Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt đ¬ược:

1- Kiến thức:

- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức XH.

- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận thuyết minh trong văn bản.

2- Kĩ năng:

- Đọc- hiểu 1 VB nhật dụng đề cập đến 1 vấn đề XH bức thiết.

- Tích hợp với phần TLV để viết bài văn thuyết minh1 vấn đề của đời sống xã hội.

3- Thái độ:

- Từ việc ghét đến loại trừ thói hút thuốc lá.

- Vận động ng¬ười thân bỏ thói quen hút thuốc lá ( nếu có ).

=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.

- Phẩm chất: + Nhân ái: yêu thương, chia sẻ giúp đỡ giữa con người với con người trong xã hội.

 + Chăm chỉ: chuẩn bị bài, tự tìm tòi những tài liệu liên quan đến thuốc lá và hậu quả của thuốc lá.

- Hình thành năng lực hợp tác, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ.

* Tích hợp với môi trường:

Liên hệ với thực tế về tình trạng thanh thiếu niên, hs hút thuốc lá; có thái độ phản đối việc hủy hoại môi trường sống bằng khói thuốc của một bộ phận người VN.

B- Chuẩn bị:

- Thầy : Tranh ảnh, tài liệu nói về tác hại của thuốc lá, phiếu học tập, bảng nhóm.

- Trò : Tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi ở SGK.

 

