Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Về kiến thức:

 - Bố cục của bài văn biểu cảm.

 - Yêu cầu của việc biểu cảm .

 - Cách biểu cảm gián tiếp và cách biểu cảm trực tiếp.

2- Về kĩ năng:

 Nhận biết các đặc điểm của bài văn biểu cảm.

3- Về thái độ:

Có ý thức trong việc lĩnh hội tri thức về văn biểu cảm để làm bài biểu cảm được tốt.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- NL: Hợp tác, thuyết trình, giao tiếp ngôn ngữ.

- PC: Chăm chỉ tìm tòi văn biểu cảm để làm bài, có trách nhiệm với công việc được giao.

B- Chuẩn bị:

- Thầy : Giáo án, sgk , sgv.

- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài.

C- Tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động.

- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.

- PP, KT: Động não cá nhân.

- Hình thức: cả lớp.

- NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề.

 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.

- Thời gian: 5’

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ :

? Văn biểu cảm là gì? Văn biểu cảm thể hiện qua những thể loại nào?

? Tình cảm trong văn biểu cảm có tính chất ntn?

* Khởi động vào bài mới:

Gọi 2 HS cùng đọc một bài thơ Côn Sơn ca

? Em hãy nhận xét giọng đọc của bạn nào tốt hơn? Theo em giọng đọc tốt hơn đó là do điều gì? ( biểu cảm tốt).

- GV dẫn vào bài mới.

 

