Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học, HS sẽ có được:

1- Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững những kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì I.

2- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức TV ở học kì I hiểu nội dung ý nghĩa văn bản hặc tạo lập văn bản.

3- Thái độ: Nghiêm túc, tự giác ôn tập các nội dung về từ vựng và ngữ pháp đã học.

-> Định hướng về phẩm chất, năng lực.

- Hình thành năng lực : Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.

- Phẩm chất : Yêu tiếng nói của dân tộc.

 Trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.

 Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi và sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.

B- Chuẩn bị:

 - Thầy : Giáo án, sgk,sgv.

- Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài.

C- Tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động:

- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, tạo tâm thế vào bài mới

- Phương pháp và kĩ thuật: trò chơi.

- Hình thức: nhóm.

- Định hướng năng lực, phẩm chất:

 + NL: Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 + PC: Chăm chỉ tự học bài cũ.

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ :

? Trình bày công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm?

 ? Thêm dấu thích hợp trong những trường hợp sau?

 a- Lan bạn tôi ( ) rất tự tin đứng lên phát biểu.

 b- Kính gửi ( )thầy hiệu trưởng trường THCS Ba Đình.

? Trình bày công dụng của dấu ngoặc kép?

 * Khởi động vào bài mới:

- GV nêu vấn đề: Có câu

“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam’’. Em hiểu câu nói trên như thế nào?

 Gv dựa vào câu trả lời của HS dẫn dắt vào hoạt động tiếp

- GV dẫn vào bài :

 Trong thời gian vừa qua, các em đã được cung cấp một lượng kiến thức khá phong phú về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt. Để hệ thống hoá lại những KT đó, hôm nay chúng ta cùng đi ôn tập lại một cách có hệ thống.

 