doc 19 trang cucpham 4500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 24/ 11/ 2020- Dạy: / 12/ 2020.
Tuần 13- Tiết 49- Văn bản: ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
 (Theo Nguyễn Khắc Viện, trong Từ thuốc lá đến ma túy- Bệnh nghiện)
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức XH.
- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận thuyết minh trong văn bản.
2- Kĩ năng:
- Đọc- hiểu 1 VB nhật dụng đề cập đến 1 vấn đề XH bức thiết.
- Tích hợp với phần TLV để viết bài văn thuyết minh1 vấn đề của đời sống xã hội.
3- Thái độ: 
- Từ việc ghét đến loại trừ thói hút thuốc lá. 
- Vận động người thân bỏ thói quen hút thuốc lá ( nếu có ).
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- Phẩm chất: + Nhân ái: yêu thương, chia sẻ giúp đỡ giữa con người với con người trong xã hội.
 + Chăm chỉ: chuẩn bị bài, tự tìm tòi những tài liệu liên quan đến thuốc lá và hậu quả của thuốc lá.
- Hình thành năng lực hợp tác, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ.
* Tích hợp với môi trường: 
Liên hệ với thực tế về tình trạng thanh thiếu niên, hs hút thuốc lá; có thái độ phản đối việc hủy hoại môi trường sống bằng khói thuốc của một bộ phận người VN.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Tranh ảnh, tài liệu nói về tác hại của thuốc lá, phiếu học tập, bảng nhóm.
- Trò : Tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi ở SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Thấy được những tác hại to lớn của thuốc lá tới sức khỏe con người
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: Cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Trình bày một phút.
 + Phẩm chất: Trách nhiệm với môi trường sống của chính mình.	
- Thời gian: 5 phút.
 * Ổn định tổ chức.	
 * Kiểm tra bài cũ:	
Câu 1: Vì sao chủ đề “ Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” lại trở thành chủ đề mà VN tham gia ngày Trái Đất?
Vì bao bì ni lông có hại cho sức khỏe gia súc.
	B- Vì bao bì ni lông quá đắt, gây lãng phí của cải.
	C- Vì bao bì ni lông gây nguy hại cho môi trường. 
	D- Vì bao bì ni lông gây cản trở sự sinh trưởng của cây cối.
Câu 2: Sau khi học xong bài “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000” đến nay em đã thực hiện lời kêu gọi mà VB đặt ra ntn?
* Khởi động vào bài mới: 
- GV chiếu những hình ảnh về thuốc lá và những người chết vì thuốc lá.
? Những hình ảnh trên đem đến cho em suy nghĩ gì về mối nguy hại mà thuốc lá mang lại cho con người?
* Giới thiệu bài: Như vậy ở VB “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000” chúng ta đã được cảnh báo về vấn đề môi trường đang có nguy cơ ô nhiễm bởi tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông. Và hôm nay chúng ta lại đứng trước một vấn đề khác của xã hội- đó là vấn đề thuốc lá. Hút thuốc lá có hại ntn? Chúng ta cần tẩy chay nó ra khỏi cuộc sống không? Bài học hôm nay chúng ta sẽ trả lời những câu hỏi đó.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: nắm được những kiến thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, phương thức biểu đạt, bố cục
- Phương pháp và kĩ thuật: dạy học dự án,nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: nhóm, cá nhân.
- Định hướng NL, phẩm chất: 
 + Hình thành NL tự học.
 + Phẩm chất: chăm chỉ chuẩn bị bài, tự tìm tòi những tài liệu liên quan đến thuốc lá và hậu quả của thuốc lá.
- Thời gian: 10 phút.
- SGK không cung cấp thông tin về tác giả nhưng từ bài viết, em hiểu gì về Nguyễn Khắc Viện?
- GV hd đọc: Đọc rõ ràng, mạch lạc chú ý những dòng chữ in nghiêng, những câu cảm thán
- GV đọc mẫu gọi HS đọc- nhận xét.
- HD HS chú ý chú thích 1,9
? Em hiểu gì về nhan đề của VB? Dấu phẩy ở giữa từ có tác dụng gì?
? Có thể sửa thành “ Ôn dịch thuốc lá” ( không có dấu phẩy) hoặc “ Thuốc lá là 1 loại ôn dịch được không?”
? Em hãy xác định kiểu VB và phương thức biểu đạt?
? Vì sao em khẳng định như vậy ?
