Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt:

Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức:

- Sơ giản về phong trào Thơ mới.

- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.

- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ “ Nhớ rừng”.

2- Kĩ năng:

- Nhận biết tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3- Thái độ: Qua bài thơ, giáo dục lòng yêu nước, yêu tự do.

4- Định hướng về phẩm chất, năng lực.

- Trách nhiệm, yêu nước, chăm chỉ.

- Hình thành năng lực hợp tác, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ.

* Tích hợp với môi trường: Liên hệ môi trường của chúa sơn lâm.

B- Chuẩn bị:

- GV: Soạn giáo án. GSK, SGV

- HS: Chuẩn bị SGK, đồ dùng học tập, soạn bài đầy đủ.

C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1: Khởi động.

- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.

- Hình thức: cả lớp.

- Năng lực, phẩm chất hướng tới:

 + Trình bày một phút.

 + Chăm chỉ.

- Thời gian: 5 phút.

 * Ổn định tổ chức.

 * Khởi động vào bài mới:

- GV chiếu những hình ảnh về thời gian thực dân Pháp xâm lược nước ta, đời sống của nhân dân.

? Em cảm nhận như thế nào về những hình ảnh trên?

 * Gv dẫn vào bài: Nếu trong bài thơ Hai chữ nước nhà, Trần Tuấn Khải mượn câu chuyện lịch sử để bày tỏ lòng yêu nước của mình thì Thế Lữ, để tránh sự kiểm duyệt của thực dân Pháp, ông cũng mượn hình ảnh con hổ để nói lên những tâm sự thầm kín. Tâm sự ấy như thế nào? Ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc 18 trang cucpham 25/07/2022 2780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 2/1/2019- Dạy: 6/ 1/2019
Tuần 20- Tiết 73- Văn bản: NHỚ RỪNG
( Thế Lữ )
A- Mục tiêu cần đạt: 
Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Sơ giản về phong trào Thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ “ Nhớ rừng”.
2- Kĩ năng: 
- Nhận biết tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3- Thái độ: Qua bài thơ, giáo dục lòng yêu nước, yêu tự do.
4- Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- Trách nhiệm, yêu nước, chăm chỉ.
- Hình thành năng lực hợp tác, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ.
* Tích hợp với môi trường: Liên hệ môi trường của chúa sơn lâm.
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn giáo án. GSK, SGV 
- HS: Chuẩn bị SGK, đồ dùng học tập, soạn bài đầy đủ.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động 1: Khởi động.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.	
- Thời gian: 5 phút.
 * Ổn định tổ chức.	
 * Khởi động vào bài mới: 
- GV chiếu những hình ảnh về thời gian thực dân Pháp xâm lược nước ta, đời sống của nhân dân.
? Em cảm nhận như thế nào về những hình ảnh trên? 
 * Gv dẫn vào bài: Nếu trong bài thơ Hai chữ nước nhà, Trần Tuấn Khải mượn câu chuyện lịch sử để bày tỏ lòng yêu nước của mình thì Thế Lữ, để tránh sự kiểm duyệt của thực dân Pháp, ông cũng mượn hình ảnh con hổ để nói lên những tâm sự thầm kín. Tâm sự ấy như thế nào? Ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦN CẦN ĐẠT
- Phương pháp và kĩ thuật: Học hợp đồng, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Định hướng NL, phẩm chất: 
 + Hình thành NL tự học.
 + Phẩm chất: chăm chỉ.
- Thời gian: 10 phút.	
GV giới thiệu chân dung nhà thơ Thế Lữ:
? Dựa vào kết quả thực hiện hợp đồng đã giao từ tiết trước, hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả và phong trào Thơ mới?
- HS trình bày, GV khái quát nét chính.
