Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức:

Hiểu công dụng của dấu ngoặc kép.

2- Kĩ năng:

- Rèn các kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết.

- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.

- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.

3- Thái độ:

 Sử dụng dấu ngoặc kép đúng lúc, đúng chỗ, thể hiện được mục đích giao tiếp.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất :

- Năng lực: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác.

- Phẩm chất: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.

 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.

 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng dấu ngoặc kép.

B- Chuẩn bị.

1- Giáo viên: Máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập, giáo án, sgk, sgv.

2- Học sinh: Chuẩn bị theo nội dung sgk.

C- Tổ chức các hoạt động dạy học.

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Nhớ lại kiến thức về dấu câu tạo hứng thú học bài mới

- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề

- Hình thức: cả lớp

- Năng lực, phẩm chất hướng tới:

 + Tư duy sáng tạo.

 + Chăm chỉ học bài cũ để nắm chắc bài mới.

- Thời gian: 5 phút

* Ổn định tổ chức.

* Khởi động vào bài mới :

 

doc 15 trang cucpham 25/07/2022 3260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 16 /12/2020- Dạy: /12/2020.
Tuần 16- Tiết 61- Tiếng Việt: DẤU NGOẶC KÉP
Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 
1- Kiến thức: 
Hiểu công dụng của dấu ngoặc kép.
2- Kĩ năng: 
- Rèn các kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết.
- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
3- Thái độ:
 Sử dụng dấu ngoặc kép đúng lúc, đúng chỗ, thể hiện được mục đích giao tiếp.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất : 
- Năng lực: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác.
- Phẩm chất: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng dấu ngoặc kép.
B- Chuẩn bị.
1- Giáo viên: Máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập, giáo án, sgk, sgv.
2- Học sinh: Chuẩn bị theo nội dung sgk.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Nhớ lại kiến thức về dấu câu tạo hứng thú học bài mới 
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: cả lớp
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Chăm chỉ học bài cũ để nắm chắc bài mới.
- Thời gian: 5 phút
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới :
Trò chơi: Nhanh tay, nhanh trí:
- Gv chia nhóm: Cả lớp chia làm 2 đội: mỗi đội 3 hs.
- Phổ biến luật chơi: Trong 5 phút mỗi đội phải hoàn thành việc đánh dấu đấu câu thích hợp vào vị trí thích hợp. Mỗi bạn chỉ được hoàn thành 1 câu, hết lượt mình phải nhanh chóng chuyển bút cho người kế tiếp và đứng xuống cuối hàng. Khi người cuối cùng hoàn thành thì đội trưởng phất cờ báo hiệu. Nếu đội nào xong trước mà điền được các dấu câu vào vị trí thích hợp sẽ là đội chiến thắng. 
- GV đưa ra khẩu lệnh thì hai đội mới bắt đầu.
Điền dấu câu thích hợp vào những vị trí cần thiết:
Đội 1 và Đội 2:
Lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ quê ở thành phố, tỉnh hoặc quận, huyện nơi em đang sinh sống theo thứ tự họ tên, bút danh nếu có, năm sinh, năm mất nếu đã mất và tác phẩm chính. Chú ý chỉ thống kê những tác giả có sáng tác trước năm 1975. 
Gợi ý đáp án:
Lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ quê ở thành phố, tỉnh( hoặc quận, huyện) nơi em đang sinh sống theo thứ tự: họ tên, bút danh( nếu có), năm sinh, năm mất( nếu đã mất) và tác phẩm chính. Chú ý: chỉ thống kê những tác giả có sáng tác trước năm 1975. - Gv dẫn vào bài mới: Mỗi dấu câu có một công dụng khác nhau mà ta cần phải biết để sử dụng khi tạo lập văn bản. Bên cạnh công dụng của dấu ngoặc đơn và hai chấm đã học ở bai trước, ta cùng tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép qua bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. 
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Mục tiêu: hiểu được công dụng của dấu ngoặc kép
- Phương pháp và kĩ thuật:PP nêu vấn đề, thảo luận nhóm, KT khăn phủ bàn.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác
 +PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng dấu ngoặc kép.	
