Hs nắm được khái niệm của hành động nói.
- Phương pháp, KT: Đặt câu hỏi, nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Tự học.	
 + Có trách nhiệm với việc học tập của mình.
- Thời gian: 20 phút.
- Học sinh đọc ví dụ - SGK / Tr.62
? Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì ?
? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy ? 
? Lí Thông có đạt được mục đích của mình không ?
? Chi tiết nào nói lên điều đó ?
? Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì ?
- Lời nói của Lí Thông: ''Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi'' là một hành động nói.
? Vậy thế nào là hành động nói ?
( Hành động nói được thực hiện bằng cái gì ? để làm gì ? )
+ HS đọc ghi nhớ.
- Cho hs lấy VD:
- Mục tiêu: Hs nắm được một số hành động nói thường gặp.
- Phương pháp, KT: Đặt câu hỏi, nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Tự học.	
 + Có trách nhiệm với việc học của mình.
- Thời gian: 15 phút.
- Học sinh quan sát lại ví dụ mục I.
? Ngoài những câu đã phân tích, mỗi câu còn lại trong lời nói của Lí Thông đều nhằm một mục đích nhất định, những mục đích ấy là gì ?
? Vậy, thông thường có những hành động nói nào ?
- Học sinh đọc mục II.2
? Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích II.2 và cho biết mục đích của mỗi hành động ?
- GV: Dựa theo mục đích của hành động nói, người ta đặt tên cho hành động nói.
Như vậy, có thể kết luận, hành động nói thường gặp gồm có:
- HS đọc ghi nhớ.
? Với mỗi kiểu hành động nói, hãy đặt một ví dụ ?
+ HS đặt. Bạn nhận xét. GV chữa.
* Bài tập nhanh: Những câu sau đây thực hiện hành động nói nào?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I - Hành động nói là gì ?
1. Tìm hiểu ví dụ:
+ Mục đích: Đẩy TS đi, để lại con chằn tinh cho mình hưởng lợi.
+ Câu thể hiện rõ nhất mục đích: ''Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi''.
+ Có, vì nghe Lí Thông nói, Thạch Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lí Thông ra đi.
+ Lời nói:
''Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi''
2. Kết luận:
=> Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm đạt một mục đích nào đó.
 Ghi nhớ 1: SGK-Tr. 62.
II- Một số hành động nói thường gặp: 
1- Tìm hiểu ví dụ:
a- Ví dụ 1:
- Câu 1: “ Con trăn ấy đã lâu” => để trình bày. 
- Câu 2: “Nay em giết thịt nó tội chết” => để đe doạ.
- Câu 3: “Thôitrốn đi ngay” => điều khiển( đuổi khéo )
- Câu 4: “ Có chuyện gì lo liệu” => hứa hẹn
b- Ví dụ 2:
-“ Vậy bữa sauở đâu” => hỏi
-“ Con sẽ ăn thôn Đoài” => thông báo
-“ U nhất địnhư” => hỏi
-“ U không cho conư” => hỏi.
-“ Khốn nạn! Trời ơi! => Câu cảm bộc lộ cảm xúc.
=> + Lời cái Tí: để hỏi 
 để bộc lộ cảm xúc 
 + Lời chị Dậu: tuyên bố hoặc báo tin
2- Kết luận:
Hành động nói thường gặp gồm có:
+ Hành động hỏi
+ Hành động trình bày
+ Hành động điều khiển
+ Hành động hứa hẹn.
+ Hành động bộc lộ cảm xúc.
* Ghi nhớ 2: SGK-Tr. 63.
- Một đêm nọ Thận thả lưới ở suối vắng như thường lệ -> h/đ kể.
- Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều-> h/đ giới thiệu.
- Con nhà người ta 7,8 tuổi đã đi ở chăn bò. Còn mày chẳng được tích sự gì?-> h/đ Than phiền.
- Đứa nào lấy được bưởi lên tao sẽ thưởng -> h/đ thách đố.
- Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền- > h/đ y/cầu, ra lệnh
- Thế thì phải giục anh ấy ăn mau đi k nữa người ta sắp vào rồi đấy -> h/đ khuyên bảo
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ -> h/đ mắng mỏ.
- Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông! -> h/đ cảm ơn.
=> Các h/đ nói trg thực tế vô cùng đa dạng và phong phú.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học.
 - PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ học bài.	