doc 17 trang cucpham 25/07/2022 2360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 12 /10/2020- Dạy: / 10/ 2020.
Tuần 7- Tiết 25- Tập làm văn.
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 - Bố cục của bài văn biểu cảm.
 - Yêu cầu của việc biểu cảm .
 - Cách biểu cảm gián tiếp và cách biểu cảm trực tiếp.
2- Về kĩ năng:
 Nhận biết các đặc điểm của bài văn biểu cảm.
3- Về thái độ:
Có ý thức trong việc lĩnh hội tri thức về văn biểu cảm để làm bài biểu cảm được tốt.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- NL: Hợp tác, thuyết trình, giao tiếp ngôn ngữ.
- PC: Chăm chỉ tìm tòi văn biểu cảm để làm bài, có trách nhiệm với công việc được giao.
B- Chuẩn bị:	
- Thầy : Giáo án, sgk , sgv.
- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- PP, KT: Động não cá nhân.
- Hình thức: cả lớp.
- NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 5’
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
? Văn biểu cảm là gì? Văn biểu cảm thể hiện qua những thể loại nào?
? Tình cảm trong văn biểu cảm có tính chất ntn?	
* Khởi động vào bài mới:
Gọi 2 HS cùng đọc một bài thơ Côn Sơn ca
? Em hãy nhận xét giọng đọc của bạn nào tốt hơn? Theo em giọng đọc tốt hơn đó là do điều gì? ( biểu cảm tốt).
- GV dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu : Hiểu được mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu; có thể biểu cảm trực tiếp, có thể biểu cảm gián tiếp; tình cảm trong văn biểu cảm phải trong sáng.
- Phương pháp, KT: KT nêu vấn đề, đặt câu hỏi. 
- Hình thức: cá nhân.
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.
 + Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
- Thời gian: 20 phút.
- Y/c Hs đọc bài văn “ Tấm gương”:
? Bài văn “ Tấm gương” biểu đạt tình cảm gì?
? Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm ntn?
? Tìm những từ ngữ và giọng điệu mang sắc thái ngợi ca và phê phán tính không trung thực?
? Bố cục bài văn gồm mấy phần?
? Phần MB và KB có quan hệ với nhau ntn?
? Phần TB nêu lên những ý gì? Những ý đó liên quan đến chủ đề của bài văn ntn?
? Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa ntn đối với giá trị của bài văn?
- Y/c Hs đọc đoạn 2:
? Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì ?
? Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp?
? Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét của mình?
? Vậy văn biểu cảm có những đặc điểm gì?
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
( hs tìm)
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Tìm hiểu đặc điểm của VB biểu cảm.
1- Tìm hiểu ngữ liệu.
a- Ví dụ 1: 
- Bài văn “ Tấm gương” ca ngợi đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, dối trá.
- Tác giả mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa. Vì tấm gương luôn phản ánh trung thực mọi vật xung quanh. Nói với gương, ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi người trung thực.
- Bố cục : 3 phần.
 + MB : từ đầu -> “ cha mẹ sinh ra nó”.
 + TB : tiếp -> “ mà lòng không hổ thẹn”
 + KB : còn lại .
- MB : Giới thiệu về tấm gương- người bạn chân thật.
 KB : Khẳng định tính trung thực của người bạn trung thực ấy.
- TB: nói về các đức tính của tấm gương.
- Các ý phần TB đều tập trung biểu dương tính trung thực của chiếc gương:
 VD Mạc Đĩnh Chi và Trương Chi là ví dụ về một người đáng trọng, một người đáng thương . Tấm gương không vì tình cảm mà nói sai sự thật
- Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng, chân thực không thể bác bỏ.
- Hình ảnh tấm gương có sức khêu gợi, tạo nên giá trị của bài văn.
b- Ví dụ 2:
- Đoạn văn thể hiện tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ và thông cảm.
- Tình cảm nhân vật được biểu hiện một cách trực tiếp.
- Dấu hiệu : là tiếng kêu, lời than và câu hỏi biểu cảm.
2- Ghi nhớ ( sgk trang 86)
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: củng cố kiến thức lí thuyết về văn biểu cảm.