- GV hướng dẫn: Đọc chính xác, giọng điệu phù hợp với mạch cảm xúc của mỗi đoạn thơ: đoạn thì hào hùng, đoạn uất ức, đoạn thì mơ màng, say sưa.
- GV đọc mẫu một đoạn, HS đọc tiếp. Bạn nhận xét. GV uốn nắn.
 Hoạt động cá nhân:
? Em hiểu thế nào là “sa cơ”, “uất hận”, “oanh liệt”, “giấc mộng ngàn” ?
? Tìm trong dân gian những câu nói có chứa từ “cả” hiểu theo nghĩa cũ là “ lớn”?
( HS: Đũa cả, con cả, sóng cả ( chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo ).
? Bài thơ là lời của ai?
? Mượn lời con hổ ở vườn bách thú, nhà thơ muốn ta liên tưởng đến điều gì?
? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
? Bài thơ làm theo thể thơ gì ?
- GV: + Thể thơ tự do không hạn định lượng câu chữ, đoạn.
+ Mỗi dòng thường có 8 tiếng.
+ Nhịp ngắt tự do.
+ Vần không cố định.
+ Giọng thơ ào ạt, phóng khoáng).
Bài thơ làm theo thể thơ 8 chữ. Đây là một sáng tạo của Thơ mới trên cơ sở kế thừa thơ 8 chữ (hay hát nói) truyền thống.
? Bài thơ có thể bố cục thành mấy phần? Nêu nội dung của phần? 
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Yêu nước, trách nhiệm.
- Thời gian : 20 phút.	
- HS đọc lại đoạn 1 và 4: 
? Câu thơ mở đầu cho thấy hoàn cảnh nào của con hổ? Tâm trạng của nó khi bị giam cầm được diễn tả bằng hình ảnh nào? 
? Em có nhận xét gì về cách diễn tả hành động, tâm trạng con hổ ? 
? Em hiểu gì về hành động của con hổ và trạng thái của nó lúc này?
? Vì sao hổ lại căm hờn đến thế?
( Từ chỗ là chúa tể muôn loài, tung hoành khắp chốn đại ngàn nay bị nhốt chặt trong cũi sắt, bị tù túng, giam cầm, biến thành thứ đồ chơi lạ mắt cho con người).
- GV: Tư thế “ nằm dài trông ngày tháng dần qua” tưởng như thờ ơ ấy nhưng thực ra đang chất chứa một tâm trạng, một thái độ: 
? Nằm trong tư thế chán chường, ngao ngán, hổ tỏ thái độ ntn với con người và những con vật khác?
? Vì sao hổ cảm thấy đau xót, khó chịu khi phải “ chịu ngang bầy cùng lũ gấu dở hơi và cặp báo vô tư lự?
( HS: Đau xót và khó chịu vì hổ là chúa tể của núi rừng đại ngàn, nay bị xem thường như những kẻ không địa vị khác. Nhưng đau xót còn vì lũ gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự ấy không nhận thấy, không biết được nỗi nhục nhằn tù hãm. Bọn chúng không có khát vọng tự do nên không hề có phản ứng. Đây không chỉ là do địa vị trước đây chênh lệch mà con hổ còn khinh cả những con người tạm thời chiến thắng nó. Nó vẫn kiêu hãnh không chịu chấp nhận hiện thực bị tù hãm, nhục nhằn). 
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ trong đoạn thơ thứ nhất? Cách sử dụng từ ngữ đó đã góp phần diễn tả được điều gì?
( GV: Như vậy, ở đoạn 1, tác giả chủ yếu thể hiện tâm trạng của con hổ trong cảnh ngộ bị giam hãm ở vườn bách thú. Từ chỗ đang là “chúa sơn lâm” nay bị biến thành “ thứ đồ chơi”, bị ngang bầy với bọn gấu, báo “dở hơi”, “vô tư lự” con hổ vô cùng căm giận, uất ức, bất bình. Nhưng bất lực, không làm thế nào để thoát khỏi môi trường tù túng “cũi sắt” nên nó đành “nằm dài trông ngày tháng dần qua”. Bởi thế mà uất hận, căm hờn chất chồng ngày một chất chồng thành “khối căm hờn”.
Từ ngữ cô đọng, biểu cảm cao thể hiện cái tài trong cách dùng từ của nhà thơ. Khi ấy, trong con mắt của con hổ, cảnh vườn bách thú hiện lên ra sao ?
- HS đọc lại khổ thơ 4
? Dưới con mắt của hổ, cảnh vườn bách thú hiện ra ntn?
? Chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ:
 - Biện pháp tu từ?
 - Giọng điệu đoạn thơ?
 - Cách ngắt nhịp?
? Tác dụng của việc sử dụng BPNT đó ?