- Thời gian: 15'.
? Trần Quốc Tuấn viết ''Hịch tướng sĩ'' nhằm mục đích gì ?
- HS đọc yêu cầu, đọc đoạn trích
? Chỉ ra cách hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong những đoạn trích đã cho ?
 ( Tương tự, HS làm tiếp phần b, c )
Bài 3: GV hướng dẫn HS làm ở nhà.
TL cá nhân
Hs lên bảng làm bài tập
Hs lên bảng làm bài tập
II- Luyện tập: 
Bài 1: 
Trần Quốc Tuấn viết ''Hịch tướng sĩ'' nhằm mục đích khích lệ, kêu gọi tướng sĩ học tập ''Binh thư yếu lược'' do ông soạn ra và khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của tướng sĩ.
* Câu: “ Nếu các ngươi... nghịch thù”
+ Mục đích của câu: Phân tích, so sánh để khuyên tướng sĩ học tập sách “ Binh thư yếu lược”
=> Sẽ thực hiện được mục đích chung: Yêu nước, căm thù giặc -> xả thân vì nước, diệt giặc bảo vệ đất nước.
Bài 2:
a-
+ Bác trai đã khá rồi chứ ? hành động hỏi.
+ Này, bảo bác ấy ... cho hoàn hồn.
 hành động điều khiển, bộc lộ cảm xúc.
+ Vâng, cháu cũng ... còn gì.
 hành động hứa hẹn, trình bày
=> Hành động: hỏi, điều khiển, bộc lộ cảm xúc, hứa hẹn, trình bày, 
b- Hành động: thông báo, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc, ..
c- Hành động: thông báo, hỏi, 
Bài 3: BTVN
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về hành động nói để viết đoạn văn.
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ học bài.	
 Hãy viết đoạn văn có sử dụng hành động nói, phân tích hành động nói được thực hiện trong từng câu.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng:
+ Học kĩ nội dung bài học, xem các BT đã làm, làm BTVN
+ Chuẩn bị: Nước Đại Việt ta
-------------------------------------------------------
Soạn: 20/03/2021- Dạy: /3/2021
Tiết 102- Văn bản:
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
 ( Trích “ Bình Ngô đại cáo”- Nguyễn Trãi ) 
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 
1- Kiến thức: 
- HS nắm được sơ giản về thể cáo.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài “ Bình Ngô đại cáo”
- Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như một tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta thế kỉ XV
- Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.
2- Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn biền ngẫu viết theo thể cáo.
- Học tập kĩ năng lập luận, cách kết hợp lí lẽ và thực tiễn trong bài văn nghị luận.
3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc. 
à Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 - Năng lực: giải quyết vấn đề, làm chủ bản thân, tự học.
 - Phẩm chất: Giáo dục lòng yêu nước, trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài cũ.
B- Chuẩn bị 	 
- GV: Soạn giáo án, SGK. STK.
- HS: Học bài cũ, chuẩn bị tốt các nội dung của bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, tạo tâm thế kết nối với bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi, nêu vấn đề
- Hình thức: Cá nhân
- Định hướng NL, phẩm chất: 
+ Giải quyết vấn đề, tự học.
+ Chăm chỉ học bài cũ khi đến lớp.
- Thời gian: 5 phút
- Ổn định tổ chức:. 
- Kiểm tra bài cũ: 
? Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật VB "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn ?
 - Khởi động vào bài mới:
*Giới thiệu bài: Vừa rồi chúng ta đã nhắc lại một vài nét về giá trị nội dung và nghệ thuật VB "Hịch tướng sĩ"- một tác phẩm tỏa rạng " Hào khí Đông A". Hôm nay cô sẽ cùng các em tiếp cận với một VB khác để hiểu thêm về tư tưởng và con người thời trung đại.
Để hiểu giá trị của văn bản đó, ta cùng tìm hiểu tiết 98- VB " Nước Đại Việt ta".
HĐ2:Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Hs nắm được vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp và kĩ thuật: hợp đồng, nêu vấn đề
- Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- Định hướng NL, phẩm chất: 
+ Giải quyết vấn đề, tự học.
+ Chăm chỉ học bài.
- Thời gian: 10 phút
 Hoạt động nhóm
Gv gọi đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm của mình.
GV bổ sung.
- GV chiếu chân dung Nguyễn Trãi.
