Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Về kiến thức:

Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và trong khi viết bài tập làm văn.

2- Về kĩ năng:

Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.

3- Về thái độ.

Có ý thức vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc hiểu và tạo lập văn bản.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- NL: Hợp tác, thuyết trình, giao tiếp ngôn ngữ.

- PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.

B- Chuẩn bị:

- Thầy : Giáo án, sgk , sgv.

- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài.

C- Tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động.

- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.

- PP, KT: Động não cá nhân.

- Hình thức: cả lớp.

- NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề.

 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.

- Thời gian: 5’

* Ổn định tổ chức.

* Khởi động vào bài mới: Động não cá nhân.

- Gv đưa ra tình huống:

? Khi phải nấu cơm, để thành phẩm là nồi cơm, em sẽ phải thực hiện những công đoạn nào?

? Giả sử các công đoạn em vừa nêu được thực hiện lộn xộn không theo trình tự thì có thể giúp người khác biết cách nấu cơm không?

- Gv dẫn vào bài: Tạo lập văn bản cũng vậy, cần theo một trình tự. Trình tự ấy như thế nào, ta cùng tìm hiểu tiết 12.

 

doc 18 trang cucpham 25/07/2022 1980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: /9/2020- Dạy / 9 / 2020.
Tuần 4- Tiết 13 - Tập làm văn.
 QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN.
A- Mục tiêu cần đạt: 
1- Về kiến thức:
Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và trong khi viết bài tập làm văn.
2- Về kĩ năng:
Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.
3- Về thái độ.
Có ý thức vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc hiểu và tạo lập văn bản.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- NL: Hợp tác, thuyết trình, giao tiếp ngôn ngữ.
- PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk , sgv.
- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- PP, KT: Động não cá nhân.
- Hình thức: cả lớp.
- NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 5’
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới: Động não cá nhân.
- Gv đưa ra tình huống:
? Khi phải nấu cơm, để thành phẩm là nồi cơm, em sẽ phải thực hiện những công đoạn nào?
? Giả sử các công đoạn em vừa nêu được thực hiện lộn xộn không theo trình tự thì có thể giúp người khác biết cách nấu cơm không?
- Gv dẫn vào bài: Tạo lập văn bản cũng vậy, cần theo một trình tự. Trình tự ấy như thế nào, ta cùng tìm hiểu tiết 12.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: HS nắm được các bước tạo lập văn bản.
- Phương pháp, KT: KT nêu vấn đề, đặt câu hỏi, chia sẻ cặp đôi. 
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Có trách nhiệm.
- Thời gian: 25 phút.
- Y/c HS đọc phần I
? Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản? 
 Lấy việc viết thư cho người khác làm VD, hãy cho biết điều gì thôi thúc người ta phải viết thư?
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Để tạo lập một văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định những vấn đề gì?
 - Bổ sung, chốt kiến thức.
? Sau khi xác định được bốn vấn đề đó, cần phải làm gì để viết được VB?
? Chỉ có ý và dàn ý mà chưa viết thành văn thì đã được coi là một văn bản chưa?
? Muốn tạo thành VB phải làm gì?
? Việc viết thành văn bản đó cần đạt đến những yêu cầu gì sau đây:
 - Đúng chính tả.
 - Đúng ngữ pháp.
 - Dùng từ chính xác.
 - Sát với bố cục.
 - Có tính liên kết.
 - Có mạch lạc.
 - Kể chuyện hấp dẫn.
 - Lời văn trong sáng.
? Sau khi tạo lập VB có cần kiểm tra lại không? Nếu có thì sự kiểm tra ấy cần dựa theo những tiêu chuẩn nào?
? Vậy quá trình tạo lập VB phải trải qua mấy bước?
(Gv khái quát thành ghi nhớ)
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân: 1’
- Chia sẻ cặp đôi: 3’.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Các bước tạo lập văn bản.
1- Tìm hiểu ví dụ:
1- Nhu cầu tạo lập văn bản:
Văn bản được tạo lập khi con người có nhu cầu phát biểu một ý kiến, bày tỏ tình cảm, thông báo sự việc...