- Thời gian: 10 phút
GV gọi HS đọc VD.
 Tổ/c hoạt động nhóm: 7’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
 + GV chia lớp thành 6 nhóm, phát bảng nhóm và phiếu học tập cho học sinh. 
 + Nhiệm vụ:
 ? Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
 Phiếu học tập số 1:
Đoạn trích
Công dụng
A
B
C
D
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
 + GV quan sát, giúp đỡ HS( nếu cần).
 + Bổ sung chốt kiến thức, biểu dương nhóm hoạt động tích cực.
 Hoạt động cá nhân:
? Từ việc tìm hiểu trên hãy cho biết: Dấu ngoặc kép có những công dụng gì?
* Bài tập nhanh: Chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép trong những câu sau?
- Bây giờ bà mẹ vui lòng nói:  “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”
-> Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
- “ Cá” nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.
-> Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
-“Dế Mèn phiêu lưu kí” là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài.
-> Đánh dấu tên tác phẩm	
- Tạo nhóm 
+ HĐ cá nhân 3’; nhóm 4’.
 + Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
 + HS các nhóm nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân 
I- Công dụng:
1- Tìm hiểu ví dụ:
Đoạn trích
Công dụng
a
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu trực tiếp 1 câu nói ( của thánh Găng- đi).
b
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt ( nghĩa của từ “dải lụa” được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ: dùng từ ngữ “dải lụa” để chỉ chiếc cầu)
c
- Dùng để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai
d
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên của vở kịch.
2- Kết luận: Ghi nhớ SGK- 142
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép 
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy.
- Hình thức: cá nhân, nhóm đôi.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng từ.	
- Thời gian: 15 phút
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
 Hoạt động nhóm: 5’
( kĩ thuật khăn trải bàn )
- Bước 1: 	
+ Phân nhóm, phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Bài tập 1.
Nhóm 2: Bài tập 2.
Nhóm 3: Bài tập 3.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
+ Gv bổ sung chốt kiến thức.
- Tạo nhóm 
+ HĐ cá nhân 3’; nhóm 4’.
 + Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
 + HS các nhóm nhận
II- Luyện tập:
Bài tập 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép:
a- Đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp ( đây là những câu nói mà Lão Hạc tưởng như là con chó vàng muốn nói với lão)
b- Đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai.
c- Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời người khác.
d- Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp “ mặt sắt”, “ngây vì tình” được dẫn lại từ 2 câu thơ của Nguyễn Du.
Bài tập 2:
 Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
 - Nhà này ngày xưa quen bán “cá ươn” hay sao mà bây giờ phải đề biển là “ cá tươi”.
 Nhà hàng nghe nói bỏ ngay chữ “ tươi” đi.
(Dấu hai chấm để báo trước lời đối thoại, dấu ngoặc đơn đánh dấu từ ngữ được dẫn lại)
b- Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất đối với cháu”.
c- Lão Hạc ơi tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: " Đây là .bán đi 1 sào".
->Dấu hai chấm báo trước lời dẫn trực tiếp, dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Bài tập 3:
a- Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của Chủ tịch HCM.
b- Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như ở câu a vì câu nói không được dẫn nguyên văn( lời dẫn trực tiếp)
* Củng cố: 
? Nêu công dụng của dấu ngoặc kép?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề 
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Sáng tạo.	
 + PC: Chăm chỉ với nhiệm vụ của mình.
 ? Hãy viết đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn, hai chấm và ngoặc kép.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Học năm chắc bài , làm bài tập ( SGK)
- Chuẩn bị bài : Ôn luyện về dấu câu.
.........................................................................................................................................
