Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức:

- Học sinh nắm được kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.

- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.

2- Kĩ năng:

- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.

- Diễn đạt rõ ràng chính xác.

- Viết 1 đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.

3- Thái độ: Học tập nghiêm túc.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất.

- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.

- Phẩm chất: Trách nhiệm với công việc được giao. Chăm chỉ tìm tòi đoạn văn thuyết minh.

B- Chuẩn bị:

- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.

- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

Hoạt động 1: Khởi động.

- Mục tiêu: tạo tâm thế kết nối với bài mới

- Phương pháp: Kĩ thuật tổ chức trò chơi.

- Hình thức: nhóm.

- Định hướng năng lực, phẩm chất:

 + Hợp tác.

 + Chăm chỉ học bài cũ trước khi đến lớp.

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ:

? Nêu đặc điểm của đoạn văn ?

* Khởi động vào bài mới:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Hát theo từ cho sẵn

- Luật chơi: Có hai đội, mỗi đội khoảng 3 em. Nhiệm vụ của hai đội là hát theo một từ cho sẵn. Lần lượt từng đội sẽ hát, mỗi đội 1 lần về từ đã cho. Nếu trong vòng 3 giây mà chưa tìm ra bài hát nào thì phải chuyển quyền được hát sang đội kia.

- Thời gian thực hiện: 5 phút.

 