VD : Viết thư là để bày tỏ tình cảm, thông báo một vấn đề nào đó.
2- Để tạo lập VB viết thư cần xác định bốn vấn đề sau:
- Viết cho ai?( Xđ đối tượng tiếp nhận VB)
- Viết để làm gì?( Xđ mục đích viết)
- Viết về cái gì?( xđ nội dung viết)
- Viết như thế nào?( xđ phương pháp viết)
-> Đây là bốn vấn đề quan trọng không thể thiếu vì nó quy định nội dung và cách làm văn bản ( ta gọi đó là bước 1: Tìm hiểu đề hay bước định hướng cho VB)
3- Để viết được VB cần :
- Tìm ý, lập dàn ý. ( Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý)
4- Chỉ có ý và dàn ý mà chưa viết thành văn thì chưa được coi là một văn bản.
 - Phải diễn đạt các ý thành các câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh. Viết thành văn bản hoàn chỉnh ( Bước 3: Viết bài)
- Việc viết thành văn bản phải đạt được tất cả các yêu cầu trên .
5- Cần kiểm tra lại VB sau khi đã hoàn thành, xem VB vừa tạo lập có đạt các yêu cầu nêu trên không và có cần sửa chữa gì không ( bước 4: Kiểm tra lại văn bản)
2- Kết luận: ghi nhớ ( sgk).
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu : Củng cố kiến thức lí thuyết.
 - Phương pháp: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân
- Định hướng năng lực, PC:
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Trách nhiệm.
- Thời gian: 10 phút
Hoạt động cá nhân
Y/c HS đọc bài tập
Bổ sung, chốt kiến thức.
HS đọc bài tập
Làm bài độc lập
Báo cáo kết quả
Nhận xét, bổ sung.
II- Luyện tập.
Bài 2: 
Bạn không chú ý rằng mình không thể chỉ thuật lại công việc học tập và báo cáo thành tích. Điều quan trọng nhất là rút ra những kinh nghiệm học tập để giúp các bạn khác học tập tốt hơn.
b- Bạn đã không xác định đúng đối tượng giao tiếp là( Bản báo cáo này được trình bày với học sinh chứ không phải với thầy cô giáo)
-> VB không định hướng đúng đối tượng.
Bài 3: 
a- Dàn bài cần được viết rõ nhưng càng ngắn gọn càng tốt. Lời lẽ trong dàn bài không nhất thiết phải là những câu văn hoàn chỉnh tuyệt đối, đúng ngữ pháp và luôn luôn kiên kết chặt chẽ với nhau.
( Vì dàn bài chỉ là cái sườn để dựa vào đó mà tạo lập VB)
b- Các phần, các mục lớn nhỏ trong dàn bài cần được thể hiện trong một hệ thống các kí hiệu được quy định chặt chẽ( do người viết quy định)
 Trình bày các phần, các mục cũng cần phải rõ ràng. Sau mỗi phần , mục, mỗi ý lớn nhỏ phải xuống dòng. Các phần, mục, ý ngang nhau thì phải viết thẳng hàng với nhau. Ý nhỏ hơn thì viết lùi vào so với ý lớn.
( GV minh họa)
* Củng cố:
? Nêu các bước tạo lập một VB?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Áp dụng kiến thức đã học trong bài vào giải quyết 1 tình huống cụ thể.
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ 
Tạo lập một văn bản theo bốn bước cho đề bài sau:
Đề: Hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ với một người thân trong gia đình.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
 + Học và nắm chắc kiến thức về các bước tạo lập văn bản.
 + Làm hết bài tập sgk.
 + Viết Tập làm văn số 1 ở nhà, thời gian nộp bài: sau 1 ngày ( kể từ khi nhận được đề bài).
 + Chuẩn bị: Luyện tập tạo lập VB.
.............................................................................................................................................
 Soạn: /9/2020- Dạy: / 9 / 2020.
Tiết 13- Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 - Hiểu được hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.
 - Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong cách xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.
2- Về kĩ năng:
- Đọc - hiểu, phân tích những câu hát than thân.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học .
3- Về thái độ:
 Bồi dưỡng lòng yêu quý, trân trọng tình cảm con người, sự cảm thông với thân phận con người trong XH cũ .
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- PC: Nhân ái, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
1- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ
2- Trò : Sgk, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- PP, KT: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cả lớp.
- NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 5’
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Đọc và phân tích nội dung, nghệ thuật bài ca dao 4,1 ? Phân tích nội dung và nghệ thuật của từng bài?
* Khởi động vào bài mới: 
- Cho hs nghe một bài hát dân ca: Con cò 
? Hình ảnh con cò trong ca dao thường ẩn dụ cho đối tượng nào?
- GV dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu được cấu trúc của văn bản; nội dung khái quát của chùm bài ca dao than thân
- Phương pháp và KT : Đọc sáng tạo, KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới:
+ Hình thành NL tự học.
+ Phẩm chất: Chăm chỉ.
- Thời gian: 10 phút.
? Theo em tại sao ba bài ca dao lại hợp thành một VB?
? Khái quát nội dung chính của mỗi bài?
? Ba bài ca dao thuộc phương thức biểu đạt nào?
- Mục tiêu: Hiểu được nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao than thân số 2,4.
- Phương pháp: KT đặt câu hỏi, chia sẻ cặp đôi.
- Hình thức: Cá nhân, cặp đôi.
- NL, PC:
 + NL: trình bày 1 phút, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.
 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 25’	
? Bài ca dao bày tỏ nỗi thương cảm với những con vật nào?
? Bốn câu đầu diễn tả điều gì? 
? Cuộc đời tằm, kiến được diễn tả ntn?
? Thân phận cái kiến, con tằm có gì giống nhau?
? Dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Theo em con tằm, cái kiến là biểu tượng của lớp người nào trong XH?
(dg: Dân gian cất lên tiếng than thở thương cho con tằm suốt đời rút ruột thành tơ óng chuốt cho người – phải chăng người lao động cảm thấy xót xa khi thành quả lao động của mình phải thường xuyên cống nộp cho kẻ khác? Họ thương lũ kiến tí ti thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôi ngược kiếm mồi, lo lắng tích cóp mà để dành cho ai hưởng? Đó chính là những kẻ “ ăn trên ngồi trốc” hưởng thành quả lao động của người khác)
? Bốn câu ca dao sau gợi tả thân phận con gì?
? Thân phận con hạc được gợi tả ntn? Nó là biểu tượng cho điều gì?
( dg: Trong văn học và trong quan niệm của ND ta, con hạc là biểu tượng của tuổi già, cõi tiên hoặc sự nhàn tản đi đây đi đó. Nhưng con hạc trong bài ca dao này lại mang ý nghĩa biểu tượng khác)
? Thân phận con cuốc được gợi tả ntn? 
? Em hiểu ntn về tiếng “ kêu ra máu” của con cuốc?
? Cuộc đời và tiếng kêu đau thương của con cuốc tượng trưng cho điều gì?
( dg: Đó chính là thân phận thấp cổ bé họng của người nông dân trong XH cũ, những con người luôn phải chịu đựng bất công lớn nhất mà tiếng kêu chảy máu của họ không được lẽ công bằng nào soi tỏ. )
- Quan sát cả bài ca dao, cho biết cụm từ “ thương thay” được lặp lại mấy lần? Ý nghĩa của sự lặp lại đó ?
? Đọc bài ca dao số 3: Em hình dung gì về thân phận“ trái bần” ?
? “Thân em” là thân phận người con gái, người phụ nữ. Vậy em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong XH xưa?
? Theo em bài ca dao còn bày tỏ thái độ gì của ND?
? Trong ca dao than thân có rất nhiều bài bắt đầu bằng cụm từ “ thân em”. Tìm một vài bài ca dao như thế?
( Gợi  ... hiều nữa.
-> Đó là những thứ bất bình thường vì toàn ước những điều hưởng thụ mà không muốn lấy lao động để tạo ra những thứ đó.
=> Người chú là một kẻ lười nhác, nhiều tật xấu.
- Hai dòng đầu của bài ca dao , đặt “cô yếm đào” bên cạnh “chú tôi” ngầm ý mỉa mai, giễu cợt “chú tôi” và đề cao giá trị thật ở con người.
2- Bài ca 2:
- Bài ca là lời thầy bói nói với cô gái đi xem bói.
- Lời đoán trên các phương diện: giàu nghèo, cha mẹ, chồng con.
 + Cái thật: là những việc cụ thể trong hạnh phúc gia đình.
 + Cái giả: bởi không có câu nào cụ thể, toàn là những lời nói nước đôi, lấp lửng hoặc nói những điều hiển nhiên.
-> Đó là nghề lừa đảo, bịp bợm.
Thầy bói tinh ranh, lừa đảo.
Cô gái cả tin, mê tín, không tự quyết định được số phận.
-> Cả hai nhân vật đều bị chê cười chế giễu.
=> ND phê phán châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, lừa bịp, lợi dụng lòng tin của người khác, đồng thời phê phán những người mê tín mù quáng ít hiểu biết.
Nghệ thuật nhại lời thầy bói mà không đưa ra lời bình luận đánh giá vào mà để tự nó bộc lộ. Đây là nghệ thuật “ gậy ông lại đập lưng ông” để cham biếm sâu sắc.