? Cảnh vườn bách thú và thái độ của con hổ có gì giống với cuộc sống, thái độ của người Việt Nam đương thời ?
( HS: Cảnh tù túng nơi vườn bách thú chính là thực tại xã hội đương thời: bị tù túng mất tự do, bị nô lệ xiềng xích của thực dân và PK, một XH đang trên đường Âu hóa với bao điều lố lăng, kệch cỡm. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của con người, đặc biệt những nhà thơ lãng mạn- một ý thức muốn tự do cá nhân, khẳng định cái “ Tôi” của nhà thơ, của con người trong XH lúc bấy giờ)
I- Đọc -Tìm hiểu chung: 
1- Tác giả và phong trào Thơ mới:
a- Tác giả:
- Thế Lữ (1907 - 1989).
- Tên thật Nguyễn Thứ Lễ.
- Quê Bắc Ninh.
- Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Ông tham viết cả truyện và là người có công đầu của ngành kịch nói.
- Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ( năm 2003 ).
b- Phong trào Thơ mới:
Thơ mới: một PT thơ có tính chất lãng mạn của tầng lớp trí thức trẻ từ năm 1932-> 1945. Ngay ở giai đoạn đầu, Thơ mới đã có nhiều đóng góp cho văn học, nghệ thuật nước nhà.
2- Tác phẩm: 
a- Đọc và tìm hiểu chú thích: 
b- Tìm hiểu chung:
- Lời con hổ ở vườn bách thú.
-> Liên tưởng đến tâm sự của con người.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm (gián tiếp)
- Thể thơ: Thơ 8 chữ.
- Bố cục: 3 phần.
 Đoạn 1 và 4: Cảnh thực tại: Con hổ ở vườn bách thú.
 Đoạn 2 và 3: Cảnh mộng tưởng: Cảnh sơn lâm hùng vĩ và vị chúa tể khi ấy.
 Đoạn 5: Lời nhắn gửi của con hổ “ tới cảnh rừng ghê gớm ”.
II- Phân tích:
1- Cảnh thực tại: Con hổ ở vườn bách thú.
* Đoạn 1:
- Hoàn cảnh: Bị giam cầm “trong cũi sắt” nơi vườn bách thú.
- Tâm trạng: “ Khối căm hờn”.
 + Động từ gậm nghĩa là: dùng răng, miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút một cách chậm chạp, kiên trì; 
 + Hình ảnh khối căm hờn bao gồm một danh từ kết hợp một tính từ trừu tượng tạo thành cụm danh từ: diễn tả một cách cụ thể, gây ấn tượng mạnh về sự ngưng kết, không tan đi được, cho ta cảm giác như trông thấy sự căm hờn có hình khối rõ ràng, rất nhức nhối đè nặng tâm trạng con hổ.
-> Con hổ đang lặng thầm tìm cách phá cũi, nó uất ức, căm hờn trước cảnh bị giam cầm.
- Thái độ:
 + Với con người: Khinh thường những con người giễu cợt nó, coi họ là những kẻ “ mắt bé”, “ ngạo mạn, ngẩn ngơ”.
 + Với những con vật khác: Coi thường những con gấu, con báo, gọi chúng là “ gấu dở hơi”, “ báo vô tư lự”.
-> Từ ngữ chọn lọc, tinh tế, có giá trị biểu cảm cao: diễn tả được tâm trạng vô cùng căm hờn, uất hận, niềm kiêu hãnh không chấp nhận hiện thực tù hãm của con hổ nơi vườn bách thú.
* Đoạn 4:
- Cảnh vườn bách thú:
 sửa sang, tầm thường, giả dối
 hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng
 dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
 mô gò thấp kém
 lá hiền lành, không bí hiểm, bắt chước vẻ hoang vu
 + So sánh: cảnh rừng cao cả, âm u.
 + Biện pháp liệt kê. 
 + Giọng điệu: Giọng thơ giễu nhại
 + Ngắt nhịp: ngắn, dồn dập ở hai câu đầu, những câu tiếp theo đọc như kéo dài ra.
-> Nhấn mạnh cảnh vườn bách thú: tầm thường, giả dối, nhàm tẻ. Đó đều chỉ là cảnh nhân tạo, do bàn tay của con người tạo ra. Ta đọc được thái độ căm ghét, chán ngán thực tại tầm thường, giả tạo, khao khát tháo cũi xổ lồng của con hổ. 
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'
? Đọc diễn cảm đoạn thơ 1 và 4? Cảm nhận của em về hình ảnh con hổ ở hai đoạn thơ đó?
Hoạt động 4: Vận dụng
- PP: Nêu vấn đề.	
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