doc 16 trang cucpham 2980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn 15/2/2021- Dạy : / 2/ 2021
TuÇn 21- Tiết 81- Tập làm văn:
VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức: 
- Học sinh nắm được kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.
- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
2- Kĩ năng: 
- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
- Diễn đạt rõ ràng chính xác.
- Viết 1 đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc. 
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: Trách nhiệm với công việc được giao. Chăm chỉ tìm tòi đoạn văn thuyết minh.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.
- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: tạo tâm thế kết nối với bài mới
- Phương pháp: Kĩ thuật tổ chức trò chơi.
- Hình thức: nhóm.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Hợp tác.
 + Chăm chỉ học bài cũ trước khi đến lớp.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm của đoạn văn ?
* Khởi động vào bài mới:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Hát theo từ cho sẵn
- Luật chơi: Có hai đội, mỗi đội khoảng 3 em. Nhiệm vụ của hai đội là hát theo một từ cho sẵn. Lần lượt từng đội sẽ hát, mỗi đội 1 lần về từ đã cho. Nếu trong vòng 3 giây mà chưa tìm ra bài hát nào thì phải chuyển quyền được hát sang đội kia.
- Thời gian thực hiện: 5 phút.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hs biết viết đoạn văn TM.
- Phương pháp, KT: KT khăn phủ bàn
- Hình thức: Nhóm, cá nhân .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Hợp tác.	
 + Có trách nhiệm với công việc, chăm chú nghe giảng.
- Thời gian: 20 phút.
Y/c HS đọc các đoạn văn
 Tổ/c hoạt động nhóm: 7’
 ( KT khăn phủ bàn)
+ Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ:
 - GV chia lớp thành 6 nhóm, phát bảng nhóm và phiếu học tập cho học sinh. Các nhóm tự cử nhóm trưởng và thư kí.
 - Nhiệm vụ:
 ? Mỗi đoạn văn gồm mấy câu? Từ nào được nhắc lại trong các câu đó? Dụng ý? Từ đó ta có thể khái quát chủ đề đoạn văn ntn?
? Đây có phải là đoạn văn miêu tả, kể chuyện, hay biểu cảm, nghị luận không? Vì sao?
? Nêu vai trò của từng câu trong đoạn văn?
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, tháo gỡ cho HS( nếu cần)
- Bổ sung, chốt kiến thức, biểu dương nhóm hoạt động tích cực.
Y/c hs đọc những đoạn văn
? Đoạn văn a thuyết minh về cái gì?
? Đoạn văn cần đạt được những yêu cầu gì? Cách sắp xếp nên ntn?
? Đối chiếu với chuẩn ấy thì đoạn văn mắc lỗi gì?
- GV cho HS sửa chữa- gọi HS nhận xét
- GV Đọc đoạn văn mẫu đã sửa.
HS đọc 
Tạo nhóm
- Làm việc cá nhân (3 phút).
- Tổng hợp 4 phút.	
- Đại diện nhóm trình bày: Nhóm 1,2,3: đoạn a. 
Nhóm 4,5,6: đoạn b.
- Các nhóm khác treo bảng nhóm và nhận xét.
- HS đọc 2 đoạn văn:
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
Làm việc cá nhân
I- Đoạn văn trong Vb thuyết minh:
1- Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh:
* Đoạn văn a:
- Đoạn văn gồm 5 câu
- Từ “nước” được nhắc lại trong mỗi câu
- Đó là từ quan trọng nhất thể hiện chủ đề đoạn văn.
-> Chủ đề đoạn văn thể hiện ở câu 1, tập trung vào cụm từ “ thiếu nước sạch nghiêm trọng”.
- Không phải là đoạn văn:
 + Miêu tả: vì đoạn văn k tả màu sắc, mùi vị, hình dáng, chuyển động, của nước.
 + Kể chuyện: vì đoạn văn không kể, không thuật những câu chuyện, những việc về nước.
 + Biểu cảm: vì đoạn văn không biểu hiện cảm xúc gì của người viết, trực tiếp hay gián tiếp.
 + Nghị luận: đoạn văn không bàn luận, phân tích, chứng minh giải thích vấn đề gì về nước.
=> Đây là đoạn văn thuyết minh: vì cả đoạn nhằm giới thiệu vấn đề thiếu nước ngọt trên thế giới hiện nay-> Thuyết minh 1 hiện tượng, sự việc trong tự nhiên, xã hội.
- Vai trò của từng câu trong đoạn văn:
 + Câu 1: Giới thiệu khái quát vấn đề thiếu nước ngọt trên thế giới ( câu chủ đề)
 + Câu 2,3,4: Giới thiệu những biểu hiện của sự thiếu nước ngọt.
 + Câu 5: Dự báo tình hình thiếu nước trong tương lai.
