Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng về cả 3 phần ( đọc- hiểu VB, TV và TLV) trong chương trình từ học kì I đến giữa kì I.
2- Về kĩ năng:
Khả năng vận dụng các kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra và đánh giá mới.
3- Về thái độ:
Nghiêm túc ôn tập và tự giác làm bài.
=> Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tự quản, năng lực hợp tác, tư duy sáng tạo.
- Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ.
B- Chuẩn bị:
1- Thầy: Xây dựng bảng mô tả, ma trận đề, đề bài, đáp án, biểu điểm.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 3/ 11/ 2020- Dạy: / 11/ 2020 Tuần 10- Tiết 37+ 38: KIỂM TRA GIỮA KÌ I. A- Mục tiêu cần đạt: 1- Về kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng về cả 3 phần ( đọc- hiểu VB, TV và TLV) trong chương trình từ học kì I đến giữa kì I. 2- Về kĩ năng: Khả năng vận dụng các kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra và đánh giá mới. 3- Về thái độ: Nghiêm túc ôn tập và tự giác làm bài. => Năng lực, phẩm chất: - Năng lực tự quản, năng lực hợp tác, tư duy sáng tạo. - Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ. B- Chuẩn bị: 1- Thầy: Xây dựng bảng mô tả, ma trận đề, đề bài, đáp án, biểu điểm. BẢNG MÔ TẢ CÁC ĐƠN VỊ KIẾN THỨC VÀ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu. Vận dụng Văn bản: - Các văn bản truyện kí Việt Nam : Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc. - Các văn bản truyện kí nước ngoài: Cô bé bán diêm,Đánh nhau với cối xay gió, Chiếc lá cuối cùng, Hai cây phong - Nắm vài nét sơ lược về tác giả. - Nhận biết phương thức biểu đạt chính của văn bản; bố cục, đề tài, ... - Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật và nội dung mỗi VB truyện kí VN và nước ngoài. - Hiểu được vấn đề được đặt ra từ những văn bản đã học. Vận dụng kiến thức về chủ đề, bố cục, liên kết,... để viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một vấn đề đặt ra từ VB. Tiếng Việt: Trường từ vựng; Từ tượng hình, tượng thanh; Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; Trợ từ, thán từ; Tình thái từ;Nói quá - Nắm được các khái niệm và đặc điểm : Trường từ vựng; Từ tượng hình, tượng thanh; Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; Trợ từ, thán từ; Tình thái từ; Nói quá - Nhận biết Trường từ vựng; Từ tượng hình, tượng thanh; Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; Trợ từ, thán từ; Tình thái từ; Nói quá,.sử dụng trong văn bản cụ thể. - Biết sử dụng: Trường từ vựng; Từ tượng hình, tượng thanh; Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; Trợ từ, thán từ; Tình thái từ; Nói quá,... phù hợp với yêu cầu giao tiếp. Đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng Trường từ vựng; Từ tượng hình, tượng thanh; Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; Trợ từ, thán từ; Tình thái từ; Nói quá Tập làm văn Tính thống nhất về chủ đề của văn bản; Bố cục của văn bản; Xây dựng đoạn văn trong văn bản; Liên kết các đoạn văn trong văn bản ; Tóm tắt văn bản tự sự ; Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự; Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Nắm chắc chủ đề, bố cục, cách xây dựng đoạn văn trong văn bản, các yếu tố liên kết đoạn văn, tóm tắt văn bản tự sự, các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. - Nắm chắc quy trình làm một văn bản Tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn Tự sự. - Hiểu được tầm quan trọng của chủ đề, bố cục, cách xây dựng đoạn văn trong văn bản, các yếu tố liên kết đoạn văn, tóm tắt văn bản tự sự, các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. - Hiểu được tầm quan trọng của việc kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. - Tạo lập được một đoạn văn theo mô hình diễn dịch, quy nạp hoặc song hành theo đúng yêu cầu. - Tạo lập được văn bản tóm tắt một tác phẩm tự sự. - Tạo lập được văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu. Vận dụng Cộng I- Phần đọc- hiểu. ( lấy ngữ liệu văn bản ngoài chương trình) Nhận biết phương thức biểu đạt chính của văn bản; xác định được biện pháp tu từ nói quá trong đoạn thơ. - Phân tích, lí giải được tác dụng của biện pháp tu từ nói quá. - Hiểu được những thông điệp được gợi ra từ một văn bản Số câu. Số điểm. Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 4. Số điểm 3 Tỉ lệ: 30% II- Tập làm văn - Tạo lập đoạn văn. - Tạo lập văn bản Biểu cảm. - Biết cách viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề được gợi ra từ văn bản. - Biết cách tạo lập văn bản Tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. Số câu. Số điểm. Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70% Số câu: 2 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70% Tổng số câu. Tổng số điểm. Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 2. Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70 % Số câu:6 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % ĐỀ BÀI. I- Đọc hiểu văn bản(3đ). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu Sóng quặn đỏ máu những người đã mất Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “ Việt Nam” Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa Tôi lắng nghe Tổ quốc Gọi tên mình! ( Tổ quốc gọi tên- Nguyễn Phan Quế Mai) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên? Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra các phép tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau: Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu Sóng quặn đỏ máu những người đã mất Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc Câu 3 (1,0 điểm): Từ Hòa bình lặp lại hai lần và được viết hoa nhằm thể hiện điều gì? Câu 4 (1,0 điểm): Theo em vì sao bài thơ đi vào lòng người? ( trả lời ngắn gọn từ 3 đến 5 câu). II- Phần Tập làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ văn bản phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ ) về tình yêu quê hương, đất nước. Câu 2 (5đ): Đóng vai nhân vật ông giáo, kể lại câu chuyện lão Hạc sang nhà kể chuyện bán chó. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM. Phần Câu Nội dung Điểm Phần Đọc hiểu 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm + nghị luận. 1,0đ 2 Ba câu thơ sử dụng phép tu từ: + Nhân hóa, kết hợp với nói quá: “ sóng chẳng bình yên, quặn đỏ máu, cuồn cuộn từ Nam đến Bắc” + Điệp từ ngữ “ sóng” ba lần kết hợp với ẩn dụ ( sóng biển cũng chính là sóng lòng ) ( - Bài làm chỉ ra được phép tu từ mà không chỉ được hình ảnh, chỉ cho nửa số điểm. - Chỉ cần chỉ ra 1 phép tu từ và hình ảnh / 4 phép tu từ có trong những câu thơ là cho điểm tối đa) 1,0đ 3 Từ Hòa bình được lặp lại hai lần và được viết hoa theo kiểu tu từ nhằm thể hiện: - Niềm khát khao về lẽ sống cao cả của dân tộc - Là thông điệp gửi gắm đến toàn nhân loại tiến bộ trên thế giới. 1,0đ 4 Bài thơ dễ đi vào lòng người vì: - Nội dung bài thơ khơi dậy những tình cảm thiêng liêng và sứ mệnh cao cả của mỗi trái tim người Việt ( tình yêu Tổ quốc và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền), kết nối được tình cảm và hành động cộng đồng, - Thể thơ tự do phóng túng, lời thơ giàu cảm xúc và hình ảnh, tứ thơ giàu sức xoáy, âm điệu bi tráng, hào sảng lại vừa day dứt, ngân vọng, 1,0đ Phần Tập làm văn. 1 Viết đoạn văn suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước. Đảm bảo thể thức đoạn văn. 0,25đ Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25đ c- Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo gợi ý sau: Giới thiệu về tình yêu quê hương, đất nước: là tình cảm thường trực, cần thiết, cao đẹp của mỗi con người. Nêu khái niệm: Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành với những sự vật, con người nơi ta được sinh ra và lớn lên. Biểu hiện của quê hương, đất nước: + Thể hiện ngay trong tình cảm với người thân trong gia đình vì gia đình cũng là một phần của quê hương, đất nước. + Thể hiện trong tình làng nghĩa xóm. + Trong sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra( bờ tre, ruộng lúa, giếng nước, gốc đa,) + Trong sự phấn