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật:
- Khai thác các hiện tượng ngược đời để châm biếm, dùng ẩn dụ tượng trưng và phóng đại.
- Kết hợp phương thức tự sự + biểu cảm( vừa kể đời, vừa biểu hiện cảm xúc, tư tưởng về việc đời). 
2- Nội dung:	
Những câu hát châm biếm phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của nhiều hạng người và những sự việc đáng cười trong XH.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu : Củng cố kiến thức trọng tâm
- Phương pháp: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân
- Định hướng năng lực, PC:
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Trách nhiệm.
- Thời gian: 3 phút 
? Em có suy nghĩ gì sau khi học xong “ Những câu hát châm biếm”?
? Những câu hát châm biếm trên có điểm gì giống với truyện cười dân gian?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn trình bày cảm nhận. 
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tự học, giải quyết vấn đề.
 + Phẩm chất: Chăm chỉ 
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bài ca dao số 1( 2).
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng.
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- Tìm thêm một số bài ca dao có nội dung châm biếm
- Học thuộc lòng các bài ca dao.
- Nắm được nội dung và nghệ thuật từng bài ca dao.
- Chuẩn bị: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.
.............................................................................................................................................
Soạn: /9/2020- Dạy: / 9/ 2020.
 Tiết 16- Tiếng Việt: ĐẠI TỪ .
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Nắm được khái niệm đại từ .
- Các loại đại từ .
2- Về kĩ năng:
- Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết.
- Sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
 3- Về thái độ:
Có ý thức sử dụng tốt đại từ khi nói và khi viết.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- PC: Yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk,sgv.
- Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài.
- Phương pháp và kĩ thuật: TRÒ CHƠI.
- Hình thức: cá nhân, cả lớp
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức
* Khởi động: TRÒ CHƠI HỘP QUÀ BÍ MẬT.
HĐ của GV	
HĐ của HS
- Chuẩn bị hộp giấy, câu hỏi để trong hộp giấy:
 1- Hãy cho biết một số đại từ mà em được học trong tiếng Anh?
 2- Số lượng đại từ trong tiếng Anh có nhiều không?
- Phổ biến luật chơi: Cả lớp vừa hát chung 1 bài hát bất kì do bạn lớp phó văn nghệ cho hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết câu hỏi. Và trả lời câu hỏi.
- Có thể gọi HS khác giơ tay bổ sung nếu HS không trả lời được.
- HS chơi theo luật và trả lời câu hỏi.
- Trả lời cá nhân.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm được khái niệm đại từ. 
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + NL: Tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.
 + Phẩm chất: chăm chỉ.	
- Thời gian: 10 phút.
- Y/c HS đọc ví dụ a,b,c, d( sgk)
Tổ/c hoạt động nhóm: 7’ 
( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs.
 + Nhiệm vụ: 
? Từ “ nó” trong đoạn văn (a) dùng để trỏ ai ?
? Từ “ nó” trong đoạn văn (b) dùng để trỏ con vật gì?
? Nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ “ nó” trong hai đoạn văn này?
? Từ “ thế” trong VDc trỏ sự việc gì? Nhờ đâu em biết được nghĩa của từ “ thế” trong đoạn văn này?
? Từ “ ai” trong bài ca (VD d) dùng để làm gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
 + Nhận xét, bổ sung, chốt.
- GV LK: Những từ “nó”, “thế, “ai” ở trên được gọi là đại từ.
? Vậy em hiểu đại từ là gì?
? Hãy phân tích cấu trúc ngữ pháp của các câu trên. Các từ ngữ “nó”, “thế”, “ai” trong các đoạn văn trên giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
? Vậy đại từ có thể đảm nhiệm vai trò ngữ pháp nào trong câu?
- Mục tiêu: Nắm được các loại đại từ.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm. 
- Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ.	
- Thời gian: 15 phút.
 Tổ/c hoạt động nhóm: 5’ 
( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs.
 + Nhiệm vụ: 