* Đoạn văn b:
- Đoạn văn gồm 3 câu.
- Từ “ Phạm văn Đồng”
- Chủ đề: Giới thiệu về đồng chí Phạm Văn Đồng.
- Vai trò:
 + Câu 1: Vừa nêu chủ đề vừa giới thiệu quê quán, khẳng định phẩm chất vai trò của ông: Nhà cách mạng và nhà văn hóa.
 + Câu 2: Sơ lược về quá trình hoạt động CM và những cương vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước mà ông đã trải qua.
 + Câu 3: Quan hệ của ông với Chủ tịch HCM.
=> Đây là đoạn văn thuyết minh về 1 danh nhân, 1 con người nổi tiếng theo kiểu cung cấp thông tin về các mặt hoạt động khác nhau của người đó.
2- Sửa lại đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn:
a- Đoạn văn a:
- Đoạn văn giới thiệu 1 dụng cụ học tập quen thuộc, một đồ vật thông dụng: Chiếc bút bi.
- Yêu cầu
 + Nêu rõ chủ đề
 + Cấu tạo của bút bi, công dụng của bút bi
 + Cách sử dụng bút bi
- Đoạn văn mắc lỗi:
 + Không rõ câu chủ đề.
 + Chưa có ý công dụng.
 + Các ý còn lộn xộn thiếu mạch lạc.
 - Sửa chữa bổ sung: Cần tách thành 3 ý nhỏ rõ ràng: Cấu tạo, công dụng, sử dụng.
(Hiện nay, bút bi là loại bút thông dụng trên toàn thế giới. Bút bi khác bút mực ở chỗ là ở đầu bút có hòn bi nhỏ xíu. Ngoài ống nhựa có vỏ bút. Đầu bút có nắp đậy, có móc thẳng để cài vào túi áo. Loại bút không có nắp đậy thì có lò xo và nút bấm. Khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ. Để viết được người ta ấn đầu cán bút cho ngòi bi trồi ra, khi thôi viết thì ấn nút bấm cho ngòi bi thụt vào trong vỏ. Dùng bút bi rất nhẹ nhàng, tiện lợi. Nhưng HS tiểu học chưa nên dùng vì đầu bút bi tròn, cứng và trơn nên khó có thể luyện chữ nét thanh nét đậm.)
? Đoạn văn b thuyết minh về cái gì?
? Đoạn văn cần đạt được những yêu cầu gì? Cách sắp xếp nên ntn?
? Đối chiếu với chuẩn ấy thì đoạn văn mắc lỗi gì?
? Hãy sửa lại để đoạn văn được hoàn chỉnh?
- HS đọc ghi nhớ SGK 
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
Làm việc cá nhân
b- Đoạn văn b:
- Đoạn văn thuyết minh về cấu tạo của chiếc đèn bàn.
- Yêu cầu
 + Nêu rõ chủ đề
 + Cần giới thiệu cấu tạo đèn bàn theo trình tự từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong.
- Đoạn văn cũng lộn xộn rắc rối, phức tạp khi giới thiệu cấu tạo chiếc đèn bàn- một đồ dùng quen thuộc. Câu 1 với các câu sau gắn kết gượng gạo.
- Sửa lại:
Đèn bàn là chiếc đèn để trên bàn làm việc vào ban đêm. Đèn có 2 loại chủ yếu: đèn điện và đèn dầu. Ở đây chỉ giới thiệu sơ lược cấu tạo của 1 kiểu đèn bàn cháy sáng bằng điện. Nếu tính từ dưới lên, từ ngoài vào trong, ta thấy đầu tiên là đế đèn( được làm bằng 1 khối thủy tinh vững chãi) có gắn công tắc để bật hay tắt đèn, tùy ý người sử dụng. Dây dẫn điện từ nguồn điện qua đế đèn, nối với công tắc, luồn hướng lên trong 1 ống thép không rỉ thẳng đứng tới đầu ống nối với đui đèn. Bóng đèn bàn công suất có thể từ 25-> 27 w. Để tập trung nguồn ánh sáng trên bóng đèn là chao đèn làm bằng đồng, sắt hay hợp kim
* Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: củng cố kiến thức vừa học.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ làm bài tập cô giao..	
- Thời gian: 15'.
Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề bài: Giới thiệu về trường em
 - Hs làm việc cá nhân.
Báo cáo kết quả.
Nhận xét.
II- Luyện tập:
Bài 1:
* Đoạn mở bài: Mời bạn đến thăm trường tôi- ngôi trường bề thế nằm giữa cánh đồng xanh- ngôi trường thân yêu mái nhà chung của chúng tôi.
* Đoạn kết bài: Trường tôi như thế đó: giản dị, khiêm nhường mà xiết bao gắn bó. Chúng tôi yêu quý vô cùng ngôi trường như yêu ngôi nhà của mình. Chắc chắn những kỉ niệm về trường sẽ đi theo suốt cuộc đời.
Bài 2:
Gợi ý: 
- Năm sinh, năm mất, quê quán, gia đình
- Đôi nét về quá trình hoạt động, sự nghiệp
- Vai trò cống hiến to lớn đối với dân tộc và thời đại. 
Bài 3:
Gợi ý: Dựa vào phần mục lục, giới thiệu sơ lược về số lượng các tuần, bài, tên và sự sắp xếp các bài, tiết học trong từng tuần.
* Củng cố: GV khắc sâu kiến thức