- Phương pháp và KT: thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
- Thời gian: 15 phút.
- Y/c Hs đọc bài văn “ Hoa học trò”.
 Tổ/c hoạt động nhóm: 5’ 
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs.
 + Nhiệm vụ: 
? Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
? Bài văn thể hiện tình cảm gì? 
? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong văn bản biểu cảm này?
? Tìm mạch ý của bài văn?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
 + Nhận xét, bổ sung, chốt.
 HS đọc
- Tạo nhóm 
- Làm việc cá nhân 2 phút; nhóm 3 phút.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 - HS nhóm khác nhận xét
II- Luyện tập.
- Xuân Diệu biến hoa phượng- một loại hoa nở rộ vào dịp sắp kết thúc năm học thành biểu tượng của sự chia li ngày hè đối với học trò.
- Bài văn thể hiện tình cảm lưu luyến của hoa phượng- học trò.
- Miêu tả hoa phượng là một cách biểu cảm gián tiếp tình cảm nhớ nhung, lưu luyến của học trò
- Mạch ý :
 + Đoạn 1: Cảm xúc bối rối , thẩn thơ.
 + Đoạn 2: Cảm xúc trống trải.
 + Đoạn 3: Cảm xúc cô đơn, nhớ bạn pha chút dỗi hờn.
* Củng cố :
? Nêu đặc điểm VB biểu cảm ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Áp dụng kiến thức đã học trong bài vào giải quyết 1 tình huống cụ thể.
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ viết văn biểu cảm. 
Hãy viết một đoạn văn biểu cảm về đôi bàn tay mẹ.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
 - Đọc tham khảo trước một số bài văn biểu cảm.
 - Học và nắm chắc kiến thức về các bước tạo lập văn bản.
 - Làm hết bài tập sgk. Tìm tòi bài tập nâng cao để làm.
 - Chuẩn bị: Đề văn biểu cảm và cách làm ...
..........................................................................................................................................
Soạn: 12 / 10/ 2020- Dạy: / 10 / 2020
Tiết 26- Văn bản : QUA ĐÈO NGANG.
 ( Bà Huyện Thanh Quan)
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 - Hiểu sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan, đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài Thơ “ Qua đèo Ngang”.
 - Hiểu giá trị tư tưởng bài thơ : cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả.
 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo.
2- Về kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật .
- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo.
3- Về thái độ:
 Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước ; biết học tập cách biểu cảm để làm văn biểu cảm .
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- PC: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
1- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ
2- Trò : Sgk, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não cá nhân.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Trình bày 1 phút, giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ học để nắm chắc bài cũ.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
 ? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
 Em suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ trong XH cũ?
* Khởi động vào bài mới: 
- Chiếu một vài hình ảnh về Đèo Ngang.
? Em cảm nhận như thế nào về cảnh sắc nơi đây qua những hình ảnh vừa xem?
GV dẫn vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm những nét cơ bản về tác giả; đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú; bố cục, phương thức biểu đạt của bài thơ cùng vị trí địa lí Đèo Ngang.
- Phương pháp và KT : Đọc sáng tạo, KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới:
+ Hình thành NL tự học.
+ Phẩm chất: Chăm chỉ tìm tòi kiến thức về tác giả, tác phẩm.
- Thời gian: 10 phút.
? Em hiểu gì về tác giả bài thơ?
- HD đọc, đọc mẫu
- Chú ý chú thích 1,4,5.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? 
- GV dùng bảng phụ:
? Hãy nhận diện bài thơ “ Qua đèo Ngang” ở các phương diện sau:
 + Số câu trong một bài thơ?
 + Số chữ trong 1 câu?
 + Cách gieo vần?