đấu không mệt mỏi của bản thân mỗi người để xây dựng quê hương giàu đẹp. + Qua sự bảo vệ và gìn giữ các nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc. + Qua quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong lúc gian nguy. Vai trò: + Tình yêu qhđn giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội. + Nâng cao tinh thần, ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi con người. + Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân. + Gắn kết cộng đồng, kéo con người lại gần nhau hơn trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp. + Góp phần quan trọng bảo vệ giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh. Bàn về biểu hiện trái ngược: Phê phán những kẻ gây hại cho quê hương, đất nước. Nêu bài học, giải pháp: Cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng TYQH đất nước bằng những hành động cụ thể: học tập, tu dưỡng rèn luyện, thực hiện trách nhiệm xây dựng quê hương, bảo vệ đất nước. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ phù hợp với vấn đề nghị luận. 0,25đ e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp, 0,25đ 2 Đảm bảo cấu trúc 3 phần của bài văn Tự sự 0,25đ Xác định đúng ngôi kể, nhận vật, sự việc được kể 0,25đ 1- Mở bài Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh sống của ông giáo (tôi) và lão Hạc. 2- Thân bài - Ông giáo kể chuyện lão Hạc sang nhà báo tin bán cậu Vàng trong nước mắt. + Tôi đang lúi húi dở với nồi khoai trong bếp, lão chạy sang hớt hải, nhìn thấy tôi, lão nghẹn ngào nói về việc bán cậu Vàng. + Tôi an ủi lão, nhưng không thể làm vơi được nỗi buồn trong lão + Mặt lão bỗng có rúm lại, những nếp nhăn hằn trên khuôn mặt già nua tội nghiệp kia xô ép vào nhau, dòng nước mắt chảy ra trong đau đớn. - Ông giáo cố gợi chuyện sang chuyện khác. Lão có vẻ bình tĩnh hơn. Lão nhờ tôi hai việc: + Việc thứ nhất gửi gắm mảnh vườn nhờ tôi trông coi giúp khi còn trai lão về thì trao cho nó. + Việc thứ hai là lão giao cho tôi ba mươi đồng bạc nhờ tôi cầm hộ phòng khi chết, nhờ hàng xóm lo ma chay. 3- Kết bài Sau cuộc trò chuyện hôm ấy, tôi càng quý càng thương lão nhiều hơn. Những người đồng bào tôi, những người nông dân nghèo khổ ấy họ tuy đói rách mà ... ổ sung. Số TT Tên văn bản , tác giả Thể loại Phương thức biểu đạt Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật 1 ''Tôi đi học'' (1941) Thanh Tịnh (1911-1988) Truyện ngắn Tự sự xen trữ tình - Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên được đến trường đi học - Tự sự kết hợp với trữ tình, kể chuyện kết hợp miêu tả, biểu cảm, đánh giá. Sử dụng hình ảnh so sánh mới mẻ, gợi cảm 2 ''Trong lòng mẹ'' (1940) Nguyên Hồng (1918-1982) Hồi kí Tự sự xen trữ tình - Nỗi cay đắng tủi cực, lòng căm thù chế độ phong kiến với những hủ tục hà khắc, bất nhân và tình thương yêu mãnh liệt của Hồng khi xa mẹ và được gặp mẹ - Tự sự kết hợp với trữ tình, văn giàu cảm xúc, chân thực trữ tình, thiết tha. 3 Tức nước vỡ bờ (Trích ''Tắt đèn'') (1939) Ngô tất Tố (1893-1954) Tiểu thuyết (trích) Tự sự - Phê phán bộ mặt tàn ác, bất nhân của XH tdPK và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. - Khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện thực 1 cách chân thật, sinh động, xây dựng tình huống truyện bất ngờ, có cao trào... hợp lí, ngôn ngữ bình dân nhuần nhị, tự nhiên. 4 ''Lão Hạc'' (1943) Nam Cao (1915-1951) Truyện ngắn (trích) Tự sự xen trữ tình - Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ. - Tấm lòng yêu thương và thái độ trân trọng của NC với họ. - Khắc hoạ ngoại hình sống động, diễn biến tâm lí sâu sắc, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, chân thực đậm chất triết lí trữ tình. 2- Câu 2: Nêu điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của 3 văn bản ở bài : Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc? Hoạt động nhóm - Giao nhiệm vụ: + Chia nhóm + Câu hỏi: Câu hỏi 2 SGK + Thời gian: 10 phút - Thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận. + Gv phát hiện những khó khăn