? Em hãy nêu những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi ?
? Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
( Lúc này đất nước đã sạch bóng quân thù, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ 
( Lê Lợi ) viết bài cáo để công bố về chiến thắng.)
- GV giải thích:
 + " bình" : đánh dẹp.
 + "Ngô": giặc Minh (Chu Nguyên Chương, người khởi nghiệp ở đất Ngô, xưng là Ngô Vương, sau trở thành Minh Thành Tổ. Tác giả dùng từ Ngô ... ạnh của độc lập dân tộc :
- Chúng ta có sức mạnh của chân lí, chính nghĩa nên thắng lợi là tất yếu. 
- Kẻ xâm lược làm trái lẽ phải, đi ngược lại chân lí, nhất định sẽ thất bại hoàn toàn.
 + Khơi dậy niềm tự hào dân tộc, làm nức lòng quân dân Đại Việt.
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật:
- Lập luận theo lối nhân quả, chặt chẽ, có sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng thực tiễn.
- Câu văn biền ngẫu, các biện pháp đối sánh, liệt kê, được sử dụng có hiệu quả.
- Giọng văn thay đổi linh hoạt: Khi hào sảng, khi mỉa mai, lúc đanh thép.
2- Nội dung - ý nghĩa:
Đoạn trích thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ Quốc, đất nước. Văn bản có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc. 
Hoạt động 3: Luyện tập:
- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi, nêu vấn đề
- Hình thức: Cá nhân
- Định hướng NL, phẩm chất: 
+ Giải quyết vấn đề, tự học.
+ Trách nhiệm công việc được giao, yêu nước.
- Thời gian: 5 phút
? Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
? Với những thủ pháp nghệ thuật trên, văn bản thể hiện được điều gì ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức vẽ sơ đồ tư duy về bài học.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi, nêu vấn đề
- Hình thức: Cá nhân
- Định hướng NL, phẩm chất: 
+ Giải quyết vấn đề, tự học.
+ Trách nhiệm với công việc được giao, yêu nước.
 1- Khái quát trình tự lập luận bằng sơ đồ tư duy.
 - GV khái quát bằng sơ đồ tư duy.
 - Gv khuyến khích hs vẽ sơ đồ tư duy. 
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng: 
- Học thuộc lòng đoạn trích, phân tích lại để nắm chắc nội dung bài học. 
- Chuẩn bị: Bàn luận về phép học. 
- Tìm tài liệuđể nắm chắc về thể cáo. 
...............................................................
Soạn: 20/ 03/2021- Dạy: /3/2021
Tiết 104- Tiếng Việt: HÀNH ĐỘNG NÓI ( Tiếp )
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Học sinh hiểu nói cũng là một thứ hành động.
- Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định.
2- Kĩ năng: 
- Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói.
- Tìm hiểu cách thực hiện hành động nói.
3- Thái độ: Nghiêm túc; tích cực luyện tập thực hiện hành động nói.
à Định hướng năng lực, phẩm chất : 
- Năng lực: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- Phẩm chất: Chăm chỉ học bài, trung thực, không coi cóp khi làm bài.
B- Chuẩn bị: 	 
+ GV: Soạn giáo án, soạn đề bài, đáp án ,biểu điểm kiểm tra (15’)
*Ma trận đề:
 Cấp độ
Tên 
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
cao
Câu phủ định
HS nhận biết đc thế nào là câu phủ định,
Câu phủ đinh đc dùng để làm gì
Xác định đc nd phu đinh, m.đích của việc sử dg phủ định
Số câu: 3
Số điểm: 10
Tỉ lệ %: 100%
Số câu:1/2 
Số điểm:2
Số câu:1/2 
Số điểm:2
Số câu: 1
Số điểm:6
Số câu: 2
Số điểm: 10
Tỉ lệ %:100
* Đề bài:
I- Trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái đầu câu em cho là đúng .
Câu 1: Câu: “ Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi” là câu phủ định đúng hay sai?
A- Đúng B- Sai
 Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu “ Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi” ?
Phủ định sự cần thiết của việc dời đô.
Phủ định sự đau xót của nhà vua trước việc phải dời đô
Khảng định sự cần thiết phải dời đổi kinh đô.
 Khảng định lòng yêu nước của nhà vua.
Câu 3: Có thể phân loại câu phủ định thành mấy loại cơ bản?