Em hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh con hổ qua đoạn thơ 1 và 4 của bài thơ?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Học kĩ nội dung bài học. Học thuộc lòng đoạn thơ 1 và 4
- Chuẩn bị tiếp các nội dung còn lại.	
......................................................................................................................................... 
Soạn: 2/1/2019- Dạy: /1/2019
Tiết 74- Văn bản: NHỚ RỪNG
 ( Thế Lữ )
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cần cần đạt
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Yêu nước, trách nhiệm.
- Thời gian : 20 phút.
- HS đọc lại khổ thơ 2 và 3:
 Hoạt động cá nhâ ... Đ)
+ Cái bảng này có mới lắm không ? (Đ)
+ Cái áo này đã mới lắm chưa? (S )
- GV hướng dẫn HS làm ở nhà.
II- Luyện tập:
Bài 1- Xác định câu nghi vấn và đặc điểm cho biết đó là câu nghi vấn:
a- Chị khất tiền sưu ... phải không ?
b- Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ?
c- Văn là gì? Chương là gì?
d- Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ?
 Đùa trò gì ? 
 Cái gì thế ?
 Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả ?
* Các câu trên là câu nghi vấn vì: 
- Có chứa các từ nghi vấn ( phải không, tại sao, như thế, không, gì , thế, hả )
- Cuối câu có dấu chấm hỏi.
- Để hỏi.
Bài 2:
- Căn cứ vào đặc điểm hình thức và chức năng của các câu.
 Câu a, b, c: có từ “hay” mang ý hỏi có tính chất lựa chọn.
- Trong câu nghi vấn, từ “ hay” không thể thay thế bằng từ “hoặc” được. Vì nếu thay từ hay trong câu nghi vấn bằng từ hoặc thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành một câu khác thuộc kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn: chỉ sự lựa chọn ).
Bài 3:
- Không. Vì đó không phải là những câu nghi vấn 
+ Câu a và b có các từ nghi vấn như: có... không, tại sao nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong 1 câu.
+ Trong câu c, d thì: các từ: nào( cũng), ai (cũng) là những từ phiếm định mang ý nghĩa khẳng định chứ không phải nghi vấn.
Bài 4:
Câu 1: Anh có khoẻ không ?
Câu 2: Anh đã khoẻ chưa ?
- Khác nhau về hình thức:
 chứa từ nghi vấn: có ... không, đã ... chưa.
 - Khác nhau về ý nghĩa: Câu thứ hai có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề sức khoẻ, còn câu 1 thì không có giả định này.
Bài 5:
Hai câu:
Bao giờ anh đi Hà Nội?
Anh đi Hà Nội bao giờ?
- Khác nhau về hình thức: trật tự từ.
 (a)- “ bao giờ” đứng ở đầu câu.
 (b)- “ bao giờ” đứng cuối câu.
- Khác nhau về ý nghĩa: 
(a): Hỏi về thời điểm của hành động sẽ diễn ra trong tương lai.
(b): Hỏi về thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ.
 Bài 6: 
- Câu (a) đúng vì không biết bao nhiêu kg ta vẫn có thể cảm nhận được một vật nào đó nặng hay nhẹ( nhờ bưng, vác).
- Câu (b) sai vì chưa biết giá bao nhiêu thì không thể nói món hàng đắt hay rẻ.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
 Hãy viết đoạn văn có vận dụng câu nghi vấn cho phù hợp.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng 
- Học kĩ, hiểu nội dung bài học, làm BTVN
- Chuẩn bị: Câu nghi vấn( tiếp).
.........................................................................................................................................
Soạn: 2/1/2019- Dạy: /1/2019
Tiết 76- Tập làm văn:
VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức: 
- Học sinh nắm được kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.
- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
2- Kĩ năng: 
- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
- Diễn đạt rõ ràng chính xác.
- Viết 1 đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc. 
4- Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.
- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Phương pháp: Kĩ thuật tổ chức trò chơi.
- Hình thức: nhóm.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Hợp tác.
 + Chăm chỉ.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm của đoạn văn ?
* Khởi động vào bài mới:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Hát theo từ cho sẵn
- Luật chơi: Có hai đội, mỗi đội khoảng 3 em. Nhiệm vụ của hai đội là hát theo một từ cho sẵn. Lần lượt từng đội sẽ hát, mỗi đội 1 lần về từ đã cho. Nếu trong vòng 3 giây mà chưa tìm ra bài hát nào thì phải chuyển quyền được hát sang đội kia.
- Thời gian thực hiện: 5 phút.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cần cần đạt
- Phương pháp, KT: KT khăn phủ bàn
- Hình thức: Nhóm, cá nhân .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Hợp tác.	
 + Có trách nhiệm.
- Thời gian: 20 phút.
- HS đọc đoạn văn SGK
Hoạt động nhóm( khăn phủ bàn):
- GV chia lớp thành 6 nhóm, phát bảng nhóm và phiếu học tập cho học sinh. Các nhóm tự cử nhóm trưởng và thư kí.
- GV chuyển giao nhiệm vụ tới HS:
 ? Mỗi đoạn văn gồm mấy câu? Từ nào được nhắc lại trong các câu đó? Dụng ý? Từ đó ta có thể khái quát chủ đề đoạn văn ntn?
? Đây có phải là đoạn văn miêu tả, kể chuyện, hay biểu cảm, nghị luận không? Vì sao?
? Nêu vai trò của từng câu trong đoạn văn?
 + Nhóm 1,2 3: đoạn a
 + Nhóm 4,5,6: đoạn b
- Làm việc cá nhân (3 phút).
- Tổng hợp 5 phút.	
- Đại diện nhóm trình bày (3 phút).
- Các nhóm khác treo bảng nhóm và nhận xét.
- GV bổ sung chốt kiến thức, biểu dương nhóm hoạt động tích cực.
- HS đọc 2 đoạn văn:
 Hoạt động cá nhân:
? Đoạn văn a thuyết minh về cái gì?
? Đoạn văn cần đạt được những yêu cầu gì? Cách sắp xếp nên ntn?
? Đối chiếu với chuẩn ấy thì đoạn văn mắc lỗi gì?
- GV cho HS sửa chữa- gọi HS nhận xét
- GV Đọc đoạn văn mẫu đã sửa.
I- Đoạn văn trong Vb thuyết minh:
1- Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh:
* Đoạn văn a:
- Đoạn văn gồm 5 câu
- Từ “nước” được nhắc lại trong mỗi câu
- Đó là từ quan trọng nhất thể hiện chủ đề đoạn văn.
-> Chủ đề đoạn văn thể hiện ở câu 1, tập trung vào cụm từ “ thiếu nước sạch nghiêm trọng”.
- Không phải là đoạn văn:
 + Miêu tả: vì đoạn văn k tả màu sắc, mùi vị, hình dáng, chuyển động, của nước.
 + Kể chuyện: vì đoạn văn không kể, không thuật những câu chuyện, những việc về nước.
 + Biểu cảm: vì đoạn văn không biểu hiện cảm xúc gì của người viết, trực tiếp hay gián tiếp.
 + Nghị luận: đoạn văn không bàn luận, phân tích, chứng minh giải thích vấn đề gì về nước.
=> Đây là đoạn văn thuyết minh: vì cả đoạn nhằm giới thiệu vấn đề thiếu nước ngọt trên thế giới hiện nay-> Thuyết minh 1 hiện tượng, sự việc trong tự nhiên, xã hội.
- Vai trò của từng câu trong đoạn văn:
 + Câu 1: Giới thiệu khái quát vấn đề thiếu nước ngọt trên thế giới ( câu chủ đề)
 + Câu 2,3,4: Giới thiệu những biểu hiện của sự thiếu nước ngọt.
 + Câu 5: Dự báo tình hình thiếu nước trong tương lai.
* Đoạn văn b:
- Đoạn văn gồm 3 câu.
- Từ “ Phạm văn Đồng”
- Chủ đề: Giới thiệu về đồng chí Phạm Văn Đồng.
- Vai trò:
 + Câu 1: Vừa nêu chủ đề vừa giới thiệu quê quán, khẳng định phẩm chất vai trò của ông: Nhà cách mạng và nhà văn hóa.
 + Câu 2: Sơ lược về quá trình hoạt động CM và những cương vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước mà ông đã trải qua.