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức để viết đoạn văn thuyết minh
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ làm bài tâp về nhà.	
 Hãy viết đoạn văn thuyết minh về tác giả Nguyên Hồng .
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng 
- Làm bài tập SGK
- Chuẩn bị bài: Thuyết minh về một phương pháp, cách làm.
Soạn: 16/ 2/ 2021- Dạy: / 2/ 2021
Tiết 82- Văn bản: 
 QUÊ HƯƠNG
 ( Tế Hanh )
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Cảm nhận được nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và bài thơ này: tình quê hương đằm thắm của tác giả. 
- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: hình ảnh khỏe khoắn, sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết.
2- Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ văn học, phân tích nghệ thuật nhân hóa, so sánh.
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ. 
3- Thái độ: Qua bài thơ, giáo dục lòng yêu quê hương, con người lao động.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- Trách nhiệm với công việc được giao, yêu nước, chăm chỉ học tập.
- Hình thành năng lực hợp tác, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ.
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn giáo án. GSK, SGV 
- HS: Chuẩn bị SGK, đồ dùng học tập, soạn bài đầy đủ.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ học bài cũ khi đến lớp.	
- Thời gian: 5 phút.
 * Ổn định tổ chức.	
 * Kiểm tra bài cũ: 
? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Nhớ rừng”? ND chính và nghệ thụât tiêu biểu của bài thơ?
? Đọc đoạn thơ mà em cho là hay nhất trong bài thơ “ Nhớ rừng” và nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó ? 	
* Khởi động vào bài mới: 
- GV chiếu những hình ảnh về mỗi miền quê đặc trưng cho vùng miền.
? Em có cảm nhận gì về những hình ảnh trên?
* Gv dẫn ... rên bến đỗ
..
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”
- Tác giả không tả 1 người nào cụ thể mà tả chung không khí cả làng chài.
-> Đây là một bức tranh lao động náo nhiệt đầy ắp niềm vui và sự sống.
* Hình ảnh người dân chài:
 “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
-> Hình ảnh người dân chài hiện lên vừa thực, vừa lãng mạn. Họ hiện lên có tầm vóc, có hình khối mà lại rất đặc trưng cho người dân miền biển.
* Hình ảnh những con thuyền:
- Con thuyền ra khơi thì “Hăng như con tuấn mã”, “Phăng mái chèo mạnh mẽ”-> Hăm hở khí thế.
- Khi trở về “im bến mỏi về nằm- Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
-> Biện pháp nhân hóa được diễn tả qua các từ “im, mỏi”, “về nằm”, “nghe”. Con thuyền không còn là vật vô tri mà mang tâm hồn con người- một tâm hồn rất tinh tế.
3- Tình cảm của tác giả đối với quê hương.
- Hoàn cảnh: xa quê (dg)
- Tác giả nhớ: “ màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền, cái mùi nồng mặn của biển”
- Điều đặc biệt của nỗi nhớ là những ấn tượng, những hình ảnh quen thuộc của 1 làng chài
-> Điệp khúc “nhớ” kết hợp câu cảm thán “tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá” bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ cồn cào, da diết của tác giả với quê hương- một nỗi nhớ đa dạng mà giản dị, tự nhiên.
=> Tế Hanh rất yêu quê hương gắn bó sâu sắc với quê hương mình.
III- Tổng kết
1- Nghệ thuật:
- Cảm nhận tinh tế.
- Sáng tạo hình ảnh thơ đặc trưng, chọn lọc vừa chân thực, vừa bay bổng lãng mạn rất có hồn.
2- Nội dung: (Ghi nhớ- SGK)
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học.
 - PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL: Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 +PC: Chăm chỉ: Tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ.
 Trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân.
- Tg: 5 phút
? Đọc diễn cảm bài thơ ?	
? Nhận xét về bức tranh làng chài trong bài thơ ?
Hoạt động 4: Vận dụng	
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức viết bài văn cảm nhận.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Sáng tạo.