doc 15 trang cucpham 25/07/2022 2480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 21/12/2020- Dạy: /12/2020
Tuần 17- Tiết 65 - Tiếng Việt: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học, HS sẽ có được: 
1- Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững những kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì I.
2- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức TV ở học kì I hiểu nội dung ý nghĩa văn bản hặc tạo lập văn bản.
3- Thái độ: Nghiêm túc, tự giác ôn tập các nội dung về từ vựng và ngữ pháp đã học.
-> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- Hình thành năng lực : Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.
- Phẩm chất : Yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi và sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
B- Chuẩn bị:
 - Thầy : Giáo án, sgk,sgv.
- Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, tạo tâm thế vào bài mới
- Phương pháp và kĩ thuật: trò chơi.
- Hình thức: nhóm.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL: Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + PC: Chăm chỉ tự học bài cũ.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức 
* Kiểm tra bài cũ :
? Trình bày công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm?
 ? Thêm dấu thích hợp trong những trường hợp sau?
 a- Lan bạn tôi ( ) rất tự tin đứng lên phát biểu.
 b- Kính gửi ( )thầy hiệu trưởng trường THCS Ba Đình.
? Trình bày công dụng của dấu ngoặc kép?
 * Khởi động vào bài mới:
- GV nêu vấn đề: Có câu
“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam’’. Em hiểu câu nói trên như thế nào?
 Gv dựa vào câu trả lời của HS dẫn dắt vào hoạt động tiếp
- GV dẫn vào bài :
 Trong thời gian vừa qua, các em đã được cung cấp một lượng kiến thức khá phong phú về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt. Để hệ thống hoá lại những KT đó, hôm nay chúng ta cùng đi ôn tập lại một cách có hệ thống.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- MT: Giúp học sinh nắm vững những kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì I.
- Phương pháp, KT: nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 +NL: Hợp tác.	
 + PC: Yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi và sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
- Thời gian: 15 phút.
? Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng và từ ngữ có nghĩa hẹp?
? Tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ là tương đối hay tuyệt đối? Tại sao?
? Thế nào là trường từ vựng? Cho VD?
? Phân biệt cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ? cho VD? 
? Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì? Cho VD?
? Nêu tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho VD?
? Thế nào là từ ngữ địa phương? Cho VD?
? Thế nào là biệt ngữ xã hội? VD?
? Nói quá là gì? Cho VD?
? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nói quá ở trên?
? Điền từ ngữ thích hợp vào ô trống? (bảng phụ)
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Từ vựng:
1- Lí thuyết:
a- Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
- Một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác.
VD: “ thú” có nghĩa rộng hơn “ hươu, voi”
 “ cây” có nghĩa rộng hơn “ cây bưởi, cây nhãn”
- Một từ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác.
VD: “ cá thu, cá chim” có nghĩa hẹp hơn “ cá”.
=> Tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối, vì nó phụ thuộc vào phạm vi nghĩa của từ.
VD: Thực vật > cây, cỏ, hoa > cây dừa, cỏ gà hoa cúc
b- Trường từ vựng:
- Là tập hợp tất cả các từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.
VD: Trường từ vựng về phương tiện giao thông: tàu, xe, thuyền, máy bay
- Phân biệt:
 + Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ nói về tập hợp những từ ngữ có quan hệ bao hàm nhau, giữa các từ ngữ phải cùng từ loại.