Soạn: 16 /12/2020- Dạy: /12/2020
Tiết 62- Tập làm văn LUYỆN NÓI
 THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức:
- Cách tìm hiểu quan sát nắm đc đặc điểm cấu tạo, công dụngcủa những vật dụng gần gũi với bản thân.
- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về 1 thứ đồ dùng trước lớp.
2- Kĩ năng:
- Tạo lập văn bản thuyết minh
- Sử dụng ngôn ngữ đa dạng nói trình bày chủ động 1 thứ đồ dùng trước tập thể lớp.
3- Thái độ: có thái độ nghiêm túc học tập
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi những bài văn thuyết minh.
B- Chuẩn bị.
1- Thầy: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị lập dàn ý và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2- Trò : Lập dàn ý và tập nói các đề theo hướng dẫn.
C- Tổ chức dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Hiểu được tầm quan trọng của kĩ năng thuyết minh trước đám đông
- Phương pháp: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ với việc học bài cũ.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
? Bài văn thuyết minh có bố cục mấy phần? Nêu cách làm bài văn thuyết minh?
* Khởi động: Mời 1 HS lên hát 1 bài.
? Theo em để thành công trong việc biểu diễn một bài hát cần có những yếu tố nào?
- GV dẫn vào bài: Hát cũng như nói cần chủ động, tự tin mới có thể mang lại thành công. Bài hôm nay nhằm giúp các em có khả năng nói tự tin trước nhiều người.
Hoạt động 2: Luyện nói.	
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: HS có được nội dung hoàn chỉnh trước khi luyện nói
- Phương pháp và KT: Học hợp đồng.
- Hình thức: cá nhân.
- NL và phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Phẩm chất: Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi những bài văn thuyết minh.
- TG: 10 phút.	
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thuyết trình
- Phương pháp và KT: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL và phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Giao tiếp bằng ngôn ngữ, hợp tác.
 + PC: Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi những bài văn thuyết minh.
- TG: 25 phút.
? Xác định đối tượng thuyết minh?
? Kiểu bài?
? Nội dung cần đạt đến?
? Các bước tiến hành?
 Tổ/c hoạt động nhóm: 5’
 ( KT động não)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm.
 + Nhiệm vụ: 
 ? Tập nói theo dàn ý đề thuyết minh về cái phích.
- Bước 2: Tiến hành hoạt động.
 + GV quan sát, giúp đỡ khi cần.
 + Giáo viên đánh giá, cho điểm, khuyến khích, động viên.
TL cá nhân
TL cá nhân 
- Tạo nhóm
- Hoạt động nhóm: 7 phú ... , ta có thể phân tích theo 4 phần ( đề, thực, luận, kết ) hoặc cũng có thể phân tích dựa theo cảm xúc của bài thơ. 
? Dựa vào cảm xúc của bài thơ thì bài thơ chia thành mấy phần?
- Mục tiêu: HS cảm nhận đc hình ảnh người anh hùng hiên ngang, lẫm liệt, coi thường mọi gian nan thử thách, quyết tâm phá tan ách thống trị của td.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, 
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Yêu nước, trách nhiệm.
- Thời gian : 7 phút.	
- HS quan sát câu thơ đầu.
? Câu thơ đầu miêu tả bối cảnh không gian và tạo dựng tư thế của con người ntn?
(GV: Theo quan niệm nhân sinh truyền thống thì làm trai đồng nghĩa với làm anh hùng, chí làm trai chính là chí anh hùng. Vì thế nhiều nhà thơ từng nói về quan niệm này. Phan Bội Châu từng quan niệm:
 - Đã sinh làm trai thì cũng phải khác đời”.
Hoặc: - Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời 
Còn Nguyễn Công Trứ lại quan niệm: 
 - Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông
Cho phỉ sức vẫy vùng trong 4 bể Hoặc:- Đã mang tiếng ở trong trời đất
 Phải có danh gì với núi sông. 
Hay Nguyễn Đình Chiểu lại cho rằng: 
 - Làm trai trong cõi thế gian
Phò đời giúp nước phơi gan anh hào.
? Từ việc hiểu về nghĩa của từ làm trai, với không gian và thế đứng của người tù, em hình dung gì về tư thế đó?
 ( GV: Có thể nói câu thơ thứ nhất toát lên một vẻ đẹp hùng tráng của người chí sĩ, người tù yêu nước Phan Châu Trinh).
? Ba câu thơ tiếp theo miêu tả điều gì ? 
 Em có cảm nhận ntn về công việc này?