 + Phép đối ?
 + Luật bằng trắc?
? Cho biết bố cục bài thơ?
( GV giới thiệu bố cục bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. Nhưng đôi khi phân tích người ta cũng có cách chia khác : Vd chia theo nội dung biểu đạt trong bài)
? Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh cảnh vật đèo Ngang và nỗi niềm hoài vọng của tác giả.
- Phương pháp: KT đặt câu hỏi, chia sẻ cặp đôi.
- Hình thức: Cá nhân, cặp đôi.
- NL, PC:
 + NL: trình bày 1 phút, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.
 + PC: Chăm chỉ chuẩn bị bài, trách nhiệm với công việc được giao.
- Thời gian: 25’
- Quan sát vào 2 câu thơ đầu:
? Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày?
? Cụm từ “ bóng xế tà” gợi một không gian và thời gian ntn?
? Thời gian chiều muộn thường gợi cảm giác ntn?
? Trong khoảnh khắc thời gian đó, thiên nhiên đèo Ngang hiện lên ntn qua con mắt của người lữ khách ?
? Tác giả miêu tả mấy đối tượng trong một câu thơ? Nghệ thuật gì được sử dụng để miêu tả?
? Câu thơ đã gợi lên trước mắt em một cảnh tượng về cỏ cây đèo Ngang ntn? 
- Gv cho hs quan sát tranh đèo Ngang:
? Bức ảnh chụp cảnh đèo Ngang có giống với hình dung của em qua lời thơ của bà Huyện Thanh Quan không?
( Gợi ý : giống ở cảnh hoang vắng; nhưng thiếu những đường nét cụ thể của “ cỏ cây chen đá, lá chen hoa”)
? Trong tưởng tượng của em, hình ảnh nhà thơ hiện lên ntn giữa khung cảnh chỉ có cỏ cây hoa lá và đá ấy?
( Gợi ý: cô đơn, buồn, nhớ nhà, nhớ quê)
? Ở phần thực, cảnh đèo Ngang có thêm đối tượng nào?
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Đặc sắc nghệ thuật trong hai câu thơ này là gì? Phân tích tác dụng của nghệ thuật miêu tả của tác giả?
 - Dãy 1: đặc sắc và tác dụng của việc dùng từ láy.
 - Dãy 2 : đặc sắc và tác dụng của việc dùng đảo ngữ, lượng từ?
- Dãy 3 : đặc sắc và tác dụng của phé ... hức về đề văn biểu cảm để làm bài biểu cảm được tốt.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- NL: Hợp tác, thuyết trình, giao tiếp ngôn ngữ.
- PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:	
- Thầy : Giáo án, sgk , sgv.
- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- PP, KT: Động não cá nhân.
- Hình thức: cả lớp.
- NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 5’
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
? Văn biểu cảm là gì? Văn biểu cảm thể hiện qua những thể loại nào?
? Tình cảm trong văn biểu cảm có tính chất ntn?	
* Khởi động vào bài mới:
- Nghe hát “ Mùa thu ngày khai trường”.
? Em thấy bài hát có gợi được trong em tình cảm nào không? 
- GV dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu : Hiểu được đề văn biểu bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện, các bước làm bài biểu cảm.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm. 
- Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ.	
- Thời gian: 35 phút.
- Y/c Hs đọc 5 đề bài sgk:
Tổ/c hoạt động nhóm: 7’ 
( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs.
 + Nhiệm vụ: 
? Đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong các đề văn đó là gì? 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
 + Nhận xét, bổ sung, chốt.
? Từ phần tìm hiểu trên, em hãy cho biết đề văn biểu cảm có đặc điểm gì?
- DG: Để tìm hiểu đề, ta cần phải đọc kĩ đề bài, gạch chân những từ ngữ quan trọng có trong đề. 
? Đâu là những từ ngữ quan trọng trong đề?
? Từ những từ ngữ quan trọng, hãy xác định đề đặt ra yêu cầu gì( Đối tượng biểu cảm trong đề là đối tượng nào? Tình cảm biểu hiện đối với đề này ra sao?
- Trả lời những câu hỏi tìm ý:
? Từ thuở ấu thơ, có bao giờ em chưa nhìn thấy nụ cười của mẹ không?
? Nụ cười của mẹ gợi trong em cảm giác ntn?
? Mẹ nở nụ cười những khi nào? Có phải lúc nào mẹ cũng cười không?
? Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ em cảm thấy thế nào?
? Làm sao để luôn được thấy nụ cười của mẹ?
? Để tìm được ý cho bài văn, ta phải làm thế nào?