 + Trường từ vựng: Là tập hợp tất cả các từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa, nhưng có thể khác nhau về từ loại.
c- Từ tượng hình, từ tượng thanh: 
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh,dáng vẻ, hoạt động trạng thái của sự vật. 
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên con người.
VD: + Từ tượng hình: lom khom, lênh khênh, hì hục...
 + Từ tượng thanh: ào ào, ầm ầm, róc rách
- T/d: gợi tả được hình ảnh, âm thanh cụ thể sinh động, có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
 VD: Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
 -> gợi tả tình trạng thưa thớt ít ỏi.
d- Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Từ ngữ địa phương là những từ chỉ được dùng ở 1 số địa phương nhất định
VD: Ngô- bắp; quả dứa- trái thơm; vào- vô (B.Bộ- N.Bộ)
- Biệt ngữ xã hội: được dùng ở 1 số tầng lớp nhất định.
VD: Trẫm, khanh -> Vua chúa
 Chàng, nàng -> PK thượng lưu
e- Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng
VD: Bàn tay ta làm nên tất cả.
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
=> Nhấn mạnh thành quả của công sức lao động
2- Thực hành:
Câu a.
Truyện dân gian
Truyện truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười
- Truyền thuyết: Truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.
- Truyện cổ tích: Truyện dân gian kể về cuộc đời và số phận của 1 số kiểu nhân vật quen thuộc( người mồ côi, người mang nốt xấu xí, người em, người dũng sĩ) có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Truyện ngụ ngôn: Truyện dân gian mượn loài vật đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
- Truyện cười: Truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán đả kích.
( Câu b,c: GV hướng dẫn HS tự làm)
- MT: Ôn lại kiến thức đã học về NP
- Phương pháp, KT: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + NL: Trình bày 1 phút
 + PC: Yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi và sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt
- Thời gian: 10 phút.
? Trợ từ là gì? Cho VD?
? Thán từ là gì? Cho VD?
? Tình thái từ là gì? Cho VD?
(HS trả lời ( SGK- 81)
? Sử dụng TTT cần chú ý gì?
? Câu ghép là gì? VD?
( HS trả lời – Tr112)
? Những quan hệ thường gặp trong câu ghép?
? Nêu tác dụng của dấu ngoặc đơn, hai chấm, ngoặc kép?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Ngữ pháp:
1- Lí thuyết:
a- Trợ từ thán từ:
- Là những từ chuyên đi kèm 1 từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật sự việc đc nói đến ở từ ngữ đó
VD: Nó ăn có 2 bát cơm.
 Nó ăn những 2 bát cơm.
b- Thán từ:
Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp
VD:Ô hay tôi tưởng anh cũng biết rồi.
 Dạ, em đang học bài.
c- Tình thái từ:
VD: Anh đọc xong cuốn sách này rồi à?
- Chú ý quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội và tình cảm đối với người nghe( người đọc)
d- Câu ghép:
VD: Gió thổi, mây bay, hoa nở.
* Những quan hệ thường gặp:
- Quan hệ nhân quả.
- Quan hệ giả thiết hệ quả.
- Quan hệ tương phản hoặc nhượng bộ.
- Quan hệ mục đích.
- Quan hệ bổ sung đồng thời.
- Quan hệ nối tiếp.
- Quan hệ lựa chọn.
e- Dấu câu:
2- Thực hành:
Câu a,b: HS tự làm.
Câu c: câu 1,3 là câu ghép
-> các vế câu ghép nối với nhau = qh từ “ cũng như”, “bởi vì”
Hoạt động 4: Vận dụng. 
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Sáng tạo.	
 + PC: Chăm chỉ với nhiệm vụ được giao.
	? Hãy lập bảng thống kê kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học theo sơ đồ
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Ôn tập kĩ nội dung đã học
- Chuẩn bị kiểm tra tiếng Việt.
Soạn: 21/ 12/ 2020- Dạy: / 12/ 2020.
Tiết 66- Tập làm văn:
 THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 
1- Kiến thức: 
- Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong VB thuyết minh.
- Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về 1 số tác phẩm để làm bài văn thuyết minh về 1 thể loại VH.
2- Kĩ năng: 
- Rèn luyện năng lực quan sát, dùng kết quả quan sát để làm bài thuyết minh.
- Tìm ý lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về 1 thể loại VH.
- Tạo lập được 1 Vb thuyết minh về 1 thể loại văn học có độ dài 300 chữ.
3- Thái độ: Yêu thích văn thuyết minh và thể thơ “ Thất ngôn bát cú Đường luật”.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- Hình thành năng lực : Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.
- PC: Yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi và làm văn thuyết minh.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Hệ thống câu hỏi, bảng phụ, phiếu học tập
- Trò : Tìm hiểu bài qua SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Phương pháp và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, PC: 
 + NL: Trình bày 1 phút.
 + PC: Yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi và làm văn thuyết minh.
- Thời gian: 5 phút.	
* Ổn định tổ chức.	
* Khởi động vào bài mới: 
 GV chiếu 1 số đề văn: 	
Đề 1: Giới thiệu về chiếc bút bi
Đề 2: Giới thiệu về một loài hoa ngày tết
Đề 3: Giới thiệu về cách làm món canh rau ngót thịt nạc.
Đề 4: Giới thiệu di tích đền thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão.
Đề 5: Giới thiệu về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
? Hãy cho biết các dạng đề văn thuyết minh?
( HS trả lời: Đề 1- thuyết minh về 1 đồ dùng; đề 2- thuyết minh về một loài thực vật; đề 3- thuyết minh về một phương pháp làm món ăn; đề 4- thuyết minh về một di tích lịch sử; đề 5- thuyết minh về một thể loại )
- GV dẫn vào bài.	
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.
- Hình thức: nhóm lớn, cá nhân
- Phẩm chất, năng lực: 
 + NL: Hợp tác. 
 + PC: Yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi và làm văn thuyết minh.	
- Thời gian: 20 phút.
- Hs đọc đề bài.
? Nêu yêu cầu về thể loại của đề bài đó ? 
? ... Bậc cao
Chủ đề 1:
Tiếng Việt
- Nói quá.
- Nói giảm nói tránh.
- Câu ghép.
- Dấu câu
 - Nhớ lại được lỗi cần tránh về dấu câu.
- Nhận diện được câu ghép.
- Nhận diện phép tu từ nói quá
 - Viết đoạn văn theo hình thức quy nạp 
Số câu.
Số điểm.
Tỉ lệ %
 1câu
0,25đ
2,5%
 1câu
0,25đ
2,5%
1/2câu.
0,5đ.
5 %
 1/2câu.
0,5đ.
 5 %
 3câu.
 1,5đ
 15%
Chủ đề 2: 
Văn bản
- Truyện và kí Việt Nam 1930-1945.
- Truyện nước ngoài.
- ThơViệt Nam 1900- 1945
- Nhớ được chủ đề một số văn bản truyện kí Việt Nam; tác giả bài thơ VN. 
 - Nhớ được chi tiết trong văn bản, tác giả của văn bản.
- Hiểu được nội dung một số chi tiết trong văn bản; đặc sắc về nghệ thuật của một số văn bản 
- Khái quát được nội dung của chi tiết trong văn bản.
Số câu.
Số điểm.
Tỉ lệ %
2.câu
0,5đ.
5 %
1/2câu.
1đ.
10 %
 2câu.
0,5đ.
5 %
 1/2câu.
1đ.
 10 %
 5câu.
 3đ.
 30 %
Chủ đề 3:
Tập làm văn
Kiểu văn bản: Tự sự 
- Nhớ được đặc trưng của văn nghị luận.
- Hiểu phương thức lập luận trong một VB.
Tạo lập một văn bản tự sự có sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Số câu.
Số điểm.
Tỉ lệ %
 1câu.
0,25đ.
5 %
1câu
0,25đ
 2,5%
1câu
5đ
 50%
 3câu
5,5đ.
 55 %
Tổngsố câu.
Tổngsốđiểm
Tỉ lệ %
 3,5 câu.
 2đ
 20 %
5câu
 2,5đ
 25%
1,5câu.
 5,5đ
 55 %
,11câu
 10đ
100 %
 Đề bài:
I- Trắc nghiệm.(2đ): 
 Câu 1(0,25đ): Nối một nội dung ở cột A với một nội dung thích hợp ở cột B để được những nhận định chính xác về chủ đề của các văn bản truyện kí Việt Nam đã học.
A
Nối
B
1- Tôi đi học
1- với........
a- Nói lên tình cảnh đáng thương của một em bé mồ côi cha và tình cảm sâu sắc của em dành cho người mẹ bất hạnh.
2- Cô bé bán diêm
2- với.....
b- Nói về một người nông dân cùng khổ bị chà đạp và áp bức đến nỗi uất ức phải vùng lên.
3- Tức nước vỡ bờ
3- với......
c- Nói về một ông lão nông dân bị đói đã tự tử bằng bả chó.
4- Lão Hạc
4- với......