(GV: Đây là công việc lao động khổ sai hết sức cực nhọc, lại phải làm trên một hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt. Người tù đã làm việc đến kiệt sức mà chân vẫn đeo xiềng, ăn uống lại rất kham khổ chỉ có cá tép mặn chát, cơm mốc, lại làm việc trong sự theo dõi đánh đập của bọn cai... Và không ít người đã gục ngã.)
? Vậy PCTrinh đã làm công việc này ntn?
? Nhận xét về giọng thơ và biện pháp nghệ thuật trong 3 câu thơ trên ? Tác dụng ?
(GV: Người anh hùng với khí thế hiên ngang, “lừng lẫy” như bước vào trận đấu mãnh liệt, hành động thì quả quyết, mạnh mẽ phi thường “xách búa”, :ra tay”, sức mạnh thật là ghê gớm, thần kì: “làm cho lở núi non”, “ đánh tan năm bảy đống”, “ đập bể mấy trăm hòn”).
? Vậy, em hiểu hai lớp nghĩa của 4 câu thơ đầu là gì ?
( GV: Và như vậy, những câu thơ này đã giúp người đọc hình dung được bức tượng đài uy nghi về con người anh hùng với khí thế hiên ngang, lẫm liệt..., sừng sững giữa trời đất. Giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ của con người coi thường mọi gian nan thứ thách).
? Em có nhận xét gì về giọng điệu 2 câu luận? Hiệu quả của việc chuyển đổi giọng điệu ?
( GV: Trong thơ Đường luật, câu 3 và 4 ; câu 5 và 6 luôn đối nhau:
? Em hãy chỉ rõ các vế đối trong câu 5- 6 và nêu tác dụng của cách đối đó ?
( GV: Câu 5-6: đối lập giữa thử thách gian nan, những gian khổ phải chịu đựng kéo dài ( tháng ngày, mưa nắng) với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ ( thân sành sỏi ) và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng ( càng bền dạ sắt son ).
? Hai câu kết bài thơ, hình ảnh nào gây chú ý?
? Hình ảnh " Kẻ vá trời" khiến ta liên tưởng đến huyền thoại nào?
? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật nổi bật của hai câu thơ cuối? 
( GV: Câu 7-8: là sự đối lập giữa chí lớn của những con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào những năm đầu TK XX ( “kẻ vá trời” ), một công việc mà không phải ai cũng tin vào sức người có thể làm được với những thử thách trên bước đường chiến đấu mà người chiến sĩ nhà tù Côn Đảo đang phải gánh chịu( “việc con con”).
 Sự thực thì bản án mà PCTrinh đang phải mang và hoàn cảnh khắc nghiệt mà ông đang phải chịu đựng đâu phải là “việc con con”. Song đặt bên cái chí lớn của những kẻ vá trời ấy thì quả nó chẳng có gì đáng phải kể đến, chỉ như việc “con con” mà thôi).
? Với biện pháp nghệ thuật trên, em hiểu tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ?
? Đến đây, em hiểu thêm điều gì về PCTrinh ?
? Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ?
? Sử dụng các biện pháp nghệ thuật ấy, tác giả muốn biểu đạt nội dung gì ?
Các nhóm trưng bày sản phẩm.
Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Các nhóm nhận xét, bổ sung.
HS đọc.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
(HS: 2 phần: 
- 4 câu đầu: Công việc đập đá.
- 4 câu còn lại: Cảm nghĩ từ việc đập đá). 
Bài “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” đã phân tích theo cách thứ nhất, bài thơ này chúng ta sẽ phân tích theo cách thứ 2.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ:
( HS: "Những kẻ vá trời"- những con người mưu đồ sự nghiệp lớn- sự nghiệp cứu nước, cứu dân thoát khỏi cảnh lầm than của thực dân PK).
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ.
(HS: Hình ảnh anh hùng cứu nước dù gặp nguy nan, nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.Với thái độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro ngay cả tính mạng)
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
- Phan Châu Trinh (1872 – 1926 ), hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu là Hi Mã 
- Quê: huyện Hà Đông, tỉnh Quảng Nam. 
- Là nhà nho yêu nước, nhà CM lớn nước ta đầu thế kỉ XX, một người giỏi hùng biện, có tài văn chương.
- Văn chính luận của ông giàu tính hùng biện, đanh thép; thơ văn trữ tình đều thấm đẫm tinh thần yêu nước, dân chủ.
2- Tác phẩm:
a- Đọc và tìm hiểu chú thích:
* Đọc
* Tìm hiểu chú thích.
b- Tìm hiểu chung:
* Xuất xứ: Bài thơ ra đời lúc PCTrinh đang bị tù đày ở Côn Đảo ( 1908-1910 )
* Thể thơ:
Thất ngôn bát cú Đường luật.
* Phương thức biểu đạt: Biểu cảm là chính + tự sự
* Nhân vật trữ tình: Người đập đá- PCTrinh
* Bố cục: 4 phần.
- 2 câu đề.
- 2 câu thực.
- 2 câu luận.
- 2 câu kết.
II- Phân tích:
1- Bốn câu thơ đầu: 
 Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
 Lừng lẫy làm cho lở núi non
 Xách búa đánh tan năm bảy đống
 Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
* Câu thơ đầu: Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn.
- Không gian: giữa đất Côn Lôn ( Côn Đảo- hòn đảo chỉ có nắng gió của biển khơi dữ dội )
- Tư thế con người: Đứng giữa một vùng trời đất.
-> Tư thế đàng hoàng, kiêu hãnh giữa biển rộng non cao, tư thế hiên ngang sừng sững đầu đội trời chân đạp đất; cùng với thế đứng là khát vọng hành động mãnh liệt của người tù yêu nước. 
* Ba câu thơ tiếp:
 Lừng lẫy làm cho lở núi non
 Xách búa đánh tan năm bảy đống
 Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
- Miêu tả công việc đập đá.
 Đó là công việc rất vất vả, nặng nhọc.
- Làm cho lở núi non.
 Xách búa đánh tan...
 Ra tay đập bể...
- NT :+ Giọng thơ hùng hồn thể hiện khẩu khí ngạo nghễ, ngang tàng. 
 + Biện pháp nói quá ( Xách búa đánh tan năm bảy đống, ra tay đập bể mấy trăm hòn ) 
 + Động từ mạnh: đánh tan, đập bể, lở (núi non)...
 + Đối xứng các hình ảnh( Gv chỉ rõ)
-> Làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người.
Hình ảnh người anh hùng hiên ngang, lẫm liệt, coi thường mọi gian nan thử thách, quyết tâm phá tan ách thống trị của td.
- Nghĩa thực: Miêu tả công việc đập đá của người tù 
- Nghĩa bóng: Khắc họa hình ảnh người tù CM thật ấn tượng trong tư thế ngạo nghễ vươn ngang tầm vũ trụ, biến công việc lao động cưỡng bức khổ sai nặng nhọc thành một cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của con người có một sức mạnh thần kì như một dũng sĩ thần thoại)
2- Bốn câu thơ cuối: Cảm nghĩ từ việc đập đá
* Hai câu luận: Giọng thơ tự bộc bạch  tạo ra sự lắng sâu cảm xúc trong tâm hồn, như lời tự dặn lòng, khắc hoạ được vẻ đẹp nội tâm rất thực của người tù yêu nước.
- NT: + Đối lập
 Tháng ngày, mưa nắng >< thân sành sỏi, dạ sắt son
-> Câu văn nhịp nhàng, cân đối, ý thơ được nhấn mạnh: Không chỉ khái quát được thời gian, không gian, những mưa nắng, bão tố của cuộc đời đang đợi phía trước- đó là nhà tù, là gông cùm, là tra tấn, là lao dịch khổ sai mà còn là nghị lực, bản lĩnh, lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng của nhà yêu nước Phan Châu Trinh.
* Hai câu kết:
- NT : + Đối lập: vá trời( chí lớn) >< việc con con( thử thách nhỏ bé).
 + Ẩn dụ, khoa trương: ví mình và bạn tù yêu nước là những kẻ vá trời.
-> Nhấn mạnh thêm bức chân dung người đập đá ở những câu trên, đồng thời tô đậm thêm tư thế, bản lĩnh và ý chí của người anh hùng, đấng tài trai giữa đất Côn Lôn. 
III- Tổng kết: 
1- Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa.
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ.
- Sử dụng bút pháp đối lập, nét nút khoa trương.
2- Nội dung:
( Ghi nhớ / Tr. 150).
Hoạt động 3 : Luyện tập, củng cố: 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết qua câu hỏi luyện tập.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ với nhiệm vụ học tập của bản thân.
- TG: 5'
 ? Đọc diễn cảm bài thơ.
 ? Qua hai bài thơ " Đập đá ở Côn Lôn" và " Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông, hãy trình bày những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX?
( Gợi ý: Về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu TK XX:
- Đó là những bậc anh hùng khi sa cơ lỡ bước rơi vào vòng tù ngục nhưng ở họ có khí phách ngang tàng lẫm liệt ngay cả trong thử thách gian lao đe doạ tính mạng 
- Xem việc phải ở tù như một bước dừng tạm nghỉ, xem việc lao động khổ sai như một “việc con con” không đáng kể đến) và có ý chí chiến đấu, niềm tin son sắt vào sự nghiệp của mình ( “thân ấy hãy còn còn sự nghiệp ).
Hoạt động 4 : Vận dụng.
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn biểu cảm.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
? Em hãy viết đoạn văn trình bày về vai trò của ý chí, nghị lực được gợi ra từ bài thơ trên.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc thêm: Bình giảng văn học về bài thơ.
- Học thuộc lòng, hiểu nt và nội dung bài thơ.
- Làm bài tập 2/ sgk thành bài cảm thụ văn học.
- Chuẩn bị : Muốn làm thằng Cuội

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_8_theo_cv417_tuan_16.doc