? Dựa trên những ý đã tìm được, hãy sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần MB , TB, KB?
? Bước lập dàn bài cần dựa vào đâu?
? Hãy viết phần MB, KB và một đoạn phần TB?
- Gv nhận xét, bổ sung.
? Hãy rút ra kĩ năng tạo lập bài viết?
? Sau khi viết xong có cần đọc lại và sửa chữa bài viết không? Vì sao?
? Đặc điểm của đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm?
HS đọc VD
- Tạo nhóm theo yêu cầu
- Làm việc cá nhân 3 phút; nhóm 4 phút.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 - HS nhóm khác nhận xét
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
( hs viết, đọc, nhận xét)
TL cá nhân
TL cá nhân
- HS đọc ghi nhớ ( sgk)
I- Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm.
1- Đề văn biểu cảm.
a- Cảm nghĩ về dòng sông quê hương.
- Đối tượng : dòng sông quê hương .
- Tình cảm : Tình yêu dòng sông, những kỉ niệm về dòng sông.
b- Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.
- Đối tượng: đêm trăng trung thu.
- Tình cảm : sự vui thích, lòng biết ơn người lớn quan tâm.
c- Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ:
- Nụ cười của mẹ.
- Cảm nghĩ : hiền lành, thân yêu, độ lượng.
d- Vui buồn tuổi thơ.
- Những kỉ niệm tuổi thơ.
- Những vui buồn, suy nghĩ về những kỉ niệm đó.
e- Loài cây em yêu.
- Giống cây mà em thích nhất.
- Tình cảm, ý nghĩ về giống cây đó.
=> KL: Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu lên được đối tượng biểu cảm và tình cảm biểu hiện.
2- Các bước làm bài văn biểu cảm.
Đề : Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
a- Tìm hiểu đề, tìm ý :
* Tìm hiểu đề:
- Đối tượng biểu cảm: nụ cười của mẹ.
- Tình cảm biểu hiện: cảm xúc, suy nghĩ về nụ cười của mẹ.
* Tìm ý :
 + Từ tuổi ấu thơ ai cũng từng nhìn thấy nụ cười của mẹ.
+ Cảm giác về nụ cười của mẹ:
 Mỗi khi đi đâu về nhà, nhìn thấy được nụ cười của mẹ khiến ta cảm thấy vui và những nỗi buồn, mệt nhọc trong ta không còn nữa.
+ Mẹ cười khi cả nhà mạnh khỏe, quây quần bên nhau. Khi đó nụ cười mẹ vô cùng hạnh phúc.
 - Khi nhận được niềm vui từ kết quả học tập của con, nụ cười mẹ như khuyến khích con hãy cố gắng nhiều hơn nữa để ngày mai đây con sẽ trở thành một công dân có ích cho quê hương, tổ quốc.
 - Khi có ai đó, không kể chỉ là người trong gia đình gặp chuyện buồn, mẹ cười vỗ về chia sẻ. Nụ cười ấy như cả một bến bờ yêu thương, mang đến cho ta cảm giác được an ủi.
 + Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ: 
 - Cảm thấy cuộc sống ảm đạm biết bao.
 - Bữa ăn không còn hương vị thơm ngon, niềm vui không còn tồn tại, xóm làng không còn gần gũi, mặt trời như tắt nắng.
+ Làm sao để luôn thấy nụ cười của mẹ:
 - Bản thân nỗ lực trong cuộc sống và học tập.
 - Anh em mãi yêu thương nhau cùng phấn đấu học tốt để nụ cười mãi nở trên đôi môi hồng của mẹ .
=> KL: Để tìm được ý cho bài văn, ta phải biết đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó.
b- Lập dàn ý.
* MB:
- Giới thiệu: Từ tuổi ấu thơ ai cũng từng nhìn thấy nụ cười của mẹ.
- Nêu cảm xúc với nụ cười của mẹ : Mỗi khi đi đâu về nhà, nhìn thấy được nụ cười của mẹ khiến ta cảm thấy ấm lòng những nỗi buồn, mệt nhọc trong ta không còn nữa. 
* TB: 
- Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ:
 + Mẹ cười khi cả nhà mạnh khỏe, quây quần bên nhau. Khi đó nụ cười mẹ vô cùng hạnh phúc.
 + Khi nhận được niềm vui từ kết quả học tập của con, nụ cười mẹ như khuyến khích con hãy cố gắng nhiều hơn nữa để ngày mai đây con sẽ trở thành một công dân có ích cho quê hương, Tổ quốc.
 + Khi có ai đó, không kể chỉ là người trong gia đình gặp chuyện buồn, mẹ cười vỗ về chia sẻ. Nụ cười ấy như cả một bến bờ yêu thương, mang đến cho ta cảm giác được an ủi.
- Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ: 
 + Cảm thấy cuộc sống ảm đạm biết bao.
 + Bữa ăn không còn hương vị thơm ngon, niềm vui không còn tồn tại, xóm làng không còn gần gũi, mặt trời như tắt nắng.
* KB: Làm sao để luôn thấy nụ cười của mẹ:
 - Bản thân nỗ lực trong cuộc sống và học tập.
 - Anh em mãi yêu thương nhau cùng phấn đấu học tốt để nụ cười mãi nở trên đôi môi hồng của mẹ .
=> KL: Để lập được dàn bài cho bài văn, cần căn cứ vào các ý đã tìm được trong bước tìm ý, sắp xếp các ý theo một bố cục hợp lí.
c- Viết bài
=> KL: Để viết được VB hoàn chỉnh, cần liên kết các ý thành các câu, các đoạn văn để chúng tạo thành một chỉnh thể cùng hướng về một đề tài chung của VB.
d- Sửa bài.
- Bài viết xong cần được kiểm tra lại nếu thiếu xót thì sửa chữa.
- Xem bài văn đúng với yêu cầu chưa.
GHI NHỚ ( sgk trang 88)
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố :
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết.
- PP và kĩ thuật: cá nhân.
- Hình thức: nhóm lớn.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác.
 + Chăm chỉ.
- Thời gian: 5'.
* Củng cố :
? Đề văn biểu cảm cần đạt những yêu cầu gì?
? Nêu các bước làm một bài văn biểu cảm?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Áp dụng kiến thức đã học trong bài vào giải quyết 1 tình huống cụ thể.
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ 
Hãy viết một đoạn văn biểu cảm về nụ cười của mẹ.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
 - Đọc tham khảo trước một số bài văn biểu cảm.
 - Học và nắm chắc kiến thức về các bước tạo lập văn bản.
 - Làm hết bài tập sgk. Tìm tòi bài tập nâng cao để làm.
 - Chuẩn bị: Cách làm bài văn biểu cảm.
Soạn: 12 / 10/ 2020- Dạy: / 10/ 2020.
Tiết 28- Tập làm văn:
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM( tiếp).
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 - Củng cố đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm.
 - Cách làm bài văn biểu cảm .
 2- Về kĩ năng:
 Biết làm bài văn biểu cảm theo các bước làm văn biểu cảm.
3- Về thái độ:
Có ý thức trong việc lĩnh hội tri thức về đề văn biểu cảm để làm bài biểu cảm được tốt.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- NL: Hợp tác, thuyết trình, giao tiếp ngôn ngữ.
- PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:	
- Thầy : Giáo án, sgk , sgv.
- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
? Đề văn biểu cảm cần đạt những yêu cầu gì?
? Nêu các bước làm một bài văn biểu cảm?
Hoạt động 2: Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết qua bài tập thực hành.
- PP và kĩ thuật: cá nhân.
- Hình thức: nhóm lớn.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác.
 + Chăm chỉ.
- Thời gian: 3 5'.
Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc yêu cầu, làm bài:
? Bài văn biểu đạt tình cảm gì? Đổi với đối tượng nào?
? Hãy đặt cho bài văn một nhan đề và một đề văn thích hợp?
? Lập dàn ý cho đề bài văn trên?
? Chỉ ra phương thức biểu cảm của bài văn?
- Gv nhận xét bổ sung.
- Hs đọc bài văn sgk tr 89:
- Làm bài độc lập
- Báo cáo kết quả
- Nhận xét.
II- Luyện tập.
1- Tìm hiểu đề.
- Bài văn thổ lộ tình cảm tha thiết đối với quê hương An Giang.
2- Dàn bài :
* MB: Giới thiệu tình yêu quê hương tha thiết đối với quê hương An Giang.
* TB: Biểu hiện tình yêu mến quê hương An Giang.
 - Tình yêu quê từ tuổi ấu thơ.
 - Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước.
* KB: Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, trưởng thành.
-> Bài văn biểu cảm một cách trực tiếp.
* Củng cố :
? Đề văn biểu cảm cần đạt những yêu cầu gì?
? Nêu các bước làm một bài văn biểu cảm?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Áp dụng kiến thức đã học trong bài vào giải quyết 1 tình huống cụ thể.
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ 
Hãy viết một đoạn văn biểu cảm về nụ cười của mẹ.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
 - Đọc tham khảo trước một số bài văn biểu cảm.
 - Học và nắm chắc kiến thức về các bước tạo lập văn bản.
 - Làm hết bài tập sgk. Tìm tòi bài tập nâng cao để làm.
 - Chuẩn bị: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_7_theo_cv417_tuan_7.doc