d- Nói về tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ nảy nở trong lòng một em nhỏ ở ngày đến trường đầu tiên.
5- Trong lòng mẹ
5- với.
Câu 2(0,25đ): Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật trong đoạn văn sau là gì?
 Thực tế đã thay thế cho mộng tưởng; chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm.
( Cô bé bán diêm)
A- Sự lãnh đạm của người đời với hoàn cảnh của em bé bán diêm. 
B- Quang cảnh thiên nhiên trong đêm giao thừa. 
C- Sự đối lập giữa mộng tưởng và thực tại khi que diêm tắt.
D- Sự xót xa của nhà văn với hoàn cảnh cô bé bán diêm.
Câu 3(0,25đ): Đặc sắc về nghệ thuật của văn bản Đánh nhau với cối xay gió là:
A- Tô đậm sự tương phản giữa hai hình tượng nhân vật, giọng điệu phê phán hài hước.
B- Chi tiết hình ảnh đối lập, sáng tạo trong cách kể chuyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
C- Dàn dựng cốt truyện chu đáo, nghệ thuật đảo ngược tình thế hai lần tạo nên sự hấp dẫn cho truyện.
D- Hai mạch kể lồng ghép, ngòi bút miêu tả đậm chất hội hoạ, có nhiều liên tưởng hết sức phong phú.
Câu 4(0,25đ): Ai là tác giả bài thơ" Đập đá ở Côn Lôn"?
A- Nguyễn Ái Quốc. B- Phan Bội Châu.
C- Phan Châu Trinh D- Tản Đà. 
Câu 5(0,25đ): Câu nào trong những câu sau là câu ghép?
A- Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen" .
( Thạch Lam)
B- Tôi nói "nghe đâu" vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó.
( Nguyên Hồng)
C- Tôi cảm thấy sau lưng có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước.
( Thanh Tịnh) 
D- Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
( Thanh Tịnh)
Câu 6(0,25đ): Các lỗi cần tránh về dấu câu là gì?
A- Thiếu dấu ngắt câu hoặc dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
B- Thiếu dấu thích hợp để ngắt các bộ phận của câu khi cần thiết.
C- Lẫn lộn công dụng của dấu câu với nhau.
D- Tất cả các lỗi trên.
Câu 7(0,25đ): Tri thức trong văn bản thuyết minh mang tính chất gì?
A- Khách quan, chân thực, hữu ích.. 
B- Chủ quan giàu cảm xúc. 
C- Mang tính thời sự nóng bỏng.
D- Mang tính uyên bác, chọn lọc.
Câu 8(0,25đ): Phương pháp thuyết minh nào không được sử dụng trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá?
A- Phương pháp loại trừ. E- Phương pháp nêu số liệu.
B- Phương pháp định nghĩa. G- Phương pháp so sánh.
C- Phương pháp liệt kê. H- Phương pháp phân tích.
D- Phương pháp nêu ví dụ.
II- Tự luận (8đ).
Câu 1 (2 điểm): 
" Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường".
a- Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Tác giả văn bản là ai?
b- Đoạn văn đã ghi lại cảm xúc nào của chú bé khi gặp mẹ? 
Câu 2 (1 điểm): 
a- Tìm phép nói quá trong bài ca dao sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
 Dẻo thơm một hột đắng cay muôn phần.
b- Cho câu chủ đề: Bài ca dao cho thấy nỗi vất vả cơ cực của người nông dân trong công việc làm ra hạt gạo, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả đó. 
Hãy viết một đoạn văn theo hình thức quy nạp( độ dài khoảng 8-> 10 câu ) phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật nói quá trong bài ca dao trên.
Câu 3( 5 điểm). Kể về một lỗi lầm khiến em ân hận mãi.
 Đáp án, biểu điểm:
I- Trắc nghiệm (2đ): Mỗi đáp án 0,25đ.
Câu 1: Mức đạt: 1- d; 2- ; 3- b; 4- c ; 5- a
 Mức chưa đạt: Chọn đáp án khác hoặc không chọn đáp án nào.
Câu 2: Mức đạt: Đáp án A.
 Mức chưa đạt: Chọn đáp án khác hoặc không chọn đáp án nào.
Câu 3: Mức đạt: Đáp án A.
 Mức chưa đạt: Chọn đáp án khác hoặc không chọn đáp án nào.
Câu 4: Mức đạt: Đáp án C.
 Mức chưa đạt: Chọn đáp án khác hoặc không chọn đáp án nào.
Câu 5: Mức đạt: Đáp án B.
 Mức chưa đạt: Chọn đáp án khác hoặc không chọn đáp án nào.
Câu 6: Mức đạt: Đáp án D.
 Mức chưa đạt: Chọn đáp án khác hoặc không chọn đáp án nào.
Câu 7: Mức đạt: Đáp án A.
 Mức chưa đạt: Chọn đáp án khác hoặc không chọn đáp án nào
Câu 8: Mức đạt: Đáp án A.
 Mức chưa đạt: Chọn đáp án khác hoặc không chọn đáp án nào