( Dự kiến: Vì văn bản đưa ra những lời giải thích và các dẫn chứng để chứng minh thuốc lá là loại “ Ôn dịch” và cảnh báo mọi người về tác hại của nó).
? Bài văn được bố cục thành mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
- Mục tiêu: Hiểu được nghệ thuật dẫn dắt vấn đề khéo léo của tác giả
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Nhân ái: biết mở rộng lòng yêu thương, giúp đỡ người nghiện trở về cuộc sống.	
- Thời gian : 25 phút.
- HS theo dõi phần đầu VB:
? Người viết đã dẫn dắt vấn đề bằng những thông tin gì ?
? Trong đó thông tin nào được nêu thành chủ đề VB ?
( Dự kiến: Thông tin về ôn dịch thuốc lá) .
? Em hãy nhận xét về cách nêu vấn đề trong phần mở bài?
( Ngôn từ của ngành nào? Biện pháp tu từ gì? Câu văn ngoài việc thông báo còn mang tính chất gì? )
? Từ cách dẫn dắt trên, tác giả đã báo động với ta điều gì?
TL cá nhân 
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là người am hiểu lĩnh vực khoa học, đặc biệt là y tế. Ông là tấm gương tiêu biểu trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho con người. Ông có nhiều bài viết, viết về việc phòng bệnh và chữa bệnh. Đó là những bài học bổ ích cho mọi người. Văn bản Ôn dịch, thuốc lá- Trích trong “ Từ thuốc lá đến ma túy- Bệnh nghiện” là một bài viết có giá trị nhiều mặt.
2- Tác phẩm:
a- Đọc và tìm hiểu chú thích:
* Đọc:
* Tìm hiểu chú thích:
b- Tìm hiểu chung
* Nhan đề của VB:
- Nghiện thuốc lá là 1 loại ôn dịch nguy hiểm.
- Tỏ thái độ ghê tởm, nguyền rủa, tẩy chay nạn dịch thuốc lá
- Nếu đổi như vậy thì nội dung không sai, nhưng tính chất biểu cảm không rõ bằng, ngay nhan đề VB đã thể hiện rõ thái độ tẩy chay nguyền rủa với nạn dịch này.
* Kiểu VB và phương thức biểu đạt:
- Kiểu VB: Nhật dụng nghị luận một vấn đề XH.
- Phương thức biểu đạt: Lập luận + thuyết minh 
* Bố cục: 3 phần
P1: Từ đầu đến -> “ còn nặng hơn cả AIDS”: Thông báo về nạn dịch thuốc lá.
P2: Tiếp -> “ con đường phạm pháp” : Tác hại của thuốc lá
P3: Còn lại: Kiến nghị chống thuốc lá.
II- Phân tích:
1- Thông báo về nạn dịch thuốc lá:
- Đi từ tin mừng: Dịch hạch, thổ tả nhờ tiến bộ loài người hầu như đã diệt trừ được. 
- Đến nỗi lo về đại dịch AIDS: khiến cả thế giới lo âu chưa tìm ra giải pháp.
- Lời báo động lớn: “ Ôn dịch, thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng con người còn nặng hơn cả AIDS ”
-> Cách nêu vấn đề khéo léo, dễ hiểu. ( bằng những ngôn từ thông dụng của ngành y tế (“ Ôn dịch, thổ tả, AIDS”); thông tin đi từ niềm vui đến nỗi lo, rồi báo động).
+ Biện pháp so sánh (kết quả của hơn 5 vạn công trình nghiên cứu; “ Ôn dịch thuốc lá còn nặng hơn cả AIDS).
+ Kết hợp câu văn biểu cảm, trĩu nặng nỗi lo ( Cả thế giới đang lo âu...nặng hơn cả AIDS, làm cho vấn đề thuốc lá trở nên nghiêm trọng).
=> Tác giả báo động, làm ta kinh sợ trước 1 nạn dịch mới- nạn dịch thuốc lá.
HĐ 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức tiết 1.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + PC: Chăm chỉ với nhiệm vụ của mình.
- Thời gian: 3’
	? Nhan đề văn bản Ôn dịch, thuốc lá mang ý nghĩa như thế nào?
	? Những thông báo về nạn dịch thuốc lá đã tác động đến chúng ta ntn?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống cụ thể.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: Cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ với nhiệm vụ của mình.
 ? Hãy viết đoạn văn để thuyết phục mọi người về tác hại của thuốc lá.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Tìm những tư liệu nói về tác hại của thuốc lá.
- Học kĩ nội dung bài học.
- Chuẩn bị phần còn lại.
...................................................................................................................................................
Soạn: 24/ 11/ 2020- Dạy: / 12/ 2020.
Tiết 50- Văn bản: ÔN DỊCH, THUỐC LÁ( tiếp)
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 (- GV: Nếu ở phần mở bài, tác giả lên tiếng báo động về nạn dịch thuốc lá thì phần thân bài, tác giả triển khai nó bằng những tác hại cụ thể. Vậy tác hại của thuốc lá ntn-> chuyển mục 2)