Hai loại C- Bốn loại
Ba loại D- Năm loại
II- Tự luận:
Câu 1: Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định ?
Câu 2: Đọc ví dụ sau và trả lời câu hỏi: 
VD: a- Tôi không lội sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa.
 b- Lạy chị, em có nói gì đâu.
? Cho biết nội dung phủ định ở những câu trên được thể hiện ở chỗ nào? Mục đích của việc sử dụng từ phủ định đó?
* Đáp án và biểu điểm:
I- Trắc nghiệm: ( 3 đ ). HS chọn đáp án sau:
Câu 1: Mức đạt: 1đ - đáp án A
 Mức chưa đạt: chọn các đáp án khác.
Câu 2: Mức đạt: 1đ- đáp án C
 Mức chưa đạt: chọn các đáp án khác.
Câu 3: Mức đạt: 1đ- đáp án A
 Mức chưa đạt: chọn các đáp án khác.
II- Tự luận:
Câu 1: 3đ
* Yêu cầu về hình thức: Không yêu cầu HS viết thành đoạn văn.
* Về nội dung: HS trình bày được: 
- Đặc điểm hình thức của câu phủ định .
- Chức năng của câu phủ định .
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa: 
 + Điểm 3: Đáp ứng tốt những yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa: 
 Điểm 1,5: Đáp ứng 1/2 yêu cầu trên.
- Mức chưa đạt: 
 Điểm 0-> 1: Không làm bài hoặc đặt câu không đúng yêu cầu.
Câu 2: 
* Yêu cầu về hình thức: Không yêu cầu HS viết thành đoạn văn.
* Về nội dung: HS trình bày được: 
 - Nội dung phủ định được thể hiện :
 a- “ lội sông”, “ra đồng” 
 b- “ nói” 
- Mục đích của việc sử dụng từ phủ định: xác định không có sự việc x¶y ra => Câu phủ định có chức năng miêu tả 
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa: 
 + Điểm 4: Đáp ứng tốt những yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa: 
 Điểm 3: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, mỗi ý nhỏ trừ số điểm theo quy định trên.
- Mức chưa tối đa: 
 Điểm 2: Đáp ứng ít hơn 2/3 yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa: 
 Điểm 1- 1,5 : Đáp ứng ít hơn 1/3 yêu cầu trên.
- Mức chưa đạt: 
 Điểm 0: Không làm bài hoặc đặt câu không đúng yêu cầu.
+ Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, tìm hiểu trước nội dung bài mới. 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động 1 : Khởi động
- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi, nêu vấn đề
 - Hình thức: Cá nhân
- Định hướng NL, phẩm chất: 
+ Giải quyết vấn đề, tự học.
+ Chăm chỉ học bài cũ, trách nhiệm với công việc được giao.
- Thời gian: 5 phút
- Ôn định tổ chức (1’)
- Kiểm tra (15’) 
- Hình thức kiểm tra (in xao đề)
- Khởi động vào bài mới:
Gv cho hs làm tình huống- hs thực hiện theo tình huống.
Đứng lên, ngồi xuống, ra ngoài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hs nắm được cách thực hiện hành động nói:
- Phương pháp và kĩ thuật: Thảo luận cặp đôi, nêu vấn đề
- Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- Định hướng NL, phẩm chất: 
+ Giải quyết vấn đề, tự học.
+ Trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ họ bài.
- Thời gian: 15 phút
Y/c HS đọc đoạn trích ''Tinh thần yêu nước của nhân dân ta'', đánh số thứ tự. ( GV treo bảng phụ )
Thảo luận cặp đôi 3 phút
- Giao nhiệm vụ: Câu hỏi theo bài tập 1
- Gv chuẩn kiến thức.
Thảo luận cặp đôi 3 phút
HS làm BT 2 phần I.
Gv chuẩn kiến thức.
? Dựa theo cách tổng hợp kết quả trên, hãy lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật với những kiểu hành động nói mà em biết ? 
? Lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi 
+ Ví dụ:
- Câu NV để hỏi: Các em có hiểu bài không ?
- Câu NV để điều khiển: Trời rét thế, con có mặc áo ấm vào không hả ?
- Câu NV để bộc lộ cảm xúc: Sao quê mình lại vẫn còn nhiều người nghèo thế !
- Câu CK để điều khiển: Hãy hành động “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” !