II- Tự luận(8đ):
Câu 1: ( 1đ). 
* Yêu cầu về hình thức:
 Hs có thể viết thành đoạn văn hoặc trình bày dưới dạng các ý .
* Về nội dung: cần nêu được: 
 - Đoạn văn nằm trong văn bản Trong lòng mẹ
 - Tác giả Nguyên Hồng 
 - Đoạn văn ghi lại niềm hạnh phúc tuyệt đỉnh của chú bé Hồng khi được gặp lại mẹ 
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa: 
 + Điểm 1: Đáp ứng tốt những yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa: 
 + Điểm 0,5- 0,75: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên.
- Mức chưa đạt: 
 + Điểm 0: Không làm bài hoặc viết không đúng yêu cầu.
Câu 2 (2đ). 
* Yêu cầu về hình thức: 
 - Viết được đoạn văn, trình bày sạch đẹp, rõ ràng, không mắc lỗi
- Đoạn văn 8-10 câu, mô hình quy nạp có câu chủ đề đặt cuối đoạn văn.
- Các câu liên kết mạch lạc hướng về chủ đề.
* Yêu cầu về nội dung: 
 - HS chỉ ra được:
a- Phép nói quá: Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
b- Viết được đoạn văn : 
- Nói quá thông qua biện pháp so sánh( mồ hôi như mưa) và từ tượng thanh( thánh thót) Nhấn mạnh nỗi vất vả cơ cực của người nông dân trong công việc làm đồng tạo ra thành quả lao động .
 - Đại từ phiếm chỉ " ai" nhắn nhủ không phải một người mà nhiều người.
 - Đối lập " dẻo thơm một hột- đắng cay muôn phần" tạo ấn tượng sâu sắc về thành quả lao động phải đổi biết bao công sức người làm ra nó.
 - Tóm lại : Với thể thơ lục bát uyển chuyển, biện pháp nghệ thuật nói quá, bài ca dao cho thấy nỗi vất vả cơ cực của người nông dân trong công việc làm ra hạt gạo, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả đó. 
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa: 
 + Điểm 2: Đáp ứng tốt những yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa: 
 + Điểm 0,5-1: Đáp ứng 1/2 yêu cầu trên.
- Mức chưa đạt: 
 + Điểm 0,5-0: Không làm bài hoặc viết chưa đúng yêu cầu.
 Câu 3 (5đ). 
1- Yêu cầu:
1.1-Về hình thức:
 - Viết đúng đặc trưng thể loại tự sự.
 - Biết kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lí.
 - Bố cục rõ, không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, chấm câu, diễn đạt, liên kết...
1.2- Về nội dung:
 a- Mở bài :
 Giới thiệu nhân vật hoặc tình huống nảy sinh câu chuyện.
 b- Thân bài: Diễn biến câu chuyện.
- Sự việc thứ nhất: việc bắt đầu của câu chuyện, có vai trò dẫn dắt để việc thứ hai xảy ra, là nguyên nhân sự việc thứ hai.
- Sự việc thứ hai: Là sự nối tiếp sự việc thứ nhất, câu chuyện được đẩy lên cao trào, mâu thuẫn phát triển đến đỉnh cao phải giải quyết.
- Sự việc thứ ba... 
 c- Kết bài:
- Hoặc sự việc kết thúc câu chuyện.
- Hoặc những suy nghĩ bài học từ câu chuyện.
2- Tiêu chuẩn cho điểm:
* Mức tối đa:
- Điểm 5 : Đáp ứng tốt các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng trên.
* Mức chưa tối đa:
- Điểm 4 : Đáp ứng tốt các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng trên, văn viết còn một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 3: Đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên nhất là yêu cầu về nội dung. Văn viết tương đối mạch lạc, chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, có thể mắc một số lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ...
- Điểm 2: Đáp ứng trên 1/3 các yêu cầu song nội dung bài viết còn sơ sài; yếu tố miêu tả và biểu cảm còn chưa được hợp lí. 
* Mức chưa đạt:
- Điểm 1: Bài viết chưa đáp ứng được các yêu cầu, sai lạc về kiểu bài và phương pháp.
- Điểm 0: Không làm bài
2 - Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
Hoạt động 2: Tổ chức viết bài.
- Gv đọc đề.	
- Giám sát HS làm bài
- Thu bài, nhận xét giờ làm bài.
Hoạt động 3: Tìm tòi mở rộng.
- Làm lại dàn ý của bài viết
- Ôn tập kiến thức đã học	
- Chuẩn bị: Hoạt động ngữ văn làm thơ 7 chữ. 
.................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_8_theo_cv417_tuan_17.doc