của hs để giải quyết. - Báo cáo kết quả - Nhận xét đánh giá - Giáo viên gọi học sinh trình bày, học sinh khác nhận xét - Giáo viên bổ sung, chốt lại * Điểm giống: - Thể loại văn bản: Văn bản tự sự, truyện kí hiện đại - Thời gian ra đời: Trước cách mạng, giai đoạn 1930- 1945 - Đề tài: Cuộc sống và con người trong xã hội đương thời của tác giả, đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập. - Giá trị tư tưởng: Đều chứa chan tinh thần nhân đạo (yêu thương, trân trọng, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người, phê phán những gì tàn ác, xấu xa) - Về nghệ thuật: Lối viết chân thực, gần đời sống, rất sinh động (bút pháp hiện thực). Đó là những điểm chung nhất của dòng văn xuôi hiện thực nước ta trước cách mạng. ( Giáo viên nói thêm về dòng văn học này). * Điểm khác nhau: Chủ yếu như câu 1, khắc sâu về đề tài, nghệ thuật (cảm xúc tuôn trào - nghệ thuật tương phản qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động - diễn biến tâm lí sâu sắc, giọng văn trầm buồn). Câu 3: Trong các văn bản thuộc bài 2, 3, 4 mà em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao? Hoạt động cá nhân: - Học sinh trình bày đoạn văn viết về 1 nhân vật hoặc 1 đoạn văn bản thân thích. - Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét. - Giáo viên đánh giá, nhận xét bài viết của học sinh . Hoạt động 3: Vận dụng. - Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi - Hình thức: cộng đồng. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. + Chăm chỉ ? Cảm nhận của em sau khi học xong các tác phẩm Truyện kí VN? Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng - Học và nắm chắc toàn bộ nội dung và nghệ thuật của các văn bản đã học. - Tìm hiểu văn bản: Thông tin vê ngày trái đất năm 2000. ________________________________ Soạn: 3/11/2020- Dạy: /11/2020 Tiết 40- Văn bản : THÔNG TIN NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 A- Mục tiêu cần đạt. 1- Kiến thức: - Học sinh thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận dụng mọi người cùng thực hiện - Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị mà văn bản đề xuất. - Từ việc sử dụng bao bì ni lông, có những suy nghĩ tích tực về các việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường. - Giáo dục hs ý thức bảo vệ môi trường 2- Kĩ năng: - Có kĩ năng tích hợp trong việc viết Tập làm văn thuyết minh, phân tích về tác hại của các loại rác thải ảnh hưởng đến môi trường sống với mọi người xung quanh. 3- Thái độ: Nhìn nhận đánh giá MT ô nhiễm một cách khách quan, nghiêm túc. => Định hướng về năng lực, phẩm chất: NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ học tập, trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của trái đất. * Tích hợp với môi trường: Trực tiếp khai thác đề tài môi trường: Vấn đề bao bì ni lông và rác thải. B- Chuẩn bị: 1- Thầy: Tìm hiểu nguồn gốc của bản thông tin: Văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát ngày 22/4/ 2000, năm lần đầu tiên VN tham gia Ngày trái đất. 2- Trò: Tìm hiểu tình hình dùng bao ni lông trong thôn xóm của mình. C- Tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng khi học bài Thông tin ngày trái đất năm 2000 - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi. - Hình thức: Cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Giải quyết vấn đề + Chăm chỉ - Thời gian: 5 phút. * Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ: ? Nêu một vài nét về nội dung và nghệ thuật của văn bản: “ Lão Hạc", " Trong lòng mẹ" và " Tức nước vỡ bờ"? ? Nhân vật chính trong các tác phẩm đó là ai? ? Những tác phẩm Cô bé bán diêm, Người thầy đầu tiên, Lão Hạc là những kiểu Vb nào? * Khởi động vào bài: - Gv cho Hs xem những hình ảnh về việc xả rác bừa bãi, những bãi rác khổng lồ. ? Em thấy gì trong bức tranh này? - HSTL - Gv: Ô nhiễm môi trường đang là mối đe dọa hàng đầu cho sự sống trên trái đất. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạnh ô nhiểm môi trường? Cô và các em củng tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Mục tiêu: Nắm được đặc điểm về thể loại, bố cục - Phương pháp và kĩ thuật: dạy học hợp đồng, KT đặt câu hỏi. - Hình thức: nhóm, cá nhân.. - Định hướng năng lực, phẩm chất + Hình thành NL tự học, hợp tác. + Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm - Thời gian: 8 phút. - Gv hướng dẫn đọc: Đọc rõ ràng, mạch lạc, chú ý đến các thuật ngữ chuyên môn cần phát âm chính xác. Nhấn mạnh kiến nghị, lời kêu gọi. Gv đọc mẫu, gọi 2-3 HS đọc tiếp, nhận xét cách đọc. ? Dựa vào hợp đồng học tập đã giao cho 6 nhóm, đại diện nhóm 1 lên trình bày sản phẩm của nhóm tìm hiểu về thể loại và bố cục của VB? - Mục tiêu: Tìm, phân tích và cảm nhận được tác hại của vấn đề rác thải liên quan đến môi trường tự nhiên và cách bảo vệ môi trường. - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Giải quyết vấn đề + Chăm chỉ - Thời gian: 27 phút ? Những sự kiện nào được thông báo ở phần đầu của văn bản? ? Một loạt những thông tin sự kiện được đưa ra ở phần MB những VB này chủ yếu thuyết minh cho vấn đề nào? ? Em có nhận xét gì về cách trình bày các sự kiện đó? ? Em cảm nhận được gì từ thế giới và VN với vấn đề môi trường? HS đọc, nhận xét - Học sinh trưng bày sản phẩm chuẩn bị ở nhà. - Đại diện nhóm 1 trình bày sản phẩm. + Đại diện nhóm trình bày. + Các nhóm nhận xét, bổ sung. TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân I- Đọc và tìm hiểu chung. 1- Đọc và tìm hiểu chú thích. a- Đọc: b- Tìm hiểu chú thích. - Pla-xtíc (chất dẻo) còn gọi là nhựa gồm các phần tử lớn gọi là Pô-li-me, nó có đặc tính chung là không thể tự phân huỷ, nếu không bị thiêu huỷ (đốt) nó có thể tồn tại từ 20 5000 năm. - Ô nhiễm: gây bẩn, làm bẩn. 2- Tìm hiểu chung về văn bản. a- Thể loại. - Văn bản nhật dụng thuyết minh. - Vấn đề bảo vệ sự trong sạch của môi trường trái đất - 1 vấn đề thời sự đang đặt ra trong xã hội tiêu dùng hiện đại. b- Bố cục. - Phần đầu: Từ đầu ''1 ngày ..... ni lông'' trình bày nguyên nhân ra đời của bản thông điệp - Phần 2: tiếp gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường: Phân tích tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và nêu ra giải pháp - Phần 3: Còn lại: lời kêu gọi, hô hào. II- Phân tích. 1- Thông báo về ngày Trái Đất. - Ngày 22/4 là ngày Trái Đất. - Có 141 nước tham gia. - Năm 2000 VN tham gia với chủ đề: "Một ngày không sử dụng bao ni lông". - Chủ đề: Một ngày không sử dụng bao ni lông". -> Thuyết minh bằng các số liệu cụ thể: Đi từ thông tin khái quát đến thông tin cụ thể. Lời thông báo trực tiếp, ngắn gọn nên dễ hiểu, dễ nhớ. -> + Thế giới rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường Trái Đất. + VN cũng vậy, cùng hành động " Một ngày không sử dụng bao bì ni lông" để tỏ rõ sự quan tâm này. Hoạt động 3: Luyện tập. - Mục tiêu: củng cố kiến thức toàn bài. - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Giải quyết vấn đề + Chăm chỉ - Thời gian: 5 phút. * Tích hợp với môi trường: ý thức, thái độ bản thân trong việc bảo vệ môi trường. ? Văn bản nhật dụng này, em nắm bắt được những hiểu biết mới mẻ nào? ( Gợi ý: - Tác hại của việc dùng bao bì ni lông, lợi ích của việc giảm bớt dùng chúng. - Hạn chế sử dụng để bảo vệ môi trường trong sạch. ? Em dự định sẽ làm gì để thông tin này đi vào cuộc sống? ? Kể những việc làm bảo vệ môi trường khác? ( Gợi ý: - Phong trào trồng cây gây rừng Phong trào xanh, sạch, đẹp... Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức viết đoạn văn về đề tài môi trường. - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi. - Hình thức: Cộng đồng. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Giải quyết vấn đề + Chăm chỉ ? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng xả rác bừa bãi ở khu dân cư hiện nay Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng. - Học và nắm chắc nội dung tư tưởng của văn bản. - Luyện đọc, tìm hiểu các thông tin về ngày trái đất. - Chuẩn bị: Nghiên cứu phần còn lại.
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_8_theo_cv417_tuan_10.doc