- Theo dõi phần 2 của VB:
? Tác hại của thuốc lá được tác giả đã chỉ ra trên những phương diện nào?
( Dự kiến: - Hai phương diện:
 + Sức khỏe và kinh tế ( từ Ngày trước-> tội ác.
 + Đạo đức nhân cách ( từ Bố và anh hút
-> phạm pháp). 
 Tổ chức hoạt động nhóm: 10’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm.
 + GV chiếu câu hỏi thảo luận nhóm ( phiếu học tập):
Câu hỏi số 1: Với người trực tiếp hút, khói thuốc lá gây hại ntn? Tìm dẫn chứng?
Câu hỏi số 2: Thuốc lá có tác hại ntn đến kinh tế cộng đồng?
Câu hỏi số 3: Những chứng cớ nào cho thấy thuốc lá cũng ảnh hưởng đến sức khỏe người không trực tiếp hút ?
- Bước 2: Tiến hành hoạt động:
 + GV quan sát, giúp đỡ HS( nếu cần).
 + Bổ sung nhận xét, chốt lần lượt kiến thức.
 + Biểu dương nhóm hoạt động tích cực.
? Nói về tác hại của thuốc lá với sức khỏe và kinh tế tác giả đã thuyết phục người đọc bằng cách nào?
“Giặc đánh như vũ bão” tức là đánh nhanh đánh mạnh, kết quả là tiêu hao sinh lực đối phương 1 cách nhanh chóng. Còn “ giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” tức là lối đánh từ từ nhỏ lẻ, tiêu diệt dần dần đối phương, khiến đối phương gặp nhiều khó khăn khi đối phó. Đây là kế sách nguy hiểm trong kế sách nhà binh
? Lập luận, thuyết minh trên giúp ta hiểu điều gì?
( GV: thuốc lá còn ảnh hưởng tới cả đạo đức con người, ảnh hưởng ấy ntn?)
? Trong gia đình, ngoài xã hội thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đến đạo đức, nhân cách của con người? Tìm dẫn chứng?
? Tác giả đã thuyết phục về tác hại của thuốc lá tới đạo đức, nhân cách con người bằng cách nào?
? Phép lập luận ấy được sử dụng với dụng ý gì?
( Hoặc : ? Có thể thấy tác hại của thuốc lá tới đạo đức, nhân cách con người ntn?)
HS bộc lộ
- Tạo nhóm theo yêu cầu. 
- Làm việc cá nhân: 5 phút
- Thảo luận nhóm : 5 phút
- Các nhóm treo bảng nhóm ở góc học tập. Đại diện nhóm lần lượt trình bày ( mỗi nhóm 1 nội dung).
- Các nhóm  ... ều kiện -> kết quả, nguyên nhân -> kết quả ) , nếu tách ra sẽ làm đi mối quan hệ mật thiết ấy.
Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
Trời âm u mây mưa, biểm xám xịt nặng nề
Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ.
Phần b
Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang.
Quan hệ nguyên nhân:
( Vế 1 chỉ nguyên nhân, vế 2 chỉ kq. 
Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
Bài 3- Về việc tách câu ghép thành các câu đơn trong ĐV của VB “ Lão Hạc” 2 câu ghép:
- " Việc thứ nhất.....trông coi cho nó".
- " Việc thứ hai....đành nhờ hàng xóm cả".
a- Xét về mặt lập luận, mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ ông giáo giúp.
Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép thành một câu đơn thì không đảm bảo được tính mạch lạc của lập luận.
b- Xét về giá trị biểu hiện, tác giả có ý viết câu dài để tái hiện cách kể lể “dài dòng” của lão Hạc.
Bài 4:
- Câu ghép thứ 2: Quan hệ điều kiện
-> Không nên tách thành các câu đơn. Nếu tách sẽ làm mất đi quan hệ điều kiện.
- Trong câu ghép còn lại nếu tách thành các câu đơn
 sẽ gây cảm giác nhân vật đang nói nhát gừng, rời rạc, không gợi ra cách kể lể, năn nỉ thiết tha của chị Dậu.
* Củng cố:
	? Các vế của câu ghép thường có mối quan hệ gì?
	? Dấu hiệu nhận biết các quan hệ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về câu ghép để viết đoạn văn.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Sáng tạo.	
 + Chăm chỉ với nhiệm vụ học tập của bản thân.
 ? Hãy viết đoạn văn có sử dụng một vài câu ghép( chỉ ra và cho biết mối quan hệ giữa các vế của câu ghép).
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Học kĩ, hiểu các mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép. Xem lại các BT đã làm
- Chuẩn bị: Phương pháp thuyết minh.
................................................................................................................................................... Soạn: 24/11/2020- Dạy: /12/2020