 + Trách nhiệm với nhiệm khi cô giáo giao bài.	
? Qua bài thơ, hãy chứng minh rằng: Tế Hanh là nhà thơ của quê hương.	
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. 
- Học thuộc lòng, hiểu ND, NT của bài thơ.
- CBBM: Khi con tu hú.
...........................................................................................................................................
Soạn: 16/ 2/ 2021- Dạy: / 2/ 2021
Tiết 84- Tập làm văn:
THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP ( CÁCH LÀM )
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức: 
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong VB thuyết minh.
- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh.
- Mục đích yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về 1 phương pháp (cách làm) 
2- Kĩ năng: 
- Quan sát đối tượng cần thuyết minh: 1phương pháp ( cách làm)
- Tạo được 1 VB thuyết minh theo yêu cầu: biết viết 1 bài văn thuyết minh về 1 cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ.
3- Thái độ: GD tinh thần tìm tòi sáng tạo.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: Trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học tập, tìm tòi tư liệu liên quan đến bài..
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.
- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới.
- Phương pháp: Kĩ thuật tổ chức trò chơi.
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ học bài cũ khi đến lớp.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm của đoạn văn ?
* Khởi động vào bài mới:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Chủ đề nguyên liệu món ăn và cách làm.
- Luật chơi: Có hai đội, mỗi đội khoảng 3 em. Nhiệm vụ của hai đội ghi những nguyên liệu cho món ăn và lần lượt các công đoạn làm món ăn đó. Trong vòng 5 phút phải hoàn thành nguyên liệu, công đoạn làm món ăn. Đội nào hoàn thành tốt nội dung sẽ là dội chiến thắng.
- Hết thời gian, GV cho hs là khán giả nhận xét, đánh giá, cho điểm.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hs nắm được cách làm bài văn thuyết minh về phương pháp.
- Phương pháp, KT: KT mảnh ghép.
- Hình thức: Nhóm, cá nhân .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Hợp tác.	
 + Có trách nhiệm.
- Thời gian: 20 phút.
- Y/c HS đọc VD a, b:
 Tổ/c thảo luận nhóm: 10’
 ( KT mảnh ghép)
+ Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ: Cả lớp được chia thành 6 nhóm, đánh số hs trong nhóm lần lượt HS1, 2, 3,4, 5,6:
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Nhóm 1,2,3: thảo luận văn bản a:
? VB thuyết minh hướng dẫn cách làm đồ chơi gì?
? VB gồm những phần nào?
? Phần nguyên liệu nêu ra để làm gì? Có cần thiết không?
? Phần cách làm được trình bày ntn? Theo trình tự nào?
? Phần yêu cầu sản phẩm có cần thiết không? Vì sao?
Nhóm 4,5,6: thảo luận văn bản b
? Văn bản b thuyết minh hướng dẫn cách làm món ăn gì?
? Phần nguyên vật liệu được giới thiệu có gì khác với Vb a? Vì sao?
? Phần cách làm có gì khác với VB a? Vì sao?
? Phần yêu cầu thành phẩm có gì khác với VB a? Vì sao?
+ Bước 2: Tiến hành hoạt động.
 - GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần.
 Vòng 2: Nhóm mảnh ghép 
 + Thành lập nhóm mới: ghép các nhóm 1,3,5; nhóm 2,4,6 thành nhóm mới .
 + Các thành viên nhóm mới chia sẻ (1 phút).
 + GV giao nhiệm vụ mới: 
Từ việc tìm hiểu 2 ví dụ trên: 
? Nhận xét mỗi Vb thuyết minh về phương pháp (cách làm) có mấy phần?
? Phần nào là phần quan trọng nhất?
? Nhận xét về trình tự thuyết minh phần cách làm?
? Nhận xét về ngôn ngữ thuyết minh?
? Muốn thuyết minh về 1 phương pháp cần những yêu cầu nào?	
 + GV, nhận xét, chốt kiến thức.
Tạo nhóm
- HĐ cá nhân 2’ 
- HĐ nhóm 4’.
- Tạo nhóm mới.
- Chia sẻ trong nhóm: 2’.
- Làm việc với nhiệm vụ mới: 2’.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác bổ sung.
I- Giới thiệu một phương pháp( cách làm):
1- Tìm hiểu các văn bản:
* Văn bản a:
- VB thuyết minh phương pháp làm đồ chơi, tên đồ chơi cụ thể “ Em bé đá bóng”
- 3 phần: (1) nguyên liệu
 (2) Cách làm
 (3)yêu cầu thành phẩm
- Phần nguyên liệu: không thể thiếu nếu không thuyết minh giới thiệu đầy đủ các nguyên liệu thì không có điều kiện vật chất để tiến hành chế tác sản phẩm. Nếu chỉ nêu phương pháp, cách thức làm, thì sẽ không tránh khỏi trừu tượng (ở đây có đầy đủ các loại nguyên liệu cần và đủ, từ nguyên liệu chính đến nguyên liệu phụ)
- Phần cách làm: bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng nhất, vì nội dung phần này giới thiệu đầy đủ và tỉ mỉ cách chế tác hoặc cách chơi, cách tiến hành để người đọc có thể làm theo. Cách trình bày phần này rất cần thiết tỉ mỉ, dễ hiểu. Có 5 bước
 + Cách tạo thân
 + đầu
 + mũ
 + bàn tay
 + bàn chân
 + quả bóng
 + gắn hình người lên sân cỏ (mảnh gỗ)
- Phần yêu cầu sản phẩm khi hoàn thành: yêu cầu tỉ mỉ các bộ phận, hình dáng, chất lượng sản phẩm. Phần này cũng rất cần thiết để giúp người làm so sánh và điều chỉnh sửa chữa thành phẩm của mình.
* Văn bản b:
- Thuyết minh món nấu canh rau ngót với thịt nạc.
- Phần nguyên liệu ngoài loại gì còn có thêm phần định lượng bao nhiêu củ, quả, bao nhiêu gam, kg tùy theo số bát đĩa số người ăn, mâm.
- Phần cách làm đặc biệt chú ý đến trình tự trước sau, đến thời gian của mỗi bước.
( Không được phép thay đổi tùy tiện, nếu không muốn thành phẩm kém chất lượng)
- Phần yêu cầu thành phẩm chú ý tới 3 mặt: trạng thái, màu sắc, mùi vị
* Lí do khác nhau: cách làm món ăn phải khác cách làm đồ chơi.
- Mỗi văn bản TM trên gồm 3 phần: 
 + Nguyên liệu
 + Cách làm
 + Yêu cầu thành phẩm
- Cách làm là phần quan trọng nhất.
- Bước nào cần trước, thuyết minh trước ( thuyết minh lần lượt theo trình tự các bước cần làm)
- Lời văn ngắn ngọn, xúc tich, chuẩn xác
2- Kết luận: ( Ghi nhớ- SGK-26)
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học về một cách làm.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ làm bài tập để hiểu hơn về kiến thức đã học.	
- Thời gian: 15'.
- Một số trò chơi : Chiếc nón kì diệu, trò chơi âm nhạc, đuổi hình bắt chữ
Bài 2 : PP đọc nhanh
- HS đọc bài “ Phương pháp đọc nhanh ”
? Hãy chỉ ra cách đặt vấn đề ?
? Các số liệu trong bài có ý nghĩa gì đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh?
( GV bổ sung: CM cho sự cần thiết, yêu cầu, cách thức, khả năng, tác dụng của phương pháp đọc nhanh là có cơ sở và có thể áp dụng, rèn luyện được với mỗi người chúng ta). 
- Hs làm bài
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét
- Hs làm bài
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét
II- Luyện tập: 
Bài 1 :
Đề: Thuyết minh một trò chơi thông dụng của trẻ em.
* Dàn bài :
1- MB : Giới thiệu khái quát trò chơi
2- TB :
a- Số người chơi, dụng cụ chơi.
b- Cách chơi (luật chơi)
- Thắng? - Thua? 
- Phạm luật?
c- Yêu cầu đối với trò chơi.
3- Kết bài: Kết quả, cảm nghĩ về trò chơi.
Bài 2: PP đọc nhanh
* Mở bài: Cách đặt vấn đề (Ngày nayvấn đề) : yêu cầu thực tiễn cấp thiết hoặc buộc phải tìm cách đọc nhanh.
- Có các cách đọc nào?
- ND và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài ntn?
* Thân bài (có nhiều cách đọc..có ý chí) :
- Giới thiệu những cách đọc chủ yếu :
 + Cách đọc thành tiếng
 + Cách đọc thầm : theo dòng và theo ý.
- Những yêu cầu và hiệu quả của PP đọc nhanh
* Kết bài ( Trong những nămhết: Những số liệu dẫn chứng về kết quả của phương pháp đọc nhanh ).
* Củng cố: GV chốt kiến thức trọng tâm.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức để viết thuyết minh về cách làm món canh ngao
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ tìm tòi nhiều cách làm món ăn ngon.	
 Hãy viết bài văn thuyết minh về cách làm món canh ngao .
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng 
- Học kĩ nội dung bài học.
- Tập làm bài: TM về một danh lam thắng cảnh.
- CBBM: Tức cảnh Pác Bó.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_8_theo_cv417_tuan_21.doc