 + Câu 3: Quan hệ của ông với Chủ tịch HCM.
=> Đây là đoạn văn thuyết minh về 1 danh nhân, 1 con người nổi tiếng theo kiểu cung cấp thông tin về các mặt hoạt động khác nhau của người đó.
2- Sửa lại đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn:
a- Đoạn văn a:
- Đoạn văn giới thiệu 1 dụng cụ học tập quen thuộc, một đồ vật thông dụng: Chiếc bút bi.
- Yêu cầu
 + Nêu rõ chủ đề
 + Cấu tạo của bút bi, công dụng của bút bi
 + Cách sử dụng bút bi
- Đoạn văn mắc lỗi:
 + Không rõ câu chủ đề.
 + Chưa có ý công dụng.
 + Các ý còn lộn xộn thiếu mạch lạc.
 + Cần tách thành 3 ý nhỏ rõ ràng: Cấu tạo, công dụng, sử dụng.
- Sửa chữa bổ sung:
(Hiện nay, bút bi là loại bút thông dụng trên toàn thế giới. Bút bi khác bút mực ở chỗ là ở đầu bút có hòn bi nhỏ xíu. Ngoài ống nhựa có vỏ bút. Đầu bút có nắp đậy, có móc thẳng để cài vào túi áo. Loại bút không có nắp đậy thì có lò xo và nút bấm. Khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ. Để viết được người ta ấn đầu cán bút cho ngòi bi trồi ra, khi thôi viết thì ấn nút bấm cho ngòi bi thụt vào trong vỏ. Dùng bút bi rất nhẹ nhàng, tiện lợi. Nhưng HS tiểu học chưa nên dùng vì đầu bút bi tròn, cứng và trơn nên khó có thể luyện chữ nét thanh nét đậm.)
 ? Đoạn văn b thuyết minh về cái gì?
? Đoạn văn cần đạt được những yêu cầu gì? Cách sắp xếp nên ntn?
? Đối chiếu với chuẩn ấy thì đoạn văn mắc lỗi gì?
- HS đọc ghi nhớ SGK 
b- Đoạn văn b:
- Đoạn văn cũng lộn xộn rắc rối, phức tạp khi giới thiệu cấu tạo chiếc đèn bàn- một đồ dùng quen thuộc. Câu 1 với các câu sau gắn kết gượng gạo.
- Sửa lại:
Đèn bàn là chiếc đèn để trên bàn làm việc vào ban đêm. Đèn có 2 loại chủ yếu: đèn điện và đèn dầu. Ở đây chỉ giới thiệu sơ lược cấu tạo của 1 kiểu đèn bàn cháy sáng = điện. Nếu tính từ dưới lên, từ ngoài vào trong, ta thấy đầu tiên là đế đèn( được làm = 1 khối thủy tinh vững chãi) có gắn công tắc để bật hay tắt đèn, tùy ý người sử dụng. Dây dẫn điện từ nguồn điện qua đế đèn, nối với công tắc, luôn hướng lên trong 1 ống thép không rỉ thẳng đứng tới đầu ống nối với đui đèn. Bóng đèn bàn công suất có thể từ 25-> 27 w. Để tập trung nguồn ánh sáng trên bóng đèn là chao đèn làm = đồng, sắt hay hợp kim
* Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
 - PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
- Thời gian: 15'.
Bài 1: Giới thiệu về trường em
II- Luyện tập:
Bài 1:
* Đoạn mở bài: Mời bạn đến thăm trường tôi- ngôi trường bề thế nằm giữa cánh đồng xanh- ngôi trường thân yêu mái nhà chung của chúng tôi.
* Đoạn kết bài: Trường tôi như thế đó: giản dị, khiêm nhường mà xiết bao gắn bó. Chúng tôi yêu quý vô cùng ngôi trường như yêu ngôi nhà của mình. Chắc chắn những kỉ niệm về trường sẽ đi theo suốt cuộc đời.
Bài 2:
Gợi ý: 
- Năm sinh, năm mất, quê quán, gia đình
- Đôi nét về quá trình hoạt động, sự nghiệp
- Vai trò cống hiến to lớn đối với dân tộc và thời đại. 
Bài 3:
Gợi ý: Dựa vào phần mục lục, giới thiệu sơ lược về số lượng các tuần, bài, tên và sự sắp xếp các bài, tiết học trong từng tuần.
* Củng cố: GV khắc sâu kiến thức
Hoạt động 4: Vận dụng.
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
 Hãy viết đoạn văn thuyết minh về tác giả Nguyên Hồng .
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng 
- Làm bài tập SGK
- Chuẩn bị bài: Thuyết minh về một phương pháp, cách làm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_8_theo_cv417_tuan_20.doc