Tiết 52- Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- HS nắm được kiến thức về VB thuyết minh.
- Đặc điểm tác dụng của phương pháp thuyết minh.
2- Kĩ năng:
- Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.
- Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật.
- Tích lũy và năng cao tri thức sống.
- Phối hợp sử dụng phương pháp thuyết minh để tạo lập VB thuyết minh theo yêu cầu.
- Lựa chọn phương pháp phù hợp như định nghĩa, so sánh, phân tich, liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng, đối tượng.
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- Chăm chỉ tìm tòi và phân tích các bài văn thuyết minh, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
- Hình thành năng lực : Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Hệ thống câu hỏi, bảng phụ, phiếu học tập
- Trò : Tìm hiểu bài qua SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Học sinh được tiếp cận với một số văn bản thuyết minh tiêu biểu tạo hứng thú cho tiết học .
- Phương pháp và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + NL: Trình bày 1 phút.
 + PC: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao
- Thời gian: 5 phút.	
* Ổn định tổ chức.	
* Kiểm tra bài cũ: 	
	? Thế nào là VB thuyết minh ? Đặc điểm của VBTM ?
* Khởi động vào bài mới: 
 GV chiếu đoạn văn: 
Rắn hổ lục gaboon ở Tây phi là loài hổ lục chậm chạp và nặng nề, chiều dài có thể đạt tới 2 mét. Khả năng ngụy trang tuyệt vời cho phép nó nằm im như chết trong thảm lá mục để rình mồi. Khi chuột hoặc những con mồi khác đến gần, nó mổ rất nhanh và tiêm nọc độc cực mạnh làm cho con mồi chết ngay lập tức. Rắn hổ lục gaboon có họ hàng với rắn lục phì có khả năng ngụy trang tuyệt vời ở đồng cỏ.
? Em có biết trong đoạn văn thuyết minh về rắn hổ lục gaboon, người viết đã dùng phương pháp thuyết minh nào không? ( HS bộc lộ).
- GV dẫn vào bài.	
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu được một số phương pháp thuyết minh và cách sử dụng các phương pháp đó trong tạo lập văn bản thuyết
 - Phương pháp, kỹ thuật dạy học: thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.
- Hình thức: nhóm lớn, cá nhân
- Phẩm chất, năng lực: 
 + Chăm chỉ tìm tòi và phân tích các bài văn thuyết minh, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
 + Hợp tác. 	
- Thời gian: 35 phút.
? Các VB ấy sử dụng những tri thức gì ?
? Làm thế nào người viết có các tri thức ấy để thuyết minh cho người khác biết ?
? Em có n.xét gì về các tri thức nêu ra ở các VB đó ?
? Bằng tưởng tượng suy luận, có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không?
- GV nhấn mạnh lại các kết luận. HS đọc ghi nhớ ý 1.
 Y/c HS đọc các câu văn:
 Tổ chức Hoạt động nhóm : 10’
 ( Kĩ thuật khăn trải bàn)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm, phát bảng nhóm và phiếu học tập cho học sinh. 
+ Nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi a,b,c,d,e,g( sgk)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
 + Quan sát, giúp đỡ HS ( nếu cần).
 + GV bổ sung chốt kiến thức, biểu dương nhóm hoạt động tích cực.
Tóm lại: Trong thực tế người viết Vb thuyết minh thường kết hợp cả 5 pp 1 cách hợp lí có hiệu quả.
- GV nhấn mạnh lại các PP thuyết minh.
- HS đọc ghi nhớ.
 HS đọc các văn bản trong SGK:
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo nhóm
- Làm việc cá nhân: 5 phút.
- Tổng hợp 5 phút.	
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác treo bảng nhóm và nhận xét.
I- Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
1- Quan sát, học tập tích luỹ tri thức để làm văn bản thuyết minh:
a- Tìm hiểu VD:
* Tri thức:
- VB Cây dừa Bình Định: Tri thức về sự vật.
- Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục, con giun đất: tri thức khoa học ( sinh học )
- Văn bản Khởi nghĩa Nông Văn Vân: Tri thức lịch sử.
- Văn bản Huế: Tri thức Văn hoá.
=> Sử dụng tri thức về sự vật, khoa học, lịch sử, văn hóa, văn học.