? Các đại từ: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, chúng mày, mày, nó, hắn, chúng nó, họ...dùng trỏ gì?
? Các đại từ: bấy, bấy nhiêu trỏ gì?
? Các đại từ vậy, thế trỏ gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
 + Nhận xét, bổ sung, chốt.
? Vậy đại từ để trỏ chia làm mấy tiểu loại?
Tổ/c hoạt động nhóm: 5’ 
( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs.
 + Nhiệm vụ: 
? Nhóm 1: Các đại từ “ ai”, “ gì” hỏi về gì?
? Nhóm 2: Các đại từ “ bao nhiêu”, “ mấy” hỏi về gì?
? Nhóm 3: Các đại từ “ sao”, “ thế nào” hỏi về gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
 + Nhận xét, bổ sung, chốt.
? Vậy đại từ để hỏi chia làm mấy tiểu loại?
HS đọc VD
- HS tạo nhóm theo yêu cầu, cử nhóm trưởng điều hành, thư kí ghi chép.
- HS làm việc cá nhân 3 phút; nhóm 4 phút.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 - HS nhóm khác nhận xét
TL cá nhân
HS phân tích cấu trúc câu.
TL cá nhân
HS đọc VD
- HS tạo nhóm 
- HS làm việc cá nhân 2 phút; nhóm 3 phút.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 - HS nhóm khác nhận xét
TL cá nhân
- HS tạo nhóm 
- HS làm việc cá nhân 2 phút; nhóm 3 phút.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 - HS nhóm khác nhận xét
TL cá nhân
I- Thế nào là đại từ ?
1- Tìm hiểu VD:
 * VD a,b :
a- Từ “ nó” : trỏ “em tôi”
b- Từ “ nó”: trỏ “ con gà trống”.
-> Nhờ vào các từ ngữ chỉ người, chỉ con vật mà nó thay thế ở các câu văn trước.
* VD c:
 - “ thế” -> trỏ việc phải chia đồ chơi trong lời nói của mẹ.
- Nghĩa của từ “ thế” được hiểu do ngữ cảnh của nó ( được dùng để thay thế sự việc ở các câu đầu)
* VD d:
- Từ “ ai” dùng để hỏi về người.
=> Kết luận 1: Đại từ là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
-> VD a: “nó”: Chủ ngữ
 VD b: “nó”: Phụ ngữ của danh từ
 VD c: “ thế” : Phụ ngữ của động từ
 VD d: “ ai” : chủ ngữ.
=> Kết luận 2: Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như: CN, VN trong câu hay phụ ngữ của DT, ĐT, TT .
2- Kết luận chung: 
(ghi nhớ - sgk trang 55)
II- Các loại đại từ.
1- Đại từ dùng để trỏ:
a- Tìm hiểu VD:
- Các đại từ : tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, chúng mày, mày, nó, hắn, chúng nó, họ...-> trỏ người.
- Các đại từ bấy, bấy nhiêu -> trỏ số lượng.
- Các đại từ vậy, thế -> trỏ hoạt động, tính chất sự việc
b- Kết luận: Đại từ dùng để trỏ: gồm 3 loại.
 - Dùng trỏ người, sự vật( đại từ xưng hô)
 - Trỏ số lượng.
 - Trỏ hoạt động, tính chất sự việc.
2- Đại từ dùng để hỏi:
 a- Tìm hiểu VD:
- Các đại từ “ ai”, “ gì” -> hỏi về người, sự vật.
 - Các đại từ “ bao nhiêu”, “ mấy” -> hỏi về số lượng.
 - Các đại từ “ sao”, “ thế nào” -> hỏi về hoạt động, tính chất sự việc.
b- Kết luận: Đại từ dùng để hỏi: gồm 3 loại.
 - Dùng hỏi về người, sự vật.
 - Hỏi về số lượng.
 - Hỏi về hoạt động, tính chất sự việc.
* GHI NHỚ ( sgk trang 56)
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết.
- PP và kĩ thuật: thảo luận nhóm.
- Hình thức: nhóm lớn.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác.
 + Chăm chỉ.
- Thời gian: 10'.
Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc yêu cầu, làm bài
- Gv nhận xét bổ sung.
- Hs đọc yêu cầu, làm bài
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét bổ sung.
III- Luyện tập:
Bài 1:
a- HS tự sắp xếp.
b- “ mình” ( câu 1) : Ngôi thứ nhất( tôi)
 “ mình” ( câu 2) : Ngôi thứ hai ( bạn)
Bài 2: Hs tự làm.
Bài 3: 
 - Tất cả chúng ta, ai cũng phải học.
 - Công việc ấy dù sao chúng ta cũng phải hoàn tất cuối tuần này.
- Bao nhiêu tấc đất bấy nhiêu tấc vàng.
* Củng cố:
? Đại từ là gì? Có mấy loại đại từ ? Cho ví dụ?
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Áp dụng kiến thức đã học trong bài vào giải quyết 1 tình huống cụ thể.
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ 
? Tạo dựng một số tình huống đối thoại trong đó có sử dụng các đại từ để chỉ một ngôi thứ nhất?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
- Học, nắm chắc ghi nhớ, phân tích ví dụ để rõ hơn về đại từ.
- Làm bài tập còn lại
- Chuẩn bị : Từ Hán Việt.
.............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_7_theo_cv417_tuan_4.doc