- Câu TT để trình bày: Gia đình em có 4 thành viên.
- Câu CT để BLCX: A, mình lại được điểm 10 !
- Câu CT để hứa hẹn: Ôi dào, thì tớ sẽ sang nhà cậu.
? Qua hai bài tập trên, hãy nêu cách thực hiện hành động nói ? Mỗi cách thức cho VD minh họa.
+ GV nhấn mạnh cách thực hiện hành động nói.
HS đọc
HĐ cá nhân 1 phút
HĐ cặp đôi 3 phút.
Đại diện cặp trả lời.
Cặp khác bổ sung
HĐ cá nhân 1 phút
HĐ cặp đôi 3 phút.
Đại diện cặp trả lời.
Cặp khác bổ sung
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
+ HS đọc ghi nhớ.
I- Cách thực hiện hành động nói:
Tìm hiểu ví dụ
 Câu 
Mục đích 
1
2
3
4
5
Hỏi
-
-
-
-
-
Trình bày
+
+
+
-
-
Điều khiển
-
-
-
+
+
Hứa hẹn
-
-
-
-
-
Bộc lộ cảm xúc
-
-
-
-
-
 Hành 
 động
Kiểu câu
Hỏi
Trình bày
Điều khiển
Hứa hẹn
Bộc lộ
cảm xúc
Nghi vấn
+
+
+
Cầu khiến
+
Trần thuật
+
+
Cảm thán
+
+
+ Thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó
-> Cách dùng trực tiếp
- VD: Bạn có đạt HSG không ?
( Câu nghi vấn -> HĐộng hỏi )
+ Thực hiện bằng kiểu câu khác
-> Cách dùng gián tiếp
- VD: Sao quê mình lại vẫn còn nhiều người nghèo thế nhỉ !
( Câu NV -> Bộc lộ cảm xúc )
* Ghi nhớ – SGK / Tr. 71.
HĐ 3- Luyện tập: 
- Mục tiêu : củng cố kiến thức vừa học
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- Định hướng NL, phẩm chất: 
+ Giải quyết vấn đề, tự học.
+ Trách nhiệm công việc được giao khi hoạt động nhóm, chăm chỉ học bài, nghe cô giảng bài.
- Thời gian: 20 phút
- HS đọc yêu cầu, GV hướng dẫn HS lần lượt làm từng bài tập. Bạn nhận xét. GV chữa.
(HS đọc bài tập- SGK- 71)
Bài tập số 2-tr71
Bài 4, 5: GV hướng dẫn HS làm ở nhà.
Hs làm bài tập
TL cá nhân
III- Luyện tập: 
Bài 1
- Câu nghi vấn đứng cuối đoạn văn trong bài ''Hịch tướng sĩ'' thường dùng để khẳng định hay phủ định điều được nêu ra trong câu ấy.
- Câu nghi vấn đứng ở đầu đoạn dùng để nêu vấn đề cho tướng sĩ chuẩn bị tư tưởng nghe phần lí giải của tác giả.
Bài 2
a) Cả 4 câu đều là câu trần thuật có mục đích cầu khiến.
b) ''Điều tôi mong muốn ... CM thế giới''
- Việc dùng câu trần thuật để kêu gọi như vậy làm cho quần chúng thấy gần gũi với lãnh tụ và thấy nhiệm vụ mà lãnh tụ giao cho chính là nguyện vọng của mình.
Bài 3
- ... Hay là anh đào giúp em ... sang
- Thôi, im cái điệu ... ấy đi.
+ Cách nói của mỗi nhân vật thường thể hiện quan hệ giữa người nói với người nghe và tính cách của người nói.
DC yếu đuối hơn DM nên nói lời đề nghị 1 cách khiêm nhường, nhã nhặn. DM thì huênh hoang và hách dịch.
Bài 4, 5: BTVN
HĐ 4: Vận dụng: HS Thực hiện hành động nói
- Mục tiêu: Hs thực hiện được hành động nói trong thực tế hằng ngày.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi, nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng NL, phẩm chất: 
+ Giải quyết vấn đề, tự học.
+ Trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài cũ.
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng:
+ Học kĩ nội dung bài học, xem các BT đã làm, làm BTVN
+ CBBM: “ Ôn tập về luận điểm”
 .......................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_8_theo_cv417_tuan_26.doc