* Muốn có tri thức cần phải:
- Quan sát: Tìm hiểu đối tượng về màu sắc, hình dáng, kích thước, đặc điểm, tính chất.
- Học tập: Tìm hiểu đối tượng trong sách, tài liệu, từ điển
- Tham quan: Tìm hiểu đối tượng bằng cách trực quan ghi nhớ thông qua các giác quan, các ấn tượng
TL: Phải quan sát, học tập, tìm hiểu, tích lũy ...-> để có tri thức làm văn bản thuyết minh.
-> Các tri thức đưa ra rất trọng tâm, chính xác, giúp người đọc, người nghe hiểu rõ vấn đề thuyết minh.
=> Thuyết minh cần có tri thức khách quan, chứ không bằng tưởng tượng, suy luận.
b- KL: Ghi nhớ ý 1 / Tr. 128.
2- Phương pháp thuyết minh:
2-1: Tìm hiểu ví dụ.
a- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích:
- Thường gặp từ “là”-> Biểu thị sự phán đoán.
- Mô hình: A là B
( Vế A: nêu đối tượng cần thuyết minh.
 Vế B : nêu tri thức về đối tượng ).
 “ là”: từ thường được dùng trong phương pháp định nghĩa.
- Sau từ “là” có thể là kiến thức về văn hóa, nguồn gốc, thân thế, khoa học.
- Vị trí: Phần lớn là có vị trí ở đầu bài, đầu đoạn giữ vai trò giới thiệu.
- Quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm công dụng riêng.
VD: Bút là gì?
 Sách là gì?
b- Phương pháp liệt kê:
+ Đoạn 1: Thuyết minh về “ sự cống hiến” của cây dừa đối với con người ( tác dụng của cây dừa ).
+ Đoạn 2: Thuyết minh về tác hại của bao bì ni lông.
- PP liệt kê
- Đặc điểm: Kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo 1 trình tự nào đó.
- Giúp người đọc hiểu sâu sắc toàn diện và có ấn tượng về nội dung được thuyết minh.
c- Phương pháp nêu ví dụ:
- VD: Ở Bỉ, từ năm 1987  500 đô la ).
- PP nêu VD: Là dẫn ra các ví dụ cụ thể để nguời đọc tin vào nd thuyết minh.
- Tác dụng: Các Vd cụ thể có t/d thuyết phục người đọc, khiến người đọc tin vào những điều mà người viết đã cung cấp.
- Cách thuyết minh: Nêu vấn đề, nội dung cần thuyết minh -> đưa ví dụ cụ thể.
d- Phương pháp dùng số liệu:
- Dùng các số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy cao về các tri thức được cung cấp.
- T/d: Tạo ra cơ sở để thuyết phục người đọc. Nếu không có số liệu ấy thì người đọc có thể chưa tin vào nd thuyết minh, cho rằng người viết suy diễn.
e- Phương pháp so sánh:
- Nội dung thuyết minh: Biển Thái Bình Dương lớn.
- So sánh với 3 đại dương khác và so sánh với biển Bắc Băng Dương.
- Tác dụng: Làm nổi bật nội dung cần thuyết minh, làm tăng sức thuyết phục, độ tin cậy cho nội dung thuyết minh.
- Cách thuyết minh: Nêu nội dung thuyết minh -> so sánh với các đối tượng khác.
g- Phương pháp phân loại, phân tích
- VB trình bày các đặc điểm của thành phố Huế trên cơ sở trình bày vẻ đẹp nhiều mặt : 
 + Đẹp của thiên nhiên VN( tự nhiên).
 + Đẹp của thơ( văn hóa).
 + Đẹp của những con người sáng tạo, anh dũng( con người)
-> thuyết minh theo pp phân tích 
- Phân tích: là chia nhỏ đối tượng ra để xem xét
- Phân loại: là chia nhỏ đối tượng vốn có nhiều cá thể thành từng loại theo 1 số tiêu chí.
- Tác dụng: giúp người đọc hiểu dần từng mặt của đối tượng 1 cách có hệ thống, cơ sở để hiểu đối tượng 1 cách đầy đủ, toàn diện
2- 2- Kết luận: ghi nhớ ý 2 / Tr. 128.	
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về phương pháp thuyết minh.
- PP và KT: KT nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
- Thời gian: 5'.
	? Nêu các phương pháp thuyết minh thường sử dụng?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về phương pháp thuyết minh để viết đoạn văn.
 PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL: Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + PC: Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.	
? Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về sự hi sinh anh dũng của 10 cô gái ở ngã ba Đồng Lộc.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
Đọc những bài văn mẫu về thuyết minh.
Nắm chắc phương pháp thuyết minh. 	
 - Chuẩn bị : Phần Luyện tập về phương pháp thuyết minh.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_8_theo_cv417_tuan_13.doc